- Biển số
- OF-16170
- Ngày cấp bằng
- 10/5/08
- Số km
- 4,834
- Động cơ
- 553,257 Mã lực
Hơn 40 năm sau cái chết đầy bi tráng của 200 lính tân binh, vốn là sinh viên trường Đại học xây dựng, gia đình thân nhân liệt sĩ mới biết: các anh hy sinh trong cuộc càn quét khốc liệt của địch vào sáng ngày 3 tháng 10 năm 1973 tại rừng tràm thuộc ấp Đá Biên, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An sau ngần ấy năm đỏ mắt kiếm tìm. Hài cốt các anh đã vĩnh viễn hòa tan trong rừng tràm mênh mông nước nhưng linh hồn các anh vẫn bất tử trong lòng người dân xã Thạnh Phước. Với họ, các anh là những vị thánh, là những “thành hoàng làng đội mũ cối”.
Cái chết bi tráng của 200 lính sinh viên
Năm 1972, cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn quyết liệt. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, hàng vạn sinh viên thủ đô đã tạm xếp bút nghiên, tình nguyện lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, trong đó có hàng trăm sinh viên Đại học Xây dựng. Ông Vũ Trình Tường, người đã từng hòa mình trong cuộc tòng quân hừng hực năm ấy kể lại: “Tôi còn nhớ tháng 9 năm 1972, lúc đó chúng tôi là sinh viên năm thứ 2 trường Đại học xây dựng. Nhà trường có một đợt tuyển quân với quy mô lớn. Số sinh viên từ khóa 13 đến khóa 16 nhập ngũ là 225 người, riêng khóa 16 chúng tôi có gần 30 bạn. Hầu hết trong số này đã vượt Trường Sơn vào miền tây Nam Bộ biên chế vào Trung đoàn 207, Quân khu 8, chiến đấu ở vùng Mỏ Vẹt, biên giới Việt Nam – Campuchia. Đầu tháng 10 năm 1973, Trung đoàn 207 nhận nhiệm vụ bí mật luồn sâu xuống Đồng Tháp Mười thuộc vùng 8, Kiến Tường cũ. Đêm ngày 3 tháng 10, Trung đoàn triển khai đội hình hành quân từ Ba Thu (đất Campuchia) vượt sông Vàm Cỏ Tây đến ấp Đá Biên, huyện Mộc Hóa, tỉnh Kiến Tường (nay thuộc xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) thì trời vừa sáng nên đơn vị phải ém quân vào các mảnh rừng tràm. Năm ấy, nước lên to, các gò đất bị nhấn chìm, chỉ còn những cây tràm kiên cường vươn lên giữa biển nước trắng mênh mông. Rừng tràm thì nhỏ, lại thưa thớt nên không đủ che giấu đoàn quân. Vì lội bộ suốt đêm giữa đồng nước, có đoạn ngập đến tận cổ nên anh em cả hai tiểu đoàn đều mệt rã rời, nhất là cánh Tiểu đoàn 1. Họ hầu hết là tân binh, trong đó phần lớn là sinh viên trường Đại học xây dựng mới được bổ sung về đơn vị trước đó hai ngày. Do chưa quen địa hình đồng nước, chưa có kinh nghiệm chiến trường, sáng hôm sau, khi nấu cơm, lính tân binh để lộ khói nên máy bay trinh sát của địch đã phát hiện. Vì Thạnh Phước là đường giao thông huyết mạch để chuyển vũ khí, chuyển quân từ miền Đông xuống miền Tây nên địch thường xuyên sử dụng máy bay trinh sát truy tìm dấu vết bộ đội. Ngay lập tức, trên trời, hàng chục máy bay trực thăng ào đến như một cơn bão nhả đạn như mưa. Dưới đất, hơn chục chiếc xe bọc thép M113 gắn hỏa lực cực mạnh ùa đến bao vây. Trước tình thế vô cùng hiểm nguy, đơn vị đã nhanh chóng triển khai đội hình chiến đấu với tinh thần cảm tử, quyết mở đường máu để đưa sở chỉ huy Trung đoàn thoát khỏi vòng vây. Các chiến sĩ tân binh Tiểu đoàn 1 đã bám chặt trận địa, chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Họ tận dụng từng gốc tràm, bụi cỏ, lội nước ngang ngực ngoan cường chiến đấu từ 8 giờ sáng đến mãi chiều tàn, tiếng súng mới im. Gần 200 chiến sĩ đã hy sinh trên đồng đất Tháp Mười, không một ai chịu đầu hàng địch”.
Những ngày sau, địch vẫn tiếp tục đưa trực thăng tới càn quét nhằm tiêu diệt bất cứ mầm sống nào còn sót lại trên cánh rừng tràm mênh mông nước. Tàn bạo hơn, không chỉ dội mưa bom, bão đạn, địch còn cho quân chốt các ngả không cho bộ đội ta vào lấy thi hài tử sĩ và cứu thương binh. Mãi 12 ngày sau, khi địch rút, đại đội trinh sát cùng với du kích địa phương mới tổ chức được lực lượng vào tìm đồng đội. Ông Phan Xuân Thi (thường gọi là Ba Thi), nguyên là lính trinh sát Trung đoàn 207, hiện là Trưởng ban liên lạc bạn chiến đấu và cựu chiến binh Trung đoàn 207 kể lại: “Khi đó, đơn vị giao nhiệm vụ cho đội trinh sát cùng du kích địa phương đêm đêm bơi xuồng tìm đồng đội. Duy nhất còn một chiến sĩ bị thương nặng được cấp cứu kịp thời, còn lại gần 200 thi thể nổi trên mặt nước, dạt vào cạnh những thân cây, bên những bông súng, bông điên điển. Chúng tôi phải dùng màn để vớt từng phần thi thể các anh, rồi gom các mảnh xương còn mắc trên cành cây. Đồng Tháp Mười đang mùa nước nổi. Do xung quanh toàn nước, không có đất chôn nên chúng tôi phải bó từng thi thể lại, bọc trong bao ni lông, buộc chặt vào thân cây tràm ngâm trong nước lũ, chờ đến mùa khô nhờ đồng bào chôn giúp. Chúng tôi cũng chỉ tìm được khoảng 40 thi hài. Số anh em còn lại do đêm tối cây cỏ um tùm không thể tìm thấy. Chiến trường ác liệt, đơn vị lại phải tiếp tục hành quân, đắng lòng gửi đồng đội nằm lại Đồng Tháp Mười đầm lầy chua mặn”.
