[Funland] Sự trỗi dậy của nước Mỹ, từ chiến tranh độc lập đến siêu cường số một (repost)

losedow

Xe tải
Biển số
OF-822088
Ngày cấp bằng
6/11/22
Số km
382
Động cơ
238,362 Mã lực
Thớt cũ bị xoá, có vẻ lí do là không ghi rõ nguồn, mặc dù quán cà phê không có quy định ghi nguồn.
Em post lại, bổ sung đủ nguồn luôn ạ.

1. Chiến tranh bảy năm, Anh cướp gần hết thuộc địa của Pháp

Chiến tranh bảy năm (1756-1763) là cuộc chiến xảy ra giữa hai liên quân gồm có Anh, Phổ (tiền thân của Đức ngày nay) với liên quân Pháp, Áo, Nga, sau đó lan khắp châu Á, châu Mỹ.

Về bản chất, cuộc chiến tranh này là Anh và Pháp tranh giành ngôi vị số một thế giới. Trong các bên tham chiến, chỉ có Anh là ở ngoài biển, cách xa các nước khác, vì vậy mặc dù có hiệp ước đồng minh, nhưng trên đại lục châu Âu chủ yếu chỉ có một mình Phổ cân ba cả Pháp, Áo lẫn Nga. Ba đánh một không chột cũng què, Quốc vương Phổ Friedrich II đang vất vả chống đỡ thì nữ hoàng Nga Elizaveta (tên tiếng Anh là Elizabeth) đột ngột qua đời. Người lên kế vị là Pyotr III (tên tiếng Anh là Peter đệ tam). Pyotr III sinh ra trên đất Phổ, từ bé đã là fan cuồng của vủa Phổ Friedrich II, thế là vừa lên ngôi liền bãi chiến, thậm chí còn trả lại toàn bộ đất đai đã chiếm được cho Phổ, liên minh với Phổ để tận lại Áo. Nhờ thế Phổ mới thoát chết, và sau này trở thành Đức. Còn Pyotr III vì quá khôn nên bị chính vợ của mình ép thoái vị sau 6 tháng lên ngôi. Vợ của Pyotr III lên làm Sa Hoàng, chính là Yekaterina II vĩ đại (tiếng Anh là Catherine đại đế).

Khi Phổ đang trầy trật đánh nhau trên lục địa châu Âu thì nước Anh chủ yếu chỉ đứng sau bơm tiền, còn quân đội thì đưa đi khắp toàn cầu tranh giành thuộc địa với Pháp. Pháp thực ra cũng giống như Phổ, một mặt đánh Phổ, mặt khác còn phải đánh nhau với Anh ở Ấn Độ và Bắc Mỹ. Nhưng lúc này hải quân Anh mạnh hơn hải quân Pháp, nên đã cắt đứt tuyến tiếp viện từ Pháp đến các thuộc địa, khiến quân đội Pháp ở các thuộc địa không có tiếp viện, cuối cùng đành phải từ bỏ Ấn Độ, từ bỏ Canada, từ bỏ khu vực phía Đông sông Mississippi vào tay Anh quốc.

Anh là bên thắng lớn nhất trong chiến tranh bảy năm, chiếm được vô số thuộc địa trên toàn cầu. Chiến tranh bảy năm là lần đầu tiên các châu lục trên trái đất đồng thời xảy ra chiến tranh sau đó Churchill nói chiến tranh bảy năm mới là chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Trước cuộc chiến tranh này, thực lực tổng hợp của Pháp mạnh hơn Anh, sau chiến tranh Pháp suy yếu nghiêm trọng, bởi vì áp lực tài chính quá lớn, mỗi năm đánh nhau phải chi ra 37 triệu livre, còn phải chi cho các nước đồng minh 55 triệu livre. Khi đó mỗi năm Pháp thu vào khoảng 400 triệu livre, bảy năm chiến tranh tổng cộng chi hết 1,325 tỷ livre. Năm 1763, chiến tranh kết thúc. Năm 1786, Pháp bùng nổ khủng hoảng tài chính. Năm 1789, Pháp xảy ra đại cách mạng, vua và hoàng hậu bị chém đầu.

Bởi vì Pháp quá mạnh, trong lịch sử, tổng cộng có bảy lần các nước thành lập liên minh chống Pháp, gần như lần nào Anh cũng là nước dẫn đầu, cho nên đến nay người Anh và người Pháp vẫn còn những xích mích do lịch sử thù hận hàng trăm năm để lại.

Khi đối phó với liên minh chống Pháp lần đầu tiên, Napoléon, khi đó là Trung tướng, đánh tan tác quân Áo ở Italia, khiến liên minh chống Pháp lần đầu tiên tan rã. Lần thứ hai Chính phủ Pháp đánh thua liểng xiểng, Napoléon tức mình đảo chính lên nắm quyền, từ đó cho các version liên minh chống Pháp liên tục bị đánh tan. Đến tận liên minh chống Pháp version 7, người Anh mới hạ gục được Napoléon.

Nhưng Napoléon đã là vinh quang cuối cùng của nước Pháp. Sau thời Napoléon, ở châu Âu chỉ có Đức mới có thể đe dọa địa vị số 1 của Anh. Ý đồ soán vị của Đức đã dẫn đến hai cuộc thế chiến, và làm cho Mỹ tự dưng có cơ hội trỗi dậy.

2. Pháp bơm đồ cho Mỹ bật lại mẫu quốc Anh để giành độc lập

Người Pháp thực ra còn đến Bắc Mỹ sớm hơn người Anh. Năm 1603, Chamberlain người Pháp đã xây dựng khu định cư vĩnh cửu tại Quebec, nên ngày nay Quebec vẫn nói tiếng Pháp. Đến năm 1750, trước chiến tranh bảy năm, thuộc địa của Pháp và Tây Ban Nha ở Bắc Mỹ vẫn nhiều hơn người Anh. Người Anh lúc này chỉ kiểm soát khu vực bờ biển phía Đông, nhưng có lợi thế về địa hình, tiến có thể công, lùi có thể thủ. Sau khi chiến tranh bảy năm kết thúc, Bắc Mỹ đã có 13 thuộc địa của Anh, miền Bắc làm công nghiệp, miền Trung làm lương thực, miền Nam trồng cây công nghiệp, dân số lên đến 2,5 triệu người.

Trong chiến tranh bảy năm, không chỉ có người Pháp đốt tiền mà người Anh cũng đốt tổng cộng 160 triệu bảng Anh. Để kiếm tiền trả nợ, người Anh dự định thu thuế tại 13 thuộc địa của mình ở Bắc Mỹ, với ba dự luật thuế trà, thuế đường và thuế tem.

Các di dân Bắc Mỹ từ cả trăm năm nay không phải nộp một đồng thuế nào. Bây giờ thấy mẫu quốc bắt đầu định thu thuế liền phản đối kịch liệt. Thấy tình hình không ổn, Anh liền rút lại dự luật thuế đường, thuế tem, chỉ còn thu thuế trà.

Để thu được nhiều thuế, Anh quy định trước hết phải đấu giá trà ở London, sau đó mới chở đến Bắc Mỹ tiêu thụ. Rất nhiều thương nhân Bắc Mỹ trực tiếp buôn lậu trà từ Hà Lan để trốn thuế, cung cấp đến 90% trà cho Bắc Mỹ, khiến công ty Đông Ấn Độ của Anh làm ăn đúng luật bị lỗ nặng. Để hỗ trợ công ty Đông Ấn Độ, Chính phủ Anh thông qua dự luật trà năm 1773, cho phép công ty Đông Ấn Độ trực tiếp tiêu thụ trà tại Bắc Mỹ mà không phải qua đấu giá, còn có thể miễn thuế hoàn toàn. Dự luật này giúp trà của công ty Đông Ấn Độ lập tức rẻ bằng một nửa trà của đám buôn lậu.

Tự dưng mất mối làm ăn, đám buôn lậu cay quá, liền đi đút lót báo chí bản địa, nói chính quyền Anh đưa ra dự luật trà là để dụ dỗ các thuộc địa chấp nhận nộp thuế, đại loại là theo kiểu nước lạnh luộc ếch, sau này sẽ thu đủ loại thuế khác, mọi người nhất định không được mắc lừa.

Khống chế được dư luận chính là khống chế được lòng dân, người dân Bắc Mỹ bị truyền thông làm cho sửng sốt, bừng bừng lửa giận tới tấp đứng lên phản đối. Năm 1774, đại diện các thuộc địa đến Philadelphia mở hội nghị đại lục lần thứ nhất, chuẩn bị bật lại mẫu quốc. Một năm sau, người Anh đưa quân đến trấn áp, người dân thuộc địa đứng lên chống cự, chiến tranh độc lập chính thức bùng nổ.

Khi đó Anh đang mạnh nhất nhì thế giới. Người dân các thuộc địa Bắc Mỹ không tuổi gì có thể chống lại mẫu quốc được. Khi đó Anh có nền công nghiệp và lực lượng hải quân đứng đầu thế giới, có 30.000 quân đóng ở Bắc Mỹ, tất cả được vũ trang đến tận răng, còn quân cách mạng Bắc Mỹ là dân binh và quân tình nguyện, trang bị cơ bản chỉ có mỗi súng trường.

Bắc Mỹ lúc này còn rất nghèo, hơn nữa có một phần năm số người dân vẫn ủng hộ đế quốc Anh, nên việc làm cách mạng không hề dễ dàng.

Năm 1776, quân đội cách mạng do Washington lãnh đạo chỉ còn vẻn vẹn 4.000 người, sĩ khí hết sức sa sút, cách mạng sắp bị dìm trong bể máu.

Washington sinh ra trong một gia đình chủ nô, lúc 27 tuổi, trong nhà có 36 nô lệ da đen, sau khi lấy một quả phụ giàu có tên là Martha, Washington lên ngôi chạn vương, trong tay có hơn 200 nô lệ da đen. Washington vốn đi lính trong quân đội Anh, với hi vọng được nhập tịch mẫu quốc, nhưng bị quân Pháp đánh cho thảm bại tại chiến trường Ấn Độ và phải đầu hàng. Mặc dù sau đó được thả về, nhưng đã đầu hàng một lần thì làm sao còn có thể thăng tiến được nữa. Washington chán nản xuất ngũ, gửi gắm tương lai vào nhà vợ.

Washington có thể trở thành tổng chỉ huy quân cách mạng Bắc Mỹ là bởi vì ông ta là tướng lĩnh duy nhất của quân cách mạng có kinh nghiệm thực chiến, mặc dù là kinh nghiệm thua trận và bị bắt.

Quả nhiên quân của Washington bị đánh tan tác, đến lúc có nguy cơ phải đầu hàng thêm một lần nữa thì cứu tinh của Washington xuất hiện. Đó là quốc vương Pháp Louis XVI.

Chiến tranh độc lập Bắc Mỹ nổ ra, Louis XVI mới 21 tuổi, đang tuổi trẻ trâu húng chó, vẫn cay vì thất bại của Pháp trong chiến tranh bảy năm, để ngôi vị số một thế giới rơi vào tay quân Anh bốn lạng. Lúc này Nghe nói người dân thuộc địa Bắc Mỹ bắt đầu phản kháng Anh, Louis XVI mừng rỡ, quyết định hỗ trợ Bắc Mỹ để Anh phải tiêu hao sức người sức của. Thế là Louis XVI lập tức phái người tới liên lạc với Bắc Mỹ, kí điều ước phòng thủ chung có điều kiện, đưa tới rất nhiều vật tư quân dụng, trong thời gian ba năm tổng cộng viện trợ cho quân cách mạng số vũ khí trị giá 1 triệu bảng Anh.

Cho vật tư vũ khí còn chưa đủ, Louis XVI còn cử thượng tướng hải quân - bá tước Grasse và trung tướng lục quân - bá tước Rochambeau dẫn 12 chiếc tàu chiến và 5 chiếc tàu viễn dương chở 4.000 quân Pháp vượt Đại Tây Dương đến Bắc Mỹ đánh nhau với người Anh.

Viện quân Pháp không ngừng kéo đến, khiến cục diện chiến trường Bắc Mỹ xoay chuyển. Năm 1781, trước trận chiến Yorktown, quân đội của Washington không có tiền phát lương, khoảng 10% binh lính nổi loạn, bá tước Rochambeau phải bỏ ra một nửa tiền lương của quân Pháp cho Washington mới ổn định được quân tâm. Trong trận chiến Yorktown này, quân Pháp là chủ lực. Trên biển, quân cách mạng Bắc Mỹ không có quân, Pháp có 32 chiếc tàu chiến và 15.000 hải quân. Trên mặt đất, quân Bắc Mỹ tổng cộng có chưa đến 8.000 người, còn quân Pháp có đến 8.800 người. Trong số 375 khẩu pháo, có đến 343 khẩu là của người Pháp.

Chiến dịch Yorktown kết thúc, quân Anh thua trận, tướng lĩnh quân Anh đầu hàng, nhưng lại đầu hàng Pháp vì biết rõ Pháp mới là chủ lực. Bá tước Rochambeau không nhận, cho Washington đi tiếp nhận quân Anh đầu hàng. Washington xấu hổ không đi, cho Thiếu tướng Lincoln đi nhận thay.

