Có nhiều cụ không hiểu Iphone Lock là như nào, toàn hỏi em là Lock thì có nghe gọi được không ? Nên hôm nay em lập cái Topic này mời các cụ cùng chém gió về sự khác nhau giữa IP Lock và Quốc Tế.
Theo em thì Lock và QT chả khác nhau là mấy, tính năng nếu dùng Sim ghép Heicard giữ nguyên khay sim gốc thì chả khác gì QT cả.
cụ nói thế là sai rồi ,lock và quốc tế khác nhau hoàn toàn cụ nhé,
Kể từ khi Apple ra mắt iPhone thì trên thị trường song hành 2 phiên bản iPhone là: iPhone phiên bản quốc tế(QT) và phiên bản bị khóa mạng (lock) được phân phối qua các Hãng Dịch vụ viễn thông như AT&T,Optus, Orange, Vodafone... (ở VN chủ yếu là của AT&T - Mỹ).
Điểm khác biệt của 2 phiên bản này ngoài giá thành (phiên bản QT giá thường đắt hơn bản lock khoảng 100$) còn ở tính ổn định của sảnphẩm. iPhone - bản quốc tế không bị khóa mạng nên có thể dùng bất cứ SIM nào có thể nghe/gọi được ngay, ngoài ra khi update phần mềm, cài ứng dụng... người dùng hoàn toàn yên tâm. iPhone bản QT thường được phân phối qua hãng TIM, Vodafone tại Ý, Tree(3) tại Hồng Kông, Macao; hay tại một số nước như Nga , Séc, New Zealand, Singapore, Đài loan, Thái Lan.
Với phiên bản bị locked muốn dùng phải ghép với một thiết bị gọi là XSim (hay còn gọi là Fake-Sim) hoặc giải mã (từ ngày 1/1/2009 đã có phần mềm giải mã cho iphone , không phải dùng biện pháp phần cứng nữa), cho nên tính ổn định trong vận hành không bằng. Ngoài ra, khi hãng Apple tung ra firmware mới để nâng cấp phần mềm cho máy, người dùng bản lock không chắc upgrade được do e ngại máy sẽ bị khóa mạng trở lại không nghe gọi được nữa.
Gần đây có thông tin là một số người bán hàng iPhone bản lock dùng x-Sim (ghép trong máy), hoặc unlock bằng phần mềm nhưng lại nói với khách hàng là bản Quốc tế gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Để cung cấp thông tin khách quan giúp khách hàng tránh nhầm lẫn, chúng tôi đưa ra một vài điểm để phân biệt giữa 2 phiên bản này.
1. Phân biệt iphone AT&T (Lock) và iphone 3G phiên bản Quốc Tế thông qua vỏ hộp
Ngay từ vỏ hộp của 2 phiên bản cũng có thể phân biệt, thường thì bản AT&T locked bán tại Mỹ có hình dáng hộp thấp, trên vỏ hộp đề rõ logo hãng AT&T. Còn phiên bản quốc tế (global) không bị khóa máy có hộp cao hơn gần 2 cm, tuy nhiên, đặc điểm hộp cao không phải 100% là bản quốc tế vì iPhone bản lock bán ở nhiều nước bên ngoài Mỹ cũng có hộp cao.
2. Kiểm tra máy
- Phiên bản QT thì bạn có thể cho bất kỳ SIM GSM nào là dùng được ngay. Còn bản lock thì phải dùng một số công cụ phần mềm giải mã xong mới dùng được, để biết chắc chắn có phải bản lock hay không thì chỉ có cách là restore máy về trạng thái xuất xưởng, khi đó bộ nhớ máy sẽ bị xóa hoàn toàn, máy yêu cầu người sử dụng phải cắm vào máy tính kết nối với itunes để active, sau khi active xong lắp SIM vào nhận sóng ngay thì đó là bản quốc tế.
- Cũng có thể xem model máy: Setting> General> About nếu dòng Model có ký hiệu nằm trong ô đánh dấu màu đỏ thì 100% xuất xứ máy là bản Quốc tế.
Còn khá nhiều nước, nhiều model là bản quốc tế nữa, nên xem chi tiết tại website của hãng Apple: Locating iPhone wireless carriers.
