[Funland] Sự thật đằng sau phát biểu lấp hồ Thành Công

musiclife

Xe tăng
Biển số
OF-82743
Ngày cấp bằng
14/1/11
Số km
1,803
Động cơ
426,968 Mã lực
Các ông ở nhà TT cũ quá sướng, nhà thì NN phân cho không mất tiền, hỏng đã có NN bỏ tiền ra sửa, giờ lên đời cũng chẳng mất đồng nào. Trong khi nhà em em tự bỏ tiền ra mua, nó hỏng em tự bỏ tiền ra sửa, lên đời lại càng phải bỏ ra nhiều tiền. các cụ ở TT sướng thế còn gì
 

vandatAT

Xe lăn
Biển số
OF-315113
Ngày cấp bằng
8/4/14
Số km
10,995
Động cơ
373,320 Mã lực

roninvctv

Xe hơi
Biển số
OF-61372
Ngày cấp bằng
10/4/10
Số km
101
Động cơ
441,484 Mã lực
Các ông ở nhà TT cũ quá sướng, nhà thì NN phân cho không mất tiền, hỏng đã có NN bỏ tiền ra sửa, giờ lên đời cũng chẳng mấtnào. Trong khi nhà em em tự bỏ tiền ra mua, nó hỏng em tự bỏ tiền ra sửa, lên đời lại càng phải bỏ ra nhiều tiền. các cụ ở TT sướng thế còn gì
Hay a e mình bán nhà đất mua cc cũ đi. TC chắc lần này phá thật đấy.
 

nghienruou

Xe điện
Biển số
OF-54372
Ngày cấp bằng
6/1/10
Số km
4,992
Động cơ
712,775 Mã lực
Tóm lại là có lấp không các cụ? Lấp thì lấp bao nhiêu % ợ?
 

vandinh

Xe container
Biển số
OF-119354
Ngày cấp bằng
4/11/11
Số km
7,072
Động cơ
99,919 Mã lực
Các ông ở nhà TT cũ quá sướng, nhà thì NN phân cho không mất tiền, hỏng đã có NN bỏ tiền ra sửa, giờ lên đời cũng chẳng mất đồng nào. Trong khi nhà em em tự bỏ tiền ra mua, nó hỏng em tự bỏ tiền ra sửa, lên đời lại càng phải bỏ ra nhiều tiền. các cụ ở TT sướng thế còn gì
Những ông được phân nhà như cụ nói họ ở biệt thự hết rồi.
 

BanglaiB2

Xe buýt
Biển số
OF-145402
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
889
Động cơ
369,680 Mã lực
Em Thành Công KT1 đơi. Mệ nó chứ cái phiếu điều tra phụ vụ lập quy hoạch tổ dân phố vừa đi phát, phần lớn các gia đình chưa nộp lại, thậm chí chưa thèm thả bút như nhà em, thế mà chúng nó đã xoen xoét là dân đồng tình ủng hộ. Em là em cực lực phản đối những thằng ăn không nói có, mệ nó cứ lấp hồ đi xây nhà xong đi giao cho em xong đi rồi hãy chém gió.
 
Biển số
OF-143071
Ngày cấp bằng
23/5/12
Số km
13,380
Động cơ
459,416 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu ý , em Quên rồi !

vnposh

Xe container
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
5,686
Động cơ
270,607 Mã lực
Bên nào cũng muốn nhiều ạ
Tay nào đó trong ban lãnh đạo thành phố thì chỉ muốn kiếm tiền trong nhiệm kỳ chót. Nhóm đầu tư thì tay không bắt giặc, chỉ rình hớt váng. Dân chung cư thì chỉ muốn được cư trú tại chỗ, thành những người chủ thực sự, tự quyết, tự định đoạt ngôi nhà của mình lâu dài, thụ hưởng những lợi ích lâu dài cả về kinh tế, cảnh quan, tiện ích, tất nhiên có hưởng thì có đóng góp thuế má, quỹ to quỹ nhỏ của thành phố.