Đại thắng Yorktown đánh dấu thắng lợi của chiến tranh độc lập Bắc Mỹ. Nhưng sau đó trong lịch sử nước Mỹ, rất ít người biết các bá tước Rochambeau, Grasse mới là người lãnh đạo chiến tranh độc lập Bắc Mỹ giành chiến thắng. Đại đa số mọi người chỉ biết đến quốc phụ Washington, tất cả công lao là của Washington hết.

Cũng giống như sau thế chiến thứ hai, bằng sự khống chế tuyệt đối của truyền thông Mỹ, hiện nay thế hệ trẻ đa số cho rằng người Mỹ đã đánh hạ Berlin, còn công lao của Liên Xô hoàn toàn bị xóa nhòa.

Cái gọi là chiến tranh độc lập Bắc Mỹ, thực ra chính là sự tiếp diễn của chiến tranh bảy năm, là cuộc báo thù rửa hận của người Pháp đối với người Anh. Trong chiến tranh độc lập, người Mỹ chỉ tốn 400 triệu USD, người Pháp thì tốn 1,3 tỷ livre, tương đương với 13 tỷ USD, gấp hơn 30 lần người Mỹ. Người Anh thì tốn 200 triệu bảng Anh, tương đương với 1,2 lần GDP cả nước.

Nhưng chính vì đầu tư quá nhiều để trả thù người Anh, tình hình tài chính của Pháp càng xấu đi. Năm 1783, chiến tranh độc lập Bắc Mỹ kết thúc. 3 năm sau khủng hoảng tài chính Pháp bùng nổ. 3 năm sau nữa, khủng hoảng tài chính lại dẫn đến cách mạng tư sản Pháp.

Sự ra đời của nước Mỹ chỉ là kết quả ngoài ý muốn của cuộc tranh giành địa vị bá chủ giữa Anh và Pháp. Kết quả cuối cùng của cuộc tranh giành này là bồi dưỡng ra siêu cường duy nhất trên toàn cầu.

Tổng kết lại một chút. Chiến tranh bảy năm nổ ra, một mình Đức (Phổ) cân ba Pháp, Áo, Nga. Anh xua quân đi tranh giành thuộc địa với Pháp tại Ấn Độ, Bắc Mỹ. Nga quay xe, Pháp thua trận, mất vô số thuộc địa vào tay Anh. Pháp cay quá, ủng hộ thuộc địa Bắc Mỹ của Anh giành độc lập. Quân Anh thua, nước Mỹ ra đời.

3. Mỹ mua Louisiana của Pháp, lãnh thổ mở rộng gấp đôi

Ơn huệ của Pháp đối với Mỹ không chỉ có thế. Mỹ có thể giành được Louisiana, mở rộng lãnh thổ gấp đôi, cũng là nhờ có Pháp.

Sau khi chiến bại, Pháp cắt địa bàn Canada cho Anh, cắt Louisiana cho Tây Ban Nha, hổn hển tức giận về nhà. Sau đó Napoléon ngang trời xuất thế, Tây Ban Nha không biết Napoléon là thằng nào, gia nhập liên minh chống Pháp, bị Napoléon đánh cho quỳ lạy van xin, năm 1800 trả lại Louisiana cho Pháp để Pháp đừng đánh nữa. Tây Ban Nha và Pháp kí một điều ước bí mật, bề ngoài vẫn là người Tây Ban Nha cai quản Louisiana, nhưng thực ra Louisiana là của Pháp.

Tại sao phải bảo mật việc này? Đây là yêu cầu của Pháp, vì Pháp không có sức lực đi quản Louisiana, Napoléon bận đánh nhau với liên minh chống Pháp trên lục địa, còn trên biển, người Anh khống chế mặt biển, hải quân Pháp không thể chính thức đến tiếp quản Louisiana được. Vì vậy Pháp phải bảo mật để đề phòng người Anh biết chuyện đến thịt mất Louisiana của mình.

Ý đồ của người Pháp cũng rất bá đạo, một là khống chế New Orleans ở cửa sông Mississipi, hai là khống chế thuộc địa Haiti, ba là lấy Haiti làm bàn đạp, thoát khỏi sự phong tỏa trên biển của người Anh, khống chế toàn bộ khu vực Bắc Mỹ.

Không ngờ người Pháp lại đá phải thép tấm ở Haiti. Năm 1802, Haiti nổ ra khởi nghĩa chống thực dân Pháp, Napoléon phái 20.000 quân Pháp đi đàn áp, kết quả là 20.000 quân gần như chết sạch.

Napoléon nhận được tin sét đánh mà ngơ ngác. Mất Haiti là Pháp sẽ mất khả năng khống chế Bắc Mỹ. Bên này còn liên minh chống Pháp quậy phá, Napoléon không thể điều thêm quân đi dẹp loạn nữa. Thế là tình trạng của Louisiana vẫn tiếp tục chông chênh.

Như trên đã nói, lúc này Pháp đã khống chế thực tế New Orleans. Tại New Orleans, phong trào hủy bỏ chế độ nô lệ đang phát triển, mà New Orleans lại tiếp giáp với khu tập trung nô lệ da đen ở phía nam Mỹ. Sợ phong trào này lan đến Mỹ, năm 1803, người Mỹ liền phái Livingston đến Paris đàm phán, định ra giá 10 triệu USD mua lại New Orleans. Khi đến Paris, Livingston lại phát hiện Pháp và Tây Ban Nha có một điều ước bí mật, Pháp còn nắm chủ quyền cả vùng Louisiana chứ không chỉ mỗi New Orleans, thế là liền đến gặp Napoléon, hỏi xem có mua luôn cả Louisiana được không.

Livingston chỉ hỏi thử xem sao, nhưng Napoléon lại cảm thấy Louisiana kiểu gì cũng không giữ được, thôi thì bán quách cho Mỹ, để Mỹ với Anh tranh giành nhau, ít nhiều cũng kiếm được mấy đồng quân phí còn đánh nhau với Anh, thế là ra giá 15 triệu USD.

Louisiana rộng 2,15 triệu km2, tính ra mỗi mẫu Anh có giá chưa đến 3 cent, Livingston nghe xong mừng như điên, sợ Napoléon nuốt lời, không kịp xin ý kiến Quốc hội đã vội vàng kí thỏa thuận với Pháp.

Diện tích nước Mỹ lập tức tăng gấp đôi. Giống như chiến tranh độc lập, lần này cũng là nhờ có Anh, Pháp tranh giành mà Mỹ từ dưng vớ được món hời bố tướng.

Pháp giúp đỡ Mỹ đến mức này, vậy Mỹ báo đáp lại ra sao?

Sau khi độc lập, năm 1794, Mỹ kí với Anh một điều ước, nhanh chóng khôi phục quan hệ thương mại. Sau khi Pháp xảy ra đại cách mạng, Mỹ lấy lí do Pháp đã trở thành một nước cộng hòa, thế là bùng hết số nợ từ thời chiến tranh độc lập.

Bố vừa cho tiền, vừa cho vũ khí, vừa phải quân giúp mày độc lập, bây giờ bố vừa gặp nạn, mày lập tức tuyên bố quỵt nợ? Pháp tức điên lên, bắt giam hết tàu thuyền của Mỹ. Mỹ cũng bắt tàu thuyền của Pháp để trả đũa. Sau hai năm, Pháp thật sự quá bận, phải đánh nhau tứ tung với liên minh chống Pháp, cuối cùng mặc kệ thằng Mỹ vô ơn.

Từ đó trở đi, Pháp không bao giờ trở lại vị trí đứng đầu thế giới được nữa. Mỹ cũng không còn theo đại ca Pháp, mà tự mình thành đại ca của bọn khác.

4. Xâm lược Mexico, chiếm được các bang Texas, New Mexico, California

Trở mặt với Pháp xong, Mỹ miệt mài làm ăn buôn bán suốt 50 năm. Năm 1819 cướp được Florida từ tay người Tây Ban Nha, năm 1840 GDP đã bằng một nửa đế quốc Anh, sản lượng bông chiếm hai phần ba toàn thế giới. Đến năm 1860, sản lượng công nghiệp miền Bắc Mỹ đứng thứ tư thế giới, đạt 1,88 tỷ USD, còn khu trang trại cây công nghiệp phía nam cũng càng ngày càng lớn, nô lệ da đen lên tới 4 triệu người.

Có tiền, có địa bàn, dã tâm của Mỹ cũng ngày càng lớn, bắt đầu nhóm ngó sang hàng xóm Mexico.

Nhưng Mỹ là một nước có đạo đức, không có lí lẽ nào tự dưng đi đánh người khác. Thế nên trước khi động thủ, Mỹ liền đẩy mạnh tuyên truyền, đại ý là "Chế độ dân chủ của Mỹ thật là tuyệt cbn vời, vì vậy không nên bị hạn chế bởi bất cứ biên giới nào". Kể cả đến bây giờ, mỗi lẫn mang dân chủ đi ban phát, Mỹ đều có lí do rất đường hoàng, chống độc tài, bảo vệ nhân quyền, hoặc ít ra cũng phải giơ ra một lọ muối rồi mới đánh.

Năm 1821, Mexico đánh đuổi người Tây Ban Nha giành độc lập, nhưng cục diện chính trị sau dựng nước cũng rất loạn lạc, trong 30 năm đầu tiên thay đến 50 Chính phủ, 31 Tổng thống, xảy ra hơn trăm cuộc đảo chính quân sự, kinh tế nát bươm, công nghiệp không phát triển được.

Nhìn ông bạn láng giềng loạn lạc như vậy, Mỹ thèm chảy dãi, không thể ngồi yên được nữa.

Mục tiêu đầu tiên là Texas, Mỹ cho rất nhiều người Mỹ tràn vào Texas. Vùng đất này quá ít người, ban đầu người Mexico vẫn hoan nghênh người Mỹ đến, nhưng sau đó thấy nhiều người Mỹ quá, Mexico hãm lại nhưng không kịp. Người Mỹ trở thành đa số ở Texas, sau đó Chính phủ Mỹ giật dây, năm 1835, Texas tuyên bố độc lập. Tổng thống Mexico dẫn quân đi dẹp loạn, lại bị bắt sống, đành phải thừa nhận độc lập của Texas, còn gọi là nước cộng hòa Single Star.

Nước cộng hòa Texas này từng tồn tại mười năm, cho nên bây giờ thỉnh thoảng người Texas cãi nhau với Chính phủ liên bang lại giận dỗi đòi tachs ra độc lập, khôi phục nước cộng hòa Texas. Năm 1845, Texas gia nhập liên bang, trở thành bang thứ 28 của Mỹ.

Li khai độc lập đã đành, nhưng giờ lại còn sáp nhập? Mexico tức điên lên, năm 1846 tuyên chiến với Mỹ. Mỹ đã chuẩn bị sẵn từ lâu, quốc lực mạnh hơn Mexico nhiều, lại là nước công nghiệp đi đánh nước nông nghiệp, hơn một năm đã đánh đến tận thủ đô Mexico, người Mexico quỳ xuống cắt đất xin hàng, mới giữ lại được quốc thổ ngày nay.

Sau cuộc chiến tranh xâm lược này, Mỹ chiếm được 2,3 triệu km2 đất của Mexico, bao gồm các bang Texas, New Mexico, California ngày nay. Lãnh thổ Mỹ kéo dài từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, vị thế nước lớn từ từ hình thành.

Còn diện tích 4 triệu km2 của Mexico thì giảm mất 55%.

Khi đó Mỹ hoàn toàn có thể nuốt hết Mexico, nhưng Mỹ nghĩ đến những người Mexico tin đạo Thiên Chúa, nói tiếng Tây Ban Nha này, có khác biệt rất lớn về văn hóa với người Mỹ, dân số lại quá nhiều, sau này sẽ là một tai họa tiềm ẩn, thế là để lại một phần lãnh thổ cho người Mexico mà không đuổi tận giết tuyệt.

Sau đó người Mexico vẫn vừa khóc vừa chửi, đã làm thì làm cho trót, đã chiếm thì chiếm cả nước đi, để bố cũng thành người Mỹ. Lại cứ ngập ngừng nửa nọ nửa kia, làm bây giờ bọn bố phải tìm trăm phương nghìn kế vượt biên vào Mỹ, hic.

5. Ăn cắp bản quyền máy dệt của Anh, đặt viên gạch đầu tiên cho sản xuất công nghiệp

Sau khi nuốt được một vùng rộng lớn của Mexico 13 năm, trong nội bộ nước Mỹ lại xảy ra một cuộc đại chiến.

Đương nhiên đó chính là nội chiến nam bắc nổi tiếng, cuộc chiến này có quan hệ rất lớn đối với sự phát triển của ngành dệt.

Trước chiến tranh độc lập, Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào ngành dệt của Anh, mỗi năm phải nhập khẩu hơn 13 triệu foot vải vóc. Sau độc lập, Hamilton muốn giảm bớt phụ thuộc đối với Anh, đích thân thúc đẩy ngành dệt của Mỹ phát triển.

Khi đó Anh vẫn phong tỏa kĩ thuật dệt với người Mỹ.