3. Phân biệt bằng mã Model
Bạn vào "Setting> General> About" xem mục Model. Nếu 2 chữ tận cùng là ZP thì đó là iPhone bản quốc tế. Còn nếu là LL (AT&T-Mỹ), 96X (Úc) ... hay bất cứ gì khác tùy từng quốc gia thì là bản Lock. Nhưng với cả bản Quốc tế và bản Lock, máy vẫn phải Jailbreak để cài ứng dụng không chính thức và cần Active qua iTunes (Active để kích hoạt máy chứ không phải Unlock để gọi điện với bản Lock, hai việc này hoàn toàn khác).
JAILBREAK là gì?
JAIL Break là bước đầu tiên trong quá trình hacking iphone.Khi mà iphone ở trong tình trạng nguyên bản từ nhà máy ra thì các file hệ thống của nó được bảo vệ rât tốt. Để đơn giản hơn, hãy tưởng tượng iphone là một cái xe ô tô . Apple muốn bạn ngồi sau xe, và đây là nơi mà bạn thưởng thức nhạc, video, wallpaper hay là photos. Apple hài lòng khi để bạn ngồi ghế sau của xe, đưa bạn chạy lòng vòng trên con đường mang tên AT&T. Nhưng bây giờ bạn muốn lái xe thì sao?
Những con iphone của chúng ta được ví giống như xe thùng của cảnh sát. Ngăn cách giữa ghế sau và ghế trước là một cánh cửa thép to lớn và nặng trịch. Làm thế nào để vượt qua được cánh cửa này? Lúc này là lúc chúng ta cần đến JAILBREAK. JAILBREAK là một quá trình đưa bạn ra khỏi hàng ghế sau, lên ghế trước nơi mà bạn có thể cầm vô lăng, đạp pedal, điều khiển radio, còi xe..vv. Khi iphone đã JAILBREAK, bạn có toàn quyền điều khiển con dế của mình, bạn có thể chạy bất cứ chương trình gì trên iphone giống như bạn có toàn điều khiển chiếc xe của chính mình.
ACTIVATION (kích hoạt)
Từ góc độ liên tưởng con IP của mình là chiếc xe thùng cảnh sát, thì activation có nghĩa là bị cầm giữ. Apple muốn bạn để cho AT&T trói chặt bạn, ngồi yên vị ở hàng ghế sau. Và đương nhiên, nếu bạn là khách hàng của AT&T, bạn có thể thực hiện activation mà không cần đến JAILBREAK. Còn nếu không phải là khách hàng của AT&T thì sao?Đây là lúc mà bạn hiểu rõ hơn JAILBREAK có ý nghĩa thế nào. Một khi IP đã JAILBREAK, bạn có thể tiếp cận với các file hệ thống của IP, do đó việc giả mạo một activation trở nên khá đơn giản. Khi dịch đến đây, tôi nhớ lại trước kia khi mua mới một simcard của Vina, mobifone ..sau khi lắp vào máy thì cần phải chờ một khoảng thời gian để sim được kích hoạt và khi đó thì bạn mới có thể nhắn tin, thực hiện cuộc gọi thoải mái. Vậy cho nên activation ở đây đơn giản hiểu là sự kích hoạt với nhà cung cấp mạng di động. Nhưng trong trường hợp này IP chỉ có nhà cung cấp duy nhất là AT&T bởi vậy nếu bạn không là khách hàng của AT&T thì bạn cần phải giả mạo activation (fake activation) bằng cách can thiệp vào hệ thống. Cho nên, đòi hỏi IP phải được JAILBREAK
Làm sao để biết?
Đối với máy OTB (Out of the Box) hoặc mới update, trên màn hình sẽ có dòng chữ “Slide for Emergency”. Kết nối IP với Itunes và synchonize, sau đó ngắt kết nối. Nếu bạn không thể sync được và trên màn hình vẫn là dòng chữ “Slide for emergency” thì bạn cần phải activate. Còn ngược lại, màn hình IP chào đón bạn với dòng chữ “Slide to unlock” thì chúc mừng. Bạn đã được kích hoạt
Unlocking
Unlocking iphone có nghĩa giống như là unlocking SIM trên các máy điện thoại khác. Trên hầu hết các máy điện thoại, quá trình này được thực hiện bằng việc nhập code đặc biệt và bấm nút send/call. Code đặc biệt này đưa máy điện thoại vào chế độ đã unlock –nghĩa là nó sẽ chấp nhận mọi simcard của bất cứ nhà cung cấp mạng di động nào. Và lúc này thì Baseband của phone sẽ dừng việc kiểm tra simcard xem nó có thuộc về nhà cung cấp mặc định nào không.