Bọn quẳng ra cái vấn đề lấp/đào hồ chỉ là cái cớ. Thời điểm nhạy cảm này có đeo tên lửa hành trình Tomahawk vào chân nó cũng không nhanh được, không dọa được. Nó che giấu vấn đề "xà xẻo" các khu đất vàng theo "định hướng sốt ruột". :D
 

hnilqhuy

Xe tăng
Biển số
OF-384544
Ngày cấp bằng
28/9/15
Số km
1,923
Động cơ
257,166 Mã lực
ông Thanh này 1 con gái, bản thân thì ung thư ... sống bao nhiêu đâu nữa mà ham hố...
 

nguyenanalt

Xe hơi
Biển số
OF-421992
Ngày cấp bằng
12/5/16
Số km
148
Động cơ
219,520 Mã lực
em hóng xem cà rốt với gậy nó thế nào
 

hnilqhuy

Xe tăng
Biển số
OF-384544
Ngày cấp bằng
28/9/15
Số km
1,923
Động cơ
257,166 Mã lực
Lấp hồ Thành Công: Thuốc thử từ ý chí cộng đồng!


(Thethaovanhoa.vn) - Một hécta hồ Thành Công sẽ bị lấp để xây khu tái định cư. Đó là đề xuất của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng tại một hội thảo tại Hà Nội tuần qua. Lập tức, đề xuất này liên tục nhận về những lời chỉ trích từ phía cộng đồng, cũng như giới quy hoạch.

Gánh nặng của Hồ Gươm
Ngẫm ngợi cuối tuần: Ẩn dụ về 2 ngọn tháp bên Hồ Gươm

Và, mặc dù công ty này có nói rõ tại hội nghị rằng công ty này sẽ đào lại một ha ở góc khác của hồ để đảm bảo giữ nguyên diện tích mặt nước, nhưng mọi chuyện vẫn chưa lắng xuống.

Bởi với rất nhiều người, khái niệm "lấp sông" "lấp hồ" là vấn đề vô cùng nhạy cảm, khi các vấn đề về môi trường và cảnh quan ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình đô thị hóa.

***

Nếu bỏ qua định kiến để đọc kĩ, kế hoạch lấp- đào thêm hồ Thành Công cũng có những lý lẽ của mình. Chẳng hạn, phần mặt nước vẫn được giữ nguyên sau thao tác lấp – đào (chứ không bị xóa sổ hoàn toàn như hàng loạt vụ việc trong quá khứ). Rồi, dự án này góp phần giải quyết một vấn đề khá nhức nhối của thủ đô: xây dựng lại những khu tập thể cũ xuống cấp - mà cụ thể là khu tập thể Thành Công. Như con số được công ty đưa ra, có tới 91 % người dân tại đây đồng ý với phương án này....


Doanh nghiệp đề nghị lấy một ha hồ Thành Công để xây chung cư tái định cư. Ảnh: Giang Huy - Vnexpress

Nhưng, bất chấp những lý lẽ ấy, kế hoạch "lấp – đào" vẫn nhận được vô vàn câu hỏi phản biện: Hệ sinh thái của hồ sẽ ra sao nếu bị lấp một ha góc này và đào một ha ở góc khác? Hình dạng hồ Thành Công tương đối cân xứng như hiện nay sẽ ra sao sau khi được "chỉnh sửa"? Có hay không câu chuyện liên quan tới lợi ích cá nhân của chủ hộ sẽ được "kéo" hồ về phía mình?

Những lo lắng ấy có lý do, nếu chúng ta tách bạch giữa mục đích của đề án lấp- đào hồ Thành Công và cách thực hiện chúng. Bởi thực tế, chúng ta từng có những bài học cay đắng về "chủ trương đúng" nhưng "cách thực hiện sai". Và, việc can thiệp vào một hồ nước giữa lòng Thành phố không thể tính đơn giản là đảm bảo giữ đúng diện tích mặt nước một cách cơ học.

***

Hà Nội là một trong những đô thị trên thế giới được mệnh danh là “Thành phố hồ” (City Of Lakes).Sinh thời, GS Trần Quốc Vượng cũng từng nói: "Thăng long – Hà Nội là một thành phố sông hồ". Tức là, sông hồ như căn cước của Thủ đô. Nó làm cho Hà Nội trở nên đặc biệt và cần được ưu tiên bảo vệ.

