e nghĩ nó phân tán và bố trí ở những nơi khó đánh trúng (xuyên sâu 2-3-4 tầng). nổ thằng này không ảnh hưởng thằng kia, khoang này không liên đới sang khoang khác.
chứ nó đánh đúng cái lò phản ứng thì còn khiếp hơn
giống như con tàu ngầm Kursk của Nga (bị nổ khoang ngư lôi thì phải)... cái người ta lo là cái lò.
Không dễ đánh trúng 1 tàu sân bay đâu ạ.
Tàu sân bay là 1 vũ khí vô cùng đắt tiền và nó cũng là biểu tượng sức mạnh của nước sở hữu.
Đầu tiên là phạm vi tác chiến.
Cụm tác chiến tàu sân bay sẽ hoạt động ngoài tầm với của tên lửa phòng thủ bờ biển của đối phương. Tức là xa bờ từ 300-500km là khá an toàn rồi. Những nước có tầm xa hơn khoảng cách này không nhiều
Thứ 2 là ô phòng không hạm đội.
Trong biên chế của nhóm tác chiến tàu sân bay ( tùy nhiệm vụ) thường gồm 1 tàu mẹ, 2-3 tàu khu trục, 1-2 tàu tuần dương, 1-2 tàu ngầm hạt nhân, 1 tàu hậu cần. ( đây là biên chế của Mỹ. Các nước khác cũng học theo như vậy thôi)
Cả hạm đội này sở hữu 1 chiếc ô phòng thủ dày đặc từ tấm xa, tầm trung, tầm gần và tầm cực gần.
1 nghiên cứu cho rằng để tấn công nhóm này cần tấn công bão hòa ( bầy sói) tấn công 80 quả tên lửa cùng lúc để xác xuất 1 quả trúng mục tiêu. Với giá khoảng 1tr usd/ quả tên lửa. Thì những nước có số lượng này không nhiều đâu.
Nên việc đánh trúng thôi đã là khó lắm rồi.