Quá trình unlocking bao gồm việc xóa bỏ dòng code kiểm tra simcard hoặc sửa lại dòng code đó nhằm mục đích làm cho Baseband chấp nhận simcard
KHÁI NIỆM BOOTLOADER, BASEBAND và FIRMWARE
Để cho đơn giản, trước tiên xin thống nhất với các bạn về quan niệm của tác giả về Bootloader, baseband và firmware như sau:
Firmware : là phần hồn của đứa trẻ tên Iphone
Baseband : là ba lô đựng đồ của đứa trẻ
Bootloader: là bà mẹ
BOOTLOADER:
Version : 3.9 và 4.6
Trong iphone có ít nhất hai loại BOOTLOADER. Một loại gọi là “ARM Core Bootloader”, loại này tương tác với hệ điều hành của iphone. Loại Bootloader mà chúng ta đề cập đến là “Baseband Bootloader”
Như khái niệm dân dã đã thống nhất với các bạn ở trên. Bootloader là bà mẹ, vào phòng của iphone, bật iphone lên, đánh thức nó dậy, đưa ra khỏi giường và chuẩn bị cho nó đến trường. Chức năng chính của bootloader là đảm bảo cho iphone thức giấc trước khi ra khỏi giường, đảm bảo nó ra khỏi giường trước đi tắm, tắm trước khi mặc quần áo, và quần áo phải mặc trước khi ra bến xe bus. Nói có vẻ lằng nhằng, nhưng rõ ràng bà mẹ bootloader này luôn đảm bảo cho đứa con iphone này một trình tự rõ ràng và chính xác. Hay nói cách khác, nó kiểm soát toàn bộ quá trình khởi động, hoạt động của iphone.Nếu không có bootloader thì đứa con iphone sẽ mãi chỉ là đứa bé ngủ với bộ pijama sũng nước trong bồn tắm đợi xe bus đến.
BOOTLOADER đảm bảo cho iphone khởi động (boot) theo đúng trình tự và hoàn thành mọi nhiệm vụ
Giống như mọi người trên thế gian, iphone luôn chỉ có một bà mẹ trong cả cuộc đời của mình. Nếu bạn mua iphone với bootloader phiên bản 3.9 thì bạn sẽ vẫn luôn có bootloader 3.9 cho dù bạn có upgrade bao nhiêu lần đi nữa
Tất nhiên vẫn có những trường hợp mà người ta gọi là mẹ kế. Vậy có thể hiểu có một số người bỏ phiên bản 4.6 để lấy phiên bản 3.9. Có lẽ bạn cũng là một trong số người như vậy.
Tại sao phải quan tâm đến bootloader?
Phiên bản bootloader quyết định phương thức mà bạn bẻ khóa. Bởi lẽ 3.9 là bà mẹ dễ dãi, thoáng tính. Bà ta cho phép chúng ta làm nhiều thứ trong quá trình iphone boot. Qua đó, con dế của bạn rất dễ tiếp cận
Quý bà 4.6 thì khó tính hơn rất nhiều. Bà ta luôn khăng khăng đứa con mình sẽ trở thành Tổng thống trong tương lai và luôn theo dõi, kiểm soát những gì iphone làm hay không thể làm. Ví dụ, 4.6 không cho chúng ta lấy baseband mà bà ta không kiểm soát được
Để thẩm tra baseband (định nghĩa baseband phía dưới), bạn cần secpack. Nhưng trong bài viết này tác giả giải thích secpack theo cách đơn giản như sau: secpack là những lời dặn dò an toàn mà ông bố, bà mẹ và đứa trẻ được nhắc nhở nếu ông chú của bạn đến đón bạn đến trường.
Không có secpack, bạn không thể viết baseband đã được hack vào iphone. Hơn nữa, không hack được baseband, bạn không thể sử dụng phương pháp unlock cùng với Ziphone
Nếu bạn thích bootloader 4.6 thì bạn sẽ phải sử dụng phương pháp gọi là soft-update. Phương pháp này cài đặt phần mềm update vào hệ điều hành nhưng không update baseband. Cách này đôi khi được gọi là Hybrid – unlock
Vậy bạn có gì?