Tuy nhiên, con số thống kê lại phản ánh hoàn toàn ngược lại.

Các nhà quy hoạch từng chia hệ thống hồ Hà Nội thành ba khu vực chính: khu vực hồ Gươm, khu vực hồ Tây và các hồ địa phương. Trong đó, nói như KTS Đào Ngọc Nghiêm, Hồ Gươm là "biểu tượng của ý chí cộng đồng". Bởi, bất cứ công trình, hoạt động nào quanh Hồ Gươm đều rất được quan tâm và phản biện.

Còn lại, hồ Tây và các hồ địa phương đã có lúc không được chú ý nhiều. Hồ Tây, trước đây rộng 500ha nhưng giờ chỉ còn 460ha. 17 hồ địa phương bị san lấp hoàn toàn từ năm 2010 tới nay, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng (CECR) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Nhưng, câu chuyện về một ha trên tổng chừng 10 ha của hồ Thành Công bây giờ đang được được dư luận đặc biệt quan tâm và phản ứng mạnh. Rõ ràng, chúng ta đã có ý thức hơn về giá trị đặc biệt của sông hồ với đời sống. Và quan trọng hơn, người Hà Nội đã hiểu, dù hồ Thành Công lấp một ha không liên quan tới "túi tiền" của mình nhưng nó liên quan tới chất lượng sống chung của chúng ta.

Và, khi người Hà Nội hiểu được chất lượng cuộc sống không chỉ là tiền mà còn là môi trường, cảnh quan, đó là lúc những dự án như trường hợp tại hồ Thành Công cần phải tự bảo vệ trước một "liều thuốc thử" từ ý chí cộng đồng!
 

hnilqhuy

Xe tăng
Biển số
OF-384544
Ngày cấp bằng
28/9/15
Số km
1,923
Động cơ
257,166 Mã lực
Hà Nội bác đề xuất lấp hồ Thành Công để xây nhà


Thứ 2, 10/04/2017, 21:43 PM
Hà Nội bác đề xuất lấp hồ Thành Công để xây nhà (Tieudung24h.vn) - "Tuyệt đối không thể “xẻ thịt” hay “lấp” bất cứ sông hồ nào để tái định cư tại chỗ, mà cần tìm một địa điểm thích hợp hơn” - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng nhấn mạnh.

Tại sao các nước phương Tây người ta đào hồ, trồng cây để tăng mảng xanh cho đô thị, còn chúng ta lại cổ súy cho điều ngược lại? - nhiều người dân cũng như các chuyên gia đã phản ứng như vậy khi hay tin về đề xuất “Lấp 1ha hồ Thành Công để xây nhà tái định cư tại chỗ khi cải tạo chung cư cũ” của ông Nguyễn Công Hồng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng (Vihajico) tại Hội thảo “Về một số cơ chế khung cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội” được tổ chức mới đây.

Lấp chỗ này, trả chỗ kia

Đứng trên lập trường DN, ông Nguyễn Công Hồng cho biết: “Chúng tôi hướng đến một tiêu chí quy hoạch chấp nhận tái định cư dân cư hiện hữu 100%. Như vậy, việc tăng tỷ lệ dân cư theo quy hoạch phân khu phải mặc nhiên được chấp nhận. Không còn 15.000 dân mà phải hơn 20.000 dân. Thứ hai, diện tích căn hộ tối thiểu là 45m2. Thứ ba, quy hoạch đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiêu chí hiện đại nhưng vẫn giữ được cấu trúc cũ của khu Thành Công…”.
Mô tả ảnh
Hồ Thành Công nhìn từ trên cao.

Để đạt được những mục tiêu đó, Phó Tổng Giám đốc Vihajico nêu ra một số kiến nghị: Thứ nhất, diện tích để tái định cư hệ số là 1 để đảm bảo tính công bằng, phần diện tích tăng thêm để đạt mức 45m2 người dân phải đóng góp. Thứ hai, về các chỉ tiêu quy hoạch, đề nghị khối nhà ở tái định cư có chiều cao 24 tầng nhưng là 24 tầng bình quân để có những công trình điểm nhấn, mới đảm bảo mỹ quan đô thị. Đề nghị cho tăng tối đa đến 35 tầng với nhà thương mại, vì khối nhà này giúp tăng lợi ích tài chính cho nhà đầu tư mà vấn đề cũng không quá hữu cơ. Đồng thời, cấp thiết tạo ra quỹ đất sạch để giải quyết vấn đề tạm cư”.

