Sự xếp hạng của các dòng xe Nhật,,,

Lazy fan

Xe tải
Biển số
OF-198878
Ngày cấp bằng
18/6/13
Số km
203
Động cơ
326,350 Mã lực
Nơi ở
Thái Nguyên
Website
m.facebook.com
Nhìn từ góc độ xuất xứ, lâu nay các thương hiệu Nhật Bản vốn vẫn nắm thế áp đảo tại thị trường ôtô Việt Nam khi tính trên yếu tố sản lượng, vượt khá xa so với các đối thủ đến từ Mỹ, Hàn Quốc hay châu Âu. Tuy vậy, không phải thương hiệu nào cũng gặt hái được những thành công.
Ôtô Nhật tại Việt Nam: “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”

Ngay từ nửa đầu thập niên 1990, sau khi Chính phủ kêu gọi và áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước, các hãng xe Nhật Bản đã tỏ ra mặn mà hơn cả. Trong số các thành viên ban đầu của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cũng đã hiện diện đến 4 thương hiệu đến từ xứ sở hoa Anh Đào là Isuzu, Mitsubishi, Suzuki và Toyota.

Cuộc cạnh tranh trong khoảng thời gian 10 năm đầu diễn ra khá êm đềm khi các hãng xe vừa hoàn thiện hệ thống sản xuất và bán hàng, vừa lo tạo dựng uy tín thương hiệu và phân chia phân khúc tiêu dùng, mày mò thị hiếu. Sự “phẳng lặng” cũng một phần do giai đoạn này, sức mua ôtô trên thị trường vẫn còn rất yếu, dung lượng nhỏ dưới mức 50.000 xe/năm.

Thế nhưng, từ nửa cuối thập niên 2000, khi sức mua ôtô tăng mạnh thì cuộc cạnh tranh bắt đầu diễn ra khốc liệt hơn hẳn, cùng với đó là sự phân tách ngày càng rõ rệt hơn khi có thêm sự gia nhập của các thương hiệu mới.

Nếu xét về sản lượng thì có lẽ Toyota là cái tên cá biệt. Kể từ khi thành lập liên doanh và xây dựng nhà máy tại Việt Nam đến nay, chưa khi nào Toyota rời khỏi vị trí số 1 trong câu chuyện bán hàng, tỷ lệ thị phần luôn chiếm khoảng trên dưới 30%. Cũng chính “ông kẹ” này đã và đang “gánh” cả sức nặng cạnh tranh khi so sánh với các nhóm xe Hàn Quốc, châu Âu hay Mỹ.

Thời gian gần đây, thương hiệu Honda và Mazda cũng khá nổi đình nổi đám. Lưu ý rằng, đây là 2 thương hiệu gia nhập thị trường Việt Nam muộn nhất.

Tại Việt Nam, Honda là cái tên đã quá quen thuộc với mỗi người tiêu dùng nhưng là với phương tiện xe máy. Cũng bởi quá mải mê với “miếng bánh” xe máy béo bở nên đến tận tháng 8/2006 Honda mới tung ra mẫu xe ôtô đầu tiên là Civic. Trong hơn 1 năm đầu tiên ra mắt, Civic đã trở thành một trong những mẫu xe ăn khách nhất thị trường, thậm chí có vài thời điểm vượt mặt đối thủ sừng sỏ là Toyota Corolla Altis.

Thế nhưng, sự thiếu chú tâm đã khiến Honda dần mất đi sức hút ở thị trường ôtô và phải đến cuối năm 2012 đầu 2013, khi các mẫu xe thế hệ mới được tung ra thị trường như CR-V hay City thì Honda mới bắt đầu thực sự trở lại với vai trò là một ông lớn trên thị trường ôtô Việt Nam. Theo báo cáo của VAMA, khi tính tổng sản lượng bán hàng nửa năm đầu 2014, Honda đã chiếm vị trí thứ 3.