Chiến trường ngày càng ác liệt. Đơn vị lại tiếp tục hành quân vào trận chiến mới. Xác các chiến sỹ bị ngâm trong nước lâu ngày trương phềnh rồi trôi dạt khắp cánh đồng, trắng cả một vùng rộng lớn. Rồi chiến dịch Hồ Chí Minh, rồi chiến tranh biên giới Tây Nam. Theo yêu cầu nhiệm vụ mới, Trung đoàn 207 giải thể, khu 8 sát nhập khu 9, tỉnh Kiến Tường sát nhập vào tỉnh Long An, Long An sát nhập vào Quân Khu 7. Trận đánh bi tráng với cái chết của gần 200 tân binh sáng ngày mồng 3 tháng 10 năm 1973 ấy, chẳng thấy ai nhắc đến.
Tấm lòng của vợ chồng anh Tư Tờ và bà con ấp Đá Biên
Sau năm 1975, dân tứ xứ đổ về ấp Đá Biên, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa khai hoang. Nhiều người vật đất lên làm nhà thấy có nhiều xương cốt. Anh Nguyễn Văn Tư, dân địa phương thường gọi là Tư Tờ, khi đó còn nhỏ, mới 12 tuổi, thường chèo xuồng đi lượm bình tông đựng nước, cà-mèn, mũ cối… Có lần nhặt được chiếc mũ, nâng lên anh giật mình kinh hãi khi thấy bên trong mũ còn nguyên chiếc sọ đầu lâu. Anh nghe dân làng bảo, xương cốt, bình tông ấy là của những người lính ngoài Bắc chết trong một trận đánh thảm khốc. Họ bị bỏ rơi nên hài cốt trôi dạt khắp nơi. Họ chết hầu hết khi mới mười tám, đôi mươi, chết trẻ nên rất thiêng. Khi màn đêm buông xuống, nhiều người trong ấp thường nghe tiếng khóc than vì đói khát, tiếng kêu gào đau đớn vì thi thể mắc kẹt giữa các lùm cây trong rừng tràm. Có người trong ấp khi gom củi khô và lá tràm đốt lấy tro bón ruộng, vô tình đốt lẫn cả hài cốt, bị vong linh các chú bộ đội về phạt vạ, khiến cho hóa điên, chữa mãi không khỏi.
Tin vào sự hiển linh của các chú bộ đội, nhiều người dân vào ngày rằm, mồng 1, thường làm cơm cúng cầu xin các linh hồn liệt sĩ phù hộ độ trì làm ăn hanh thông, gia đình khỏe mạnh. Cá nhân anh Tư Tờ cũng có những trải nghiệm tâm linh hết sức kỳ lạ. Năm 1990, anh làm ruộng phát hiện thấy 3 bộ hài cốt không còn nguyên vẹn. Xót thương, anh đắp một nấm mồ chôn chung. Thắp nén hương thơm, anh chắp tay lầm rầm khấn nguyện hương linh các liệt sĩ có linh thiêng thì phù hộ cho gia đình vụ mùa này bội thu để sớm thoát cảnh cơ hàn. Nếu linh ứng, anh sẽ lập miếu thờ cúng. Chẳng biết có phải do các liệt sĩ phù hộ hay không, năm ấy, anh Tư Tờ trúng vụ mùa lớn, đạt hơn 500 giạ thóc. Vợ chồng anh vui mừng khôn xiết. Song do mải làm ăn nên anh quên mất lời hứa với các liệt sĩ. Đêm nọ, bé Nguyệt, con gái đầu, sinh năm 1981, vừa tròn 9 tuổi, đang khỏe mạnh bỗng lăn đùng ra ốm. Mặt xám ngoét, mắt thất thần, suốt ngày cháu ôm đầu kêu la vì đau đớn. Vợ chồng anh bán thóc lấy tiền ôm con đi chữa chạy khắp các bệnh viện mà không khỏi. Buồn bã, bất lực. Tối nọ, đang thiu thiu ngủ, anh chợt nghe tiếng trách móc, giọng đầy ai oán: “Nói lời phải giữ lấy lời. Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”. Anh giật mình tỉnh giấc. Sực nhớ đến lời khấn nguyện và lời hứa hôm nào, sáng sớm hôm sau, anh vội lập một miếu thờ trong khuôn viên đất nhà. Chị Mai Thị Tiếp, vợ anh, sửa soạn mâm cơm cúng. Kỳ lạ sao, chỉ vài ngày sau, bé Nguyệt lành bệnh. Anh Tư Tờ nhớ lại: “Gọi là miếu cho oai chứ thực ra tui chỉ dựng bốn cái cột, kiếm mấy tàu lá về chằm rồi lợp lên trên. Sau mùa lúa, tui chèo ghe ra mua mấy viên gạch, chút xi măng về sửa lại. Miếu “bêtông hóa” rồi mà vẫn còn nhỏ xíu, vợ chồng tui cảm thấy chưa yên. Nghe nói mấy anh chết ở đất này cả mấy trăm người, miếu chút xíu vậy sao mà thờ cho đủ, tội lắm. Không có tiền thì vợ chồng vay mượn để làm”. Nghe chồng nói vậy, chị Tư Tờ cười hiền: “Tui chèo xuồng ra chợ hỏi mua tấm thiếc mà hổng đủ tiền. Vậy là chèo về, đi mượn 1 chỉ vàng bán được 300.000 đồng mua vật liệu, mướn ông thợ về mần ba ngày mới xong. Ông thợ chỉ lấy tiền công hai ngày, còn một ngày làm ủng hộ chiến sĩ”.