Từ phân tích trên, ông Nguyễn Công Hồng đưa ra đề xuất táo bạo: “Ranh giới nghiên cứu quy hoạch không bao gồm hồ Thành Công, chúng tôi đã khảo sát và thấy mật độ xây dựng khu Thành Công dày đặc, có một số công trình tiện ích xã hội như trường học, nhà trẻ, chợ… không thể động tới vì sẽ làm xáo trộn cuộc sống người dân. Nhưng có một quỹ đất rất tốt là hồ Thành Công có diện tích 10ha. Tôi xin đề xuất điều chỉnh quy hoạch hồ Thành Công khoảng 1ha. Sau đó quy hoạch mới, diện tích mặt nước chúng tôi sẽ trả lại. Phần giao cho DN cải tạo 23ha vẫn là 23ha, nhưng hình dáng sẽ thay đổi. Điểm được là chúng tôi có ngay gần 1ha làm đất tái định cư cho người dân ở đó. Vấn đề này khi đem thảo luận với người dân đã nhận được sự đồng thuận”.

Trước đề xuất trên, ngay tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho rằng, cải tạo chung cư cũ là một việc làm vô cùng khó khăn. Dù chúng ta bàn nhiều, không ít ý kiến thuyết phục, các giải pháp tưởng có vẻ khả thi mà diễn biến để hiện thực hóa không dễ dàng. “Đề xuất của DN Việt Hưng khẳng định sẽ hoàn trả đủ diện tích 1ha mặt nước đã lấy đi của hồ Thành Công, nhưng tôi hỏi lấy gì đảm bảo? 1ha mặt hồ mới sẽ nằm ở đâu? Đất công hay đất tư? Việc xóa bỏ quy hoạch khu vực này càng không khả thi. Phải hướng cho Hà Nội phát triển ổn định lâu dài, tuân thủ theo đúng quy hoạch chung bằng những giải pháp nhân văn chứ không thể “xôi đỗ”. Vấn đề tạm cư hay vấn đề di chuyển có thể lựa chọn nhiều mô hình khác hài hòa hơn.

Cụ thể, tạm cư cho người dân bằng tiền để người dân tự đi thuê, hay một số DN có nhà ở thương mại có thể cho dân thuê hoặc di dời dân về ở tạm thời. TP hiện đang khuyến khích các DN lập quy hoạch xác định vị trí, xây dựng nhà cho người dân trước để “mắt thấy tai nghe”. Khi người dân chuyển vào nhà ở ổn định rồi mới làm tiếp các phần khác theo quy hoạch. Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được mệnh danh là TP của sông, hồ. Cho nên, tuyệt đối không thể “xẻ thịt” hay “lấp” bất cứ sông hồ nào để tái định cư tại chỗ, mà cần tìm một địa điểm thích hợp hơn. Đó là bài toán chúng ta phải giải” - Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.

Ý kiến đơn phương của doanh nghiệp

Đứng ở góc độ chuyên gia, TS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội cũng thể hiện quan điểm việc cải tạo các khu chung cư cũ là vấn đề mà Hà Nội đã triển khai rất lâu nhưng mắc ở việc tái định cư, giải phóng mặt bằng. Vì vậy, tìm ra một giải pháp thích hợp là điều cần thiết. Khi Nhà nước, Quốc hội đã khẳng định cải tạo chung cư cũ phải tuân theo quy hoạch; yêu cầu của TP phải gia tăng thêm không gian công cộng, cây xanh, mặt nước thì đề xuất lấp hồ đi chỉ vì mục tiêu cải tạo chung cư là điều khó có thể chấp nhận được.