Bất ngờ nhất có lẽ là Mazda. Đến muộn thông qua nhà nhập khẩu và lắp ráp Trường Hải nhưng gần như ngay lập tức, thương hiệu này đã làm mưa làm gió trên thị trường. Điểm may mắn của Mazda khi hợp tác với Trường Hải gần như vào đúng lúc bản hãng có một cuộc cải cách mạnh mẽ về thiết kế và cập nhật công nghệ. Từ các mẫu xe quen thuộc như Mazda3, Mazda6 gần như được lột xác hoàn toàn đến những cái tên mới toanh như CX-5 hay bán tải BT-50, tất cả đã góp phần tạo nên một cuộc rượt đuổi ngoạn mục tại thị trường ôtô Việt Nam.

Trong khi có thể tạm coi Toyota, Honda và Mazda là bộ ba xe Nhật “hạnh phúc” thì hầu hết những thương hiệu còn lại, dù đến sớm hay đến muộn, thì đến nay vẫn ì ạch một cách khó hiểu.

Chẳng hạn, xét về mức độ nổi tiếng thì Mitsubishi hầu như chẳng kém cạnh gì nhiều so với bộ ba hạnh phúc kể trên. Ở khía cạnh sản phẩm, số mẫu xe và kiểu loại xe Mitsubishi đem đến Việt Nam cũng không khác nhiều so với “ông kẹ” Toyota. Đơn cử, nếu như đầu những năm 2000 Toyota có mẫu xe SUV Zace đình đám thì Mitsubishi có Jolie; sau đó, khi Toyota tung ra chiếc MPV gia đình mà sau đó trở thành “bom tấn” là Innova thì Mitsubishi có Grandis. Không hề “ăn theo”, thậm chí Mitsubishi còn là một trong những thương hiệu đi đầu trong các phân khúc mới, đó có thể là chiếc bán tải Triton hay chiếc SUV 7 chỗ ngồi Zinger.

Điều lạ là, Grandis vốn được người tiêu dùng đánh giá là đẹp, sang trọng và cảm giác lái tốt nhưng cũng lặng lẽ biến mất trên thị trường; Triton góp phần mở ra một cuộc đua kỳ thú ở phân khúc bán tải thì chưa được bao lâu đã bị các đối thủ đến sau đánh bật khỏi nhóm đầu; Zinger khi ra mắt thị trường vào cuối năm 2008 được Mitsubishi đặt rất nhiều kỳ vọng thì 5 năm sau đó đã khai tử không kèn không trống.

Thế yếu của Suzuki và Isuzu ít được để tâm hơn bởi bộ đôi này không ồn ào như Mitsubishi. Bên cạnh đó, từ danh mục sản phẩm đến mục tiêu cạnh tranh cũng không được đặt ra và kỳ vọng lớn. Do vậy, việc sản lượng bán hàng đạt thấp có lẽ không phải là điều gì to tát.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sức cạnh tranh yếu. Song theo nhận định của giới kinh doanh ôtô, thì “vấn đề” dễ nhận thấy nhất của nhóm thương hiệu này chính là không nghiên cứu và nắm bắt chính xác thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam dẫn đến xác định sai đối tượng khách hàng; bên cạnh đó, hoạt động truyền thông và xây dựng thương hiệu chưa được coi trọng trong khi đa số người tiêu dùng lại mua sắm dựa trên định hướng truyền thông.

Câu chuyện của Nissan lại có những khác biệt. Có lẽ sau Toyota và Honda thì Nissan chính là thương hiệu ôtô Nhật Bản được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng hơn cả. Tuy nhiên, ngay khi bước vào thị trường Việt Nam, Nissan đã tự phân cấp sản phẩm của mình cao hơn đối thủ dẫn đến hiện tượng xây dựng giá bán cao. Hãng xe này cũng đã vấp phải một vướng mắc mà cho đến nay vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề là quyết định chuyển hoạt động lắp ráp cho nhà máy ôtô Hòa Bình (VMC), từ đó nảy sinh các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện và rắc rối liên quan đến linh kiện nhập khẩu theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
 

haihaford

Xe tải
Biển số
OF-311948
Ngày cấp bằng
16/3/14
Số km
206
Động cơ
299,260 Mã lực
Nissan sẽ dần đi lên tại thị trường Việt Nam thôi...;;)
 

namnkk

Xe máy
Biển số
OF-153952
Ngày cấp bằng
24/8/12
Số km
95
Động cơ
355,070 Mã lực
sao thấy nissan xe xấu xấu
 