Năm 1764, James Hargreaves phát minh ra máy kéo sợi Jenny, khiến hiệu suất nâng cao 80 lần. 5 năm sau, Richard Arkwright lại phát minh ra máy dệt chạy bằng sức nước, năm 1771 xây xong xưởng kéo sợi dùng sức nước đầu tiên trên thế giới. Để bảo đảm đi đầu về kĩ thuật, Anh cấm xuất khẩu máy móc ra nước ngoài, cũng không cho phép công nhân thành thạo kĩ thuật di cư ra nước ngoài.

Để học được kĩ thuật này của Anh, các nước trên thế giới tìm mọi cách buôn lậu máy dệt của Anh, mua chuộc thợ thuyền người Anh, còn phái gián điệp kinh tế đến Anh học trộm.

Mỹ cũng đăng quảng cáo trên báo chí Anh, đưa ra mức lương cao mời thợ dệt đến Mỹ.

Lúc này Mỹ vẫn là một nước thuần nông nghiệp, công nghiệp không hề có gì. Mẩu quảng cáo đó được một người Anh tên là Samuel Slater đọc được.

Slater là người Derbyshire, 14 tuổi bắt đầu học nghề thợ dệt, 21 tuổi đã nắm giữ toàn bộ kĩ thuật dệt, trở thành nhân viên quản lí cấp trung trong xưởng.

Xưởng dệt này dùng kĩ thuật dệt bằng sức nước do Arkwright phát minh, Arkwright còn có cổ phần ở đây. Vì vậy Slater học được kĩ thuật máy dệt bằng sức nước tiên tiến nhất.

Năm 1789, khi người Pháp đang bận làm đại cách mạng, Slater đọc được mẩu quảng cáo lương cao của Mỹ trên báo Anh, nghĩ mình chỉ là con nông dân, giờ lên đến quản đốc là kịch kim rồi, nước Anh là của quý tộc Anh, không phải của dân đen như mình. Không bằng đến Mỹ thử vận may xem sao.

Lúc này chiến tranh độc lập mới kết thúc không lâu, quan hệ Mỹ - Anh không hề hữu hảo, Anh hạn chế xuất khẩu kĩ thuật sang Mỹ cực kì nghiêm khắc. Cuối năm đó, Slater giấu người nhà, đóng giả làm công nhân nông trường, cùng các di dân trà trộn lên tàu chở khách sang Mỹ. Cảnh sát Anh từng tra hỏi Slater nhưng không thấy nghi ngờ gì.

Tháng 12 năm 1790, Slater dựa vào trí nhớ làm nhái ra chiếc máy dệt đầu tiên tại Mỹ, sau đó xây dựng xưởng dệt sức nước đầu tiên tại Mỹ.

Người Mỹ cuối cùng cũng có công nghiệp của mình, vui mừng như điên, liên tục phong cho Slater những danh hiệu cao quý, như "Cha đẻ của Cách mạng Công nghiệp Hoa Kỳ", hay "Cha đẻ của Hệ thống Nhà máy Hoa Kỳ". Còn người Anh thì căm thù Slater, gọi Slater là kẻ phản bội.

Đến khi qua đời năm 1835, Slater có 13 nhà máy dệt, xây dựng nên đế quốc dệt của mình, đóng vai trò cực lớn trong việc thúc đẩy ngành dệt của Mỹ phát triển.

Ngoài Slater còn có một người khác, đó là Lowell, một thương nhân Boston. Lowell là con buôn, quen biết nhiều chủ nhà máy Anh. Năm 1810, Lowell đến Anh dưỡng bệnh, nhân cơ hội thường xuyên đến tham quan các xưởng dệt tại Glasgow và Manchester. Lowell tốt nghiệp khoa toán đại học Harvard, trong quá trình tham quan, dựa vào trí nhớ siêu phàm của mình, Lovell ghi nhớ mỗi một chi tiết của kết cấu máy móc, về nhà vẽ ra bản thiết kế trên giấy. Sau khoảng 2 năm, Lowell đã nắm được toàn bộ kĩ thuật máy dệt của Anh. Để đảm bảo an toàn, Lowell ghi nhớ tất cả trong đầu, đốt hết bản vẽ rồi mới lên đường về nước. Hải quân Anh nghi ngờ Lowell là gián điệp công nghiệp nên chặn lại tra xét, nhưng lục hết toàn bộ hành lí của Lowell mà không tìm được bất cứ bằng chứng nào, đành phải cho Lowell về Mỹ.

Lowell về quê nhà Massachusetts xây nhà máy, nhái lại máy dệt Cartwright, cùng Slater thúc đẩy cách mạng ngành dệt Mỹ, đặt nền tảng cho công nghiệp hóa của Mỹ.

Mỹ là một quốc gia tôn trọng bản quyền sở hữu trí tuệ, nhưng đó là khi và chỉ khi bản quyền đó có lợi cho Mỹ. Lowell và Slater dám đánh cắp kĩ thuật của Anh là bởi vì năm 1793 Mỹ ban bố luật bản quyền (Patent Act of 1793), quy định bất cứ người nào đánh cắp, nhái lại được kĩ thuật của quốc gia khác, Mỹ sẽ trao bằng sáng chế cho người đó, đồng thời cấm nhà phát minh nước ngoài đăng kí bản quyền này tại Mỹ.

Bản quyền, đạo đức, pháp luật chỉ là thủ đoạn trong cạnh tranh quốc tế. Mục đích cuối cùng của các nước là tối đa hóa lợi ích, cho người dân nước mình sống cuộc sống sung sướng.

6. Mâu thuẫn thuế quan, nội chiến Nam Bắc bùng nổ

Sau khi có kĩ thuật dệt, năm 1859, số xưởng dệt bông tại Mỹ tăng đến 1091 xưởng, thời điểm cao nhất, hàng dệt bông chiếm 63% tổng giá trị xuất khẩu của Mỹ.

Bước đầu tiên khi một quốc gia phát triển công nghiệp thường đều bắt đầu từ ngành dệt. Bởi vì máy dệt tương đối đơn giản, yêu cầu kĩ thuật không quá cao, các nước đều có thể tự làm được. Sau đó, các nhà máy sản xuất máy dệt sẽ mở rộng nghiên cứu chế tạo các loại máy móc khác, vì vậy ngành dệt luôn được coi là mở đầu của quá trình công nghiệp hóa.

Bởi vì ngành dệt quan trọng như vậy, bảo vệ ngành dệt của Mỹ chính là bảo vệ ngành chế tạo Mỹ, vì thế Mỹ đặt ra mức thuế xuất nhập khẩu cực cao, lên đến 50%. Nếu không đặt hàng rào thuế, hàng hóa Mỹ vẫn chưa cạnh tranh được với Anh. Cùng là một bộ quần áo, sản xuất tại Mỹ còn đắt hơn nhiều so với sản xuất tại Anh, vận chuyển đến Mỹ. Mỹ chỉ có thể dùng thuế quan cao để ngăn chặn hàng hóa Anh tràn ngập thị trường, để người Mỹ mua hàng Mỹ.

Nhưng thuế quan cao lại bất lợi đối với các chủ trang trạng miền Nam. Sản lượng bông của Mỹ chiếm 80% nguyên vật liệu của Anh, Pháp, thuế xuất khẩu cao khiến giá bông của các chủ trang trại tăng cao, khó cạnh tranh. Hơn nữa miền Nam cần nhập khẩu nô lệ da đen, thuế cao khiến giá mua một nô lệ lên tới 1.800 USD, bằng thu nhập 17 năm của một người Mỹ bình thường. Thế là các chủ trang trại miền Nam kiên quyết yêu cầu giảm thuế.

Nói đơn giản, thuế cao có lợi cho miền Bắc phát triển công nghiệp, thuế thấp có lợi cho miền Nam phát triển nông nghiệp và Anh, Pháp xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ. Vì vấn đề này mà hai miền Nam Bắc vẫn mâu thuẫn với nhau.

Tháng 11 năm 1860, Lincoln ủng hộ miền Bắc trúng cử Tổng thống Mỹ. Bang Nam Carolina không phục, tuyên boos rút khỏi liên bang. Sáu bang khác cũng lần lượt tuyên bố độc lập. Ngày 18 tháng 2 năm 1861, các bang miền Nam thành lập nước liên minh America. Ngày 2 tháng 3, mấy ngày trước lễ nhậm chức của Lincoln, 7 bang miền Nam rút khỏi Thượng viện, Thượng viện tiếp tục thông qua luật tăng thuế, một tháng sau có hiệu lực.

Mâu thuẫn Nam Bắc không thể điều hòa, ngày 12 tháng 4 năm 1861, nội chiến Nam Bắc cuối cùng bùng nổ.

Giai đoạn đầu, tướng lĩnh miền Nam và binh lính chiếm ưu thế, miền Bắc chủ yếu chịu trận. Nhưng cán cân dần dần nghiêng về miền Bắc, nguyên nhân rất đơn giản, vì miền Bắc có công nghiệp. Miền Nam chỉ có thể đánh một vài trận, miền Bắc lại có thể đánh một vài năm.

Miền Nam đương nhiên biết điều này, cho nên còn chưa khai chiến đã sai người đến châu Âu cầu cứu Anh, Pháp. Như trên đã nói, miền Nam và Anh, Pháp có lợi ích chung là giảm thuế, còn miền Bắc là đối thủ cạnh tranh của Anh, Pháp, nên Anh, Pháp đương nhiên phải giúp miền Nam.

Nếu sau đó Anh, Pháp có thể đưa quân can thiệp nội chiến Nam Bắc Mỹ, chắc chắn vận mệnh nước Mỹ sau này đã khác. Nhưng Mỹ thực sự quá may mắn, vì khi đó liên tục xảy ra ba việc khiến Anh, Pháp không thể can thiệp vào nội chiến Nam Bắc được.

Thứ nhất, năm 1861, Anh mất mùa lương thực nghiêm trọng, còn lúa mì ở miền Bắc Mỹ lại bội thu. Anh phải tìm mua lương thực của miền Bắc, không dám chính thức trở mặt với miền Bắc.

Thứ hai là thời điểm đó sản lượng bông của Ai Cập và Ấn Độ bỗng tăng rất mạnh, nhu cầu nhập bông từ miền Nam Mỹ giảm bớt, khiến miền Nam không còn quá quan trọng đối với Anh, Pháp.

Thứ ba là khi đó Trung Quốc xảy ra loạn Thái Bình thiên quốc, ảnh hưởng đến việc làm ăn của Anh, Pháp ở Trung Quốc. Việc buôn bán các mặt hàng thuốc phiện, trà của Anh, tơ nguyên liệu của Pháp đều kiếm được rất nhiều tiền từ Trung Quốc.

Từ ba nguyên nhân trên, Anh, Pháp suy đi tính lại, cân nhắc lợi hại, cuối cùng quyết định giúp nhà Thanh trấn áp Thái Bình thiên quốc, còn chiến tranh Nam Bắc của Mỹ thì kệ Mỹ.

7. Nga kiệt quệ vì chiến tranh Crimea, bán Alaska cho Mỹ

Sau khi kết thúc Chiến tranh Nam Bắc, nô lệ da đen giành được tự do, nhưng chất lượng cuộc sống lại giảm xuống. Trước đó dù sao cũng có giá 1.800 USD, đắt vãi, chủ nô cũng không dám hành hạ quá mức. Bây giờ được tự do, nhưng làm gì để kiếm ăn? Lại đi làm thuê ở đồn điền, nhà máy, cơm ăn còn không bằng trước, mỗi ngày còn phải làm quần quật 14 tiếng. Luận điệu "Nội chiến Nam Bắc là để giải phóng nô lệ" chỉ là nói láo, căn nguyên của nội chiến là vấn đề thuế xuất nhập khẩu, giải phóng nô lệ chỉ là sản phẩm phụ, do miền Bắc cũng cần sức lao động tự do đến nhà máy làm việc.

Sau nội chiến, Mỹ vùi đầu phát triển công nghiệp, kinh tế phát triển như điên. Và lại có một chiếc bánh từ trên trời rơi xuống.

8 năm trước nội chiến Mỹ, châu Âu cũng nổ ra chiến tranh Crimea, đánh từ năm 1853 đến 1856, khiến người Nga thua liểng xiểng.

Bản chất của chiến tranh Crimea là hai nước Anh, Pháp hỗ trợ Ottoman đánh bại đế quốc Nga. Anh, Pháp có thể đánh nhau chết bỏ để tranh giành thiên hạ đệ nhất, nhưng Nga định chen vào là Anh, Pháp lập tức giảng hòa cùng nhau đánh Nga, sau đó lại bắt đầu đánh nhau tiếp.

Nga thấy đánh không lại Anh, Pháp, liền nảy ra ý định bán Alaska. Một là vì thiếu tiền, hai là vì Alaska nắm sát thuộc địa Canada của Anh, bất cứ lúc nào cũng có khả năng bị người Anh cướp mất, làm bàn đạp tấn công Nga từ hướng Đông Bắc. Thế là Nga nảy ra ý tưởng bán cho Mỹ, làm vùng đệm giảm sóc với Canada của Anh.

Khi đó điều kiện của Alaska thật sự quá khắc nghiệt. Người Pháp, người Anh cũng đã từng đến Alaska, nhưng cuối cùng đều khóc chạy về vì lạnh. Chỉ có người Nga chịu lạnh tốt mới ở lại được, cho nên thành địa bàn của Nga. Mọi người đều nghĩ chỉ có thằng ngu với mua mảnh đất chó ăn đá gà ăn sỏi này về.

