Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

SUV only

Xe buýt
Biển số
OF-51854
Ngày cấp bằng
30/11/09
Số km
508
Động cơ
458,720 Mã lực
Em đọc được bài này rất hay về anh hùng Nguyễn Văn Bảy - nỗi khiếp sợ của phi công Mỹ thời chiến và hình ảnh một lão nông Nam bộ trong cuộc sống đời thường
Đọc cả nội dung bài ở đây

 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Hôm nay lại biết tý thêm về cụ BẢY. (thần tượng của em trên đất Bắc thời đó vì em sơ tán gần sân bay của cụ) *

Có lẽ chất nông dân Nam bộ đã tạo nên chất anh hùng trong người cụ

“Tao chạy xe bị công an thổi phạt hỏi bằng lái. Tao nói chỉ có bằng lái máy bay, còn bà xã mới có bằng lái xe hai bánh…”- Vuốt chòm râu dài rung rinh trong gió, ông cười khà khà, thoải mái làm sao.
* P/s nhặt sạn bài báo : Cụ Bảy ở sân bay Kiến An (chứ kg phải sân bay Cát bi)
 

BoTho

Xe tải
Biển số
OF-17252
Ngày cấp bằng
11/6/08
Số km
257
Động cơ
509,246 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường
“Đời tao ngộ lắm mầy. Người ta thì “ba chìm, bảy nổi” còn tao tới chín lần bảy”. Ông là con thứ 7, tên Bảy, 17 tuổi đi bộ đội, học 7 ngày, 7 lớp, 7 lần bóp cò, bắn rơi 7 máy bay, lái MiG-17, năm 67 phong Anh hùng.
Em nhớ đến phim gì mới chiếu trên HBO/Star Movies/Cinemax gì đó (Em không nhớ nổi tên) mà có thằng con trai nhà tỷ phú học 2 tuần 1 lớp (học từ mẫu giáo đến hết cấp 3) để cướp lại tài sản gia đình do bố nó xây đắp lên (Dạ phim hài ạ)

“Có lỗ to như trái cau, trái quýt Lai Vung”, ông dùng tay bịt lỗ thủng to nhất... hạ cánh an toàn. Dưới đất, đồng đội reo mừng, các chuyên gia Liên Xô thán phục về tinh thần dũng cảm tuyệt vời của phi công VN. Lần đó, ông đếm tất cả 82 lỗ thủng nắp buồng lái.
Em ở SG 5 năm. Miền Tây có 13 tỉnh (Cần Thơ - Hậu Giang tách) em đi hết 8 tỉnh rồi chỉ nghe câu NEM LAI VUNG thôi. Ngoài ra nếu máy bay thủng khoang lái 82 lỗ thì áp suất buồng lái với áp suất độ cao thế nào nhỉ??? Cái này là cảm nhận cá nhân em không có chuyên ngành nên không dám nêu ý kiến sâu hơn.

“Tao chạy xe bị công an thổi phạt hỏi bằng lái. Tao nói chỉ có bằng lái máy bay, còn bà xã mới có bằng lái xe hai bánh…”
Mọi người đang muốn chung tay xây dựng văn hóa giao thông mà điển hình thế này thì :-? :-? :-?
 
Chỉnh sửa cuối:

SUV only

Xe buýt
Biển số
OF-51854
Ngày cấp bằng
30/11/09
Số km
508
Động cơ
458,720 Mã lực
Thế hệ anh hùng của các cụ có nhiều phi công đi vào huyền thoại. Cụ Bảy gọi là "Bảy A" dùng Mig 17 bắn hạ tới 7 chiếc F.xxx của Mẽo. Chiến thuật các cụ sử dụng rất thành công là “không chiến du kích” : dùng Rada dẫn các máy bay tiêm kích đánh chặn " mai phục trên bầu trời". Những chiếc MiG nhanh, bất ngờ tấn công vào đội hình không quân Hoa Kỳ từ nhiều hướng khác nhau (thông thường, MiG-17 đánh vỗ mặt, MiG-21 đánh từ phía sau). Sau khi bắn rơi một vài chiếc trong đội hình Mỹ, bắt các máy bay cường kích F-105 phải hấp tấp ném bom trước khi đến mục tiêu...còn MiG biến mất không dấu vết.
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,490
Động cơ
566,291 Mã lực
@ cụ BoTho

Em nhớ đến phim gì mới chiếu trên HBO/Star Movies/Cinemax gì đó (Em không nhớ nổi tên) mà có thằng con trai nhà tỷ phú học 2 tuần 1 lớp (học từ mẫu giáo đến hết cấp 3) để cướp lại tài sản gia đình do bố nó xây đắp lên (Dạ phim hài ạ)

Bẩm cụ, thời chiến nó khác. Cụ đem con trai thằng tỷ phú so với 1 ông nông dân mất nước thì nó có khập khiễng quá không ạ?
Lúc có đánh nhau, chả phải học đến 1 ngày, mà vẫn phải cầm súng, vẫn có ông lên anh hùng đấy. Cụ cứ đem phim của bọn tư bản giãy chết ra mà so.

Em ở SG 5 năm. Miền Tây có 13 tỉnh (Cần Thơ - Hậu Giang tách) em đi hết 8 tỉnh rồi chỉ nghe câu NEM LAI VUNG thôi. Ngoài ra nếu máy bay thủng khoang lái 82 lỗ thì áp suất buồng lái với áp suất độ cao thế nào nhỉ??? Cái này là cảm nhận cá nhân em không có chuyên ngành nên không dám nêu ý kiến sâu hơn.

Nếu cụ chưa biết hoặc giả vờ không biết thì cụ bấm vào links này để xác thực ạ. Cháu còn chả biết miền bắc có mấy tỉnh cơ, nhưng biết quýt hồng Lai Vung quả to ăn ngọt.
http://www.google.com.vn/search?q=qu%C3%BDt+lai+vung&ie=utf-8&oe=utf-8&aq=t&client=firefox-a&rlz=1R1WZPB_en___VN406



Mọi người đang muốn chung tay xây dựng văn hóa giao thông mà điển hình thế này thì :-? :-?


Bẩm, đấy mới là cái chân chất của người nông dân, đôi khi tự hào về cái ngông ngược nhỏ bé của mình, chứ không phải cái hạng hống hách, đi ra đường bị bắt thì rút điện thoại gọi lung tung, xong ai hỏi đến thì câm như thóc để bảo vệ cái vỏ bọc chính trị thối tha của mình.
Cháu thà tin vị anh hùng kia kể như thế, còn bằng vạn những kẻ trốn lính làm quan giờ kể lể ta đây tuân thủ luật.
 
Chỉnh sửa cuối:

nghiahoa

Xe hơi
Biển số
OF-87690
Ngày cấp bằng
7/3/11
Số km
142
Động cơ
409,120 Mã lực
Năm rồi có một đợt kỉ niệm gì đó ngoài HN có mời bác Bảy. Trong chương trình có dành đất để bác Bảy phát biểu nhưng em để ý thấy bác Bảy lắc đầu từ chối nên họ đành thôi! À mà bài báo có đề cập cái tẩu bác Bảy hút thuốc làm bằng manh kim loại từ máy bay không vậy các kụ? Em cũng chưa xem nữa!;))
 

Fiat_tempra

Xe buýt
Biển số
OF-5793
Ngày cấp bằng
16/6/07
Số km
623
Động cơ
550,010 Mã lực
Nơi ở
19 ngõ 291 Lạc Long Quân
Thế hệ anh hùng của các cụ có nhiều phi công đi vào huyền thoại. Cụ Bảy gọi là "Bảy A" dùng Mig 17 bắn hạ tới 7 chiếc F.xxx của Mẽo. Chiến thuật các cụ sử dụng rất thành công là “không chiến du kích” : dùng Rada dẫn các máy bay tiêm kích đánh chặn " mai phục trên bầu trời". Những chiếc MiG nhanh, bất ngờ tấn công vào đội hình không quân Hoa Kỳ từ nhiều hướng khác nhau (thông thường, MiG-17 đánh vỗ mặt, MiG-21 đánh từ phía sau). Sau khi bắn rơi một vài chiếc trong đội hình Mỹ, bắt các máy bay cường kích F-105 phải hấp tấp ném bom trước khi đến mục tiêu...còn MiG biến mất không dấu vết.
ơ em nghĩ là hết dầu phải xuống đấy chứ ạ
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,490
Động cơ
566,291 Mã lực
ơ em nghĩ là hết dầu phải xuống đấy chứ ạ
Cháu chả nghĩ vậy đâu.
Thằng điều động nó phải biết tầm hđ của máy bay là bao nhiêu để còn về được, tính cả khi có kỳ đà cản mũi.
Mà nếu so về nhiên liệu thì tiêm kích ăn làm sao được số giờ bay với máy bay ném bom.
Vậy nên cụ bảo hết dầu nghe không hợp lý lắm.
 

