Thời buổi vệ tinh độ phân giải đến cả cm rồi mà nhiều cụ vẫn cứ cố tình nói là Triều Tiên có những khu ổ chuột bị che dấu. Hay là chính quyền Triều Tiên đã xây các tòa nhà đồ sộ phủ hết lên trên các khu ổ chuột như thế?
Còn những khu nghèo thì cũng khó mà che dấu được. Trên mạng đầy các đoạn video về các thành phố nhỏ như Hàm Hưng (Hamhung), Nguyên Sơn (Wonsan), Tân Nghĩa Châu… Mà che dấu để nhằm mục đích gì. Triều Tiên có cần tuyên truyền cho ai đâu mà phải che dấu.
May nhờ sự phát triển của Internet, chúng ta mới có thể biết được sự phát triển của Triều Tiên và sự lạc hậu của Ấn Độ, không thì vẫn cứ bị nhồi sọ bởi các thông tin của truyền thông phương Tây. Cái gọi là “công nghệ thông tin” của Ấn Độ thực ra chỉ là coding rẻ tiền cho doanh nghiệp nước ngoài, thuê nhân công học hết cấp 3 vào làm cũng được (sau một khóa đào tạo), mà dân Ấn học rất dốt toán (đánh giá PISA 2 kỳ xếp thứ 77/78) nên chất lượng coding cũng rất thấp. Các cụ trên OF chắc cả đời chưa dùng bất kỳ một phần mềm, app hay trò chơi nào của Ấn Độ (nhưng dùng của Trung Quốc thì chắc chắn là có), nhưng báo chí phương Tây và Việt Nam cứ ra rả nói “Cường quốc thông tin Ấn Độ” nên dần dần tạo thành thói quen. Đến khi Trung Quốc có WeChat, có hệ thống thanh toán điện tử lớn nhất thế giới, có Alibaba, Tencent, Baidu…, xuất khẩu trò chơi điện tử khắp thế giới, công nghệ AI được phương Tây thừa nhận đứng hàng đầu thế giới, cạnh tranh ngang với Mỹ (hoặc đã hơn Mỹ), Ấn Độ vẫn không phát triển được một sản phẩm IT trong nước nào, đến search engine cũng dùng của Google, app và trò chơi nhập của Trung Quốc, báo chí vẫn ra rả nói “Ấn Độ là cường quốc IT”. Có lẽ chỉ đến khi xảy ra sự kiện TikTok và việc Ấn Độ cấm các sản phẩm IT của Trung Quốc thì nhiều cụ mới chấp nhận sự thật, hoặc mới tỉnh ra là mình đã bị lừa bấy lâu nay.