- Biển số
- OF-117971
- Ngày cấp bằng
- 24/10/11
- Số km
- 24
- Động cơ
- 384,840 Mã lực
Mạo muội chia sẻ lại bài này để các bác vững tay lái ! Chúc thượng lộ bình an.
Ngay khi ngồi sau vô-lăng, việc cần làm đầu tiên là chỉnh lại ghế ngồi phù hợp với vóc dáng người điều khiển sao cho chân điều khiển luôn thoải mái trong mọi thao tác.
Luôn thắt đai an toàn trong quá trình di chuyển là hành vi không thể thiếu, giúp giữ nguyên tư thế của người điều khiển khi thực hiện nhấn phanh (thắng) ở mọi tốc độ xe chạy. Không những thế, đai an toàn cũng là chìa khóa quyết định việc túi khí có nổ hay không khi chẳng may xe bị va đập mạnh. Hiện nay, rất nhiều người điều khiển ôtô vẫn không thực hiện việc thắt đai an toàn một phần vì chủ quan, coi thường an toàn giao thông và không ít trường hợp do không hiểu rõ chức năng của các thiết bị an toàn trang bị trên xe.
Hệ thống gương quan sát là phần quan trọng giúp chiếc xe không trở thành nạn nhân của những chiếc xe chạy phía sau khi thực hiện thao tác phanh (thắng) khẩn cấp. Do vậy, hãy chỉnh lại gương phù hợp với tầm quan sát của người điều khiển trước khi cho xe di chuyển.
Làm chủ tốc độ và tầm quan sát là cách tốt nhất giúp cho người điều khiển thực hiện thao tác phanh (thắng) xe chính xác. Trên những đoạn đường thẳng, khi gặp chướng ngại vật, phán đoán tình huống từ xa đồng thời di chuyển chân từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh (thắng). Giữ chặt vô-lăng và rà nhẹ phanh (thắng) nếu cảm thấy tình huống chỉ thực sự an toàn khi chiếc xe phải giảm tốc độ hoặc phải dừng lại.
Ngược lại, nếu tình huống đủ an toàn thì có thể cho chiếc xe tiếp tục di chuyển mà không cần phải nhấn phanh (thắng). Phán đoán sớm để điều khiển xe vượt chướng ngại vật an toàn sẽ giúp không phải tác động nhiều vào hệ thống phanh (thắng) và giảm lượng tiêu hao nhiên liệu do chiếc xe phải liên tục thay đổi vận tốc.
Khi chiếc xe di chuyển trên những cung đường ngoằn ngèo và kéo dài, tầm nhìn bị hạn chế sẽ có rất nhiều tài xế liên tục sử dụng phanh (thắng) để giảm tốc độ khi vào cua. Tuy nhiên đó không phải cách làm hay và hiệu quả thậm chí làm cho hệ thống phanh (thắng) nhanh chóng bị nóng và mòn cũng như làm cho lượng nhiên liệu tiêu thụ sẽ tăng lên đáng kể.
Kinh nghiệm cho thấy, trên những cung đường như vậy, tùy từng điều kiện mà người điều khiển cho xe chạy với tốc độ phù hợp với khả năng xử lý của mình. Chuẩn bị vào cua, nên chuyển chân từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh (thắng) và tập trung quan sát, nếu trước mặt không có chướng ngại vật thì chân điều khiển chuyển theo chiều ngược lại và nhấn ga phù hợp cảm nhận trên vô-lăng khi chiếc xe vào cua.
Nếu khúc cua quá gấp, việc rà phanh (thắng) để chiếc xe chạy chậm lại là điều cần thiết. Tập trung quan sát và cho xe chạy đúng phần đường, tiếp tục nhấn phanh (thắng) nếu người điều khiển vẫn cảm thấy tốc độ xe vẫn vượt quá khả năng điều khiển của bản thân.
Trong khi vào cua mà gặp xe chạy ngược chiều, sử dụng đèn chiếu sáng để báo hiệu cho xe đối diện đồng thời từ từ rà phanh (thắng) giảm tốc độ chứ không nên nhấn phanh (thắng) đột ngột. Luôn tạo sự chủ động trong quá trình điều khiển bằng cách cho xe di chuyển với tốc độ nằm trong tầm kiểm soát và đủ thời gian để xử lý tình huống.