Hàng ngày, mỗi khi rảnh rỗi, chị Tư Tờ lại đến miếu dọn dẹp, châm nước, thắp hương. Thấy chị cúng cơm, nhiều người đi ngang qua hỏi thăm. Biết anh chị dựng miếu để thờ các liệt sĩ, bà con tới thắp hương dần đông. Chính dân làng đã đặt tên cho miếu thờ là miếu “Bắc Bỏ” với hàm ý: bộ đội người Bắc chết bỏ xác nơi đây. Lúc đầu miếu thờ còn nhỏ, lợp gianh lá cỏ, cột và khung mái làm bằng mấy cây gỗ tràm khẳng khiu, dựng trên mô đất rộng chừng 20 m2. Sau này, mỗi năm gia đình anh Tư Tờ cùng bà con trong ấp vật đất đắp bồi nên khuôn đất rộng cả trăm m2, cất lại ngôi miếu to cao hơn, lợp mái tôn vừa làm nơi thờ cúng liệt sĩ, vừa làm chỗ cho dân đi làm ruộng có chỗ nghỉ chân hay trú mưa, tránh nắng. Hàng năm, vào ngày các anh hy sinh, nhằm mồng 8 tháng 9 âm lịch, bà con trong vùng túm lại làm đám giỗ tập thể. Không chỉ người ở rạch Đá Biên mà người từ miệt kênh trên, kênh giữa và các xã khác cũng về. Thức cúng ai có gì đem nấy: từ con cá, con lươn, cặp vịt xiêm hay mấy chai rượu trắng. Có năm bà con về đông quá không đủ bát ăn phải ăn bằng cái nắp ấm. Đám cúng buổi sáng nhưng mọi người ở lại tới chiều tối, ca vọng cổ, gõ phách, gõ chén, gõ thùng cho các liệt sĩ nghe ấm lòng. Có năm bà con ở lại đông, uống hết 130 lít rượu. Ăn đám năm này, bà con tự động góp mỗi người 5.000-10.000 đồng gây quỹ để mua nhang đèn, cúng cơm, làm đám năm sau. Với người dân nơi đây, các anh là những “thành hoàng làng đội mũ cối”.
Gần 40 năm trời tìm kiếm
Hơn 20 năm, ngôi miếu đơn sơ ấy tồn tại giữa vùng quê nghèo Đá Biên, các cựu chiến binh trung đoàn 207 và thân nhân của 200 liệt sĩ vẫn không hề hay biết. Mãi đến ngày 27 tháng 7 năm 2011, trong chuyến cùng thân nhân gia đình liệt sĩ đi tìm hài cốt, khi đến khu vực cầu 79, ấp 5, xã Tân Lập, huyện Thạnh Hóa, Ban liên lạc Trung đoàn 207 vô tình được người dân cho biết, phía trong kia có miếu Bắc Bỏ thờ những chiến sĩ quê miền Bắc hy sinh năm 1973. Nhờ đó, câu chuyện về ngôi miếu Bắc Bỏ ân tình mới được Ban liên lạc bạn chiến đấu cựu chiến binh Trung đoàn 207 biết đến. Ông Phan Xuân Thi, Trưởng ban liên lạc kể lại: “Bữa đó, xe chạy tới cầu 79 thì dừng lại hỏi thăm đường. Thoáng nghe giọng miền Bắc, anh Đoàn Văn Xẹn, bán tạp hóa ngay chân cầu, hỏi: “Mấy chú đi kiếm miếu Bắc Bỏ phải hông?”. Tôi vội hỏi dồn: “Miếu gì mà sao anh kêu là miếu Bắc Bỏ?”. Anh Xẻn trả lời: “Bà con ở đây ai mà hổng biết. Miếu đó bà con tự dựng lên để thờ mấy chú bộ đội người miền Bắc hi sinh nằm lại ở Đồng Tháp Mười này nên mới có tên vậy đó”. Nghe tới đây, tôi thấy như có luồng điện chạy dọc sống lưng. Tôi quyết định mướn ghe máy chạy vào kiếm cái miếu. Hai bên bờ kênh tràm mọc san sát. Càng chạy tầm nhìn càng bị cản trở vì bây giờ chỉ còn tràm và tràm. Chạy khoảng 10 phút, tài xế cho ghe ghé vào một gò đất. Trên gò đất nổi là ngôi miếu với dòng chữ đầy ắp ân tình của những người dân ít học: “Hi sinh gì Tổ quốc”. Dẫu có sai chính tả do người hàng xóm của anh chị Tư Tờ mới học hết lớp 1 khắc chữ, “vì” lại viết thành “gì” nhưng chính dòng chữ giản dị ấy mới chứa đựng trong đó biết bao nghĩa tình của những người dân nghèo nơi đây. Đây cũng chính là quê hương thứ hai của các liệt sỹ. Dù không được trở về nơi chôn nhau cắt rốn nhưng các anh đã được nhân dân rạch Đá Biên coi như người thân yêu ruột thịt, lúc nào cũng có nén nhang, bát cơm, chén rượu để làm ấm lòng. Tôi đã bật khóc khi nhìn thấy ngôi miếu và khẳng định đây chính là nơi đồng đội của mình đã hy sinh trong hoàn cảnh bỏ xác. Ban liên lạc đã họp, đưa thông tin về đồng đội trên các phương tiện thông tin đại chúng, cử người trong Ban liên lạc thay nhau đi tìm danh tính liệt sỹ, phần lớn là anh em miền Bắc, trong đó 2/3 là sinh viên Đại học xây dựng mới nhập ngũ, tuổi đời còn rất trẻ”.
Thân nhân liệt sĩ từ các tỉnh phía Bắc khi được biết thông tin về nơi chiến đấu, hy sinh của các liệt sỹ đã vào tận nơi để hương khói cho người thân. Biết các anh đã được người dân hương khói bấy lâu nên các thân nhân cũng được an ủi phần nào. Có thân nhân liệt sĩ vừa nghe tin liền vượt hàng ngàn cây số vào tận nhà anh Tư Tờ và đem di ảnh người thân vào gửi anh thờ tại miếu.