“Đừng lấp chỗ này, khoét chỗ kia, giải pháp ấy chưa tính tới tổng thể quy hoạch. Kể cả trong trường hợp DN bù lại 1ha mặt nước mới cho hồ Thành Công thì chắc chắn cũng chưa tính tới sự biến đổi về sinh thái, về mô hình sử dụng đất. Đền bù 1ha ở chỗ khác thì hình dáng hồ như thế nào, vì hồ nước còn liên quan tới vấn đề thoát nước mặt, liên quan tới địa chất, thủy văn. Đặc biệt với những hồ ở nội đô đã ổn định thì luôn gắn với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung của cả khu vực. Những điều này DN đã tính hết chưa” - TS. Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND phường Thành Công (Ba Đình) Ngô Ngọc Lâm cho biết, Vihajico đang tiến hành điều tra, thu thập ý kiến của người dân địa phương về vấn đề tái định cư. “Phường chỉ biết trong bảng hỏi đưa đến tay người dân có câu hỏi, liệu người dân có muốn được tái định cư tại chỗ hay không. Còn về đề xuất lấp hồ, DN chưa hề thông báo hay đưa ra để cùng bàn bạc với chính quyền hay Nhân dân địa phương” - ông Lâm khẳng định.

Với quan điểm cá nhân, ông Ngô Ngọc Lâm nhìn nhận: “Việc lấp hồ làm khu tái định cư là việc lớn, vượt quá thẩm quyền của phường, quận. Hơn nữa, tôi cũng rất ngỡ ngàng và không ủng hộ đề xuất của DN. Tôi khẳng định, đây chỉ là ý kiến đơn phương của DN và chưa hề có sự bàn bạc trước với địa phương”.q

Hồ Thành Công nằm trong khuôn viên Công viên Indira Gandhi, thuộc phường Thành Công (Ba Đình). Tổng diện tích Công viên bao gồm hồ rộng hơn 8,6ha, trong đó có 5,9ha diện tích mặt nước hồ. Hồ Thành Công được cải tạo, kè bờ làm đường dạo từ năm 1997; năm 2013 được bàn giao lại cho UBND quận Ba Đình quản lý.
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Hồ Thành Công tổng 10ha- Đơn vị đầu tư xin lấp 1ha để xây và đền bù 1ha kế bên khi xây xong :-?
Nhưng cái tít báo thì luôn khiến mình phải hừng hực điên liên :D.
Em thì em không ủng hộ lắm, nhưng cũng có cái lý của chủ đầu tư và dân Thành công 91% người đồng ý cũng không phải không lý.
Em chốt là em không ủng hộ cách tiến hành, nhưng không ủng hộ tít báo
Em thì cho rằng nếu làm đúng như chủ đầu tư hứa, sẽ trả lại đầy đủ diện tích mặt nước, thì đây là sáng kiến giải quyết vấn đề.
Hiện rất bế tắc khâu giải phóng mặt bằng chung cư cũ. Dân không muốn đi xa, ở tạm ở nơi khác, đảo lộn cuộc sống, làm việc, học tập của họ. Nếu được định cư tạm ngay tại chỗ cũ thì hầu như ai cũng thích. Chủ đầu tư cam kết sau khi giải phóng được mặt bằng sẽ đào hồ rộng ra phía bắc để trả lại đủ diện tích mặt nước như cũ.
Cơ bản em thấy quá hay, còn không thì khó có cách nào vận động bà con đi chỗ khác để đập chung cư cũ lắm.
 

thaihana

Xe điện
Biển số
OF-375739
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
4,130
Động cơ
502,905 Mã lực
Lấp hết đi, ngày xưa có lấp sông Hồng để bây chừ mới có Hồ Gươm.:D
 

Fun_fun

Xe tăng
Biển số
OF-439158
Ngày cấp bằng
22/7/16
Số km
1,669
Động cơ
224,272 Mã lực
Chắc bọn nó không có khái niệm: hồ - ao - vũng - bát nước.
Tính hiệu quả về môi trường của diện tích mặt nước bằng phép cộng thì không phải lúc nào cũng đúng.

