Em lại thấy một phần cũng do nhà Rothschild. Ở Châu Âu nhà Rothschild chỉ là kẻ nhà giàu, nhưng mà bọn Bá Tước Châu Âu mới có thực quyền, có dân có nhà nước. Nên nhà Rothschild đi tìm khu kinh tế mới chứ để tiền ở Châu Âu không an toàn. Ban đầu nhà Rothschild đầu 4 sang công ty Đông Ấn ở Ấn Độ, đầu 4 TQ làm loạn nhà Thanh, nhưng mà chỗ đấy đông dân cũng khó nuốt trôi. Chỉ có nước Mỹ cờ hoa xa xôi là dân thưa an toàn cho tiền đầu tư. Nhà Rothschild là dòng họ đầu tiên mang triết lý quản lý đất nước bằng tiền sang Mỹ, cộng thêm thời thế Châu Âu đánh nhau, địa lý Mỹ xa xôi, nên nhóm tài phiệt tài chính ấy ngày một giàu lên và trở thành những kẻ thực sự lãnh đạo nước Mỹ như bây giờ.
Nói cách khác là những kẻ nhà giàu Châu Âu không phải hoàng gia Châu Âu đã mang triết lý quản lý tư bản (quản lý quốc gia bằng đầu tư tài chính) sang Mỹ, kéo theo rất nhiều tầng lớp tinh anh Châu Âu sang Mỹ để hình thành nên "sự trỗi dậy của nước Mỹ"
Cụ nói đúng là nước Mỹ là thế hệ mới tư bản hoàn toàn, đạo thì kháng cách. Còn châu Âu lúc đó vẫn rơi rớt vướng bận quý tộc, công giáo đã lạc hậu. Nên Mỹ học được những thứ tân tiến nhất của châu Âu, và tự do phát triển ko vướng bận.
Nhưng có 1 số điểm trao đổi thêm với cụ:
- Nhà Rothschild ko phải là gia đình đầu tiên, duy nhất hay chủ đạo ở Mỹ. Như còm ở trên giai đoạn đầu nhà Barings mới quan trọng. Nhiều nhà có liên hệ châu Âu và nhiều nhà tự gầy dựng trên đất Mỹ rất đa dạng.
- Các tài phiệt có vai trò nhất định nhưng ko phải tất cả, có rất nhiều yếu tố quan trọng khác:
+ Ngân hàng trung ương theo cơ chế phân tán nhà nước, tư nhân (tiền thân FED). Thậm chí chính trị (nghị viện, tổng thống) còn ko hoàn toàn điều khiển được FED chỉ gây ảnh hưởng thôi.
+ Bên cạnh tư bản tài chính thì cần có tư bản công nghiệp, và nỗ lực của mọi người mới tạo ra khcn, tổ chức, của cải vật chất. Tư bản đầu tư tài chính mới là 1 yếu tố.
+ Ngoại thương
+ Nền tảng học thuyết kinh tế được Adam Smith viết trong cuốn
Thịnh vượng của Quốc gia (Wealth of Nations), năm 1776. Đúng năm nước Mỹ lập quốc luôn. Đây là yếu tố rất quan trọng và căn cơ, đến tận nây giờ cả thế giới vẫn áp dụng Adam Smith bất kể hệ tư tưởng hay trình độ, giai đoạn phát triển nào (bàn tay vô hình, trọng thương, tự do kinh tế). Sau này chính tư bản cũng nhận thấy sự hoang dã của bàn tay vô hình, mặt trái, mà bổ sung các học thuyết mới về bàn tay nhà nước (Keynes), an sinh, phân phối thu nhập vv.
- Lãnh đạo nào thì cũng phải làm cho dân giàu nước mạnh
dân nghèo nước yếu thì lý thuyết cao siêu, nói hay đến mấy cũng vô nghĩa.