MiTa

Xe lăn
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
14,178
Động cơ
678,653 Mã lực
Cháu chả nghĩ vậy đâu.
Thằng điều động nó phải biết tầm hđ của máy bay là bao nhiêu để còn về được, tính cả khi có kỳ đà cản mũi.
Mà nếu so về nhiên liệu thì tiêm kích ăn làm sao được số giờ bay với máy bay ném bom.
Vậy nên cụ bảo hết dầu nghe không hợp lý lắm.
Thằng "điều động" nó chỉ dẫn phi công tới gần chỗ đánh thôi, sau đó tùy phi công.
Anh trai em lái Mig21 bảo, nếu vào trận, đuổi đánh nhau tối đa 5 phút, sau đó thằng nào không thoát ra nhanh thì khả năng tèo vì hết dầu rất cao. Kim đồng hồ dầu của Mig nếu để tốc độ ở chế độ tăng tốc toàn phần thì kim chạy xuống gần như đồng hồ km xe máy chạy lên ý.
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,490
Động cơ
566,291 Mã lực
Vâng, tiêm kích khi đốt *** để đuổi nhau hoặc vượt âm thì chỉ được vài mươi phút là hết dầu ạ.
Còn máy bay oanh tạc với ném bom thì nó phải tính mang dầu đến mục tiêu ném xong bay về vẫn thừa, có phi công chưa đến sân bay đã nhảy dù hết ạ.
Như cụ Fiat nói thì các cụ nhà mình thắng không phải là bắn được nó mà tại nó tự hết dầu rồi nhảy dù ạ ?
 

Lawyer

Xe máy
Biển số
OF-29499
Ngày cấp bằng
19/2/09
Số km
66
Động cơ
482,920 Mã lực
Website
www.nlvlaw.com
Mấy cái tiêm kích bà già này không biết còn dùng được không, các cụ nhể?
 

f40fd

Xe điện
Biển số
OF-24154
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,026
Động cơ
512,228 Mã lực
Còn máy bay oanh tạc với ném bom thì nó phải tính mang dầu đến mục tiêu ném xong bay về vẫn thừa, có phi công chưa đến sân bay đã nhảy dù hết ạ.
Cũng tùy thôi bác, ví dụ như B52 của Mẽo mà bay từ Guy-am vào đánh mình thì có máy bay tiếp dầu từ Đài Loan bay cắt ngang để tiếp dầu ở ngoài biển xong lại bay về, B52 lúc đó mới vào lãnh thổ VN trút bom xong rồi quay lại Guy-am, nếu chẳng may không tiếp cận được máy bay tiếp dầu do thời tiết hay trục trặc kỹ thuật thì phải trút hết bom xuống bất kỳ chỗ nào rồi bay thẳng sang Thái Lan may ra không phải nhảy dù.

Khi máy bay mang đầy đủ tải trọng hữu ích (bom, tên lửa...) thì phạm vi hoạt động rút ngắn đi khá nhiều so với các thông số kỹ thuật trên lý thuyết, nhiều khi còn phải bay vòng tránh bão hay ngược gió... tốc độ bay không phải lúc nào cũng đúng như xe chạy trên mặt đất. Máy bay ngày xưa mà bay đường dài trong tổ lái còn có một thằng chỉ chuyên tính toán nhiên liệu dựa trên các thông số như tốc độ gió, tải trọng, thời gian bay, quãng đường... rồi báo cho cơ trưởng xử lý. Sau này có vệ tinh dẫn đường và các thiết bị điện tử tiên tiến hơn không cần tính toán bằng tay nữa.
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,865
Động cơ
471,293 Mã lực
Cụ Bảy A thắng hầu hết trong các cuộc đối đầu với đối phương (hạ máy bay Mỹ, ko bị bắn rơi lần nào) và cụ được phong anh hùng. Nghe tả thì ngon ăn lắm, vì đó là chuyện riêng của cụ nhưng thực tế rất khốc liệt, máy bay bị bắn rơi, nhiều phi công hy sinh liên tục mà không làm gì được máy bay đối phương, phi công Võ Văn Mẫn trong câu chuyện kể cũng hy sinh năm 1967 (?) ở Đà Bắc, Hòa Bình. Đã có giai đoạn nhiều phi công bay lên trời mà không hiểu sao lại cứ bay lạc, không theo đúng mệnh lệnh dẫn đường theo kiểu tránh voi chẳng xấu mặt nào các cụ ạ.

Không quân Mỹ có phương tiện hiện đại hơn, nhiều h bay hơn, nhiều bài hơn, đông hơn v.v.. lên luôn ở thế áp đảo. Mình thì cái gì cũng kém hơn, giai đoạn đầu mình cũng không chiến theo kiểu quy ước như bài của Liên Xô (hai đàn máy bay xông vào nhau) nhưng ko ăn thua, bị thiệt hại gần hết máy bay. Sau đổi bài du kích trên không các trận không chiến mới tiếp diễn. Do là trận chiến bất cân xứng lên mình có thêm nhiều cơ hội ăn bàn hơn. Trò chơi du kích thì thưa các cụ nông dân thông minh một chút là thành thần luôn.
 

SUV only

Xe buýt
Biển số
OF-51854
Ngày cấp bằng
30/11/09
Số km
508
Động cơ
458,720 Mã lực
Để giúp anh em tham khảo thêm về những trận không kích của quân đội Mỹ vào miền Bắc Việt Nam, Em xin giới thiệu bài viết sau đây trích trong cuốn sách: "Bí mật những trận không kích của quân đội Mỹ vào miền Bắc Việt Nam" Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản do Cảnh Dương và Đông A biên soạn. Cuốn sách này tập trung phản ánh tâm lý chiến đấu của phi công Mỹ khi bay trên bầu trời Bắc Việt, đồng thời cũng cung cấp cho chúng ta hiểu biết thêm về nhiều cách đánh có hiệu quả, đã thắng và không cho địch làm chủ bầu trời. Xin trân trọng giới thiệu:

Chiến thuật mới của Mig 17

Từ 14/2/1967 các hoạt động ném bom tăng lên đáng kể và tiếp đó 10 tháng, Mỹ cố gắng lần lượt đánh phá cơ sở công nghiệp Bắc Việt. Không may, các lần đánh phá không theo hướng một cuộc đại tấn công mà vẫn theo lối leo thang dần dần.

Cho đến lúc này, F-4 đã nhận được QRC-160 pod của riêng mình mà không phải nhờ đến loại của F-105. Mig Cap F-4 đã có thể hộ tống F-105 trên toàn bộ hành trình mà không cần phải lượn chờ ngoài khu vực SAM. Pod đã giúp làm giảm mạnh số thiệt hại do tên lửa SA-2. Từ tháng 9-12/1966, SA-2 bắn rơi 6 F-4 trong 226 lần cất cánh trong khu vực 6; Từ tháng 1-3/1967 SA-2 chỉ bắn rơi 1 F-4 trong tổng 306 lần xuất kích trong cùng một khu vực - F-105 khi bắt đầu mang QRC-160.