Hà Nội bác đề xuất lấp hồ Thành Công để xây nhà


Thứ 2, 10/04/2017, 21:43 PM
Hà Nội bác đề xuất lấp hồ Thành Công để xây nhà (Tieudung24h.vn) - "Tuyệt đối không thể “xẻ thịt” hay “lấp” bất cứ sông hồ nào để tái định cư tại chỗ, mà cần tìm một địa điểm thích hợp hơn” - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng nhấn mạnh.

Tại sao các nước phương Tây người ta đào hồ, trồng cây để tăng mảng xanh cho đô thị, còn chúng ta lại cổ súy cho điều ngược lại? - nhiều người dân cũng như các chuyên gia đã phản ứng như vậy khi hay tin về đề xuất “Lấp 1ha hồ Thành Công để xây nhà tái định cư tại chỗ khi cải tạo chung cư cũ” của ông Nguyễn Công Hồng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng (Vihajico) tại Hội thảo “Về một số cơ chế khung cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội” được tổ chức mới đây.

Lấp chỗ này, trả chỗ kia

Đứng trên lập trường DN, ông Nguyễn Công Hồng cho biết: “Chúng tôi hướng đến một tiêu chí quy hoạch chấp nhận tái định cư dân cư hiện hữu 100%. Như vậy, việc tăng tỷ lệ dân cư theo quy hoạch phân khu phải mặc nhiên được chấp nhận. Không còn 15.000 dân mà phải hơn 20.000 dân. Thứ hai, diện tích căn hộ tối thiểu là 45m2. Thứ ba, quy hoạch đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiêu chí hiện đại nhưng vẫn giữ được cấu trúc cũ của khu Thành Công…”.
Mô tả ảnh
Hồ Thành Công nhìn từ trên cao.

Để đạt được những mục tiêu đó, Phó Tổng Giám đốc Vihajico nêu ra một số kiến nghị: Thứ nhất, diện tích để tái định cư hệ số là 1 để đảm bảo tính công bằng, phần diện tích tăng thêm để đạt mức 45m2 người dân phải đóng góp. Thứ hai, về các chỉ tiêu quy hoạch, đề nghị khối nhà ở tái định cư có chiều cao 24 tầng nhưng là 24 tầng bình quân để có những công trình điểm nhấn, mới đảm bảo mỹ quan đô thị. Đề nghị cho tăng tối đa đến 35 tầng với nhà thương mại, vì khối nhà này giúp tăng lợi ích tài chính cho nhà đầu tư mà vấn đề cũng không quá hữu cơ. Đồng thời, cấp thiết tạo ra quỹ đất sạch để giải quyết vấn đề tạm cư”.

Từ phân tích trên, ông Nguyễn Công Hồng đưa ra đề xuất táo bạo: “Ranh giới nghiên cứu quy hoạch không bao gồm hồ Thành Công, chúng tôi đã khảo sát và thấy mật độ xây dựng khu Thành Công dày đặc, có một số công trình tiện ích xã hội như trường học, nhà trẻ, chợ… không thể động tới vì sẽ làm xáo trộn cuộc sống người dân. Nhưng có một quỹ đất rất tốt là hồ Thành Công có diện tích 10ha. Tôi xin đề xuất điều chỉnh quy hoạch hồ Thành Công khoảng 1ha. Sau đó quy hoạch mới, diện tích mặt nước chúng tôi sẽ trả lại. Phần giao cho DN cải tạo 23ha vẫn là 23ha, nhưng hình dáng sẽ thay đổi. Điểm được là chúng tôi có ngay gần 1ha làm đất tái định cư cho người dân ở đó. Vấn đề này khi đem thảo luận với người dân đã nhận được sự đồng thuận”.

Trước đề xuất trên, ngay tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho rằng, cải tạo chung cư cũ là một việc làm vô cùng khó khăn. Dù chúng ta bàn nhiều, không ít ý kiến thuyết phục, các giải pháp tưởng có vẻ khả thi mà diễn biến để hiện thực hóa không dễ dàng. “Đề xuất của DN Việt Hưng khẳng định sẽ hoàn trả đủ diện tích 1ha mặt nước đã lấy đi của hồ Thành Công, nhưng tôi hỏi lấy gì đảm bảo? 1ha mặt hồ mới sẽ nằm ở đâu? Đất công hay đất tư? Việc xóa bỏ quy hoạch khu vực này càng không khả thi. Phải hướng cho Hà Nội phát triển ổn định lâu dài, tuân thủ theo đúng quy hoạch chung bằng những giải pháp nhân văn chứ không thể “xôi đỗ”. Vấn đề tạm cư hay vấn đề di chuyển có thể lựa chọn nhiều mô hình khác hài hòa hơn.