Sau khi nội chiến Nam Bắc kết thúc, Nga đốt tiền quá nhiều trong chiến tranh Crimea, vội chạy tới gạ bán Alaska cho Mỹ. Để thúc giục người Mỹ mau chi tiền, thậm chí Nga còn bỏ tiền mua truyền thông Mỹ khen Alaska đáng giá blah blah. Năm 1867, Ngoại trưởng Mỹ Seward thử ra giá: 7,2 triệu đô. Nga lập tức bắt tay: Chốt đơn!

Alaska rộng 1,7 triệu km2, tính ra mỗi km2 có giá 4,74 USD.

Sau đó thì sao? Alaska phát hiện mỏ vàng Fortknox, mỏ vàng Pogo, mỏ vàng Placer, mỏ than Usibelli, và trữ lượng dầu mỏ ít nhất 7,2 tỷ thùng.

Sau khi mua rẻ được Alaska, Mỹ lại cắm đầu cắm cổ phát triển hơn 20 năm. Khoảng năm 1900, GDP Mỹ chính thức vượt qua Anh. Với tính cách của người Anh sẽ không thể bỏ qua cho một nước thuộc địa giờ lại dám ngồi lên đầu mình. Nhưng lúc này Anh lại gặp phải mối đe dọa từ Đức. Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, sản lượng công nghiệp của Đức đã vượt qua Anh, từ năm 1890 bắt đầu cướp thuộc địa của Anh trê toàn cầu. Thế là Anh tạm gác lại ân oán với Mỹ, tập trung xử lý Đức, cuối cùng dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, 30 năm sau lại đến chiến tranh thế giới lần thứ hai.

8. Âm thầm lớn mạnh, tẩy trắng lịch sử, truyền bá giá trị quan kiểu Mỹ

Sau khi trở thành một cường quốc, Mỹ chưa vội gáy ngay mà dùng Tây Ban Nha để test thực lực của mình trước đã.

Khi đó Cuba là thuộc địa của Tây Ban Nha, phong trào cách mạng bị Tây Ban Nha đàn áp dã man. Năm 1898, Mỹ đưa tàu chiến Maine từ Florida tới Havana để lí do bảo vệ kiều dân Mỹ trước các hoạt động đàn áp của thực dân Tây Ban Nha. 9h tối ngày 15 tháng 2, tàu Maine đột nhiên nổ tung, chìm nghỉm, khiến 266 người chết. Nhưng khi nổ tất cả sĩ quan đều ở trên bờ, trên tàu chỉ có các thủy thủ và 2 sĩ quan. Mỹ một mực khẳng định là người Tây Ban Nha làm, sau một hồi tranh cãi, hai bên tuyên chiến. Sau ba (vâng, 03) phút đấu pháo kịch liệt, hải quân Tây Ban Nha thua chạy re kèn. Mỹ tiện đường chạy đến châu Á, tiêu diệt luôn hạm đội Tây Ban Nha tại Philippines.

Tây Ban Nha bị ép rút khỏi Cuba, cắt Puerto Rico và đảo Guam cho Mỹ, bán Philippines cho Mỹ với giá 20 triệu USD. Từ đó Tây Ban Nha trở thành một quốc gia top 2, không còn cơ hội chen vào top 1 nữa.

Đến bây giờ Puerto Rico và Guam vẫn là thuộc địa của Mỹ, nhưng gọi thuộc địa thì không hay, mà gọi là Puerto Rico thuộc Mỹ, Guam thuộc Mỹ.

Mỹ có cách nghĩ khác châu Âu, không có hứng thú gì với thuộc địa kiểu cũ. Mỹ không thích cai quản người Mexico, người Philippines, người Ấn Độ, vì không rảnh háng đến mức đó. Đối với một mảnh đất nào đó, Mỹ chỉ cần thị trường và tài nguyên, còn lại không có nhu cầu cai quản nó, biến nó thành thuộc địa kiểu mới bằng cách khống chế kinh tế, tài chính và cải tạo văn hóa tư tưởng là được.

Mỹ đánh Tây Ban Nha không phải vì đất đai hay dân số, mà là để mở rộng thị trường, làm cho nhiều người mua hàng Mỹ hơn. Lúc này, Mỹ đang sản xuất một nửa sản phẩm công nghiệp của toàn cầu.

Vì vị trí địa lí đặc thù, hai cuộc thế chiến đầu cách xa Mỹ. Châu Âu bị đánh tan hoang, rất nhiều nhà khoa học, tập đoàn tư bản đều chạy về Mỹ, khiến Mỹ lại càng thêm phát triển.

Sau sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ đã vượt xa Anh, Anh vay Mỹ rất nhiều tiền, quân đội Anh cũng suy yếu, không còn vốn liếng gì để cạnh tranh với Mỹ nữa, nên ngoan ngoãn dâng ngôi vị bá chủ toàn cầu cho Mỹ.

Tóm lại, vận mệnh quốc gia của Mỹ thực sự tốt, Mỹ đã quá may mắn, một phần cũng là nhờ vị trí địa chính trị của Mỹ.

Mỹ giành độc lập là nhờ có Pháp. Mỹ mua được đất của Pháp, của Nga cũng vì Pháp, Nga bận đánh nhau với Anh, thiếu tiền phải bán cho Mỹ. Mỹ lẽ ra phải quyết một trận sống mái, tranh giành ngôi bá chủ với Anh thì bỗng dưng Đức lại nhảy ra thách thức Anh. Vốn là cuộc chiến giữa số 1 (Anh) với số 2 (Mỹ) để xem thằng nào mới là đại ca, thì tự dưng ông số 3 (Đức) lại loi choi, để số 1 với số 2 hùa vào tẩn cho, Mỹ tránh được một cuộc soán ngôi đẫm máu.

Trong quá trình trỗi dậy, Mỹ cũng dựa vào xâm lược, ăn cắp bản quyền, tàn sát người Anh điêng, phản bội ân nhân Pháp, cũng không hề vinh dự gì. Nhưng sau khi trở thành siêu cường, Mỹ bắt đầu tẩy trắng bản thân.

Mà không chỉ có Mỹ, các nước khác cũng đều tự tẩy trắng lịch sử của mình, lịch sử nào mà chẳng có vết ố. Thế nên người ta mới nói, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn. Và lợi ích của nước này thường lại là thua thiệt của nước khác. Vì vậy, Mỹ hay nước nào thì cũng đều có tốt có xấu cả, đừng lên mặt với nước khác là ta đây tốt hơn, hay hơn, công bằng hơn, bình đẳng hơn, tự do hơn, dân chủ hơn, nên phải xuất khẩu ra cho các nước khác học theo mà làm gì.
(Nguồn: weibo.com, qq.com, weixin.com)
 
Chỉnh sửa cuối:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Cụ edit lại bài đi ạ. Không lại phải mua SIM mới :D
He he chẳng lẽ mình repost lại toàn bộ còm? thôi các cụ tự tìm hiểu về lịch sử nước Mỹ vậy ngủ thôi kệ Mỹ với TQ chọi nhau, ai thích làm số 1 cũg được
 
Chỉnh sửa cuối:

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,114
Động cơ
416,205 Mã lực
Nơi ở
BE
Nhiều cụ coi chuyện lấy bài của người khác dịch không ghi nguồn rồi đăng lên, nhận mưa cám ơn với khen ngợi mà ko đính chính là chuyện bình thường, không đáng phải quan tâm nhỉ.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,427
Động cơ
82,791 Mã lực
Thớt cũ em đọc hết rồi; thớt này vào comment cho thớt nổi lên thôi!
 

cà rốt xanh

Xe tải
Biển số
OF-75417
Ngày cấp bằng
14/10/10
Số km
377
Động cơ
-65,257 Mã lực
Sao hôm trước thớt của cụ lại bị xoá nhỉ
Nếu e ko nhầm, thì bài gốc trên các trang của Trung quốc nôm na với cái tên là:
"Góc nhìn Đại Trung hoa: Lịch sử cướp và giết để lập quốc và phát triển của Hoa kỳ"
 

Đi Jây

Xe tăng
Biển số
OF-818878
Ngày cấp bằng
9/9/22
Số km
1,081
Động cơ
6,420 Mã lực
Lowell chứ ko phải Lovell. Tên đầy đủ của "con buôn" nổi tiếng đó là Francis Cabot Lowell.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Nhiều cụ có vẻ hằn học thế nhỉ? Coi như là thông tin tham khảo thêm về góc nhìn của bên thứ 3 có sao đâu? Các cụ không có dân chủ gì hết vậy? 😄
Mình thì ko hằn học chỉ tiếc mấy còm mất công nói chuyện với các cụ trong thớt trước :) cái chính là nên ghi nguồn để biết góc nhìn của ai hay quan điểm chủ thớt? Góc nhìn của TQ với Mỹ là góc nhìn của cường quốc đang lên với cường quốc đang ngồi ghế số 1. Rất khác với góc nhìn của các nước ko phải cường quốc.
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,925
Động cơ
97,663 Mã lực
Nhiều cụ có vẻ hằn học thế nhỉ? Coi như là thông tin tham khảo thêm về góc nhìn của bên thứ 3 có sao đâu? Các cụ không có dân chủ gì hết vậy? 😄
Mạo danh. Cụ ko thấy sao cố cãi. Hàng TQ mác Việt, như Khải siu tội to lắm.
 

Phỡn

Xe điện
Biển số
OF-2657
Ngày cấp bằng
5/12/06
Số km
2,008
Động cơ
565,180 Mã lực
Nơi ở
bon bon
Mình thì ko hằn học chỉ tiếc mấy còm mất công nói chuyện với các cụ trong thớt trước :) cái chính là nên ghi nguồn để biết góc nhìn của ai hay quan điểm chủ thớt? Góc nhìn của TQ với Mỹ là góc nhìn của cường quốc đang lên với cường quốc đang ngồi ghế số 1. Rất khác với góc nhìn của các nước ko phải cường quốc.
Cụ ấy bảo cụ ấy là thợ dịch mà cụ, hay lê la các trang tung của.
Nói chung post lại là hết vui rồi.
 

Friedrich II

Xe tải
Biển số
OF-603350
Ngày cấp bằng
15/12/18
Số km
426
Động cơ
101,054 Mã lực
Mạo danh. Cụ ko thấy sao cố cãi. Hàng TQ mác Việt, như Khải siu tội to lắm.
Sao phải thế? Cụ ấy nói cụ ấy cóp nhặt để bốc phét rồi mà. Cụ hằn học làm gì??? Me nó vừa vừa thôi. Còn chụp cho người ta cái mũ tội to như Khải siu, chết cười 😆
 
Chỉnh sửa cuối:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Cụ ấy bảo cụ ấy là thợ dịch mà cụ, hay lê la các trang tung của.
Nói chung post lại là hết vui rồi.
Kệ, cũng là 1 dịp tìm hiểu lịch sử :) ví dụ vụ Mỹ mua Louisiana năm 1803 cũng thú vị. Lúc đó nước Mỹ mới lập quốc còn nghèo ko có tiền 15 triệu để mua. Phải ghi nợ và phát hành trái phiếu.

Nhưng để trả tiền nhanh theo yêu cầu của Napoleon, hai ngân hàng Barings (London) và Hopes (Amsterdam) đã ứng tiền cho Pháp và nhận nợ chính phủ Mỹ.

Đợt chuyển tiền cuối chính phủ Anh cố cản Barings và Hopes chuyển tiền, nhưng vì Hopes ở Hà Lan nên ko nghe lệnh chính phủ Anh và vụ mua thành công.

Thực ra nói mua 2,14 triệu km2 nhưng diện tích kiểm soát đã khai phá thực sự nhỏ, nhiều vùng của thổ dân và đất hoang. Đến khi dân phía đông, 13 bang tràn sang cắm lều mới thực sự tiêu diệt thổ dân, khai hoang Louisiana.
 
Chỉnh sửa cuối:

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,925
Động cơ
97,663 Mã lực
Sao phải thế? Cụ ấy nói cụ ấy cóp nhặt để bốc phét rồi mà. Cụ hằn học làm gì??? Me nó vừa vừa thôi. Còn chụp cho người ta cái mũ tội to như Khải siu, chết cười 😆
Cụ nhầm, hằn học gì đâu.
Thớt cũ với tinh thần bài Mỹ em vui còn vodka cho chủ thớt, em rất tôn trọng quan điểm của ofer dù có khác biệt.
Nhưng em thất vọng khi biết cụ chủ cài quan điểm bài Mỹ từ phía TQ.
 