Thế là, sau 40 năm kể từ ngày các anh hy sinh, rất nhiều gia đình thân nhân của 200 liệt sĩ, sau biết bao tháng ngày lang thang khắp nơi kiếm tìm, nay mới thấy. Gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Tế đã tốn hàng trăm triệu đồng đi tìm theo sự chỉ dẫn của các nhà ngoại cảm nhưng kết quả xét nghiệm ADN lại không đúng. Họ đã mang nhầm về quê bộ hài cốt liệt sĩ vô danh từ nghĩa trang Tam Nông ở tỉnh Đồng Tháp. Trong hoang mang, đau đớn tột cùng, tình cờ gặp được ông Phạm Xuân Thi, họ mới biết, người thân của mình hy sinh ở Đá Biên. Ngày 27 tháng 7 năm 2011, khi ông Thi cùng gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Tế tìm về đây lại càng thêm đau đớn khi biết rằng, ngôi miếu Bắc Bỏ thờ liệt sĩ trung đoàn 207 đã có từ năm 1990. Một trận đánh có 200 liệt sĩ hy sinh, xương cốt của họ còn vương khắp vùng ngập nước ấp Đá Biên mà chỉ có một ngôi miếu thờ đơn sơ do một người dân nghèo là anh Tư Tờ cất lên mang tên “Bắc Bỏ”. Trời ơi! Chua xót quá!
Mặc dầu đã được sửa sang, tôn tạo tới 3 lần nhưng miếu Bắc Bỏ vẫn bé nhỏ đến tội nghiệp giữa mênh mông nước lũ. Mái lợp tôn, bốn bề trống hoác. Bao quanh lán lưa thưa vài gốc cây tràm làm bóng mát cho hương hồn gần 300 liệt sĩ. Bệ thờ là vỉa tường vài hàng gạch, trên láng xi măng, là nơi đặt bát nhang lớn và đồ tế lễ. Phía sau bệ thờ dựng một tấm tôn, treo lá quốc kỳ, dưới bày ba khung ảnh của các liệt sĩ sinh viên trường Đại học xây dựng. Đó là kỷ vật của ba gia đình gần đây biết tin về miếu Bắc Bỏ đã tìm về thắp nhang bái vọng người thân, gửi ảnh nhờ anh Tư Tờ cúng giỗ. Anh Tư Tờ cũng đau xót lắm. Anh bảo: “Nếu vợ chồng tui làm ăn khấm khá thì thế nào cũng sửa lại cái miếu cho đàng hoàng. Để lỡ khi người thân của mấy ảnh từ ngoài Bắc hay tin vô thăm, thấy cái miếu cũng đỡ tủi thân. Mà chắc tới chừng xây lại người ta sẽ không ghi tên là miếu Bắc Bỏ nữa đâu. Tên đó nghe buồn quá”.
“Cầu được ước thấy”. Sáng ngày 30 tháng 3 năm 2016, được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo chính quyền địa phương, các thế hệ cán bộ, sinh viên Trường đại học Xây dựng cùng các đồng đội, người thân của các liệt sỹ Trung đoàn 207 và nhân dân địa phương đã có mặt tại ấp Đá Biên để khởi công xây dựng Đài tưởng niệm nhằm tri ân sự hy sinh cao cả của các anh. Trong không khí trang nghiêm, đầy cảm xúc, PGS.TS Phạm Duy Hòa - Hiệu trưởng - đã thay mặt nhà trường bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các đồng chí lãnh đạo và nhân dân địa phương, những người dân bình dị như gia đình anh chị Tư Tờ, trong suốt những năm qua đã âm thầm, lặng lẽ hương khói cho các liệt sỹ là sinh viên của trường Đại học xây dựng và các trường bạn. Buổi lễ trào dâng niềm xúc động khi PGS.TS Phạm Duy Hoà cho biết, đoàn cán bộ và cựu sinh viên trường Đại học xây dựng đã mang theo hộp phù sa còn thấm đẫm nước sông Hồng, dòng sông đã nuôi dưỡng tâm hồn các anh và từ những hạt phù sa này đã mọc lên những cây ngô, bông lúa, nuôi các anh trưởng thành, bước vào giảng đường đại học rồi lên đường chiến đấu và hy sinh anh dũng trên chính mảnh đất này.
Xúc động nghẹn ngào trong buổi lễ, ông Đoàn Đức Chính, nguyên lính sinh viên Đại học xây dựng đã sáng tác bài thơ “Miếu Bắc Bó – Ngày ấy, bây giờ” ngay tại Khu tưởng niệm để tri ân các liệt sỹ Trung đoàn 207:
“Ngày ấy các bạn tôi
Đã nằm xuống nơi đây
Mấy chục năm nổi chìm
Không hương khói
Không thể tìm về quê cũ
Những “thằng lính sinh viên”
Chỉ còn biết ôm nhau mà “ngủ”
Dưới những gốc tràm trong rạch Đá Biên
Năm qua đi
Tháng qua đi
Các bạn tôi
Đã là những “Ông Thành Hoàng Làng Mũ Cối”
Chen chúc nhau ngồi nơi miếu nhỏ cô đơn
“Miếu Bắc Bỏ”
Ai đặt tên mà đau từng khúc ruột?
Ai đặt tên mà ướt đầm nước mắt?
Ai đặt tên mà nghẹn thắt con tim?
Những nông dân chân lấm tay bùn
Xì xụp khói hương
Thương những thằng con đất Bắc
Bỏ quê hương vào đây đánh giặc
Chiến tranh qua lâu rồi mà sao không về Bắc?
Chiến tranh qua lâu rồi sao chẳng có ai tìm?
Các Má, các Ba
Hương khói, bánh quà
Trái ngọt vườn nhà mùa nào thức nấy
“Thôi thì tạm nhé tụi bay...”
Miếu Bắc Bỏ
Nhỏ nhoi bập bềnh con nước
Bao năm qua
Người thân và đồng đội
Khắc khoải đi tìm
Bao nước mắt cạn khô
Bao mẹ già heo hắt
Bao đứa em ngóng đợi anh về
Mà vẫn bặt tin
Nỗi đau buồn nặng lắm các bạn ơi
Bây giờ các bạn tôi
Đàng hoàng ngồi trong “Đền thờ Liệt sỹ”
Chẳng sợ nắng mưa
Chẳng lo nước nổi
Vẫn là những “Ông Thành Hoàng Làng Mũ Cối”
Vẫn là những "thằng sinh viên" trẻ mãi đến bây giờ”.
Hoàng Anh Sướng
Ảnh 1: Liệt sĩ Nguyễn Thanh Hà - LS trẻ nhất hy sinh trong trần càn quét - nguyên sinh viên năm thứ nhất ĐH Xây dựng.
