Thanks cụ nhiều
Theo ngu ý của E, tụ điện gồm nhiều loại cụ ạ. Tụ giấy, tụ gốm, tụ hóa, tụ dầu... Và sử dụng nhiều mục đích khác nhau như ổn định dòng, ổn định áp, bù dòng, bù áp, san phẳng điện áp, tạo lệch pha... Và nhiều tính năng khác. Đơn vị đo tụ điện là F. Để sử dụng trong các mục đích khác nhau, với điện áp khác nhau trên tụ còn ghi ký hiệu điện áp chịu đựng như vol, kilovol; công suất làm việc biểu kiến như volampe hoặc kilovolampe. Cụ hãy đọc hết các ký hiệu trên tụ điện ạ. Xin trả lời thay cho tác giả bằng những thuật ngữ thông dụng nhất. 0968925493.Đúng là em quá lạc hậu nên ko thể tưởng tượng nổi tụ 1F, 10F ,... nó khủng khiếp thế nào. Theo em được biết thì với những amply cao cấp, tụ lọc nguồn của chúng cũng chỉ có điện dung cỡ 50.000muycroF - 100.000muycroF. Tức là bằng 0,05-0,1 F. Đơn vị phổ thông của tụ điện dùng trong các thiết bị âm thanh là muycroF và picoF ( 1 phần triệu và 1 phần tỷ F ) còn với tụ điện để bù trong hệ thống điện đơn vị phổ thông hay dùng là kVAr. Cái này bác Zippo xem lại cho em cái, chứ đơn vị thường dùng là F em thấy chưa chính xác.
Trở kháng của tụ bác nói rất thấp cũng là chưa chính xác. ở chế độ xác lập, tụ điện có trở kháng ( chính xác là dung kháng )có thể coi là vô cùng lớn đối với điện một chiều DC còn trong quá trình quá độ khi nạp tụ, dung kháng sẽ biến đổi theo thời gian t : từ gần 0 đến vô cùng. Chính vì vậy khi đưa tụ điện vào hệ thống sẽ có hiện tượng sụt áp do dòng nạp quá lớn, có thể dẫn đến nổ cầu chì tổng.
Em có vài ý kiến để bác Zip tham khảo và xem lại. Trao đổi trên Forum có thể thoải mái nhưng viết đăng báo lại là vấn đề khác, đòi hỏi chính xác hơn nhiều.
Kính bác.
Muốn lắp các tụ song song thì phải lưu ý đến điện áp danh định trên các tụ điện cụ ạ. Nhưng đấu song song tụ điện thì điện dung của mạch song song sẽ được tính bằng tổng các điện dung của tụ điện theo công thức mắc song song, chứ không thể lấy điện dung riêng rẽ của từng tụ điện đâu cụ nhé.Cụ nói đúng lắm,chưa kể Tụ có dung kháng càng lớn thì thời gian nạp đầy tụ càng lâu.Tụ sẽ phóng điện khi điện áp trên tụ xuống thấp so với giá trị điện áp đã nạp đầy.E cần bổ sung thêm cho Cụ Zippo là nếu đã nối song song các tụ tầm F thì nên nối thêm 1 tụ nhỏ cỡ Vài microF nữa song song với nó.Để khi điện áp thay đổi nhỏ và nhanh thì các tụ nhỏ đó sẽ có nhiệm vụ phóng điện ra và bù vào chỗ sụt áp đó,và khả năng nạp đầy chở lại của nó nhanh hơn nhiều so với tụ to kia,khi đó đồ thị điện áp mới thành đường thẳng được ạ.
Các Cụ cần bình chữa cháy cho ô tô giá rẻ gọi E 0968925493 ạ.Khâm phục kiến thức các bác về vấn đề này. Thanks.
Các bài viết rất bổ ích cho Anh Em OF còn lơ ngơ, chưa hiểu nhiều về ... điện