X-trails

Xe cút kít
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
19,696
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt

Con_Đầm_Pích

Xe buýt
Biển số
OF-311719
Ngày cấp bằng
14/3/14
Số km
971
Động cơ
306,836 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
cầu bươu rẽ phải
cái này đòi hỏi nissan việt nam phải nâng cao chất lượng dịch vụ, cũng như giá cả đúng tầm của người tiêu dùng thì mới cạnh tranh lại được, ỷ vào chất lượng thôi thì khó lắm
 

elegant

Xe tải
Biển số
OF-20546
Ngày cấp bằng
29/8/08
Số km
242
Động cơ
502,566 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nissan có ít sản phẩm so với Toy và Honda nên kén người dùng ở VN. Mấy tay nhật chỗ em nói ở bên Nhật Nissan là đứng đầu nếu nói về ô tô, Kawasaki đứng đầu về xe máy
 

linhmarl

Xe đạp
Biển số
OF-73765
Ngày cấp bằng
24/9/10
Số km
18
Động cơ
424,280 Mã lực
Nơi ở
Số 229 Hoa Lâm, P.Việt Hưng, Q.Long Biên, Hà Nội
Theo em thấy thời điểm này Nissan việt Nam cũng đang còn nhiều khó khăn, nhưng em tin trong thời gian tới Nissan sẽ dần dần đi lên thành 1 thương hiệu có tiếng tại Việt Nam. Cả thế giới đều cảm phục tính cẩn thận của người Nhật mà ^^
 

linhmarl

Xe đạp
Biển số
OF-73765
Ngày cấp bằng
24/9/10
Số km
18
Động cơ
424,280 Mã lực
Nơi ở
Số 229 Hoa Lâm, P.Việt Hưng, Q.Long Biên, Hà Nội
Đúng rồi đó bác. Nissan nổi tiếng bên đó vì nồi đồng cối đá và tiện lợi mà.
Nissan có ít sản phẩm so với Toy và Honda nên kén người dùng ở VN. Mấy tay nhật chỗ em nói ở bên Nhật Nissan là đứng đầu nếu nói về ô tô, Kawasaki đứng đầu về xe máy
 

Herox5

Xe hơi
Biển số
OF-86398
Ngày cấp bằng
24/2/11
Số km
117
Động cơ
410,100 Mã lực
Em không rõ định hướng của Nissan ở VN thế nào chứ có vẻ như bây giờ Nissan đang khoán trắng cho mấy ông Malaysia và Việt Nam làm đại diện rồi. Thành ra chất lượng dịch vụ, bảo hành, vv... có vẻ không được chăm sóc đúng với tầm cỡ của cái tên Nissan, đấy là còn chưa nói đến giá xe bán ra quá "thiếu thiện chí" với thị trường thời điểm này.
 

linhmarl

Xe đạp
Biển số
OF-73765
Ngày cấp bằng
24/9/10
Số km
18
Động cơ
424,280 Mã lực
Nơi ở
Số 229 Hoa Lâm, P.Việt Hưng, Q.Long Biên, Hà Nội
Nissan Việt Nam cũng đang dần dần cải thiện chất lượng dịch vụ để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Còn về giá bán ra quá " thiếu thiện chí" như bác nói thì cái đó em không đồng tình với bác lắm. Thân!
Em không rõ định hướng của Nissan ở VN thế nào chứ có vẻ như bây giờ Nissan đang khoán trắng cho mấy ông Malaysia và Việt Nam làm đại diện rồi. Thành ra chất lượng dịch vụ, bảo hành, vv... có vẻ không được chăm sóc đúng với tầm cỡ của cái tên Nissan, đấy là còn chưa nói đến giá xe bán ra quá "thiếu thiện chí" với thị trường thời điểm này.
 