Ảnh 2: Anh Tư Tờ bên Miếu Bắc Bỏ sơ sài do anh xây cất.
[http://vanhien.vn/news/su-that-ve-cai-chet-bi-trang-cua-200-linh-sinh-vien-dai-hoc-xay-dung-ha-noi-70776](http://vanhien.vn/news/su-that-ve-cai-chet-bi-trang-cua-200-linh-sinh-vien-dai-hoc-xay-dung-ha-noi-70776)
Cái chết bi tráng của 200 lính sinh viên
Năm 1972, cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn quyết liệt. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, hàng vạn sinh viên thủ đô đã tạm xếp bút nghiên, tình nguyện lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, trong đó có hàng trăm sinh viên Đại học Xây dựng. Ông Vũ Trình Tường, người đã từng hòa mình trong cuộc tòng quân hừng hực năm ấy kể lại: “Tôi còn nhớ tháng 9 năm 1972, lúc đó chúng tôi là sinh viên năm thứ 2 trường Đại học xây dựng. Nhà trường có một đợt tuyển quân với quy mô lớn. Số sinh viên từ khóa 13 đến khóa 16 nhập ngũ là 225 người, riêng khóa 16 chúng tôi có gần 30 bạn. Hầu hết trong số này đã vượt Trường Sơn vào miền tây Nam Bộ biên chế vào Trung đoàn 207, Quân khu 8, chiến đấu ở vùng Mỏ Vẹt, biên giới Việt Nam – Campuchia. Đầu tháng 10 năm 1973, Trung đoàn 207 nhận nhiệm vụ bí mật luồn sâu xuống Đồng Tháp Mười thuộc vùng 8, Kiến Tường cũ. Đêm ngày 3 tháng 10, Trung đoàn triển khai đội hình hành quân từ Ba Thu (đất Campuchia) vượt sông Vàm Cỏ Tây đến ấp Đá Biên, huyện Mộc Hóa, tỉnh Kiến Tường (nay thuộc xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) thì trời vừa sáng nên đơn vị phải ém quân vào các mảnh rừng tràm. Năm ấy, nước lên to, các gò đất bị nhấn chìm, chỉ còn những cây tràm kiên cường vươn lên giữa biển nước trắng mênh mông. Rừng tràm thì nhỏ, lại thưa thớt nên không đủ che giấu đoàn quân. Vì lội bộ suốt đêm giữa đồng nước, có đoạn ngập đến tận cổ nên anh em cả hai tiểu đoàn đều mệt rã rời, nhất là cánh Tiểu đoàn 1. Họ hầu hết là tân binh, trong đó phần lớn là sinh viên trường Đại học xây dựng mới được bổ sung về đơn vị trước đó hai ngày. Do chưa quen địa hình đồng nước, chưa có kinh nghiệm chiến trường, sáng hôm sau, khi nấu cơm, lính tân binh để lộ khói nên máy bay trinh sát của địch đã phát hiện. Vì Thạnh Phước là đường giao thông huyết mạch để chuyển vũ khí, chuyển quân từ miền Đông xuống miền Tây nên địch thường xuyên sử dụng máy bay trinh sát truy tìm dấu vết bộ đội. Ngay lập tức, trên trời, hàng chục máy bay trực thăng ào đến như một cơn bão nhả đạn như mưa. Dưới đất, hơn chục chiếc xe bọc thép M113 gắn hỏa lực cực mạnh ùa đến bao vây. Trước tình thế vô cùng hiểm nguy, đơn vị đã nhanh chóng triển khai đội hình chiến đấu với tinh thần cảm tử, quyết mở đường máu để đưa sở chỉ huy Trung đoàn thoát khỏi vòng vây. Các chiến sĩ tân binh Tiểu đoàn 1 đã bám chặt trận địa, chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Họ tận dụng từng gốc tràm, bụi cỏ, lội nước ngang ngực ngoan cường chiến đấu từ 8 giờ sáng đến mãi chiều tàn, tiếng súng mới im. Gần 200 chiến sĩ đã hy sinh trên đồng đất Tháp Mười, không một ai chịu đầu hàng địch”.
Những ngày sau, địch vẫn tiếp tục đưa trực thăng tới càn quét nhằm tiêu diệt bất cứ mầm sống nào còn sót lại trên cánh rừng tràm mênh mông nước. Tàn bạo hơn, không chỉ dội mưa bom, bão đạn, địch còn cho quân chốt các ngả không cho bộ đội ta vào lấy thi hài tử sĩ và cứu thương binh. Mãi 12 ngày sau, khi địch rút, đại đội trinh sát cùng với du kích địa phương mới tổ chức được lực lượng vào tìm đồng đội. Ông Phan Xuân Thi (thường gọi là Ba Thi), nguyên là lính trinh sát Trung đoàn 207, hiện là Trưởng ban liên lạc bạn chiến đấu và cựu chiến binh Trung đoàn 207 kể lại: “Khi đó, đơn vị giao nhiệm vụ cho đội trinh sát cùng du kích địa phương đêm đêm bơi xuồng tìm đồng đội. Duy nhất còn một chiến sĩ bị thương nặng được cấp cứu kịp thời, còn lại gần 200 thi thể nổi trên mặt nước, dạt vào cạnh những thân cây, bên những bông súng, bông điên điển. Chúng tôi phải dùng màn để vớt từng phần thi thể các anh, rồi gom các mảnh xương còn mắc trên cành cây. Đồng Tháp Mười đang mùa nước nổi. Do xung quanh toàn nước, không có đất chôn nên chúng tôi phải bó từng thi thể lại, bọc trong bao ni lông, buộc chặt vào thân cây tràm ngâm trong nước lũ, chờ đến mùa khô nhờ đồng bào chôn giúp. Chúng tôi cũng chỉ tìm được khoảng 40 thi hài. Số anh em còn lại do đêm tối cây cỏ um tùm không thể tìm thấy. Chiến trường ác liệt, đơn vị lại phải tiếp tục hành quân, đắng lòng gửi đồng đội nằm lại Đồng Tháp Mười đầm lầy chua mặn”.