Homo Deus

Xe tăng
Biển số
OF-333
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
1,263
Động cơ
5,577,178 Mã lực
Cụ nhầm, hằn học gì đâu.
Thớt cũ với tinh thần bài Mỹ em vui còn vodka cho chủ thớt, em rất tôn trọng quan điểm của ofer dù có khác biệt.
Nhưng em thất vọng khi biết cụ chủ cài quan điểm bài Mỹ từ phía TQ.
Cụ này nói đúng này, khả năng cũng lại giống ông gì nói tiếng việt hay sai chính tả kiểu Tàu hồi trưosc thôi
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,114
Động cơ
416,205 Mã lực
Nơi ở
BE
Nhiều cụ có vẻ hằn học thế nhỉ? Coi như là thông tin tham khảo thêm về góc nhìn của bên thứ 3 có sao đâu? Các cụ không có dân chủ gì hết vậy? 😄
Không ai hằn học về cách nhìn của bên thứ 3 cả. Cái mọi người nhắc cụ chủ ở đây là nếu dịch thì phải ghi nguồn, đừng vì không quy định trong quán mà không làm, lấy văn người khác về làm văn mình.
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,313
Động cơ
367,235 Mã lực
Thực ra đọc hiểu lịch sử nước mỹ cũng hay
 

Phỡn

Xe điện
Biển số
OF-2657
Ngày cấp bằng
5/12/06
Số km
2,008
Động cơ
565,180 Mã lực
Nơi ở
bon bon
Kệ, cũng là 1 dịp tìm hiểu lịch sử :) ví dụ vụ Mỹ mua Louisiana năm 1803 cũng thú vị. Lúc đó nước Mỹ mới lập quốc còn nghèo ko có tiền 15 triệu để mua. Phải ghi nợ và phát hành trái phiếu.

Nhưng để trả tiền nhanh theo yêu cầu của Napoleon, hai ngân hàng Barings (London) và Hopes (Amsterdam) đã ứng tiền cho Pháp và nhận nợ chính phủ Mỹ.

Đợt chuyển tiền cuối chính phủ Anh cố cản Barings và Hopes chuyển tiền, nhưng vì Hopes ở Hà Lan nên ko nghe lệnh chính phủ Anh và vụ mua thành công.

Thực ra nói mua 2,14 triệu km2 nhưng diện tích kiểm soát đã khai phá thực sự nhỏ, nhiều vùng của thổ dân và đất hoang. Đến khi dân phía đông, 13 bang tràn sang cắm lều mới thực sự tiêu diệt thổ dân, khai hoang Louisiana.
Em thấy Mỹ giỏi thực sự, cướp bóc tàn sát chiếm đất người bản địa nhưng qua bàn tay đạo diễn hollysh**t lại thành các anh cowboy ngang tàng bản lĩnh phong trần, làm các em các cháu mê mệt ;))
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,313
Động cơ
367,235 Mã lực
Thớt cũ bị xoá, có vẻ lí do là không ghi rõ nguồn, mặc dù quán cà phê không có quy định ghi nguồn.
Em post lại, bổ sung đủ nguồn luôn ạ.

1. Chiến tranh bảy năm, Anh cướp gần hết thuộc địa của Pháp

Chiến tranh bảy năm (1756-1763) là cuộc chiến xảy ra giữa hai liên quân gồm có Anh, Phổ (tiền thân của Đức ngày nay) với liên quân Pháp, Áo, Nga, sau đó lan khắp châu Á, châu Mỹ.

Về bản chất, cuộc chiến tranh này là Anh và Pháp tranh giành ngôi vị số một thế giới. Trong các bên tham chiến, chỉ có Anh là ở ngoài biển, cách xa các nước khác, vì vậy mặc dù có hiệp ước đồng minh, nhưng trên đại lục châu Âu chủ yếu chỉ có một mình Phổ cân ba cả Pháp, Áo lẫn Nga. Ba đánh một không chột cũng què, Quốc vương Phổ Friedrich II đang vất vả chống đỡ thì nữ hoàng Nga Elizaveta (tên tiếng Anh là Elizabeth) đột ngột qua đời. Người lên kế vị là Pyotr III (tên tiếng Anh là Peter đệ tam). Pyotr III sinh ra trên đất Phổ, từ bé đã là fan cuồng của vủa Phổ Friedrich II, thế là vừa lên ngôi liền bãi chiến, thậm chí còn trả lại toàn bộ đất đai đã chiếm được cho Phổ, liên minh với Phổ để tận lại Áo. Nhờ thế Phổ mới thoát chết, và sau này trở thành Đức. Còn Pyotr III vì quá khôn nên bị chính vợ của mình ép thoái vị sau 6 tháng lên ngôi. Vợ của Pyotr III lên làm Sa Hoàng, chính là Yekaterina II vĩ đại (tiếng Anh là Catherine đại đế).

Khi Phổ đang trầy trật đánh nhau trên lục địa châu Âu thì nước Anh chủ yếu chỉ đứng sau bơm tiền, còn quân đội thì đưa đi khắp toàn cầu tranh giành thuộc địa với Pháp. Pháp thực ra cũng giống như Phổ, một mặt đánh Phổ, mặt khác còn phải đánh nhau với Anh ở Ấn Độ và Bắc Mỹ. Nhưng lúc này hải quân Anh mạnh hơn hải quân Pháp, nên đã cắt đứt tuyến tiếp viện từ Pháp đến các thuộc địa, khiến quân đội Pháp ở các thuộc địa không có tiếp viện, cuối cùng đành phải từ bỏ Ấn Độ, từ bỏ Canada, từ bỏ khu vực phía Đông sông Mississippi vào tay Anh quốc.

Anh là bên thắng lớn nhất trong chiến tranh bảy năm, chiếm được vô số thuộc địa trên toàn cầu. Chiến tranh bảy năm là lần đầu tiên các châu lục trên trái đất đồng thời xảy ra chiến tranh sau đó Churchill nói chiến tranh bảy năm mới là chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Trước cuộc chiến tranh này, thực lực tổng hợp của Pháp mạnh hơn Anh, sau chiến tranh Pháp suy yếu nghiêm trọng, bởi vì áp lực tài chính quá lớn, mỗi năm đánh nhau phải chi ra 37 triệu livre, còn phải chi cho các nước đồng minh 55 triệu livre. Khi đó mỗi năm Pháp thu vào khoảng 400 triệu livre, bảy năm chiến tranh tổng cộng chi hết 1,325 tỷ livre. Năm 1763, chiến tranh kết thúc. Năm 1786, Pháp bùng nổ khủng hoảng tài chính. Năm 1789, Pháp xảy ra đại cách mạng, vua và hoàng hậu bị chém đầu.

Bởi vì Pháp quá mạnh, trong lịch sử, tổng cộng có bảy lần các nước thành lập liên minh chống Pháp, gần như lần nào Anh cũng là nước dẫn đầu, cho nên đến nay người Anh và người Pháp vẫn còn những xích mích do lịch sử thù hận hàng trăm năm để lại.

Khi đối phó với liên minh chống Pháp lần đầu tiên, Napoléon, khi đó là Trung tướng, đánh tan tác quân Áo ở Italia, khiến liên minh chống Pháp lần đầu tiên tan rã. Lần thứ hai Chính phủ Pháp đánh thua liểng xiểng, Napoléon tức mình đảo chính lên nắm quyền, từ đó cho các version liên minh chống Pháp liên tục bị đánh tan. Đến tận liên minh chống Pháp version 7, người Anh mới hạ gục được Napoléon.

Nhưng Napoléon đã là vinh quang cuối cùng của nước Pháp. Sau thời Napoléon, ở châu Âu chỉ có Đức mới có thể đe dọa địa vị số 1 của Anh. Ý đồ soán vị của Đức đã dẫn đến hai cuộc thế chiến, và làm cho Mỹ tự dưng có cơ hội trỗi dậy.

2. Pháp bơm đồ cho Mỹ bật lại mẫu quốc Anh để giành độc lập

Người Pháp thực ra còn đến Bắc Mỹ sớm hơn người Anh. Năm 1603, Chamberlain người Pháp đã xây dựng khu định cư vĩnh cửu tại Quebec, nên ngày nay Quebec vẫn nói tiếng Pháp. Đến năm 1750, trước chiến tranh bảy năm, thuộc địa của Pháp và Tây Ban Nha ở Bắc Mỹ vẫn nhiều hơn người Anh. Người Anh lúc này chỉ kiểm soát khu vực bờ biển phía Đông, nhưng có lợi thế về địa hình, tiến có thể công, lùi có thể thủ. Sau khi chiến tranh bảy năm kết thúc, Bắc Mỹ đã có 13 thuộc địa của Anh, miền Bắc làm công nghiệp, miền Trung làm lương thực, miền Nam trồng cây công nghiệp, dân số lên đến 2,5 triệu người.

Trong chiến tranh bảy năm, không chỉ có người Pháp đốt tiền mà người Anh cũng đốt tổng cộng 160 triệu bảng Anh. Để kiếm tiền trả nợ, người Anh dự định thu thuế tại 13 thuộc địa của mình ở Bắc Mỹ, với ba dự luật thuế trà, thuế đường và thuế tem.

Các di dân Bắc Mỹ từ cả trăm năm nay không phải nộp một đồng thuế nào. Bây giờ thấy mẫu quốc bắt đầu định thu thuế liền phản đối kịch liệt. Thấy tình hình không ổn, Anh liền rút lại dự luật thuế đường, thuế tem, chỉ còn thu thuế trà.

Để thu được nhiều thuế, Anh quy định trước hết phải đấu giá trà ở London, sau đó mới chở đến Bắc Mỹ tiêu thụ. Rất nhiều thương nhân Bắc Mỹ trực tiếp buôn lậu trà từ Hà Lan để trốn thuế, cung cấp đến 90% trà cho Bắc Mỹ, khiến công ty Đông Ấn Độ của Anh làm ăn đúng luật bị lỗ nặng. Để hỗ trợ công ty Đông Ấn Độ, Chính phủ Anh thông qua dự luật trà năm 1773, cho phép công ty Đông Ấn Độ trực tiếp tiêu thụ trà tại Bắc Mỹ mà không phải qua đấu giá, còn có thể miễn thuế hoàn toàn. Dự luật này giúp trà của công ty Đông Ấn Độ lập tức rẻ bằng một nửa trà của đám buôn lậu.

Tự dưng mất mối làm ăn, đám buôn lậu cay quá, liền đi đút lót báo chí bản địa, nói chính quyền Anh đưa ra dự luật trà là để dụ dỗ các thuộc địa chấp nhận nộp thuế, đại loại là theo kiểu nước lạnh luộc ếch, sau này sẽ thu đủ loại thuế khác, mọi người nhất định không được mắc lừa.

Khống chế được dư luận chính là khống chế được lòng dân, người dân Bắc Mỹ bị truyền thông làm cho sửng sốt, bừng bừng lửa giận tới tấp đứng lên phản đối. Năm 1774, đại diện các thuộc địa đến Philadelphia mở hội nghị đại lục lần thứ nhất, chuẩn bị bật lại mẫu quốc. Một năm sau, người Anh đưa quân đến trấn áp, người dân thuộc địa đứng lên chống cự, chiến tranh độc lập chính thức bùng nổ.

Khi đó Anh đang mạnh nhất nhì thế giới. Người dân các thuộc địa Bắc Mỹ không tuổi gì có thể chống lại mẫu quốc được. Khi đó Anh có nền công nghiệp và lực lượng hải quân đứng đầu thế giới, có 30.000 quân đóng ở Bắc Mỹ, tất cả được vũ trang đến tận răng, còn quân cách mạng Bắc Mỹ là dân binh và quân tình nguyện, trang bị cơ bản chỉ có mỗi súng trường.

Bắc Mỹ lúc này còn rất nghèo, hơn nữa có một phần năm số người dân vẫn ủng hộ đế quốc Anh, nên việc làm cách mạng không hề dễ dàng.

Năm 1776, quân đội cách mạng do Washington lãnh đạo chỉ còn vẻn vẹn 4.000 người, sĩ khí hết sức sa sút, cách mạng sắp bị dìm trong bể máu.

Washington sinh ra trong một gia đình chủ nô, lúc 27 tuổi, trong nhà có 36 nô lệ da đen, sau khi lấy một quả phụ giàu có tên là Martha, Washington lên ngôi chạn vương, trong tay có hơn 200 nô lệ da đen. Washington vốn đi lính trong quân đội Anh, với hi vọng được nhập tịch mẫu quốc, nhưng bị quân Pháp đánh cho thảm bại tại chiến trường Ấn Độ và phải đầu hàng. Mặc dù sau đó được thả về, nhưng đã đầu hàng một lần thì làm sao còn có thể thăng tiến được nữa. Washington chán nản xuất ngũ, gửi gắm tương lai vào nhà vợ.

Washington có thể trở thành tổng chỉ huy quân cách mạng Bắc Mỹ là bởi vì ông ta là tướng lĩnh duy nhất của quân cách mạng có kinh nghiệm thực chiến, mặc dù là kinh nghiệm thua trận và bị bắt.

Quả nhiên quân của Washington bị đánh tan tác, đến lúc có nguy cơ phải đầu hàng thêm một lần nữa thì cứu tinh của Washington xuất hiện. Đó là quốc vương Pháp Louis XVI.

Chiến tranh độc lập Bắc Mỹ nổ ra, Louis XVI mới 21 tuổi, đang tuổi trẻ trâu húng chó, vẫn cay vì thất bại của Pháp trong chiến tranh bảy năm, để ngôi vị số một thế giới rơi vào tay quân Anh bốn lạng. Lúc này Nghe nói người dân thuộc địa Bắc Mỹ bắt đầu phản kháng Anh, Louis XVI mừng rỡ, quyết định hỗ trợ Bắc Mỹ để Anh phải tiêu hao sức người sức của. Thế là Louis XVI lập tức phái người tới liên lạc với Bắc Mỹ, kí điều ước phòng thủ chung có điều kiện, đưa tới rất nhiều vật tư quân dụng, trong thời gian ba năm tổng cộng viện trợ cho quân cách mạng số vũ khí trị giá 1 triệu bảng Anh.