Cụ thể, tạm cư cho người dân bằng tiền để người dân tự đi thuê, hay một số DN có nhà ở thương mại có thể cho dân thuê hoặc di dời dân về ở tạm thời. TP hiện đang khuyến khích các DN lập quy hoạch xác định vị trí, xây dựng nhà cho người dân trước để “mắt thấy tai nghe”. Khi người dân chuyển vào nhà ở ổn định rồi mới làm tiếp các phần khác theo quy hoạch. Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được mệnh danh là TP của sông, hồ. Cho nên, tuyệt đối không thể “xẻ thịt” hay “lấp” bất cứ sông hồ nào để tái định cư tại chỗ, mà cần tìm một địa điểm thích hợp hơn. Đó là bài toán chúng ta phải giải” - Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.

Ý kiến đơn phương của doanh nghiệp

Đứng ở góc độ chuyên gia, TS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội cũng thể hiện quan điểm việc cải tạo các khu chung cư cũ là vấn đề mà Hà Nội đã triển khai rất lâu nhưng mắc ở việc tái định cư, giải phóng mặt bằng. Vì vậy, tìm ra một giải pháp thích hợp là điều cần thiết. Khi Nhà nước, Quốc hội đã khẳng định cải tạo chung cư cũ phải tuân theo quy hoạch; yêu cầu của TP phải gia tăng thêm không gian công cộng, cây xanh, mặt nước thì đề xuất lấp hồ đi chỉ vì mục tiêu cải tạo chung cư là điều khó có thể chấp nhận được.

“Đừng lấp chỗ này, khoét chỗ kia, giải pháp ấy chưa tính tới tổng thể quy hoạch. Kể cả trong trường hợp DN bù lại 1ha mặt nước mới cho hồ Thành Công thì chắc chắn cũng chưa tính tới sự biến đổi về sinh thái, về mô hình sử dụng đất. Đền bù 1ha ở chỗ khác thì hình dáng hồ như thế nào, vì hồ nước còn liên quan tới vấn đề thoát nước mặt, liên quan tới địa chất, thủy văn. Đặc biệt với những hồ ở nội đô đã ổn định thì luôn gắn với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung của cả khu vực. Những điều này DN đã tính hết chưa” - TS. Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND phường Thành Công (Ba Đình) Ngô Ngọc Lâm cho biết, Vihajico đang tiến hành điều tra, thu thập ý kiến của người dân địa phương về vấn đề tái định cư. “Phường chỉ biết trong bảng hỏi đưa đến tay người dân có câu hỏi, liệu người dân có muốn được tái định cư tại chỗ hay không. Còn về đề xuất lấp hồ, DN chưa hề thông báo hay đưa ra để cùng bàn bạc với chính quyền hay Nhân dân địa phương” - ông Lâm khẳng định.

Với quan điểm cá nhân, ông Ngô Ngọc Lâm nhìn nhận: “Việc lấp hồ làm khu tái định cư là việc lớn, vượt quá thẩm quyền của phường, quận. Hơn nữa, tôi cũng rất ngỡ ngàng và không ủng hộ đề xuất của DN. Tôi khẳng định, đây chỉ là ý kiến đơn phương của DN và chưa hề có sự bàn bạc trước với địa phương”.q

Hồ Thành Công nằm trong khuôn viên Công viên Indira Gandhi, thuộc phường Thành Công (Ba Đình). Tổng diện tích Công viên bao gồm hồ rộng hơn 8,6ha, trong đó có 5,9ha diện tích mặt nước hồ. Hồ Thành Công được cải tạo, kè bờ làm đường dạo từ năm 1997; năm 2013 được bàn giao lại cho UBND quận Ba Đình quản lý.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top