Trên những đoạn đường đèo dốc, để tránh cho hệ thống phanh (thắng) liên tục phải hoạt động, người điều khiển nên kết hợp với sử dụng hộp số để thay đổi tốc độ và làm giảm gia tốc của chiếc xe. Trường hợp này, với mọi loại xe người điều khiển nên sự dụng hộp số sàn thay vì hộp số tự động.
Thông thường khi xuống dốc, người điều khiển nên sử dụng số thấp và liên tục giảm số cho đến khi tốc độ chiếc xe đủ đảm bảo an toàn. Khi đó chân thường đặt ở bàn đạp phanh (thắng) và chỉ thực hiện tao tác phanh (thắng) khi tốc độ xe vượt quá khả năng xử lý tại tình huống cụ thể.
Trong trường hợp phải phanh (thắng) đột ngột, tùy thuộc vào hệ thống phanh (thắng) được trang bị mà thao tác thực hiện nhấn phanh (thắng) khác nhau. Nếu xe có trang bị hệ thống chống bó cứng phanh (thắng) ABS thì bạn chỉ cần giữ chặt vô-lăng và giữ chân phanh (thắng) sát sàn xe. Trường hợp cần đánh lái để tránh va đập, hãy bình tĩnh thực hiện việc điều khiển vô-lăng trong khi vẫn giữ nguyên vị trí đạp chân phanh (thắng) .Vừa giúp xe nhanh (thắng) chóng dừng lại theo ý muốn vừa có thể tiếp tục cua qua chướng ngại vật một cách chuẩn xác chính là một trong những chức năng quan trọng nhất của hệ thống ABS.
Nếu chiếc xe không được trang bị ABS, khi phanh (thắng) khẩn cấp thường có hiện tượng văng hoặc trượt trên mặt đường thậm chí lật xe nếu người điều khiển không đủ bình tĩnh để cảm nhận và xử lý vô-lăng. Để thực hiện phanh (thắng) an toàn nhất đối với hệ thống phanh (thắng) tang trống, người điều khiển thường liên tục nhấn phanh (thắng) rồi nhả rồi lại nhấn phanh (thắng). Quá trình phanh (thắng)- nhả - phanh (thắng) được thực hiện liên tục và rất nhanh cho đến khi chiếc xe dừng hẳn.
Những chiếc xe số sàn khi phanh (thắng) khẩn cấp thì không nên cắt côn vì khi đó gia tốc không tải của chiếc xe không giảm nhiều làm cho quãng đường để dừng hẳn xe sẽ tăng lên trong quá trình phanh (thắng). Do vậy để tận dụng lực hãm của động cơ trong quá trình phanh (thắng), người điều khiển nên bình tĩnh và linh hoạt sử dụng chân côn để chiếc xe nhanh chóng dừng lại an toàn mà không bị chết máy.
Trên hành trình di chuyển, không nên sử dụng phanh (thắng) nếu không cần thiết và nếu có thể thì khi phanh (thắng) gấp cũng nên tránh những chỗ mấp mô trên mặt đường để tránh những tác dụng phụ của động năng sinh ra trong quá trình phanh (thắng) xe.
Thêm nữa, người điều khiển nên có ý thức sử dụng chân ga để vận hành chiếc xe ở vòng tua thấp (khoảng dưới 1.500 vòng/phút) ở mọi cấp số. Như vậy, ngoài việc tránh cho khoang xe bị ù trong quá trình vận hành còn giúp cho chiếc xe không bị giật mạnh khi thực hiện động tác phanh (thắng).
Tóm lại, để luôn an toàn trên mọi chặng đường, bạn nên thường xuyên bảo dưỡng chiếc xe của mình và kiểm tra hệ thống phanh (thắng) cẩn thận trước khi lên đường. Sử dụng phanh (thắng) đúng lúc và đúng cách không những giúp bạn luôn an toàn mà còn làm giảm đáng kể lượng nhiên liệu tiêu thụ trên hành trình.