Chiến trường ngày càng ác liệt. Đơn vị lại tiếp tục hành quân vào trận chiến mới. Xác các chiến sỹ bị ngâm trong nước lâu ngày trương phềnh rồi trôi dạt khắp cánh đồng, trắng cả một vùng rộng lớn. Rồi chiến dịch Hồ Chí Minh, rồi chiến tranh biên giới Tây Nam. Theo yêu cầu nhiệm vụ mới, Trung đoàn 207 giải thể, khu 8 sát nhập khu 9, tỉnh Kiến Tường sát nhập vào tỉnh Long An, Long An sát nhập vào Quân Khu 7. Trận đánh bi tráng với cái chết của gần 200 tân binh sáng ngày mồng 3 tháng 10 năm 1973 ấy, chẳng thấy ai nhắc đến.
Tấm lòng của vợ chồng anh Tư Tờ và bà con ấp Đá Biên
Sau năm 1975, dân tứ xứ đổ về ấp Đá Biên, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa khai hoang. Nhiều người vật đất lên làm nhà thấy có nhiều xương cốt. Anh Nguyễn Văn Tư, dân địa phương thường gọi là Tư Tờ, khi đó còn nhỏ, mới 12 tuổi, thường chèo xuồng đi lượm bình tông đựng nước, cà-mèn, mũ cối… Có lần nhặt được chiếc mũ, nâng lên anh giật mình kinh hãi khi thấy bên trong mũ còn nguyên chiếc sọ đầu lâu. Anh nghe dân làng bảo, xương cốt, bình tông ấy là của những người lính ngoài Bắc chết trong một trận đánh thảm khốc. Họ bị bỏ rơi nên hài cốt trôi dạt khắp nơi. Họ chết hầu hết khi mới mười tám, đôi mươi, chết trẻ nên rất thiêng. Khi màn đêm buông xuống, nhiều người trong ấp thường nghe tiếng khóc than vì đói khát, tiếng kêu gào đau đớn vì thi thể mắc kẹt giữa các lùm cây trong rừng tràm. Có người trong ấp khi gom củi khô và lá tràm đốt lấy tro bón ruộng, vô tình đốt lẫn cả hài cốt, bị vong linh các chú bộ đội về phạt vạ, khiến cho hóa điên, chữa mãi không khỏi.
Tin vào sự hiển linh của các chú bộ đội, nhiều người dân vào ngày rằm, mồng 1, thường làm cơm cúng cầu xin các linh hồn liệt sĩ phù hộ độ trì làm ăn hanh thông, gia đình khỏe mạnh. Cá nhân anh Tư Tờ cũng có những trải nghiệm tâm linh hết sức kỳ lạ. Năm 1990, anh làm ruộng phát hiện thấy 3 bộ hài cốt không còn nguyên vẹn. Xót thương, anh đắp một nấm mồ chôn chung. Thắp nén hương thơm, anh chắp tay lầm rầm khấn nguyện hương linh các liệt sĩ có linh thiêng thì phù hộ cho gia đình vụ mùa này bội thu để sớm thoát cảnh cơ hàn. Nếu linh ứng, anh sẽ lập miếu thờ cúng. Chẳng biết có phải do các liệt sĩ phù hộ hay không, năm ấy, anh Tư Tờ trúng vụ mùa lớn, đạt hơn 500 giạ thóc. Vợ chồng anh vui mừng khôn xiết. Song do mải làm ăn nên anh quên mất lời hứa với các liệt sĩ. Đêm nọ, bé Nguyệt, con gái đầu, sinh năm 1981, vừa tròn 9 tuổi, đang khỏe mạnh bỗng lăn đùng ra ốm. Mặt xám ngoét, mắt thất thần, suốt ngày cháu ôm đầu kêu la vì đau đớn. Vợ chồng anh bán thóc lấy tiền ôm con đi chữa chạy khắp các bệnh viện mà không khỏi. Buồn bã, bất lực. Tối nọ, đang thiu thiu ngủ, anh chợt nghe tiếng trách móc, giọng đầy ai oán: “Nói lời phải giữ lấy lời. Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”. Anh giật mình tỉnh giấc. Sực nhớ đến lời khấn nguyện và lời hứa hôm nào, sáng sớm hôm sau, anh vội lập một miếu thờ trong khuôn viên đất nhà. Chị Mai Thị Tiếp, vợ anh, sửa soạn mâm cơm cúng. Kỳ lạ sao, chỉ vài ngày sau, bé Nguyệt lành bệnh. Anh Tư Tờ nhớ lại: “Gọi là miếu cho oai chứ thực ra tui chỉ dựng bốn cái cột, kiếm mấy tàu lá về chằm rồi lợp lên trên. Sau mùa lúa, tui chèo ghe ra mua mấy viên gạch, chút xi măng về sửa lại. Miếu “bêtông hóa” rồi mà vẫn còn nhỏ xíu, vợ chồng tui cảm thấy chưa yên. Nghe nói mấy anh chết ở đất này cả mấy trăm người, miếu chút xíu vậy sao mà thờ cho đủ, tội lắm. Không có tiền thì vợ chồng vay mượn để làm”. Nghe chồng nói vậy, chị Tư Tờ cười hiền: “Tui chèo xuồng ra chợ hỏi mua tấm thiếc mà hổng đủ tiền. Vậy là chèo về, đi mượn 1 chỉ vàng bán được 300.000 đồng mua vật liệu, mướn ông thợ về mần ba ngày mới xong. Ông thợ chỉ lấy tiền công hai ngày, còn một ngày làm ủng hộ chiến sĩ”.