Cho vật tư vũ khí còn chưa đủ, Louis XVI còn cử thượng tướng hải quân - bá tước Grasse và trung tướng lục quân - bá tước Rochambeau dẫn 12 chiếc tàu chiến và 5 chiếc tàu viễn dương chở 4.000 quân Pháp vượt Đại Tây Dương đến Bắc Mỹ đánh nhau với người Anh.

Viện quân Pháp không ngừng kéo đến, khiến cục diện chiến trường Bắc Mỹ xoay chuyển. Năm 1781, trước trận chiến Yorktown, quân đội của Washington không có tiền phát lương, khoảng 10% binh lính nổi loạn, bá tước Rochambeau phải bỏ ra một nửa tiền lương của quân Pháp cho Washington mới ổn định được quân tâm. Trong trận chiến Yorktown này, quân Pháp là chủ lực. Trên biển, quân cách mạng Bắc Mỹ không có quân, Pháp có 32 chiếc tàu chiến và 15.000 hải quân. Trên mặt đất, quân Bắc Mỹ tổng cộng có chưa đến 8.000 người, còn quân Pháp có đến 8.800 người. Trong số 375 khẩu pháo, có đến 343 khẩu là của người Pháp.

Chiến dịch Yorktown kết thúc, quân Anh thua trận, tướng lĩnh quân Anh đầu hàng, nhưng lại đầu hàng Pháp vì biết rõ Pháp mới là chủ lực. Bá tước Rochambeau không nhận, cho Washington đi tiếp nhận quân Anh đầu hàng. Washington xấu hổ không đi, cho Thiếu tướng Lincoln đi nhận thay.

Đại thắng Yorktown đánh dấu thắng lợi của chiến tranh độc lập Bắc Mỹ. Nhưng sau đó trong lịch sử nước Mỹ, rất ít người biết các bá tước Rochambeau, Grasse mới là người lãnh đạo chiến tranh độc lập Bắc Mỹ giành chiến thắng. Đại đa số mọi người chỉ biết đến quốc phụ Washington, tất cả công lao là của Washington hết.

Cũng giống như sau thế chiến thứ hai, bằng sự khống chế tuyệt đối của truyền thông Mỹ, hiện nay thế hệ trẻ đa số cho rằng người Mỹ đã đánh hạ Berlin, còn công lao của Liên Xô hoàn toàn bị xóa nhòa.

Cái gọi là chiến tranh độc lập Bắc Mỹ, thực ra chính là sự tiếp diễn của chiến tranh bảy năm, là cuộc báo thù rửa hận của người Pháp đối với người Anh. Trong chiến tranh độc lập, người Mỹ chỉ tốn 400 triệu USD, người Pháp thì tốn 1,3 tỷ livre, tương đương với 13 tỷ USD, gấp hơn 30 lần người Mỹ. Người Anh thì tốn 200 triệu bảng Anh, tương đương với 1,2 lần GDP cả nước.

Nhưng chính vì đầu tư quá nhiều để trả thù người Anh, tình hình tài chính của Pháp càng xấu đi. Năm 1783, chiến tranh độc lập Bắc Mỹ kết thúc. 3 năm sau khủng hoảng tài chính Pháp bùng nổ. 3 năm sau nữa, khủng hoảng tài chính lại dẫn đến cách mạng tư sản Pháp.

Sự ra đời của nước Mỹ chỉ là kết quả ngoài ý muốn của cuộc tranh giành địa vị bá chủ giữa Anh và Pháp. Kết quả cuối cùng của cuộc tranh giành này là bồi dưỡng ra siêu cường duy nhất trên toàn cầu.

Tổng kết lại một chút. Chiến tranh bảy năm nổ ra, một mình Đức (Phổ) cân ba Pháp, Áo, Nga. Anh xua quân đi tranh giành thuộc địa với Pháp tại Ấn Độ, Bắc Mỹ. Nga quay xe, Pháp thua trận, mất vô số thuộc địa vào tay Anh. Pháp cay quá, ủng hộ thuộc địa Bắc Mỹ của Anh giành độc lập. Quân Anh thua, nước Mỹ ra đời.

3. Mỹ mua Louisiana của Pháp, lãnh thổ mở rộng gấp đôi

Ơn huệ của Pháp đối với Mỹ không chỉ có thế. Mỹ có thể giành được Louisiana, mở rộng lãnh thổ gấp đôi, cũng là nhờ có Pháp.

Sau khi chiến bại, Pháp cắt địa bàn Canada cho Anh, cắt Louisiana cho Tây Ban Nha, hổn hển tức giận về nhà. Sau đó Napoléon ngang trời xuất thế, Tây Ban Nha không biết Napoléon là thằng nào, gia nhập liên minh chống Pháp, bị Napoléon đánh cho quỳ lạy van xin, năm 1800 trả lại Louisiana cho Pháp để Pháp đừng đánh nữa. Tây Ban Nha và Pháp kí một điều ước bí mật, bề ngoài vẫn là người Tây Ban Nha cai quản Louisiana, nhưng thực ra Louisiana là của Pháp.

Tại sao phải bảo mật việc này? Đây là yêu cầu của Pháp, vì Pháp không có sức lực đi quản Louisiana, Napoléon bận đánh nhau với liên minh chống Pháp trên lục địa, còn trên biển, người Anh khống chế mặt biển, hải quân Pháp không thể chính thức đến tiếp quản Louisiana được. Vì vậy Pháp phải bảo mật để đề phòng người Anh biết chuyện đến thịt mất Louisiana của mình.

Ý đồ của người Pháp cũng rất bá đạo, một là khống chế New Orleans ở cửa sông Mississipi, hai là khống chế thuộc địa Haiti, ba là lấy Haiti làm bàn đạp, thoát khỏi sự phong tỏa trên biển của người Anh, khống chế toàn bộ khu vực Bắc Mỹ.

Không ngờ người Pháp lại đá phải thép tấm ở Haiti. Năm 1802, Haiti nổ ra khởi nghĩa chống thực dân Pháp, Napoléon phái 20.000 quân Pháp đi đàn áp, kết quả là 20.000 quân gần như chết sạch.

Napoléon nhận được tin sét đánh mà ngơ ngác. Mất Haiti là Pháp sẽ mất khả năng khống chế Bắc Mỹ. Bên này còn liên minh chống Pháp quậy phá, Napoléon không thể điều thêm quân đi dẹp loạn nữa. Thế là tình trạng của Louisiana vẫn tiếp tục chông chênh.

Như trên đã nói, lúc này Pháp đã khống chế thực tế New Orleans. Tại New Orleans, phong trào hủy bỏ chế độ nô lệ đang phát triển, mà New Orleans lại tiếp giáp với khu tập trung nô lệ da đen ở phía nam Mỹ. Sợ phong trào này lan đến Mỹ, năm 1803, người Mỹ liền phái Livingston đến Paris đàm phán, định ra giá 10 triệu USD mua lại New Orleans. Khi đến Paris, Livingston lại phát hiện Pháp và Tây Ban Nha có một điều ước bí mật, Pháp còn nắm chủ quyền cả vùng Louisiana chứ không chỉ mỗi New Orleans, thế là liền đến gặp Napoléon, hỏi xem có mua luôn cả Louisiana được không.

Livingston chỉ hỏi thử xem sao, nhưng Napoléon lại cảm thấy Louisiana kiểu gì cũng không giữ được, thôi thì bán quách cho Mỹ, để Mỹ với Anh tranh giành nhau, ít nhiều cũng kiếm được mấy đồng quân phí còn đánh nhau với Anh, thế là ra giá 15 triệu USD.

Louisiana rộng 2,15 triệu km2, tính ra mỗi mẫu Anh có giá chưa đến 3 cent, Livingston nghe xong mừng như điên, sợ Napoléon nuốt lời, không kịp xin ý kiến Quốc hội đã vội vàng kí thỏa thuận với Pháp.

Diện tích nước Mỹ lập tức tăng gấp đôi. Giống như chiến tranh độc lập, lần này cũng là nhờ có Anh, Pháp tranh giành mà Mỹ từ dưng vớ được món hời bố tướng.

Pháp giúp đỡ Mỹ đến mức này, vậy Mỹ báo đáp lại ra sao?

Sau khi độc lập, năm 1794, Mỹ kí với Anh một điều ước, nhanh chóng khôi phục quan hệ thương mại. Sau khi Pháp xảy ra đại cách mạng, Mỹ lấy lí do Pháp đã trở thành một nước cộng hòa, thế là bùng hết số nợ từ thời chiến tranh độc lập.

Bố vừa cho tiền, vừa cho vũ khí, vừa phải quân giúp mày độc lập, bây giờ bố vừa gặp nạn, mày lập tức tuyên bố quỵt nợ? Pháp tức điên lên, bắt giam hết tàu thuyền của Mỹ. Mỹ cũng bắt tàu thuyền của Pháp để trả đũa. Sau hai năm, Pháp thật sự quá bận, phải đánh nhau tứ tung với liên minh chống Pháp, cuối cùng mặc kệ thằng Mỹ vô ơn.

Từ đó trở đi, Pháp không bao giờ trở lại vị trí đứng đầu thế giới được nữa. Mỹ cũng không còn theo đại ca Pháp, mà tự mình thành đại ca của bọn khác.

4. Xâm lược Mexico, chiếm được các bang Texas, New Mexico, California

Trở mặt với Pháp xong, Mỹ miệt mài làm ăn buôn bán suốt 50 năm. Năm 1819 cướp được Florida từ tay người Tây Ban Nha, năm 1840 GDP đã bằng một nửa đế quốc Anh, sản lượng bông chiếm hai phần ba toàn thế giới. Đến năm 1860, sản lượng công nghiệp miền Bắc Mỹ đứng thứ tư thế giới, đạt 1,88 tỷ USD, còn khu trang trại cây công nghiệp phía nam cũng càng ngày càng lớn, nô lệ da đen lên tới 4 triệu người.

Có tiền, có địa bàn, dã tâm của Mỹ cũng ngày càng lớn, bắt đầu nhóm ngó sang hàng xóm Mexico.

Nhưng Mỹ là một nước có đạo đức, không có lí lẽ nào tự dưng đi đánh người khác. Thế nên trước khi động thủ, Mỹ liền đẩy mạnh tuyên truyền, đại ý là "Chế độ dân chủ của Mỹ thật là tuyệt cbn vời, vì vậy không nên bị hạn chế bởi bất cứ biên giới nào". Kể cả đến bây giờ, mỗi lẫn mang dân chủ đi ban phát, Mỹ đều có lí do rất đường hoàng, chống độc tài, bảo vệ nhân quyền, hoặc ít ra cũng phải giơ ra một lọ muối rồi mới đánh.

Năm 1821, Mexico đánh đuổi người Tây Ban Nha giành độc lập, nhưng cục diện chính trị sau dựng nước cũng rất loạn lạc, trong 30 năm đầu tiên thay đến 50 Chính phủ, 31 Tổng thống, xảy ra hơn trăm cuộc đảo chính quân sự, kinh tế nát bươm, công nghiệp không phát triển được.

Nhìn ông bạn láng giềng loạn lạc như vậy, Mỹ thèm chảy dãi, không thể ngồi yên được nữa.

Mục tiêu đầu tiên là Texas, Mỹ cho rất nhiều người Mỹ tràn vào Texas. Vùng đất này quá ít người, ban đầu người Mexico vẫn hoan nghênh người Mỹ đến, nhưng sau đó thấy nhiều người Mỹ quá, Mexico hãm lại nhưng không kịp. Người Mỹ trở thành đa số ở Texas, sau đó Chính phủ Mỹ giật dây, năm 1835, Texas tuyên bố độc lập. Tổng thống Mexico dẫn quân đi dẹp loạn, lại bị bắt sống, đành phải thừa nhận độc lập của Texas, còn gọi là nước cộng hòa Single Star.

Nước cộng hòa Texas này từng tồn tại mười năm, cho nên bây giờ thỉnh thoảng người Texas cãi nhau với Chính phủ liên bang lại giận dỗi đòi tachs ra độc lập, khôi phục nước cộng hòa Texas. Năm 1845, Texas gia nhập liên bang, trở thành bang thứ 28 của Mỹ.

Li khai độc lập đã đành, nhưng giờ lại còn sáp nhập? Mexico tức điên lên, năm 1846 tuyên chiến với Mỹ. Mỹ đã chuẩn bị sẵn từ lâu, quốc lực mạnh hơn Mexico nhiều, lại là nước công nghiệp đi đánh nước nông nghiệp, hơn một năm đã đánh đến tận thủ đô Mexico, người Mexico quỳ xuống cắt đất xin hàng, mới giữ lại được quốc thổ ngày nay.

Sau cuộc chiến tranh xâm lược này, Mỹ chiếm được 2,3 triệu km2 đất của Mexico, bao gồm các bang Texas, New Mexico, California ngày nay. Lãnh thổ Mỹ kéo dài từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, vị thế nước lớn từ từ hình thành.