Tháng 2/1967 thời tiết phần lớn rất tồi, không có thiệt hại không chiến cho cả hai bên. Mig- 21 không hoạt động và có một biên đội 4 chiếc F-4 bắt đầu tuần phòng trên sân bay rình Mig cất cánh. EC-121D của Big Eye chuyển tới Udon RTAFB, cùng cơ sở với đơn vị TFV số 8, nơi tiến hành phần lớn các phi vụ chống Mig. (Ngay sau khi chuyển tới Udon, các phi vụ EC-121được đổi tên từ Big Eye sang College Eye). F-4 muốn tận dụng khả năng của EC-121 không chỉ dừng lại ở cảnh báo sớm, mà cả điều khiển Mig Cap.

Trong một vài trận giao chiến tháng 2, F-4 nhận thấy chiến thuật của Mig-17 có tiến bộ. Ngày 4/2, 4 F-4 hộ tống F-105 trên khu vực Hà Nội ở độ cao khoảng 3000 feet phát hiện 2 Mig-17 phía trước. Khi họ ngoặt tới tấn công, thì đồng thời F-4 bị tấn công bởi 2 Mig-17 từ phía sau. Cuộc tiếp chiến hoá thành đuổi bắt ở độ cao thấp với các cú ngoặt gấp; không bên nào có thể chiếm ưu thế. Cứ lúc nào F-4 tiếp cận được phía sau một Mig-17 thì nó lại bị một Mig-17 phía sau đánh bật. Khi Mig ở phía sau, F-4 sử dụng chiến thuật tiêu chuẩn là kéo cao gấp khiến Mig không thể theo được.

Trước kia, Mig-17 sẽ kéo cao theo F-4, rồi bị hụt hơi giữa chừng mà rơi xuống, khiến cho sau đó F-4 có thể ngoặt lao theo từ phía sau và phóng tên lửa. Nhưng lần này, phi công Bắc Việt đã học được chiến thuật, tránh không kéo cao theo mà giữ ở phía dưới; bằng cách đó họ đã làm mất ưu thế chiến thuật của F-4. Những chiếc F-4 trong thất vọng bắn 8 tên lửa (3 Sparow và 5 Sidewinder), nhưng không có quả nào gần đích.



Mig 17 của Không quân NDVN

Mig-17 Bắc Việt nhận thức được tiếp chiến tầm thấp làm giảm hiệu lực của cả hai loại tên lửa không đối không của Mỹ. Phân tích cho thấy độ cao tiếp chiến, đặc biệt của Mig-17, ngày càng xuống thấp rõ rệt.

Từ đây Mig-17 cố gắng dụ F-4 vào các cuộc đối đầu quần vòng tốc độ thấp. Và năm 1967 tiếp diễn, phi công Mỹ nhận thấy Mig-17 chờ đợi bằng đội hình bay vòng tròn, giống như bánh xe kéo, tại độ cao cực thấp ngay trên hầu hết các đường bay của F-105. Đội hình này cho phép Mig-17 có thể tấn công cả F- 105 đang bay vào và bay ra khỏi mục tiêu.

Bánh xe này cực kỳ hiệu quả. Mig-17 giữ khoảng cách với nhau trên chu vi đường tròn; khi F-4 cố giảm tốc và chui vào bánh xe để bắn tên lửa thì sẽ bị một Mig-17 khác tấn công từ phía sau. Nhiễu địa vật không cho phép F-4 dùng radar khoá mục tiêu; và độ cao thấp làm giảm đáng kể giới hạn bắn Aim-9b. ở 10.000 feet, Aim-9b có tầm khoảng 6000 feet và có thể bắn ở nón 40 độ phía sau mục tiêu; nhưng ở tầm tối đa giảm xuống còn 4000 feet và nón bắn co lại còn 30 độ. Giới hạn bắn hạn chế, các vòng ngoặt gấp của Mig, cộng với tín hiệu hồng ngoại từ địa vật khiến cho Aim-9 trở nên vô dụng.

Cho dù F-4 có thể tránh tấn công của Mig-17 bằng kéo cao rồi lại nhào xuống tấn công lại, nhưng thời gian không đủ để ngắm bắn tên lửa, mà F-4 thì không có can non để bắn. Mig-17 thì chỉ có cơ hội nhỏ để bắn hạ F-4 bằng may mắn hoặc tấn công bí mật, hoặc lúc F-4 giảm tốc và lượn cải bằng.

Trong khi không bắn được F-4 thì Mig-17 cũng vẫn an toàn từ F-4 và đợi các phi đội F-105 tới. Khi đội hình ném bom tới nơi, Mig-17 rời bỏ "bánh xe" để kéo cao tấn công khiến F- 105 phải vứt bom cơ động tránh và tiếp chiến quần vòng.

Thường xuyên máy bay Mỹ thấy một chiếc Mig-17 duy nhất trong khu chiến của bánh xe, và cho rằng đấy là chiếc dẫn đầu hoặc chỉ huy. Người ta tin chiếc này sẽ thông báo các Mig khác khi nào bị tấn công, và khi nào thì bật ra để công kích đội hình cường kích.

Phi công Mỹ cho rằng đội hình này cho phép không quân Bắc Việt bảo vệ được một số lớn các phi công không kinh nghiệm và một số ít các phi công cốt cán kinh nghiệm của họ.

Tháng ba trăng sớm khiến thời tiết xấu, nhưng 10/3 vẫn có leo thang lớn khi khu gang thép Thái Nguyên bị bỏ bom lần đầu tiên. Sấm Rền ngày càng gây nhiều tranh cãi, và gây phân hoá giữa quân đội và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Quân đội muốn tăng cường mức độ và giảm các hạn chế đánh phá. McNamara thì tin rằng chiến dịch đạt được kết quả, nhưng vẫn sợ phải đối đầu với Liên Xô và Trung Quốc.

Tháng 4/1967, gió mùa đông bắc kéo dài hơn thường lệ khiến thời tiết vẫn xấu. Vào ngày 18/4 trời sáng ra, bắt đầu một giai đoạn quyết liệt nhất của chiến dịch Sấm Rền.

Số lượng Mig và SAM tham chiến đạt mức kỷ lục. Các báo cáo của Mỹ cho thấy phi công Mig "quyết liệt hơn và thành thạo hơn", "chiến thuật của Mig đã chuyển biến đáng kể trong mấy tháng gần đây", và Mig thường xuyên tấn công cả F vào và F bay ra.

Những ngày SAM và ngày Mig đã qua. Nay cả SAM và Mig cùng hoạt động song song. Bắc Việt bảo vệ Mig-17 bay thấp bằng cách cắt ngòi nổ của cao xạ trên 12.000 feet và giữ Mig 17 bay thấp dưới độ cao này. SAM và cao xạ hoạt động trên 12.000 feet khiến F-4 mất hiệu lực khi dùng cách tấn công. Bánh xe Mig từ trên cao: F-4 dễ bị trúng đạn cao xạ và SAM 2.

Chiến thuật của Mỹ cũng thay đổi. Do cần nhiều bom ném vào mục tiêu hơn nên nhiều F-4 phải mang bom, giảm số lượng không đủ F-4 cho hộ tống. Vì thế, để tăng cường bảo vệ, F-105 bay thoát khỏi mục tiêu sẽ nhận nhiệm vụ tiếp theo là bảo vệ các phi đội còn lại khi họ ném bom. Khi đã ném hết bom chỉ còn lại Aim9, F-105 khá hữu ích trong chống Mig. Chiến thuật này hiệu lực tốt cho đến suốt tháng 5.

