Tối qua con em gái em ở Bình Định gọi điện ra , định qua dịch gửi thằng cu con về Bắc cho nó ở với ông bà để ông bà cho đi học chứ xem tình hình học ở trong đó không ổn .
Chả là , con em gái em thì người bắc ( rõ rồi), ck nó là người miền nam , hai vợ chồng lấy nhau sinh sống và công tác trong Bình Định ( ngay sân bay ).Thằng cu con thì ở với ông bà ngoại từ 2 tuổi đến khi vào lớp 1 thì mẹ nó đón vào trong Bình Định để cho đi học lớp 1 .
Mẹ nó kể , đi học về thì lần nào mà cô đọc chép chính tả cũng được có 1 với 2 thôi à . Mà nó được 1 với 2 mà không chửi được nó cơ - vì nó đúng .
Thằng cu thì nói giọng bắc , cô giáo thì nói giọng Bình Định .
Lúc cô đọc chính tả cô đọc :” chỉ ngá em nâng“ hoặc là “ chỡ thẫy sóng cã mà ngá tay chèo”, đại loại lúc dạy thì theo như cách cô đọc gần như là nó viết đúng vì tai nó nghe dấu câu như thế .
Về nhà , mẹ nó đọc chính tả cho viết , thì lại viết đúng hết( mẹ nó vẫn giữ giọng bắc).
Có hôm , nó về nó bảo mẹ nó “ cô nói , chả hiểu cái gì. Con tên là Gia Bảo , cô cứ gọi Gia Bỉu , Gia Bỉu, tưởng cô gọi ai , con phải đứng lên nói lại cho cô biết con tên là Gia Bảo chứ không phải Gia Bỉu” .
Thì ra ngày xưa mình đi học cũng thế . Tại sao trong cùng 1 xã lại có một nửa làng nói ngọng , 1 nửa làng không . Ngày trước bên làng khác cô giáo dạy L cao với L thấp .
Còn cô giáo em dạy L và N là hai chữ khác nhau . Thế mới thấy sự phong phú của tiếng Việt không chỉ ở trong chữ viết mà còn trong cả tiếng nói của mỗi địa phương , mỗi vùng miền .