Herox5

Xe hơi
Biển số
OF-86398
Ngày cấp bằng
24/2/11
Số km
117
Động cơ
410,100 Mã lực
Nissan Việt Nam cũng đang dần dần cải thiện chất lượng dịch vụ để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Còn về giá bán ra quá " thiếu thiện chí" như bác nói thì cái đó em không đồng tình với bác lắm. Thân!
Vâng, em có một ví dụ thế này cụ trong hãng nắm nhiều thông tin giải thích cho em với. Bên Mẽo thì một em Satafe có giá tương đương một em Pathfinder (có khi Santafe còn cao hơn) vậy mà về VN thì ngay một em X-Trail của hãng (1.811 tỷ) - chưa nói gì đến Pathfinder - còn cao hơn cà Santafe (khoảng 1.54 tỏi) là do những nguyên nhân gì hả cụ?
 
Chỉnh sửa cuối:

namthieunam

Xe tăng
Biển số
OF-11528
Ngày cấp bằng
10/11/07
Số km
1,746
Động cơ
546,480 Mã lực
Nissan việt nam vẫn chưa đưa ra chiến lược thực sự đánh vào tâm lý người tiêu dùng việt nam, những dòng xe của nissan thường đắt hơn so với các hãng khác, phụ tùng thay thế cũng đắt và khó kiếm bên ngoài, để thành công ở việt nam, nissan phải đánh đúng thị hiếu của người việt...em cũng đã từng sở hữu 1 em livina 2010, và em đã bán đi hồi thảng vừa rồi, vì nhiều lý do mà em đã hứa với mình rằng sẽ ko có lần sau dùng xe của nissan.
 

QtekS200

Xe hơi
Biển số
OF-131759
Ngày cấp bằng
21/2/12
Số km
102
Động cơ
373,630 Mã lực
Nơi ở
Quan Nhân - Thanh Xuân - Hà Nội
Nhìn từ góc độ xuất xứ, lâu nay các thương hiệu Nhật Bản vốn vẫn nắm thế áp đảo tại thị trường ôtô Việt Nam khi tính trên yếu tố sản lượng, vượt khá xa so với các đối thủ đến từ Mỹ, Hàn Quốc hay châu Âu. Tuy vậy, không phải thương hiệu nào cũng gặt hái được những thành công.
Ôtô Nhật tại Việt Nam: “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”

Ngay từ nửa đầu thập niên 1990, sau khi Chính phủ kêu gọi và áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước, các hãng xe Nhật Bản đã tỏ ra mặn mà hơn cả. Trong số các thành viên ban đầu của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cũng đã hiện diện đến 4 thương hiệu đến từ xứ sở hoa Anh Đào là Isuzu, Mitsubishi, Suzuki và Toyota.

Cuộc cạnh tranh trong khoảng thời gian 10 năm đầu diễn ra khá êm đềm khi các hãng xe vừa hoàn thiện hệ thống sản xuất và bán hàng, vừa lo tạo dựng uy tín thương hiệu và phân chia phân khúc tiêu dùng, mày mò thị hiếu. Sự “phẳng lặng” cũng một phần do giai đoạn này, sức mua ôtô trên thị trường vẫn còn rất yếu, dung lượng nhỏ dưới mức 50.000 xe/năm.

Thế nhưng, từ nửa cuối thập niên 2000, khi sức mua ôtô tăng mạnh thì cuộc cạnh tranh bắt đầu diễn ra khốc liệt hơn hẳn, cùng với đó là sự phân tách ngày càng rõ rệt hơn khi có thêm sự gia nhập của các thương hiệu mới.