Trong 4 ngày đầu tiên sau khi thời tiết trong xanh trở lại, Mig-17 cố gắng khẳng định mình, trong khi hiếm khi Mig-21 xuất hiện. Vào ngày 19/4 một lực lượng lớn tấn công doanh trại quân đội ở Xuân Mai và một trường huấn luyện nằm dưới chân núi, cách khoảng 12 dặm về phía Tây - Tây Nam Hà Nội. Từ 19/4 cho đến hết tháng, hàng loạt các cuộc cận chiến quần vòng khiến 6 F- 105 và 1 A- 1 bị bắn rơi.

Như thường lệ, F-105 bàn tay sắt (Iron hand) đến trước để tiêu diệt bất cứ trạm SAM nào. Phi đội Kingfish đến khu vực đầu tiên và bị Mig-17 bắn rơi số 2, nhưng số 1 bắn rơi một Mig-17. Khi lực lượng ném bom bay vào khu vực, F- 105 chống Mig va chạm với một số lớn Mig-17, trong khi số 1 của phi đội Kingfish định vị 2 phi công của tổ bay số 2 đã bị rụng xuống đất và bắt đầu bay vòng quanh trên đó. Hoạt động cứu hộ bắt đầu.

Phi đội F-105 mang tên Tomahawk tấn công mục tiêu và đang bay ra chuẩn bị tiếp nhiên liệu sau trận đánh thì nghe được số 2 của phi đội Kingfish bị bắn rơi. Khi số 1 của phi đội Tomahawk tiếp cận máy bay tiếp dầu, anh ta tình nguyện quay lại để bảo vệ đội cứu hộ, nhưng phía kiểm soát cứu hộ lưỡng lự không cho phép vì phi đội Tomahawk không có thùng dầu phụ (họ đã vứt nó khi tiếp cận Mig lúc trước), nên chỉ có thể bay bảo vệ trên đầu tổ bay bị bắn rơi trong thời gian ngắn. Nhưng vì không còn máy bay nào để điều vào nhiệm vụ kiểm soát viên đành cho Tomahawk lấy đầy dầu rồi quay lại.

Khi lực lượng cứu hộ tìm đến khu vực phi công rơi, Mig-17 xuất kích tìm cách ngăn chặn, và một cuộc không chiến lớn đã xảy ra.

Lực lượng cứu hộ dẫn đầu bởi loại A-1 cánh quạt bay chậm vốn hộ tống trực thăng cứu hộ. A-1 thường bay chờ ở gần Bắc Việt vào thời gian tấn công để luôn ở vị trí tối ưu phòng khi cần hỗ trợ cứu hộ. Ngay khi có phi công bị bắn rơi, A-1 sẽ bay tới khu vực phi công nhảy dù, xác định khả năng cứu phi công dựa trên đánh giá tình hình vị trí và mức độ phòng ngự của đối phương. Sandy sẽ dẫn hướng trực thăng bay đến chỗ phi công rơi, tự tấn công địch và điều hành các phi đội khác tấn công địch ở mặt đất. Chẳng cần phải nói nhiều, phi vụ bay chậm và bay thấp như A-1 và trực thăng rất rủi ro và khó khăn. Nguy cơ càng tăng khi Bắc Việt có thể nghe được radio để biết được khi nào một phi công bị rơi và khi nào hoạt động cứu hộ bắt đầu. Do đó cứu hộ chỉ được thực hiện ngoài vùng phòng ngự mạnh, sao cho Bắc Việt chỉ có thể cản trở bằng Mig; nhưng họ lại làm thế thường xuyên, và rất hiệu quả xuyên suốt cuộc chiến.

Ngày 19/4, 2 A-1 Sandy 1 và Sandy 2 đang trực chờ khi Kingfish bị rơi. A-1 hướng tới vị trí 32 dặm tây nam Hà Nội, gặp Kingfish 1 và bắt đầu tìm vị trí của phi công. Sandy 2 nhìn thấy F-105 đang cháy, và thấy một thành viên tổ bay. A-1 bắt đầu bay vòng trực ở khoảng 1000 feet và vừa mới kết thúc lượn thì Sandy 2 thấy 4 Mig-17 phía sau và hơi cao phía trên; Mig-17 chia làm 2 cặp tấn công 2 chiếc A-1. Mig-17 bắt đầu bắn ngay khi Sandy 2 thấy họ. Sandy 2 gọi "ngoặt phải", và liền ngoặt phải hướng về phía Mig. Mig bắn trượt Sandy 2, nhưng khi anh ngoặt cũng là lúc anh thấy Sandy 1 trúng đạn và quay lộn nhanh sang trái với các mảnh vỡ cánh trái rơi ra, sau đó đâm vào đỉnh núi; không có dù và tín hiệu nào bung ra.

Kingfish 1 cũng bị Mig tấn công và cảnh báo phi đội Tomahawk rằng Mig ở khắp nơi. Khi phi dội Tomahawk đang ở 20 dặm phía tây của khu vực, Kingfish 1 gọi nói rằng đã cạn dầu và phải rời khu vực hướng tới máy bay tiếp dầu. Sandy 2 cũng liên lạc thông báo Sandy 1 đã bị bắn rơi và 4 Mig-17 đang tấn công anh ta, sau đó hốt hoảng yêu cầu F-105 đến giúp. F- 105 đề nghị A-1 giữ bay thấp rồi hướng bay tới, giảm cao độ 5000 feet và tăng tốc lên 700 knots.

Mig-17 giờ đây đang bao vây Sandy 2 và lần lượt từng chiếc tấn công từ xung quanh vòng tròn. Chúng đã lao tới bắn ít nhất 5 lần trước khi Sandy 2 thấy 4 F-105 và gọi: "F-105, tôi ở 3 giờ (bên phải), sang phải, sang phải, sang phải". Sandy 2 ngoặt tiếp để tránh Mig và sau đó thấy 4 F-105 ở sau đuôi xa xa và có một Mig ở phía sau họ. Sandy 2 gọi: "F-105 ngoặt, có một Mig ở sau đuôi anh".

Phi đội Tomahawk ngoặt phải và tiếp đón một nhóm Mig ở gần phía trước mặt. Tomahawk 1, cố gắng tách Mig khỏi A-1 bằng cách dẫn cả 4 F-105 bay vào giữa các Mig, Mig tản ra khi F-105 bay xé qua đội hình. Một Mig cải bằng rồi lộn vào sau đuôi Sandy 2, nhưng Tomahawk 2 và 3 ngoặt ngay vào Mig để rồi ngay sau đó mắc vào một dây chuyền tầm thấp: Mig-17, Tomahawk 3, Mig-17, Tomahawk 4 và thêm 2 Mig nữa. Cuộc chiến chậm hẳn xuống dưới 300 knot, rất thuận lợi cho Mig nhưng cực kỳ nguy hiểm cho F-105.

Trong dây chuyền này, Tomahawk 3 bắn trúng chiếc Mig phía trước bằng can non vào cánh trái và thân sau buồng lái, nhưng khi anh ta bắt đầu bắn, Tomahawk 4 gọi "Tomah 3 ngoặt phải, Tomah 3 ngoặt phải - F-105 ngoặt phải ngay, Mig-17 đang bắn vào anh". Tomahawk 3 thấy "những quả cầu lửa da cam lớn bay trước buồng lái và quyết định đã đến lúc ngoặt phải", và lao xuống các đám mây gần đó, "hy vọng không có núi ở phía bên kia đó". Mig vẫn tiếp tục bắn khi Tomahawk 3 vào mây; khi anh ta ra khỏi mây, Mig đã bay đi.