Hàng ngày, mỗi khi rảnh rỗi, chị Tư Tờ lại đến miếu dọn dẹp, châm nước, thắp hương. Thấy chị cúng cơm, nhiều người đi ngang qua hỏi thăm. Biết anh chị dựng miếu để thờ các liệt sĩ, bà con tới thắp hương dần đông. Chính dân làng đã đặt tên cho miếu thờ là miếu “Bắc Bỏ” với hàm ý: bộ đội người Bắc chết bỏ xác nơi đây. Lúc đầu miếu thờ còn nhỏ, lợp gianh lá cỏ, cột và khung mái làm bằng mấy cây gỗ tràm khẳng khiu, dựng trên mô đất rộng chừng 20 m2. Sau này, mỗi năm gia đình anh Tư Tờ cùng bà con trong ấp vật đất đắp bồi nên khuôn đất rộng cả trăm m2, cất lại ngôi miếu to cao hơn, lợp mái tôn vừa làm nơi thờ cúng liệt sĩ, vừa làm chỗ cho dân đi làm ruộng có chỗ nghỉ chân hay trú mưa, tránh nắng. Hàng năm, vào ngày các anh hy sinh, nhằm mồng 8 tháng 9 âm lịch, bà con trong vùng túm lại làm đám giỗ tập thể. Không chỉ người ở rạch Đá Biên mà người từ miệt kênh trên, kênh giữa và các xã khác cũng về. Thức cúng ai có gì đem nấy: từ con cá, con lươn, cặp vịt xiêm hay mấy chai rượu trắng. Có năm bà con về đông quá không đủ bát ăn phải ăn bằng cái nắp ấm. Đám cúng buổi sáng nhưng mọi người ở lại tới chiều tối, ca vọng cổ, gõ phách, gõ chén, gõ thùng cho các liệt sĩ nghe ấm lòng. Có năm bà con ở lại đông, uống hết 130 lít rượu. Ăn đám năm này, bà con tự động góp mỗi người 5.000-10.000 đồng gây quỹ để mua nhang đèn, cúng cơm, làm đám năm sau. Với người dân nơi đây, các anh là những “thành hoàng làng đội mũ cối”.
Gần 40 năm trời tìm kiếm
Hơn 20 năm, ngôi miếu đơn sơ ấy tồn tại giữa vùng quê nghèo Đá Biên, các cựu chiến binh trung đoàn 207 và thân nhân của 200 liệt sĩ vẫn không hề hay biết. Mãi đến ngày 27 tháng 7 năm 2011, trong chuyến cùng thân nhân gia đình liệt sĩ đi tìm hài cốt, khi đến khu vực cầu 79, ấp 5, xã Tân Lập, huyện Thạnh Hóa, Ban liên lạc Trung đoàn 207 vô tình được người dân cho biết, phía trong kia có miếu Bắc Bỏ thờ những chiến sĩ quê miền Bắc hy sinh năm 1973. Nhờ đó, câu chuyện về ngôi miếu Bắc Bỏ ân tình mới được Ban liên lạc bạn chiến đấu cựu chiến binh Trung đoàn 207 biết đến. Ông Phan Xuân Thi, Trưởng ban liên lạc kể lại: “Bữa đó, xe chạy tới cầu 79 thì dừng lại hỏi thăm đường. Thoáng nghe giọng miền Bắc, anh Đoàn Văn Xẹn, bán tạp hóa ngay chân cầu, hỏi: “Mấy chú đi kiếm miếu Bắc Bỏ phải hông?”. Tôi vội hỏi dồn: “Miếu gì mà sao anh kêu là miếu Bắc Bỏ?”. Anh Xẻn trả lời: “Bà con ở đây ai mà hổng biết. Miếu đó bà con tự dựng lên để thờ mấy chú bộ đội người miền Bắc hi sinh nằm lại ở Đồng Tháp Mười này nên mới có tên vậy đó”. Nghe tới đây, tôi thấy như có luồng điện chạy dọc sống lưng. Tôi quyết định mướn ghe máy chạy vào kiếm cái miếu. Hai bên bờ kênh tràm mọc san sát. Càng chạy tầm nhìn càng bị cản trở vì bây giờ chỉ còn tràm và tràm. Chạy khoảng 10 phút, tài xế cho ghe ghé vào một gò đất. Trên gò đất nổi là ngôi miếu với dòng chữ đầy ắp ân tình của những người dân ít học: “Hi sinh gì Tổ quốc”. Dẫu có sai chính tả do người hàng xóm của anh chị Tư Tờ mới học hết lớp 1 khắc chữ, “vì” lại viết thành “gì” nhưng chính dòng chữ giản dị ấy mới chứa đựng trong đó biết bao nghĩa tình của những người dân nghèo nơi đây. Đây cũng chính là quê hương thứ hai của các liệt sỹ. Dù không được trở về nơi chôn nhau cắt rốn nhưng các anh đã được nhân dân rạch Đá Biên coi như người thân yêu ruột thịt, lúc nào cũng có nén nhang, bát cơm, chén rượu để làm ấm lòng. Tôi đã bật khóc khi nhìn thấy ngôi miếu và khẳng định đây chính là nơi đồng đội của mình đã hy sinh trong hoàn cảnh bỏ xác. Ban liên lạc đã họp, đưa thông tin về đồng đội trên các phương tiện thông tin đại chúng, cử người trong Ban liên lạc thay nhau đi tìm danh tính liệt sỹ, phần lớn là anh em miền Bắc, trong đó 2/3 là sinh viên Đại học xây dựng mới nhập ngũ, tuổi đời còn rất trẻ”.
Thân nhân liệt sĩ từ các tỉnh phía Bắc khi được biết thông tin về nơi chiến đấu, hy sinh của các liệt sỹ đã vào tận nơi để hương khói cho người thân. Biết các anh đã được người dân hương khói bấy lâu nên các thân nhân cũng được an ủi phần nào. Có thân nhân liệt sĩ vừa nghe tin liền vượt hàng ngàn cây số vào tận nhà anh Tư Tờ và đem di ảnh người thân vào gửi anh thờ tại miếu.
Thế là, sau 40 năm kể từ ngày các anh hy sinh, rất nhiều gia đình thân nhân của 200 liệt sĩ, sau biết bao tháng ngày lang thang khắp nơi kiếm tìm, nay mới thấy. Gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Tế đã tốn hàng trăm triệu đồng đi tìm theo sự chỉ dẫn của các nhà ngoại cảm nhưng kết quả xét nghiệm ADN lại không đúng. Họ đã mang nhầm về quê bộ hài cốt liệt sĩ vô danh từ nghĩa trang Tam Nông ở tỉnh Đồng Tháp. Trong hoang mang, đau đớn tột cùng, tình cờ gặp được ông Phạm Xuân Thi, họ mới biết, người thân của mình hy sinh ở Đá Biên. Ngày 27 tháng 7 năm 2011, khi ông Thi cùng gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Tế tìm về đây lại càng thêm đau đớn khi biết rằng, ngôi miếu Bắc Bỏ thờ liệt sĩ trung đoàn 207 đã có từ năm 1990. Một trận đánh có 200 liệt sĩ hy sinh, xương cốt của họ còn vương khắp vùng ngập nước ấp Đá Biên mà chỉ có một ngôi miếu thờ đơn sơ do một người dân nghèo là anh Tư Tờ cất lên mang tên “Bắc Bỏ”. Trời ơi! Chua xót quá!