Nếu xét về sản lượng thì có lẽ Toyota là cái tên cá biệt. Kể từ khi thành lập liên doanh và xây dựng nhà máy tại Việt Nam đến nay, chưa khi nào Toyota rời khỏi vị trí số 1 trong câu chuyện bán hàng, tỷ lệ thị phần luôn chiếm khoảng trên dưới 30%. Cũng chính “ông kẹ” này đã và đang “gánh” cả sức nặng cạnh tranh khi so sánh với các nhóm xe Hàn Quốc, châu Âu hay Mỹ.

Thời gian gần đây, thương hiệu Honda và Mazda cũng khá nổi đình nổi đám. Lưu ý rằng, đây là 2 thương hiệu gia nhập thị trường Việt Nam muộn nhất.

Tại Việt Nam, Honda là cái tên đã quá quen thuộc với mỗi người tiêu dùng nhưng là với phương tiện xe máy. Cũng bởi quá mải mê với “miếng bánh” xe máy béo bở nên đến tận tháng 8/2006 Honda mới tung ra mẫu xe ôtô đầu tiên là Civic. Trong hơn 1 năm đầu tiên ra mắt, Civic đã trở thành một trong những mẫu xe ăn khách nhất thị trường, thậm chí có vài thời điểm vượt mặt đối thủ sừng sỏ là Toyota Corolla Altis.

Thế nhưng, sự thiếu chú tâm đã khiến Honda dần mất đi sức hút ở thị trường ôtô và phải đến cuối năm 2012 đầu 2013, khi các mẫu xe thế hệ mới được tung ra thị trường như CR-V hay City thì Honda mới bắt đầu thực sự trở lại với vai trò là một ông lớn trên thị trường ôtô Việt Nam. Theo báo cáo của VAMA, khi tính tổng sản lượng bán hàng nửa năm đầu 2014, Honda đã chiếm vị trí thứ 3.

Bất ngờ nhất có lẽ là Mazda. Đến muộn thông qua nhà nhập khẩu và lắp ráp Trường Hải nhưng gần như ngay lập tức, thương hiệu này đã làm mưa làm gió trên thị trường. Điểm may mắn của Mazda khi hợp tác với Trường Hải gần như vào đúng lúc bản hãng có một cuộc cải cách mạnh mẽ về thiết kế và cập nhật công nghệ. Từ các mẫu xe quen thuộc như Mazda3, Mazda6 gần như được lột xác hoàn toàn đến những cái tên mới toanh như CX-5 hay bán tải BT-50, tất cả đã góp phần tạo nên một cuộc rượt đuổi ngoạn mục tại thị trường ôtô Việt Nam.

Trong khi có thể tạm coi Toyota, Honda và Mazda là bộ ba xe Nhật “hạnh phúc” thì hầu hết những thương hiệu còn lại, dù đến sớm hay đến muộn, thì đến nay vẫn ì ạch một cách khó hiểu.

Chẳng hạn, xét về mức độ nổi tiếng thì Mitsubishi hầu như chẳng kém cạnh gì nhiều so với bộ ba hạnh phúc kể trên. Ở khía cạnh sản phẩm, số mẫu xe và kiểu loại xe Mitsubishi đem đến Việt Nam cũng không khác nhiều so với “ông kẹ” Toyota. Đơn cử, nếu như đầu những năm 2000 Toyota có mẫu xe SUV Zace đình đám thì Mitsubishi có Jolie; sau đó, khi Toyota tung ra chiếc MPV gia đình mà sau đó trở thành “bom tấn” là Innova thì Mitsubishi có Grandis. Không hề “ăn theo”, thậm chí Mitsubishi còn là một trong những thương hiệu đi đầu trong các phân khúc mới, đó có thể là chiếc bán tải Triton hay chiếc SUV 7 chỗ ngồi Zinger.