Trong khi đó, Tomahawk 1 quay lại khu chiến và ngay lập tức thấy dây chuyền của Tomahawk 3, 4 và 4 Mig-17. Khi anh lại gần, anh thấy Tomahawk 4 bắn từ phía sau khoảng 200 feet vào chiếc Mig-17, chiếc mà đang bắn Tomahawk 3, nhưng rõ ràng bắn trượt. Một Mig nữa kéo vào sau đuôi Tomahawk 4, và Tomahawk 4 kêu "ai đó giúp tôi, tôi có một Mig ở sau đuôi và không thể tống khứ được". Tomahawk 1 giờ đây ở gần cuộc chiến và dễ dàng trượt vào sau đuôi chiếc Mig đang bắn Tomahawk 4. Anh ta bay vào 1000 feet phía sau chiếc Mig và bắn, ngay lập tức trúng vào thân sau buồng lái của chiếc Mig. Tomahawk 1quyết định thay cho Sandy 2: "Sandy, tốt hơn là anh hãy quay về, chúng tôi sắp hết dầu và không thể ở lại lâu hơn nhiều nữa". Lúc này Mig kiên quyết tấn công F-l05, Sandy 2 bắt đầu bay dọc thung lũng. Một Mig cố gắng lao tới, nhưng bị F-105 cản trở nên không thể theo kịp. Khi Sandy 2 tới bờ kia của thung lũng, anh ta thấy một khe họng hẹp và sâu, có các đỉnh núi nằm trong tầng mây khoảng 300 feet trên bề mặt nền thung lũng. Chiếc A-1 liền chui vào trong tầng mây, lần theo khe, và đi thoát an toàn; khi đó F-105 cũng rời Mig và trở về căn cứ.

Sau đó vào cuối tháng 4, F-4 của Không quân tới khu chiến trước 5 phút để "quét” Mig, sau đó bay trực giữa khu vực mục tiêu và sân bay để cắt đứt đường tiếp cận của Mig tới các phi đội ném bom. Điều này không thành công; cả radar của F-4 lẫn EC-121 không thể phát hiện được Mig bay thấp, và dẫn đường Bắc Việt đơn giản chỉ cần dẫn Mig bay vòng qua F-4 để tới đội hình ném bom. Hơn nữa, F-4 tới sớm nên sớm cạn dầu trong khi phi đội ném bom đến cuối vẫn còn đang ném bom, và quỹ đạo bay khiến F-4 phải phơi mình trước cao xạ và SAM trong một thời gian dài.

Thật không may, trong hai ngày cuối cùng của tháng 4, Mig-21 quay lại cuộc chiến và đã thể hiện ưu thế trước F-105. Vào ngày 29/4, phi đội Tia chớp gồm 4 chiếc F-105 đang trấn áp cao xạ ở một mục tiêu gần Hà Nội. Thời tiết tốt - mây rải rác với đáy mây khoảng 16.000 feet và đỉnh mây khoảng 20.000 feet. Tầm nhìn tốt (khoảng 15 dặm) . Sau khi ném bom mục tiêu, Số 1 và Số 2 tách ra tấn công 2 Mig-17 trong khi số 3 và số 4 rời khu vực. Số 3 và số 4 đang bay ra ở độ cao 18.000 feet và tốc độ 500 knots khi họ thấy một máy bay màu bạc không mang vũ khí chưa xác định được danh tính bay ra khỏi những đám mây khoảng 2 dặm phía sau họ, hơi lệch về bên trái. Chiếc máy bay này ở cùng độ cao và tiến gần rất nhanh. F-105 bắt đầu ngoặt trái vào chiếc máy bay này và vứt bỏ thùng dầu phụ. Khi lại gần, họ nhận ra đấy là một chiếc Mig-21; họ tiếp tục rẽ trái, lao xuống thấp để tăng tốc khi Mig-21 ngoặt vào sau đuôi họ.

Chiếc Mig lại gần, và số 4 cảm nhận được một cú đấm khi các viên đạn của Mig bắn trúng. Chiếc Mig bay trượt lên phía trước, và 2 chiếc F-105 nhìn vô vọng khi chiếc Mig- 21 bay lên cao, lấy lại vị trí ở khoảng 1dặm phía sau khi họ vẫn đang tiếp tục lượn vòng xuống thấp. Khi lao qua độ cao 10.000 feet, số 4 thấy chiếc Mig tiến lại gần lần nữa, rồi thấy cả bụng của chiếc Mig khi nó kéo lên bắn đón đầu. Ngay khi đó số 3 kêu đã bị trúng đạn, và lập tức phải giảm tốc độ. Thấy lửa và khói bay ra từ thân sau, số 4 kêu phi công số 3 bỏ máy bay. Số 3 vẫn tiếp tục lao xuống, rồi ngay sau đó bùng lên thành đám cháy từ cánh trái. Số 4 theo sau số 3 và vẫn tiếp tục quan sát Mig, nhưng chiếc Mig (chắc đã hết đạn) không tấn công thêm lần nữa. Ở khoảng 1000 feet, phi công số 3 nhảy dù. Số 4 thấy 2 vật thể đen bung ra từ máy bay và thấy F-l05 đârn xuống đất. Anh ta ở lại trên khu vực 2 phút, rồi khi không thấy Mig đâu, và băn khoăn về hư hỏng của chính máy bay mình, rồi rút đi.

Kết quả kiểm tra trận đánh thật gây thất vọng. Dẫn đường Bắc Việt đã đưa Mig-21 tới một vị trí tuyệt vời và Mig- 21 đã có thể đuổi đánh 2 F-105 sau khi chúng đã ném hết bom. Cái thực sự làm mất yên tâm là khác với các phi công Mig-21 trước kia, phi công Mig này đã trình diễn một khả năng đáng kể trong việc sử dụng tốc độ và ưu thế cơ động trước 2 F-105 khi thúc ép tấn công. Đó là một điềm xấu, nhưng may mắn chỉ có một F- 105 bị hạ.

Ngày tiếp theo, Mig-21 lại đánh tiếp. Tomahawk, một phi đội 4 chiếc F- 105, đang bay chống SAM hỗ trợ cho một đợt đánh phá vào ga Hà Nội. Tomahawk là phi đội đầu tiên ở khu vực khi họ nhận được cảnh báo có Mig-21. Vài phút sau, số 1 quan sát thấy số 3, một F-105F với tổ bay 2 người, đang cháy. Máy bay bùng cháy toàn bộ sau đó, tổ bay mất điều khiển. Số 1 và số 2 thấy 2 dù và nghe tiếng máy phát tín hiệu báo vị trí phi công nhảy dù, họ liền bay vòng quanh hai chiếc dù đang rơi xuống.



Một bức tranh về trận đối đấu giữa F-105 và MiG-21

Lúc đấy, số 1 và số 2 nhận ra số 4 không bay cùng với họ. Không ai thấy số 4 bị trúng đạn hay nghe thấy radio. Họ cố gắng liên lạc với anh ta nhưng không có trả lời. Số 1 báo cáo về tổ bay bị bắn rơi, đồng thời nói thêm với đội tìm kiếm cứu hộ số 4 cũng có thể đã bị bắn hạ. Phân tích quân báo sau đó xác nhận cả hai chiếc F-105 đều là nạn nhân của cùng một chiếc Mig. Carbine là một trong các phi đội F-105 của lực lượng đánh phá, và sau khi trận đánh bị huỷ bỏ, 4 F-105 thiết lập bảo vệ tầng cao ở 16.000 feet trên đầu tổ bay, trong khi phi đội bốn chiếc F-105 khác bảo vệ ở tầng thấp. Khi phi đội bảo vệ tầng thấp thông báo phải rời đi để tiếp nhiên liệu, số 1 và số 2 của phi đội Carbine hạ thấp để bảo vệ tầng thấp, trong khi số 3 và 4 vẫn ở lại trên cao.

Trong khi đang ở trong quỹ đạo bay, số 4 "cảm nhận được cú xóc và một tiếng sấm" và ngay lập tức gọi số 3 ngoặt trái vì "có Mig”. Khi số 3 ngoặt trái và lao xuống, anh ta thấy 1 Mig-21 trượt ra bên trên cánh trái. Anh ngoặt lại vào chiếc Mig và khi đó thấy chiếc Mig-21 thứ 2 đang tiếp cận số 4. Cả hai F- 105 bật tăng lực và bổ nhào an toàn vào các đám mây vài ngàn feet bên dưới. Trên đường bay ra, số 3 liên tục hỏi số 4 nhiều lần có "nhìn thấy anh ta không". Mỗi lần số 4 lại khẳng định "có thấy". Sau khoảng 10 giây sau một lần hỏi như vậy, số 3 quay lại và thấy một quả cầu lửa, đó là số 4. Số 1 và số 2 gọi số 3 và báo họ thấy số 4 đang lao xuống và có một dù với một người đang vẫy tay.