Mặc dầu đã được sửa sang, tôn tạo tới 3 lần nhưng miếu Bắc Bỏ vẫn bé nhỏ đến tội nghiệp giữa mênh mông nước lũ. Mái lợp tôn, bốn bề trống hoác. Bao quanh lán lưa thưa vài gốc cây tràm làm bóng mát cho hương hồn gần 300 liệt sĩ. Bệ thờ là vỉa tường vài hàng gạch, trên láng xi măng, là nơi đặt bát nhang lớn và đồ tế lễ. Phía sau bệ thờ dựng một tấm tôn, treo lá quốc kỳ, dưới bày ba khung ảnh của các liệt sĩ sinh viên trường Đại học xây dựng. Đó là kỷ vật của ba gia đình gần đây biết tin về miếu Bắc Bỏ đã tìm về thắp nhang bái vọng người thân, gửi ảnh nhờ anh Tư Tờ cúng giỗ. Anh Tư Tờ cũng đau xót lắm. Anh bảo: “Nếu vợ chồng tui làm ăn khấm khá thì thế nào cũng sửa lại cái miếu cho đàng hoàng. Để lỡ khi người thân của mấy ảnh từ ngoài Bắc hay tin vô thăm, thấy cái miếu cũng đỡ tủi thân. Mà chắc tới chừng xây lại người ta sẽ không ghi tên là miếu Bắc Bỏ nữa đâu. Tên đó nghe buồn quá”.
“Cầu được ước thấy”. Sáng ngày 30 tháng 3 năm 2016, được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo chính quyền địa phương, các thế hệ cán bộ, sinh viên Trường đại học Xây dựng cùng các đồng đội, người thân của các liệt sỹ Trung đoàn 207 và nhân dân địa phương đã có mặt tại ấp Đá Biên để khởi công xây dựng Đài tưởng niệm nhằm tri ân sự hy sinh cao cả của các anh. Trong không khí trang nghiêm, đầy cảm xúc, PGS.TS Phạm Duy Hòa - Hiệu trưởng - đã thay mặt nhà trường bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các đồng chí lãnh đạo và nhân dân địa phương, những người dân bình dị như gia đình anh chị Tư Tờ, trong suốt những năm qua đã âm thầm, lặng lẽ hương khói cho các liệt sỹ là sinh viên của trường Đại học xây dựng và các trường bạn. Buổi lễ trào dâng niềm xúc động khi PGS.TS Phạm Duy Hoà cho biết, đoàn cán bộ và cựu sinh viên trường Đại học xây dựng đã mang theo hộp phù sa còn thấm đẫm nước sông Hồng, dòng sông đã nuôi dưỡng tâm hồn các anh và từ những hạt phù sa này đã mọc lên những cây ngô, bông lúa, nuôi các anh trưởng thành, bước vào giảng đường đại học rồi lên đường chiến đấu và hy sinh anh dũng trên chính mảnh đất này.
Xúc động nghẹn ngào trong buổi lễ, ông Đoàn Đức Chính, nguyên lính sinh viên Đại học xây dựng đã sáng tác bài thơ “Miếu Bắc Bó – Ngày ấy, bây giờ” ngay tại Khu tưởng niệm để tri ân các liệt sỹ Trung đoàn 207:
“Ngày ấy các bạn tôi
Đã nằm xuống nơi đây
Mấy chục năm nổi chìm
Không hương khói
Không thể tìm về quê cũ
Những “thằng lính sinh viên”
Chỉ còn biết ôm nhau mà “ngủ”
Dưới những gốc tràm trong rạch Đá Biên
Năm qua đi
Tháng qua đi
Các bạn tôi
Đã là những “Ông Thành Hoàng Làng Mũ Cối”
Chen chúc nhau ngồi nơi miếu nhỏ cô đơn
“Miếu Bắc Bỏ”
Ai đặt tên mà đau từng khúc ruột?
Ai đặt tên mà ướt đầm nước mắt?
Ai đặt tên mà nghẹn thắt con tim?
Những nông dân chân lấm tay bùn
Xì xụp khói hương
Thương những thằng con đất Bắc
Bỏ quê hương vào đây đánh giặc
Chiến tranh qua lâu rồi mà sao không về Bắc?
Chiến tranh qua lâu rồi sao chẳng có ai tìm?
Các Má, các Ba
Hương khói, bánh quà
Trái ngọt vườn nhà mùa nào thức nấy
“Thôi thì tạm nhé tụi bay...”
Miếu Bắc Bỏ
Nhỏ nhoi bập bềnh con nước
Bao năm qua
Người thân và đồng đội
Khắc khoải đi tìm
Bao nước mắt cạn khô
Bao mẹ già heo hắt
Bao đứa em ngóng đợi anh về
Mà vẫn bặt tin
Nỗi đau buồn nặng lắm các bạn ơi
Bây giờ các bạn tôi
Đàng hoàng ngồi trong “Đền thờ Liệt sỹ”
Chẳng sợ nắng mưa
Chẳng lo nước nổi
Vẫn là những “Ông Thành Hoàng Làng Mũ Cối”
Vẫn là những "thằng sinh viên" trẻ mãi đến bây giờ”.
Hoàng Anh Sướng
Ảnh 1: Liệt sĩ Nguyễn Thanh Hà - LS trẻ nhất hy sinh trong trần càn quét - nguyên sinh viên năm thứ nhất ĐH Xây dựng.
Ảnh 2: Anh Tư Tờ bên Miếu Bắc Bỏ sơ sài do anh xây cất.
[http://vanhien.vn/news/su-that-ve-cai-chet-bi-trang-cua-200-linh-sinh-vien-dai-hoc-xay-dung-ha-noi-70776](http://vanhien.vn/news/su-that-ve-cai-chet-bi-trang-cua-200-linh-sinh-vien-dai-hoc-xay-dung-ha-noi-70776)