Điều lạ là, Grandis vốn được người tiêu dùng đánh giá là đẹp, sang trọng và cảm giác lái tốt nhưng cũng lặng lẽ biến mất trên thị trường; Triton góp phần mở ra một cuộc đua kỳ thú ở phân khúc bán tải thì chưa được bao lâu đã bị các đối thủ đến sau đánh bật khỏi nhóm đầu; Zinger khi ra mắt thị trường vào cuối năm 2008 được Mitsubishi đặt rất nhiều kỳ vọng thì 5 năm sau đó đã khai tử không kèn không trống.

Thế yếu của Suzuki và Isuzu ít được để tâm hơn bởi bộ đôi này không ồn ào như Mitsubishi. Bên cạnh đó, từ danh mục sản phẩm đến mục tiêu cạnh tranh cũng không được đặt ra và kỳ vọng lớn. Do vậy, việc sản lượng bán hàng đạt thấp có lẽ không phải là điều gì to tát.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sức cạnh tranh yếu. Song theo nhận định của giới kinh doanh ôtô, thì “vấn đề” dễ nhận thấy nhất của nhóm thương hiệu này chính là không nghiên cứu và nắm bắt chính xác thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam dẫn đến xác định sai đối tượng khách hàng; bên cạnh đó, hoạt động truyền thông và xây dựng thương hiệu chưa được coi trọng trong khi đa số người tiêu dùng lại mua sắm dựa trên định hướng truyền thông.

Câu chuyện của Nissan lại có những khác biệt. Có lẽ sau Toyota và Honda thì Nissan chính là thương hiệu ôtô Nhật Bản được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng hơn cả. Tuy nhiên, ngay khi bước vào thị trường Việt Nam, Nissan đã tự phân cấp sản phẩm của mình cao hơn đối thủ dẫn đến hiện tượng xây dựng giá bán cao. Hãng xe này cũng đã vấp phải một vướng mắc mà cho đến nay vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề là quyết định chuyển hoạt động lắp ráp cho nhà máy ôtô Hòa Bình (VMC), từ đó nảy sinh các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện và rắc rối liên quan đến linh kiện nhập khẩu theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Em thấy Mazda bắt đầu vào guồng đấy !!!
 

kem bear

Xe hơi
Biển số
OF-120
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
106
Động cơ
573,399 Mã lực
Bên mỹ Hyundai có chế độ bảo hành và hậu mãi tận 3năm, kiểu như hỏng thì đổi. Là cách hyundai sinh sau đẻ muộn lách vào thị trường thôi.
Nhưng cũng chỉ được santafe đời 2(2007-2012), sau đó có vẻ chìm như veracrus, genesis..
Chắc do zen trội chỉ chỉ thế thôi, hụt hơi.
 

soc bo

Xe buýt
Biển số
OF-314484
Ngày cấp bằng
3/4/14
Số km
686
Động cơ
307,640 Mã lực
rồi sẽ có thay đổi. ông toyota ko làm mưa làm gió đc lâu nữa đâu
 

thuongdo07

Xe tải
Biển số
OF-192165
Ngày cấp bằng
2/5/13
Số km
375
Động cơ
333,006 Mã lực

1100

Xe tải
Biển số
OF-317438
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
462
Động cơ
297,810 Mã lực
Tuổi
43
rồi sẽ có thay đổi. ông toyota ko làm mưa làm gió đc lâu nữa đâu
E thấy tâm lý người VN lại thích Toyota ! Gần nhà e có đại gia trong tay chắc có vài tram tỷ nhưng lai chỏ làm 1 e inova sau đấy là prado
 

Hùng Bạch

Xe hơi
Biển số
OF-317884
Ngày cấp bằng
29/4/14
Số km
161
Động cơ
294,510 Mã lực
Dần dần người tiêu dùng rùi sẽ có cái nhìn khác thôi ...do vậy sẽ có một sự phân chia lại thị trường
 

vip tien sinh

Xe ngựa
Biển số
OF-300247
Ngày cấp bằng
30/11/13
Số km
28,563
Động cơ
591,145 Mã lực
Em từng chơi mụ Nissan 1986,bền vô đối. Nhất là máy phát mí hệ thống điện nổ, bền ơi bền.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top