Phi công Mỹ đánh giá về Mig-17 và Mig-21

Mig-21 cơ động tốt hơn so với máy bay Mỹ ở tầm cao. Tuy nhiên, khả năng vòng lượn còn tuỳ, phụ thuộc vào các yếu tố khác (như cao độ, thiết kế khí động học và các hệ thống điều khiển của máy bay). Ở cao độ cho đến 15.000 feets hạn chế khí động học khiến Mig-21 chỉ cơ động như F-4 và F-8. Nhưng ở bất cứ cao độ và tốc độ nào, Mig-21 vẫn bỏ xa F-105 về khả năng cơ động. Trong chiến dịch Sấm Rền, có 2 sự khác biệt về tính năng máy bay. Mig-17 kém hơn nhiều so với bất cứ máy bay nào của Mỹ và thực tế thiệt hại thể hiện điều này. Cho dù có dẫn đường tốt và chủ yếu tiếp cận với máy bay ném bom, nhiều Mig-17 đã bị hạ, trong khi ngược lại chỉ bắn rơi 23 máy bay Mỹ.

Nhưng, Mig-21 rõ ràng ưu việt hơn F-105: chúng bắn rơi 15 F-105 trong khi F-105 thực sự chỉ bắn rơi có mỗi một Mig-21.

Cả Mig-21 và Mig-17 đều có vấn đề về điều khiển. Mig-17 thiếu khả năng điều khiển ở tốc độ trên 400 knots và 3.5 G và Mig-21 khó cơ động ở tốc độ trên 510 knots và 210 knots, điều này đem lại thuận lợi nào đó với phi công Mỹ.

Tháng 5/1967, chiến tranh tiếp tục leo thang. Thêm nhiều mục tiêu được giới chính trị thông qua cho chiến dịch Route Package VI. Thời tiết xấu trên bầu trời mục tiêu và số lượng đánh phá gia tăng khiến Việt Nam phải di chuyển một số pháo cao xạ và SA 2 về khu vực Hà Nội.



Một bức tranh về phi vụ của F-4c Phantom II trên bầu trời Việt trì năm 1967.

Sự tăng cường không thủ khiến có những thay đổi chiến thuật. F-4C trước có nhiệm vụ đánh bom – phòng vệ (mang bom và nếu Mig tấn công sẽ vứt bom để đánh trả nay chuyển hẳn sang chống Mig - chỉ mang mỗi tên lửa đối không và không mang bom. Số lượng phi đội chống Mig hộ tống đoàn bay đánh phá tăng lên tới 8. Thêm vào đó, một vài phi đội F-105 được chuẩn bị như bay bay tiêm kích, mang Aim-9b và không mang bom, hy vọng sẽ làm Mig bất ngờ.

Mig-21 với F-105

4 F-105 bị mất vào Mig-21 mà không bắn lại được phát nào đã chứng tỏ một điều vốn đã rõ từ trước - F-105 hoàn toàn không tương xứng với các loại Mig thế hệ mới. So sánh về tính năng của F-105 với Mig-21 hoàn toàn tương phản với so sánh F- 105 với Mig-17. Cho dù F-105 không thể dùng cơ động nhào lượn để bay thoát khỏi Mig-17 và Mig-21 , nhưng nó có ưu thế tăng tốc nhanh và tốc độ tối đa lớn so với Mig-17, cho phép phi công tuỳ ý xông vào công kích hoặc rút khỏi đánh quần. Mig-17 chỉ có thể sử dụng một chiến thuật hạn chế là cơ động gấp.

Mặt khác, trong khi F-l05 có ưu thế hơn về tốc độ so với Mig-21 - 730 knots so với 595 knots - không may là dẫn đường mặt đất Bắc Việt ngày càng tiến bộ, biết đưa Mig-21 vào các vị trí phía sau và cao hơn F-105, đem lại cho Mig-21 ưu thế đáng kể về tốc độ vào thời điểm bắt đầu công kích. Thêm vào đó, Mig-21 có khả năng tăng tốc tốt hơn, và tính năng cơ động cao cho phép nó vừa tấn công tốt lại vừa dễ dàng phản đòn F-105.

Tên lửa của Mig-21 cũng đem lại nhiều khả năng hơn, nhất là khi F-105 chỉ kiếm cách rút lui bằng tăng tốc bỏ chạy. Chiến thuật tăng tốc để tăng giãn cách rnà F-105 sử dụng hiệu quả với Mig-17 nay không được khuyến khích nữa, đơn giản là việc tăng giãn cách bằng cách tăng lực động cơ trong khi bay thẳng về phía trước chỉ giúp cho tên lửa Atoll (tên của tên lửa dùng cho Mig-21) đỡ phải cơ động.

Chiến thuật phòng ngự được đề nghị bây giờ lại là ngoặt gấp vào bên tấn công rồi lao xuống để tăng tốc bay thoát. Nếu Mig-21 tiếp tục đuổi theo, F- 105 lặp lại thao lượn đó.

Một chiến thuật khác là lao xuống xoáy trôn ốc dùng để giữ F- 105 bên ngoài khu vực bắn hiệu quả của Atoll; nhưng không hay lắm là nó có thể làm F-105 cuối cùng bị mất độ cao vào phải cải bằng. Nếu không kịp lấy lại tốc độ, Mig sẽ đuổi kịp.

Nếu Mig-21 đã ở gần, F-105 có cơ hội cuối cùng; vốn được sử dụng khá thành công trong quá khứ. F-105 sẽ ngoặt cực gấp vào bên tấn công, rồi tiếp tục vòng và lật ngửa, như là đang chuẩn bị lao xuống; tại thời điểm này, phi công sẽ trả hết cần ga rồi bung cánh cản cho đến khi lật xong. Nếu làm tốt, động tác cơ động này sẽ giúp giảm 5.000 đến 8.000 feets, và giảm tốc độ đột ngột về 200 knots, khiến cho Mig bay trượt lên trước và ở trên cao. Từ vị trí này, F-105 hy vọng có thể lao xuống và bay thoát.



Phi công F4 bị bắt

Nếu Mig-21 bắn trượt lần đầu, tính năng tốc độ và các tính năng chung khác cho phép nó tăng tốc, giãn cách, kéo cao với lực tải trọng lớn (high G turn) mà F-105 không thể theo được, rồi tấn công trở lại. Nếu F-105 ở vị trí tốt sau Mig-21, Mig lao xuống và vòng ngoặt gấp - đây là chiến thuật phòng ngự tốt nhất chống lại can non và tên lửa của F-105 - sau đó lại kéo lên vào phía sau F - Kết quả là, trong một trường hợp tương tự, một phi công F-105 có thể chọn chạy khỏi Mig-21 vào lúc mà anh ta có thể bắn hạ một Mig-17.

Thống kê cho một cái nhìn hoàn toàn khác. Trong khi ngày càng nhiều tiếp chiến giữa F-105 và Mig-21, rất hiếm khi F-105 có thể bắn vào một chiếc Mig-21; 90% nỗ lực bắn là vào Mig-17.