Mọi hành vi nóng vội và thiếu bình tĩnh sẽ không có lợi trên đường đi dù cho chiếc xe của bạn có trang bị hệ thống phanh (thắng) tốt đến đâu đi chăng nữa.
Ngay khi ngồi sau vô-lăng, việc cần làm đầu tiên là chỉnh lại ghế ngồi phù hợp với vóc dáng người điều khiển sao cho chân điều khiển luôn thoải mái trong mọi thao tác.
Luôn thắt đai an toàn trong quá trình di chuyển là hành vi không thể thiếu, giúp giữ nguyên tư thế của người điều khiển khi thực hiện nhấn phanh (thắng) ở mọi tốc độ xe chạy. Không những thế, đai an toàn cũng là chìa khóa quyết định việc túi khí có nổ hay không khi chẳng may xe bị va đập mạnh. Hiện nay, rất nhiều người điều khiển ôtô vẫn không thực hiện việc thắt đai an toàn một phần vì chủ quan, coi thường an toàn giao thông và không ít trường hợp do không hiểu rõ chức năng của các thiết bị an toàn trang bị trên xe.
Hệ thống gương quan sát là phần quan trọng giúp chiếc xe không trở thành nạn nhân của những chiếc xe chạy phía sau khi thực hiện thao tác phanh (thắng) khẩn cấp. Do vậy, hãy chỉnh lại gương phù hợp với tầm quan sát của người điều khiển trước khi cho xe di chuyển.
Làm chủ tốc độ và tầm quan sát là cách tốt nhất giúp cho người điều khiển thực hiện thao tác phanh (thắng) xe chính xác. Trên những đoạn đường thẳng, khi gặp chướng ngại vật, phán đoán tình huống từ xa đồng thời di chuyển chân từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh (thắng). Giữ chặt vô-lăng và rà nhẹ phanh (thắng) nếu cảm thấy tình huống chỉ thực sự an toàn khi chiếc xe phải giảm tốc độ hoặc phải dừng lại.
Ngược lại, nếu tình huống đủ an toàn thì có thể cho chiếc xe tiếp tục di chuyển mà không cần phải nhấn phanh (thắng). Phán đoán sớm để điều khiển xe vượt chướng ngại vật an toàn sẽ giúp không phải tác động nhiều vào hệ thống phanh (thắng) và giảm lượng tiêu hao nhiên liệu do chiếc xe phải liên tục thay đổi vận tốc.
Khi chiếc xe di chuyển trên những cung đường ngoằn ngèo và kéo dài, tầm nhìn bị hạn chế sẽ có rất nhiều tài xế liên tục sử dụng phanh (thắng) để giảm tốc độ khi vào cua. Tuy nhiên đó không phải cách làm hay và hiệu quả thậm chí làm cho hệ thống phanh (thắng) nhanh chóng bị nóng và mòn cũng như làm cho lượng nhiên liệu tiêu thụ sẽ tăng lên đáng kể.
Kinh nghiệm cho thấy, trên những cung đường như vậy, tùy từng điều kiện mà người điều khiển cho xe chạy với tốc độ phù hợp với khả năng xử lý của mình. Chuẩn bị vào cua, nên chuyển chân từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh (thắng) và tập trung quan sát, nếu trước mặt không có chướng ngại vật thì chân điều khiển chuyển theo chiều ngược lại và nhấn ga phù hợp cảm nhận trên vô-lăng khi chiếc xe vào cua.
Nếu khúc cua quá gấp, việc rà phanh (thắng) để chiếc xe chạy chậm lại là điều cần thiết. Tập trung quan sát và cho xe chạy đúng phần đường, tiếp tục nhấn phanh (thắng) nếu người điều khiển vẫn cảm thấy tốc độ xe vẫn vượt quá khả năng điều khiển của bản thân.
Trong khi vào cua mà gặp xe chạy ngược chiều, sử dụng đèn chiếu sáng để báo hiệu cho xe đối diện đồng thời từ từ rà phanh (thắng) giảm tốc độ chứ không nên nhấn phanh (thắng) đột ngột. Luôn tạo sự chủ động trong quá trình điều khiển bằng cách cho xe di chuyển với tốc độ nằm trong tầm kiểm soát và đủ thời gian để xử lý tình huống.