Các phương pháp bẻ khóa iphone thường tập trung chủ yếu vào Baseband Bootloader. Có hai phiên bản là 3.9 và 4.6. iphone nguyên bản được bán với Bootloader 3.9. Nếu bạn có firmware 1.1.1 hoặc cũ hơn, nghĩa là bạn sử dụng bootloader 3.9
Nếu iphone của bạn được mua trong năm 2008, có nhiều khả năng nó có bootloader 4.6
BASEBAND
Versions: 03.12.06_G, 03.14.08_G, 04.01.13_G, 04.02.13_G, 04.03.13_G, 04.04.05_G
Baseband là ba lô của đứa trẻ tên iphone. Baseband điều khiển quá trình tương tác giữa các thành phần của iphone và hệ điều hành. Trong hầu hết các loại máy điện thoại, chip baseband tách biệt với hard drive chính và bộ xử lý của máy. Baseband là một trong những thứ mà quý bà Bootloader kiểm tra trong lúc bà ta đánh thức đứa con iphone
Bất cứ khi nào iphone muốn tương tác với cell towers bằng âm thanh hoặc dữ liệu. Nó đều làm việc thông qua baseband. Baseband chịu trách nhiệm đảm bảo simcard hợp lệ và bắt được tín hiệu của nhà cung cấp dịch vụ mạng.
Mỗi khi iphone đến trường, nó đều cần những thứ như sách vở, thước kẻ, máy tính hay là cặp tài liệu. Baseband có tất cả những thứ này. Có thể bạn đã biết, bạn có thể lấy cái ba lô này đi mà đứa trẻ iphone không bị sao cả. Bạn cũng có thể có một baseband không làm việc mà vẫn có một iphone – nhưng mà lúc này thì iphone của bạn giống như là một cái ipod touch
Bạn có thể nghĩ rằng khi bấm số tức là bạn đang thực hiện cuộc gọi. Thực chất không hẳn thế mà là bạn đang tạo ra một chuỗi chỉ thị. Khi bạn bấm phím call, hệ điều hành sẽ đưa các chỉ thị của bạn đến baseband và vô hiệu hóa EDGE, gửi thông điệp đến cell tower rằng nó đang chuẩn bị thực hiện cuộc gọi, cung cấp số điện thoại cần gọi đến và đợi tower truyền lại tín hiệu ( Bận hay đổ chuông). Một khi cuộc gọi được thực thi, baseband sẽ gửi tín hiệu đánh thức microphone và speaker của iphone. Mọi việc mà iphone cần phải làm chỉ là ra lệnh “ Thực hiện cuộc gọi đến số máy này”, bởi lẽ Baseband đã biết rõ tất cả việc cần phải làm. Còn nhiệm vụ của bộ xử lý chỉ là những việc của một người đầy tớ.
Bạn nên nhớ, baseband chịu trách nhiệm về giao tiếp giữa cell towers và hệ điều hành của iphone. Với phiên bản 4.03.13_G, Apple đã thêm một số đoạn mã nhằm đơn giản hóa quá trình xử lý.
FIRMWARE
Versions: 1.0.0, 1.0.1, 1.0.2, 1.1.1, 1.1.2, 1.1.3, 1.1.4
Firmware là phần hồn, là hệ điều hành của đứa trẻ iphone. Hiểu với những khái niệm dân dã chúng ta đã đề cập. Mỗi khi chúng ta bật iphone, bà mẹ bootloader sẽ bắt đầu khởi động phần hồn- hệ điều hành. Nó đảm bảo mọi dich vụ đều được chạy. Nó cũng chuẩn bị và khoác ba lô Baseband lên vai cho đứa trẻ, sau đó thì đưa đứa bé đến trường
Firmware của iphone rất linh hoạt, nó bao gồm phần cốt lõi của iphone, ứng dụng Springboard, ứng dụng mainpage iphone, khả năng điều khiển ăng ten Wifi, hay điều khiển các Web pages. Cùng với khả năng của firmware, Apple có thể thay đổi rất nhiều thứ.