Hết Chiến thuật mới của Mig 17
 

nghiahoa

Xe hơi
Biển số
OF-87690
Ngày cấp bằng
7/3/11
Số km
142
Động cơ
409,120 Mã lực
Một cuốn sách hay! Đáng giới thiệu đấy kụ ạ!
 

evka

Xe buýt
Biển số
OF-47779
Ngày cấp bằng
1/10/09
Số km
511
Động cơ
464,440 Mã lực
Em giới thiệu cuốn này nữa "Khối mây hình lưỡi búa", tác giả Lê Thành Chơn
 

SUV only

Xe buýt
Biển số
OF-51854
Ngày cấp bằng
30/11/09
Số km
508
Động cơ
458,720 Mã lực
trích lọc phần tiếp theo của cuốn sách "Bí mật những trận không kích của quân đội Mỹ vào miền Bắc Việt Nam"

Cannon cho EF-4

Phi đoàn 366 TFW ở Đà Nẵng quyết định mang thùng 20mm M-61 Vulcan (núi lửa) cho F-4 hộ tống (treo hoặc ở dọc thân, hoặc ở hai bên cánh). Trước đây nó được sử dụng đánh mục tiêu dưới đất. "Phi đoàn đã để tuột tối thiểu 7 cơ hội trong 10 ngày qua vì không có khả năng bắn ở dưới cao độ 2000 feets và trong khoảng cách dưới 2500 feet. Tuy nhiên, các phi công nghi ngờ thùng cannon có thể giúp ích, vì "nó làm giảm sức cơ động, tăng lượng dầu tiêu thụ, tăng lực cản đối với máy bay". Đeo thùng cannon thì phải bỏ thùng dầu phụ (mất mất 600 gallons so với thông thường). Thêm nữa rất khó căn súng với kính ngắm, rồi khi bắn thùng can-non bị rung mạnh nên độ chính xác giảm so với loại cố định dùng cho F-105. Nhưng thực tế 2/5/1967 thử nghiệm kiểm tra về vấn đề nhiên liệu lại khác. Phi đội 4 chiếc, hai chiếc dẫn đầu (lead - số 1 và 3) mang thùng cannon, hai chiếc wingman (số 2 và 4) mang thùng dầu phụ treo dọc thân. Kết quả cho thấy wingman tiêu thụ nhiều dầu hơn, vì phải thường xuyên sử dụng tay ga để giữ vị trí trong đội hình, và giống như ô tô, tăng tốc và giảm tốc nhanh tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn là tốc độ ổn định. Thử nghiệm cuối cùng cho thấy họ cùng có thời gian hiệu dụng trên không như nhau. Vấn đề nữa là F-4 không có điểm ngắm bắn đón, mà chỉ có điểm ngắm cố định, không thay đổi khi vòng lượn, do đó có tác dụng chỉ như loại dùng trong Chiến tranh thế giới thứ II.



Phi công được hướng dẫn là ngắm đón lên phía trước mục tiêu một khoảng xa khi còn xa, sau đó giảm dần khi tiếp cận mục tiêu, chờ đợi Mỉg sẽ bay xuyên qua dòng đạn. Họ tính ra rằng khoảng cách giữa các viên đạn trong luồng đạn chỉ là 30 feets và cơ hội để Mig bay qua luồng đạn mà không bị trúng là "không thể xảy ra". F-4 phải vào rất gần để đảm bảo bắn trúng; họ cho rằng thùng cannon bị rung lại hay, vì nó làm tăng độ tản mát của luồng đạn. Thêm vào việc tăng số lượng, F-4 thay đổi chiến thuật. Thay bằng bay trước đội hình phi đoàn ném bom, họ bay cùng đoàn vào khu vực mục tiêu rồi tách ra, sau đó lại hợp nhất lại với đội hình cường kích trên đường bay ra. Quyết định tăng cường lực lượng hộ tống là sáng suốt, khi tháng 5 trở thành tháng không chiến lớn nhất cho đến lúc đó. Và điều quan trọng nhất, tháng 5 chỉ có 15 máy bay cường kích phải vứt bom dọc đường, trong khi trong tháng 4 dù ít giao chiến hơn nhưng có đến 16 cường kích phải vứt bom. Tháng 5 mở đầu với một ngày tốt lành cho hải quân, khi 16 A-4 tấn công sân bay Kép, khiến cho Mig 17 phải xuất hiện ồ ạt. Bất chấp bị cao xạ bắn rát và ít nhất 4 Mig-17 đuổi bám trên đường ném bom, A-4 phá huỷ 3 Mig-17 ở đường băng. Trong trận tiếp đó, thêm 2 Mig-17 bị hạ do F-8 và A-4 (A-4 là máy bay ném bom, chỉ có cannon dùng tấn công địa vật. A-4 về mức độ cơ động thua xa Mig-17. Vậy mà A-4 vẫn hạ được Mig-17 chứng tỏ phi công Mỹ đã tận dụng tối đa khả năng chiến thuật của máy bay, trong khi phi công Việt Nam đã không làm được như thế. Điều đó chứng tỏ một là trình độ phi công của ta chưa nhuần nhuyễn, hai là địch quá đông nên bay hướng nào cũng dơ đuôi ra cho nó bắn.) Cũng ngày đó, F-4 không quân tiến đánh sân bay Hoà Lạc, 2 F-4 tấn công 8 Mig-17 dàn trận theo đội hình "bánh xe" ở cao độ thấp. "Bánh xe" rất hữu hiệu; F-4 bắn 9 tên lửa nhưng không trúng, tuy có một Mig-17 đã đâm xuống đất khi cơ động tránh tên lửa. Trong ngày 4/5, F- 4 không quân tiếp chiến Mig-17 và Mig-21. Một F-4 bắn 3 Aim-7 và 3 Aim-9 từ phía sau vào một Mig-21, quả Aim-9 cuối cùng trúng và phá huỷ chiếc Mig (ưu thế nhiều đạn rất lợi hại trong không chiến nếu ta đang ở vị trí thuận lợi. Mig-21 lúc đó chỉ có mỗi 2 đạn nên ít có cơ hội diệt địch hơn so với F-4). Sau đó phi đội này tấn công một "bánh xe" Mig-17 khác và bắn 3 Aim-9 nhưng không trúng. Trong hai ngày không chiến, chỉ 1 trong số 18 tên lửa do F-4 không quân bắn trúng Mig.

Trong mấy ngày tiếp đó hoạt động có vẻ giảm bớt, nhưng trong ngày 12, 13, 14 đã có những trận không chiến lớn nhất trong chiến tranh cho đến thời điểm này. Ngày 12 lực lượng ném bom tấn công một doanh trại được bảo vệ mạnh ở Hà Đông, lần đầu tiên sử dụng thùng cannon. Một F-105 bắn rơi 1 Mig-17 bằng cannon. F-4 của phi đoàn 366 tấn công 5 Mig-17 trong khi bay quần vòng bảo vệ trên khu vực một phi công F-105 nhảy dù. Biên đội trưởng tiếp cận một Mig-17 nhưng cannon tắc nên Mig-17 bay thoát, trong khi 1 F-4 khác bị bắn hạ. Phi công chiếc F-4 này báo có vấn đề động cơ khi một động cơ không thể bật tăng lực; sau đó người ta thấy anh ta bị 2 Mig-17 tóm được từ phía sau.

Phi công báo cáo giờ đây Mig-17 đã thay đổi chiến thuật, thiết lập 2 “bánh xe", một ở cao độ thấp, và một ở trên 5000 feet để bẫy máy bay ném bom vào giữa. Chiến thuật không giúp được gì nhiều.

Vào ngày 14/5, F-4 của phi đoàn 366 TFW hộ tống F-105 tấn công doanh trại quân đội ở Hà Đông nằm cách 4 dặm về phía tây nam Hà Nội. Phi đội Speed F-4 trang bị cannon bay sau và trên đội hình F-105 phát hiện 2 F-105 rời mục tiêu bị bám đuổi bởi 4 Mig-17 (bay theo 2 nhóm 2 chiếc). F-4 ngoặt vào tấn công, số 1 và 2 tấn công cặp Mig bay đầu, số 3 và 4 tấn công cặp Mig bay sau; Mig-17 liền ngoặt vào các đám mây. Khi số 1 và 2 cải bằng, họ thấy thêm khoảng 16 chiếc Mig-17 nữa trong khu vực.