Còn diện tích 4 triệu km2 của Mexico thì giảm mất 55%.

Khi đó Mỹ hoàn toàn có thể nuốt hết Mexico, nhưng Mỹ nghĩ đến những người Mexico tin đạo Thiên Chúa, nói tiếng Tây Ban Nha này, có khác biệt rất lớn về văn hóa với người Mỹ, dân số lại quá nhiều, sau này sẽ là một tai họa tiềm ẩn, thế là để lại một phần lãnh thổ cho người Mexico mà không đuổi tận giết tuyệt.

Sau đó người Mexico vẫn vừa khóc vừa chửi, đã làm thì làm cho trót, đã chiếm thì chiếm cả nước đi, để bố cũng thành người Mỹ. Lại cứ ngập ngừng nửa nọ nửa kia, làm bây giờ bọn bố phải tìm trăm phương nghìn kế vượt biên vào Mỹ, hic.

5. Ăn cắp bản quyền máy dệt của Anh, đặt viên gạch đầu tiên cho sản xuất công nghiệp

Sau khi nuốt được một vùng rộng lớn của Mexico 13 năm, trong nội bộ nước Mỹ lại xảy ra một cuộc đại chiến.

Đương nhiên đó chính là nội chiến nam bắc nổi tiếng, cuộc chiến này có quan hệ rất lớn đối với sự phát triển của ngành dệt.

Trước chiến tranh độc lập, Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào ngành dệt của Anh, mỗi năm phải nhập khẩu hơn 13 triệu foot vải vóc. Sau độc lập, Hamilton muốn giảm bớt phụ thuộc đối với Anh, đích thân thúc đẩy ngành dệt của Mỹ phát triển.

Khi đó Anh vẫn phong tỏa kĩ thuật dệt với người Mỹ.

Năm 1764, James Hargreaves phát minh ra máy kéo sợi Jenny, khiến hiệu suất nâng cao 80 lần. 5 năm sau, Richard Arkwright lại phát minh ra máy dệt chạy bằng sức nước, năm 1771 xây xong xưởng kéo sợi dùng sức nước đầu tiên trên thế giới. Để bảo đảm đi đầu về kĩ thuật, Anh cấm xuất khẩu máy móc ra nước ngoài, cũng không cho phép công nhân thành thạo kĩ thuật di cư ra nước ngoài.

Để học được kĩ thuật này của Anh, các nước trên thế giới tìm mọi cách buôn lậu máy dệt của Anh, mua chuộc thợ thuyền người Anh, còn phái gián điệp kinh tế đến Anh học trộm.

Mỹ cũng đăng quảng cáo trên báo chí Anh, đưa ra mức lương cao mời thợ dệt đến Mỹ.

Lúc này Mỹ vẫn là một nước thuần nông nghiệp, công nghiệp không hề có gì. Mẩu quảng cáo đó được một người Anh tên là Samuel Slater đọc được.

Slater là người Derbyshire, 14 tuổi bắt đầu học nghề thợ dệt, 21 tuổi đã nắm giữ toàn bộ kĩ thuật dệt, trở thành nhân viên quản lí cấp trung trong xưởng.

Xưởng dệt này dùng kĩ thuật dệt bằng sức nước do Arkwright phát minh, Arkwright còn có cổ phần ở đây. Vì vậy Slater học được kĩ thuật máy dệt bằng sức nước tiên tiến nhất.

Năm 1789, khi người Pháp đang bận làm đại cách mạng, Slater đọc được mẩu quảng cáo lương cao của Mỹ trên báo Anh, nghĩ mình chỉ là con nông dân, giờ lên đến quản đốc là kịch kim rồi, nước Anh là của quý tộc Anh, không phải của dân đen như mình. Không bằng đến Mỹ thử vận may xem sao.

Lúc này chiến tranh độc lập mới kết thúc không lâu, quan hệ Mỹ - Anh không hề hữu hảo, Anh hạn chế xuất khẩu kĩ thuật sang Mỹ cực kì nghiêm khắc. Cuối năm đó, Slater giấu người nhà, đóng giả làm công nhân nông trường, cùng các di dân trà trộn lên tàu chở khách sang Mỹ. Cảnh sát Anh từng tra hỏi Slater nhưng không thấy nghi ngờ gì.

Tháng 12 năm 1790, Slater dựa vào trí nhớ làm nhái ra chiếc máy dệt đầu tiên tại Mỹ, sau đó xây dựng xưởng dệt sức nước đầu tiên tại Mỹ.

Người Mỹ cuối cùng cũng có công nghiệp của mình, vui mừng như điên, liên tục phong cho Slater những danh hiệu cao quý, như "Cha đẻ của Cách mạng Công nghiệp Hoa Kỳ", hay "Cha đẻ của Hệ thống Nhà máy Hoa Kỳ". Còn người Anh thì căm thù Slater, gọi Slater là kẻ phản bội.

Đến khi qua đời năm 1835, Slater có 13 nhà máy dệt, xây dựng nên đế quốc dệt của mình, đóng vai trò cực lớn trong việc thúc đẩy ngành dệt của Mỹ phát triển.

Ngoài Slater còn có một người khác, đó là Lowell, một thương nhân Boston. Lowell là con buôn, quen biết nhiều chủ nhà máy Anh. Năm 1810, Lowell đến Anh dưỡng bệnh, nhân cơ hội thường xuyên đến tham quan các xưởng dệt tại Glasgow và Manchester. Lowell tốt nghiệp khoa toán đại học Harvard, trong quá trình tham quan, dựa vào trí nhớ siêu phàm của mình, Lovell ghi nhớ mỗi một chi tiết của kết cấu máy móc, về nhà vẽ ra bản thiết kế trên giấy. Sau khoảng 2 năm, Lowell đã nắm được toàn bộ kĩ thuật máy dệt của Anh. Để đảm bảo an toàn, Lowell ghi nhớ tất cả trong đầu, đốt hết bản vẽ rồi mới lên đường về nước. Hải quân Anh nghi ngờ Lowell là gián điệp công nghiệp nên chặn lại tra xét, nhưng lục hết toàn bộ hành lí của Lowell mà không tìm được bất cứ bằng chứng nào, đành phải cho Lowell về Mỹ.

Lowell về quê nhà Massachusetts xây nhà máy, nhái lại máy dệt Cartwright, cùng Slater thúc đẩy cách mạng ngành dệt Mỹ, đặt nền tảng cho công nghiệp hóa của Mỹ.

Mỹ là một quốc gia tôn trọng bản quyền sở hữu trí tuệ, nhưng đó là khi và chỉ khi bản quyền đó có lợi cho Mỹ. Lowell và Slater dám đánh cắp kĩ thuật của Anh là bởi vì năm 1793 Mỹ ban bố luật bản quyền (Patent Act of 1793), quy định bất cứ người nào đánh cắp, nhái lại được kĩ thuật của quốc gia khác, Mỹ sẽ trao bằng sáng chế cho người đó, đồng thời cấm nhà phát minh nước ngoài đăng kí bản quyền này tại Mỹ.

Bản quyền, đạo đức, pháp luật chỉ là thủ đoạn trong cạnh tranh quốc tế. Mục đích cuối cùng của các nước là tối đa hóa lợi ích, cho người dân nước mình sống cuộc sống sung sướng.

6. Mâu thuẫn thuế quan, nội chiến Nam Bắc bùng nổ

Sau khi có kĩ thuật dệt, năm 1859, số xưởng dệt bông tại Mỹ tăng đến 1091 xưởng, thời điểm cao nhất, hàng dệt bông chiếm 63% tổng giá trị xuất khẩu của Mỹ.

Bước đầu tiên khi một quốc gia phát triển công nghiệp thường đều bắt đầu từ ngành dệt. Bởi vì máy dệt tương đối đơn giản, yêu cầu kĩ thuật không quá cao, các nước đều có thể tự làm được. Sau đó, các nhà máy sản xuất máy dệt sẽ mở rộng nghiên cứu chế tạo các loại máy móc khác, vì vậy ngành dệt luôn được coi là mở đầu của quá trình công nghiệp hóa.

Bởi vì ngành dệt quan trọng như vậy, bảo vệ ngành dệt của Mỹ chính là bảo vệ ngành chế tạo Mỹ, vì thế Mỹ đặt ra mức thuế xuất nhập khẩu cực cao, lên đến 50%. Nếu không đặt hàng rào thuế, hàng hóa Mỹ vẫn chưa cạnh tranh được với Anh. Cùng là một bộ quần áo, sản xuất tại Mỹ còn đắt hơn nhiều so với sản xuất tại Anh, vận chuyển đến Mỹ. Mỹ chỉ có thể dùng thuế quan cao để ngăn chặn hàng hóa Anh tràn ngập thị trường, để người Mỹ mua hàng Mỹ.

Nhưng thuế quan cao lại bất lợi đối với các chủ trang trạng miền Nam. Sản lượng bông của Mỹ chiếm 80% nguyên vật liệu của Anh, Pháp, thuế xuất khẩu cao khiến giá bông của các chủ trang trại tăng cao, khó cạnh tranh. Hơn nữa miền Nam cần nhập khẩu nô lệ da đen, thuế cao khiến giá mua một nô lệ lên tới 1.800 USD, bằng thu nhập 17 năm của một người Mỹ bình thường. Thế là các chủ trang trại miền Nam kiên quyết yêu cầu giảm thuế.

Nói đơn giản, thuế cao có lợi cho miền Bắc phát triển công nghiệp, thuế thấp có lợi cho miền Nam phát triển nông nghiệp và Anh, Pháp xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ. Vì vấn đề này mà hai miền Nam Bắc vẫn mâu thuẫn với nhau.

Tháng 11 năm 1860, Lincoln ủng hộ miền Bắc trúng cử Tổng thống Mỹ. Bang Nam Carolina không phục, tuyên boos rút khỏi liên bang. Sáu bang khác cũng lần lượt tuyên bố độc lập. Ngày 18 tháng 2 năm 1861, các bang miền Nam thành lập nước liên minh America. Ngày 2 tháng 3, mấy ngày trước lễ nhậm chức của Lincoln, 7 bang miền Nam rút khỏi Thượng viện, Thượng viện tiếp tục thông qua luật tăng thuế, một tháng sau có hiệu lực.

Mâu thuẫn Nam Bắc không thể điều hòa, ngày 12 tháng 4 năm 1861, nội chiến Nam Bắc cuối cùng bùng nổ.

Giai đoạn đầu, tướng lĩnh miền Nam và binh lính chiếm ưu thế, miền Bắc chủ yếu chịu trận. Nhưng cán cân dần dần nghiêng về miền Bắc, nguyên nhân rất đơn giản, vì miền Bắc có công nghiệp. Miền Nam chỉ có thể đánh một vài trận, miền Bắc lại có thể đánh một vài năm.

Miền Nam đương nhiên biết điều này, cho nên còn chưa khai chiến đã sai người đến châu Âu cầu cứu Anh, Pháp. Như trên đã nói, miền Nam và Anh, Pháp có lợi ích chung là giảm thuế, còn miền Bắc là đối thủ cạnh tranh của Anh, Pháp, nên Anh, Pháp đương nhiên phải giúp miền Nam.

Nếu sau đó Anh, Pháp có thể đưa quân can thiệp nội chiến Nam Bắc Mỹ, chắc chắn vận mệnh nước Mỹ sau này đã khác. Nhưng Mỹ thực sự quá may mắn, vì khi đó liên tục xảy ra ba việc khiến Anh, Pháp không thể can thiệp vào nội chiến Nam Bắc được.

Thứ nhất, năm 1861, Anh mất mùa lương thực nghiêm trọng, còn lúa mì ở miền Bắc Mỹ lại bội thu. Anh phải tìm mua lương thực của miền Bắc, không dám chính thức trở mặt với miền Bắc.

Thứ hai là thời điểm đó sản lượng bông của Ai Cập và Ấn Độ bỗng tăng rất mạnh, nhu cầu nhập bông từ miền Nam Mỹ giảm bớt, khiến miền Nam không còn quá quan trọng đối với Anh, Pháp.

Thứ ba là khi đó Trung Quốc xảy ra loạn Thái Bình thiên quốc, ảnh hưởng đến việc làm ăn của Anh, Pháp ở Trung Quốc. Việc buôn bán các mặt hàng thuốc phiện, trà của Anh, tơ nguyên liệu của Pháp đều kiếm được rất nhiều tiền từ Trung Quốc.

Từ ba nguyên nhân trên, Anh, Pháp suy đi tính lại, cân nhắc lợi hại, cuối cùng quyết định giúp nhà Thanh trấn áp Thái Bình thiên quốc, còn chiến tranh Nam Bắc của Mỹ thì kệ Mỹ.