Trên những đoạn đường đèo dốc, để tránh cho hệ thống phanh (thắng) liên tục phải hoạt động, người điều khiển nên kết hợp với sử dụng hộp số để thay đổi tốc độ và làm giảm gia tốc của chiếc xe. Trường hợp này, với mọi loại xe người điều khiển nên sự dụng hộp số sàn thay vì hộp số tự động.
Thông thường khi xuống dốc, người điều khiển nên sử dụng số thấp và liên tục giảm số cho đến khi tốc độ chiếc xe đủ đảm bảo an toàn. Khi đó chân thường đặt ở bàn đạp phanh (thắng) và chỉ thực hiện tao tác phanh (thắng) khi tốc độ xe vượt quá khả năng xử lý tại tình huống cụ thể.
Trong trường hợp phải phanh (thắng) đột ngột, tùy thuộc vào hệ thống phanh (thắng) được trang bị mà thao tác thực hiện nhấn phanh (thắng) khác nhau. Nếu xe có trang bị hệ thống chống bó cứng phanh (thắng) ABS thì bạn chỉ cần giữ chặt vô-lăng và giữ chân phanh (thắng) sát sàn xe. Trường hợp cần đánh lái để tránh va đập, hãy bình tĩnh thực hiện việc điều khiển vô-lăng trong khi vẫn giữ nguyên vị trí đạp chân phanh (thắng) .Vừa giúp xe nhanh (thắng) chóng dừng lại theo ý muốn vừa có thể tiếp tục cua qua chướng ngại vật một cách chuẩn xác chính là một trong những chức năng quan trọng nhất của hệ thống ABS.
Nếu chiếc xe không được trang bị ABS, khi phanh (thắng) khẩn cấp thường có hiện tượng văng hoặc trượt trên mặt đường thậm chí lật xe nếu người điều khiển không đủ bình tĩnh để cảm nhận và xử lý vô-lăng. Để thực hiện phanh (thắng) an toàn nhất đối với hệ thống phanh (thắng) tang trống, người điều khiển thường liên tục nhấn phanh (thắng) rồi nhả rồi lại nhấn phanh (thắng). Quá trình phanh (thắng)- nhả - phanh (thắng) được thực hiện liên tục và rất nhanh cho đến khi chiếc xe dừng hẳn.
Những chiếc xe số sàn khi phanh (thắng) khẩn cấp thì không nên cắt côn vì khi đó gia tốc không tải của chiếc xe không giảm nhiều làm cho quãng đường để dừng hẳn xe sẽ tăng lên trong quá trình phanh (thắng). Do vậy để tận dụng lực hãm của động cơ trong quá trình phanh (thắng), người điều khiển nên bình tĩnh và linh hoạt sử dụng chân côn để chiếc xe nhanh chóng dừng lại an toàn mà không bị chết máy.
Trên hành trình di chuyển, không nên sử dụng phanh (thắng) nếu không cần thiết và nếu có thể thì khi phanh (thắng) gấp cũng nên tránh những chỗ mấp mô trên mặt đường để tránh những tác dụng phụ của động năng sinh ra trong quá trình phanh (thắng) xe.
Thêm nữa, người điều khiển nên có ý thức sử dụng chân ga để vận hành chiếc xe ở vòng tua thấp (khoảng dưới 1.500 vòng/phút) ở mọi cấp số. Như vậy, ngoài việc tránh cho khoang xe bị ù trong quá trình vận hành còn giúp cho chiếc xe không bị giật mạnh khi thực hiện động tác phanh (thắng).
Tóm lại, để luôn an toàn trên mọi chặng đường, bạn nên thường xuyên bảo dưỡng chiếc xe của mình và kiểm tra hệ thống phanh (thắng) cẩn thận trước khi lên đường. Sử dụng phanh (thắng) đúng lúc và đúng cách không những giúp bạn luôn an toàn mà còn làm giảm đáng kể lượng nhiên liệu tiêu thụ trên hành trình.
Mọi hành vi nóng vội và thiếu bình tĩnh sẽ không có lợi trên đường đi dù cho chiếc xe của bạn có trang bị hệ thống phanh (thắng) tốt đến đâu đi chăng nữa.