Số 1 chọn một Mig-17, tấn công bằng Aim-7 nhưng tên lửa đâm xuống đất - rồi tấn công tiếp bằng cannon nhưng trượt. Mig thoát vào mây. Số 1 lại tấn công một Mig-17 khác, cũng lại như trên - tên lửa đâm xuống đất và cannon không trúng.

F-4 đã ngăn cản Mig-17 tạo đội hình "bánh xe". Số 1 lại thấy thêm 2 Mig-17 ở bên phải và bay khá chậm. Số 1 tấn công một chiếc bằng cannon, bắt đầu bắn từ khoảng 2.500 feets với điểm ngắm đặt xa phía trước Mig, giúp cho luồng đạn sẽ trôi dọc thân Mig khi anh ta lại gần. Khi F-4 đã đến gần, Mig-17 kéo ngoặt gấp hơn nửa; kính chắn gió của F-4 hoàn toàn bị che lấp bởi Mig, và số 1 thấy các viên đạn trúng gần buồng lái; lửa bùng lên, và chiếc Mig nổ tung ngay trước mặt. Số 1 và 2 vòng ra để rời khu chiến; họ thấy một Mig-17 nữa ngay trước mũi đang vòng nhẹ sang trái. Số 1 kéo vào đằng sau chiếc Mig và bắn 1 Aim-9 từ khoảng 3.500 feet, nhưng tên lửa bay trượt 200 feet phía sau bên dưới Mig. Định tiến công tiếp bằng cannon nhưng hết đạn, được báo còn nhiều Mig nữa, Số 1 và 2 quyết định bay thoát với số dầu còn lại chỉ vừa đủ.

Trong lúc đó, Số 3 và 4 đang đuổi bám cặp Mig-17 bay sau. Số 3 bắn 1 Aim-7 nhưng tên lửa mất điều khiển. Anh ta định tấn công tiếp bằng cannon nhưng không bật kịp công tắc chuyển nên để Mig-17 bay thoát

2 F-4 này lại thấy thêm 2 Mig-17 nữa, liền kéo vào đuôi chúng; Số 3 bắn 1 Aim-7 nhưng lần nữa lại mất điều khiển. F-4 ngoặt ra và tấn công tiếp 3 Mig-17 đang cố gắng thiết lập đội hình "bánh xe". Một Mig bị tụt lại khá xa hai chiếc kia. F-4 bắn chiếc tụt lại bằng cannon từ 2.500 feet phía sau và ngay lập tức quan sát thấy đạn trúng giữa thân và Mig bắt đầu bùng cháy ở bên phải phía sau. F-4 ngoặt tránh, và Mig nổ tung, lao sầm xuống đất. Hôm đó, Aim-7 bắn trúng 1 trong 7 lần bắn; Aim-9 0-11. Can non 2:4.

Nhiều phi công F-4 tin rằng phi công Bắc Việt đang tận dụng vùng an toàn, khoảng nửa mile trước mũi F-4, do không có súng. Một phân tích của SEA-CAAL cho thấy tỷ lệ tiêu diệt thấp có nguyên nhân lớn là F-4 không có súng. Phân tích của không quân đã cho thấy rõ nhu cầu của vũ khí tầm ngắn. Short range -tầm ngắn được định nghĩa là ngắn hơn tầm bắn tối thiểu của tên lửa - tức khoảng ngắn hơn 2.500 feets.

Nghiên cứu cho thấy, khoảng một nửa trong số 29 lần chạm trán, máy bay Bắc Việt gặp lợi do F-4 không có khả năng bắn gần. Dù rằng hiệu ứng của cannon chỉ là không để Mig để bị bám gần, nó cũng sẽ giúp đẩy Mig ra tầm bắn của tên lửa.

Khi F-4 của Phi đoàn 366 TFW bắt đầu dùng thùng cannon, trong 8 lần bắn đối không họ diệt 4; tỉ lệ này thật khích lệ khi có 2 lần cannon bị tắc. Lợi ích của cannon còn ở chỗ, nếu một phi công F-105 bị bắn rơi, chiếc F-105 còn lại sẽ dùng súng để cản trở quân mặt đất tiếp cận phi công. Nhưng nếu F-4 bị bắn rơi, tên lửa của chiếc F-4 còn lại trở nên vô dụng. Nhưng hải quân Mỹ không dùng cannon pod, nó sẽ khiến họ mất hàng loạt cơ hội diệt địch cho đến cuối cuộc chiến.

Ngày 20 tháng 5 năm 1967 Mig lại xuất hiện rất nhiều. Hai phi đội F-4 Migcap B và T hộ tống F-l05 nhìn thấy 2 nhóm lớn Mig-17, một ở bên phải và một ở bên trái. F-4 tách ra, tấn công hai nhóm Mig. Mig sử dụng chiến thuật mới, tạo lập hai "bánh xe", ở cao độ 1000 và 5000 feets (300m-1600m). Hai "bánh xe" xích lại gần nhau, trận đánh trở thành một quả bóng lông với F-4 nhào xuống lại kéo lên cố gắng phá vỡ bánh xe bằng tên lửa (đây là F-4 của Phi đoàn 8 TFW không mang cannon pod).

Mig rất quyết liệt; một Mig-17 lại gần và bắn trúng T 2. F-4 bùng thành đám lửa, cánh phải và đuôi rơi ra, tổ bay nhảy dù. F-4 vội bay vọt lên để chuẩn bị bổ nhào tiến công (không có tên lửa trong khu chiến). F-4 cũng sử dụng chiến thuật mới: một cặp F-4 rời trận đánh rồi quay lại ở độ cao thấp, phía dưới "bánh xe" thấp.

Sử dụng chiến thuật này, B1 và T3 mỗi người hạ một Mig bằng Sidewinder, T1 bắn rơi 1 Mig bằng Sparow. Khi trận chiến kết thúc và các phi công đang rút đi, T 1 thấy một chiếc Mig-17 đơn lẻ, bay rất thấp trong khu vực, rõ ràng là chiếc chỉ huy của "Bánh xe". T 1 lượn ra vẻ như bay đi, rồi ngoặt lại, và sau một cuộc rượt bắt ngắn ngủi ở độ cao cực thấp đã bắn rơi nó bằng một Aim-9b, tiêu diệt chiếc thứ hai trong ngày. Một phi công F-4 trong cuộc chạm trán này từng bay trong Chiến dịch Bolo khi đề cập về sự quyết liệt của phi công Mig-17 đã nói, Mig-21 trong ngày 2 tháng 1 cũng không gặp phải vấn đề như những chiếc Mig này gặp ngày hôm nay" (Trong chiến dịch Bolo, ngày 2/1/1967 không quân Mỹ đã phục kích bắn rơi Mig-21 của ta ngay khi vừa rời đường băng chưa kịp xếp đội hình).

Hết Cannon cho EF-4
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Vâng, tiêm kích khi đốt *** để đuổi nhau hoặc vượt âm thì chỉ được vài mươi phút là hết dầu ạ.
Còn máy bay oanh tạc với ném bom thì nó phải tính mang dầu đến mục tiêu ném xong bay về vẫn thừa, có phi công chưa đến sân bay đã nhảy dù hết ạ.
Như cụ Fiat nói thì các cụ nhà mình thắng không phải là bắn được nó mà tại nó tự hết dầu rồi nhảy dù ạ ?
Các loại máy bay chiến thuật của Mỹ dùng trong CTVN như F105, F4.... có khả năng tiếp dầu trên không.
Sau khi thoát ly chiến đấu, nếu dầu cạn, chúng gọi KC 135 tới rót để bay về nhà thoai. Trừ khi máy bay bị thương vì đạn, bay tiếp hoặc hạ cánh nguy hiểm thì chúng nó cố lết sang Lào hoặc ra biển, nhảy dù chờ trực thăng tới cứu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top