7. Nga kiệt quệ vì chiến tranh Crimea, bán Alaska cho Mỹ

Sau khi kết thúc Chiến tranh Nam Bắc, nô lệ da đen giành được tự do, nhưng chất lượng cuộc sống lại giảm xuống. Trước đó dù sao cũng có giá 1.800 USD, đắt vãi, chủ nô cũng không dám hành hạ quá mức. Bây giờ được tự do, nhưng làm gì để kiếm ăn? Lại đi làm thuê ở đồn điền, nhà máy, cơm ăn còn không bằng trước, mỗi ngày còn phải làm quần quật 14 tiếng. Luận điệu "Nội chiến Nam Bắc là để giải phóng nô lệ" chỉ là nói láo, căn nguyên của nội chiến là vấn đề thuế xuất nhập khẩu, giải phóng nô lệ chỉ là sản phẩm phụ, do miền Bắc cũng cần sức lao động tự do đến nhà máy làm việc.

Sau nội chiến, Mỹ vùi đầu phát triển công nghiệp, kinh tế phát triển như điên. Và lại có một chiếc bánh từ trên trời rơi xuống.

8 năm trước nội chiến Mỹ, châu Âu cũng nổ ra chiến tranh Crimea, đánh từ năm 1853 đến 1856, khiến người Nga thua liểng xiểng.

Bản chất của chiến tranh Crimea là hai nước Anh, Pháp hỗ trợ Ottoman đánh bại đế quốc Nga. Anh, Pháp có thể đánh nhau chết bỏ để tranh giành thiên hạ đệ nhất, nhưng Nga định chen vào là Anh, Pháp lập tức giảng hòa cùng nhau đánh Nga, sau đó lại bắt đầu đánh nhau tiếp.

Nga thấy đánh không lại Anh, Pháp, liền nảy ra ý định bán Alaska. Một là vì thiếu tiền, hai là vì Alaska nắm sát thuộc địa Canada của Anh, bất cứ lúc nào cũng có khả năng bị người Anh cướp mất, làm bàn đạp tấn công Nga từ hướng Đông Bắc. Thế là Nga nảy ra ý tưởng bán cho Mỹ, làm vùng đệm giảm sóc với Canada của Anh.

Khi đó điều kiện của Alaska thật sự quá khắc nghiệt. Người Pháp, người Anh cũng đã từng đến Alaska, nhưng cuối cùng đều khóc chạy về vì lạnh. Chỉ có người Nga chịu lạnh tốt mới ở lại được, cho nên thành địa bàn của Nga. Mọi người đều nghĩ chỉ có thằng ngu với mua mảnh đất chó ăn đá gà ăn sỏi này về.

Sau khi nội chiến Nam Bắc kết thúc, Nga đốt tiền quá nhiều trong chiến tranh Crimea, vội chạy tới gạ bán Alaska cho Mỹ. Để thúc giục người Mỹ mau chi tiền, thậm chí Nga còn bỏ tiền mua truyền thông Mỹ khen Alaska đáng giá blah blah. Năm 1867, Ngoại trưởng Mỹ Seward thử ra giá: 7,2 triệu đô. Nga lập tức bắt tay: Chốt đơn!

Alaska rộng 1,7 triệu km2, tính ra mỗi km2 có giá 4,74 USD.

Sau đó thì sao? Alaska phát hiện mỏ vàng Fortknox, mỏ vàng Pogo, mỏ vàng Placer, mỏ than Usibelli, và trữ lượng dầu mỏ ít nhất 7,2 tỷ thùng.

Sau khi mua rẻ được Alaska, Mỹ lại cắm đầu cắm cổ phát triển hơn 20 năm. Khoảng năm 1900, GDP Mỹ chính thức vượt qua Anh. Với tính cách của người Anh sẽ không thể bỏ qua cho một nước thuộc địa giờ lại dám ngồi lên đầu mình. Nhưng lúc này Anh lại gặp phải mối đe dọa từ Đức. Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, sản lượng công nghiệp của Đức đã vượt qua Anh, từ năm 1890 bắt đầu cướp thuộc địa của Anh trê toàn cầu. Thế là Anh tạm gác lại ân oán với Mỹ, tập trung xử lý Đức, cuối cùng dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, 30 năm sau lại đến chiến tranh thế giới lần thứ hai.

8. Âm thầm lớn mạnh, tẩy trắng lịch sử, truyền bá giá trị quan kiểu Mỹ

Sau khi trở thành một cường quốc, Mỹ chưa vội gáy ngay mà dùng Tây Ban Nha để test thực lực của mình trước đã.

Khi đó Cuba là thuộc địa của Tây Ban Nha, phong trào cách mạng bị Tây Ban Nha đàn áp dã man. Năm 1898, Mỹ đưa tàu chiến Maine từ Florida tới Havana để lí do bảo vệ kiều dân Mỹ trước các hoạt động đàn áp của thực dân Tây Ban Nha. 9h tối ngày 15 tháng 2, tàu Maine đột nhiên nổ tung, chìm nghỉm, khiến 266 người chết. Nhưng khi nổ tất cả sĩ quan đều ở trên bờ, trên tàu chỉ có các thủy thủ và 2 sĩ quan. Mỹ một mực khẳng định là người Tây Ban Nha làm, sau một hồi tranh cãi, hai bên tuyên chiến. Sau ba (vâng, 03) phút đấu pháo kịch liệt, hải quân Tây Ban Nha thua chạy re kèn. Mỹ tiện đường chạy đến châu Á, tiêu diệt luôn hạm đội Tây Ban Nha tại Philippines.

Tây Ban Nha bị ép rút khỏi Cuba, cắt Puerto Rico và đảo Guam cho Mỹ, bán Philippines cho Mỹ với giá 20 triệu USD. Từ đó Tây Ban Nha trở thành một quốc gia top 2, không còn cơ hội chen vào top 1 nữa.

Đến bây giờ Puerto Rico và Guam vẫn là thuộc địa của Mỹ, nhưng gọi thuộc địa thì không hay, mà gọi là Puerto Rico thuộc Mỹ, Guam thuộc Mỹ.

Mỹ có cách nghĩ khác châu Âu, không có hứng thú gì với thuộc địa kiểu cũ. Mỹ không thích cai quản người Mexico, người Philippines, người Ấn Độ, vì không rảnh háng đến mức đó. Đối với một mảnh đất nào đó, Mỹ chỉ cần thị trường và tài nguyên, còn lại không có nhu cầu cai quản nó, biến nó thành thuộc địa kiểu mới bằng cách khống chế kinh tế, tài chính và cải tạo văn hóa tư tưởng là được.

Mỹ đánh Tây Ban Nha không phải vì đất đai hay dân số, mà là để mở rộng thị trường, làm cho nhiều người mua hàng Mỹ hơn. Lúc này, Mỹ đang sản xuất một nửa sản phẩm công nghiệp của toàn cầu.

Vì vị trí địa lí đặc thù, hai cuộc thế chiến đầu cách xa Mỹ. Châu Âu bị đánh tan hoang, rất nhiều nhà khoa học, tập đoàn tư bản đều chạy về Mỹ, khiến Mỹ lại càng thêm phát triển.

Sau sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ đã vượt xa Anh, Anh vay Mỹ rất nhiều tiền, quân đội Anh cũng suy yếu, không còn vốn liếng gì để cạnh tranh với Mỹ nữa, nên ngoan ngoãn dâng ngôi vị bá chủ toàn cầu cho Mỹ.

Tóm lại, vận mệnh quốc gia của Mỹ thực sự tốt, Mỹ đã quá may mắn, một phần cũng là nhờ vị trí địa chính trị của Mỹ.

Mỹ giành độc lập là nhờ có Pháp. Mỹ mua được đất của Pháp, của Nga cũng vì Pháp, Nga bận đánh nhau với Anh, thiếu tiền phải bán cho Mỹ. Mỹ lẽ ra phải quyết một trận sống mái, tranh giành ngôi bá chủ với Anh thì bỗng dưng Đức lại nhảy ra thách thức Anh. Vốn là cuộc chiến giữa số 1 (Anh) với số 2 (Mỹ) để xem thằng nào mới là đại ca, thì tự dưng ông số 3 (Đức) lại loi choi, để số 1 với số 2 hùa vào tẩn cho, Mỹ tránh được một cuộc soán ngôi đẫm máu.

Trong quá trình trỗi dậy, Mỹ cũng dựa vào xâm lược, ăn cắp bản quyền, tàn sát người Anh điêng, phản bội ân nhân Pháp, cũng không hề vinh dự gì. Nhưng sau khi trở thành siêu cường, Mỹ bắt đầu tẩy trắng bản thân.

Mà không chỉ có Mỹ, các nước khác cũng đều tự tẩy trắng lịch sử của mình, lịch sử nào mà chẳng có vết ố. Thế nên người ta mới nói, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn. Và lợi ích của nước này thường lại là thua thiệt của nước khác. Vì vậy, Mỹ hay nước nào thì cũng đều có tốt có xấu cả, đừng lên mặt với nước khác là ta đây tốt hơn, hay hơn, công bằng hơn, bình đẳng hơn, tự do hơn, dân chủ hơn, nên phải xuất khẩu ra cho các nước khác học theo mà làm gì.
(Nguồn: weibo.com, qq.com, weixin.com)
Các công ty Mỹ đã kiện các công ty Nhật Bản vì hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ và vi phạm bằng sáng chế. Nhiều trường hợp dẫn đến việc các công ty Nhật Bản phải trả các khoản thanh toán lớn và khoản thanh toán theo lệnh của tòa án cho các công ty và cá nhân Mỹ.[5]

Năm 1978, Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Nhật Bản đã cung cấp các khoản trợ cấp, vốn là bất hợp pháp theo luật quốc tế, để giúp các công ty bán dẫn Nhật Bản bán chip của họ với giá thấp giả tạo ở Hoa Kỳ trong khi vẫn giữ giá cao ở Nhật Bản, một hành vi thương mại được gọi là bán phá giá.[6]

Năm 1982, Hitachi Ltd. đã nhận tội tại Tòa án quận Hoa Kỳ với cáo buộc âm mưu đánh cắp bí mật thương mại từ IBM và vận chuyển những tài liệu đó đến Nhật Bản.[7] Năm 1983, Hitachi và IBM thông báo hai bên đã đạt được thỏa thuận. Các điều khoản của thỏa thuận quy định "Hitachi đã không sử dụng các bí mật bị đánh cắp, mọi bí mật mà công ty có sẽ được trả lại cho IBM, và tên, địa chỉ và các chi nhánh kinh doanh của tất cả các cá nhân đề nghị bán bí mật cho Hitachi sẽ bị công khai." [8]

Năm 1987, một thẩm phán liên bang Hoa Kỳ phán quyết rằng Tập đoàn Sumitomo đã vi phạm hai bằng sáng chế về sợi quang do Corning Inc. nắm giữ và ra lệnh cho công ty Nhật Bản ngừng sản xuất và bán một loại cáp quang nhất định.[9]

Năm 1992, một tòa án liên bang Hoa Kỳ phán quyết Minolta đã vi phạm bản quyền bằng sáng chế của Honeywell về chế tạo máy ảnh lấy nét tự động. Thẩm phán đã trao cho Honeywell 96 triệu USD.[10]

Mặc dù Nhật Bản là đồng minh của Mỹ, Toshiba Machine Company đã bán trái phép thiết bị phay cánh quạt cho Liên Xô, thiết bị này được sử dụng để giúp tàu ngầm Liên Xô dễ dàng tránh sự giám sát của Mỹ hơn.[11] Việc mua bán này dẫn đến việc đe dọa cấm nhập khẩu Toshiba vào Hoa Kỳ và lời quở trách từ cả cựu Thủ tướng Nakasone Yasuhiro và Bộ trưởng Bộ Nội thương và Công nghiệp Nhật Bản về hành vi kinh doanh của Toshiba.[11]

Mặc dù cái gọi là vấn đề thương mại của Hoa Kỳ được cho là do các chính sách kinh tế của chính quốc gia này, Chính quyền Reagan đã dùng đến biện pháp "Công kích Nhật Bản" bằng cách đưa ra các khiếu nại về các hoạt động thương mại không công bằng và bất hợp pháp của Nhật Bản, mà chính quyền tin rằng đã góp phần vào thâm hụt thương mại song phương với Nhật Bản.[12] Vào thập niên 1980, Hoa Kỳ coi Nhật Bản là một mối đe dọa kinh tế và cáo buộc Nhật Bản ăn cắp tài sản trí tuệ, thao túng tiền tệ, chính sách công nghiệp do nhà nước bảo trợ và làm suy yếu ngành sản xuất của Hoa Kỳ.[13] Khi kết thúc Hiệp định Plaza, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã nói, "Khi các chính phủ cho phép làm giả hoặc sao chép các sản phẩm của Mỹ, điều đó đang đánh cắp tương lai của chúng ta và đó không còn là thương mại tự do nữa."
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Bài viết này linking rất nhiều sự kiện ở mức hiểu biết rất rộng, bỏ qua quan điểm lồng ghép đá xéo HK thì có thể bài viết có mạch logic rất tốt, rất đáng tham khảo. Ví dụ, cách giải thích CM TS Pháp 1789 do Phớp nhợn ham tranh chức bang chủ mà xập tiệp gây ra rất hay.

Tuy nhiên, có nhiều nét đặc sắc mà ko thấy nhắc đến, nếu muốn đá xéo HK thật sự. Ví dụ: cuộc chiến Anh-Pháp làm xuất hiện 1 gia tộc sống bằng nghề cho các bên tham chiến vay để bem nhau, & làm giá ck hơn tổ lái ngày nay. Nhg lại ko được nhắc đến.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top