[Thảo luận] Sử dụng thắng (phanh) an toàn

Nguyen Ba Dung

Xe đạp
Biển số
OF-117971
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
24
Động cơ
384,840 Mã lực
Mạo muội chia sẻ lại bài này để các bác vững tay lái ! Chúc thượng lộ bình an.

Ngay khi ngồi sau vô-lăng, việc cần làm đầu tiên là chỉnh lại ghế ngồi phù hợp với vóc dáng người điều khiển sao cho chân điều khiển luôn thoải mái trong mọi thao tác.

Luôn thắt đai an toàn trong quá trình di chuyển là hành vi không thể thiếu, giúp giữ nguyên tư thế của người điều khiển khi thực hiện nhấn phanh (thắng) ở mọi tốc độ xe chạy. Không những thế, đai an toàn cũng là chìa khóa quyết định việc túi khí có nổ hay không khi chẳng may xe bị va đập mạnh. Hiện nay, rất nhiều người điều khiển ôtô vẫn không thực hiện việc thắt đai an toàn một phần vì chủ quan, coi thường an toàn giao thông và không ít trường hợp do không hiểu rõ chức năng của các thiết bị an toàn trang bị trên xe.

Hệ thống gương quan sát là phần quan trọng giúp chiếc xe không trở thành nạn nhân của những chiếc xe chạy phía sau khi thực hiện thao tác phanh (thắng) khẩn cấp. Do vậy, hãy chỉnh lại gương phù hợp với tầm quan sát của người điều khiển trước khi cho xe di chuyển.

Làm chủ tốc độ và tầm quan sát là cách tốt nhất giúp cho người điều khiển thực hiện thao tác phanh (thắng) xe chính xác. Trên những đoạn đường thẳng, khi gặp chướng ngại vật, phán đoán tình huống từ xa đồng thời di chuyển chân từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh (thắng). Giữ chặt vô-lăng và rà nhẹ phanh (thắng) nếu cảm thấy tình huống chỉ thực sự an toàn khi chiếc xe phải giảm tốc độ hoặc phải dừng lại.

Ngược lại, nếu tình huống đủ an toàn thì có thể cho chiếc xe tiếp tục di chuyển mà không cần phải nhấn phanh (thắng). Phán đoán sớm để điều khiển xe vượt chướng ngại vật an toàn sẽ giúp không phải tác động nhiều vào hệ thống phanh (thắng) và giảm lượng tiêu hao nhiên liệu do chiếc xe phải liên tục thay đổi vận tốc.

Khi chiếc xe di chuyển trên những cung đường ngoằn ngèo và kéo dài, tầm nhìn bị hạn chế sẽ có rất nhiều tài xế liên tục sử dụng phanh (thắng) để giảm tốc độ khi vào cua. Tuy nhiên đó không phải cách làm hay và hiệu quả thậm chí làm cho hệ thống phanh (thắng) nhanh chóng bị nóng và mòn cũng như làm cho lượng nhiên liệu tiêu thụ sẽ tăng lên đáng kể.

Kinh nghiệm cho thấy, trên những cung đường như vậy, tùy từng điều kiện mà người điều khiển cho xe chạy với tốc độ phù hợp với khả năng xử lý của mình. Chuẩn bị vào cua, nên chuyển chân từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh (thắng) và tập trung quan sát, nếu trước mặt không có chướng ngại vật thì chân điều khiển chuyển theo chiều ngược lại và nhấn ga phù hợp cảm nhận trên vô-lăng khi chiếc xe vào cua.

Nếu khúc cua quá gấp, việc rà phanh (thắng) để chiếc xe chạy chậm lại là điều cần thiết. Tập trung quan sát và cho xe chạy đúng phần đường, tiếp tục nhấn phanh (thắng) nếu người điều khiển vẫn cảm thấy tốc độ xe vẫn vượt quá khả năng điều khiển của bản thân.

Trong khi vào cua mà gặp xe chạy ngược chiều, sử dụng đèn chiếu sáng để báo hiệu cho xe đối diện đồng thời từ từ rà phanh (thắng) giảm tốc độ chứ không nên nhấn phanh (thắng) đột ngột. Luôn tạo sự chủ động trong quá trình điều khiển bằng cách cho xe di chuyển với tốc độ nằm trong tầm kiểm soát và đủ thời gian để xử lý tình huống.

Trên những đoạn đường đèo dốc, để tránh cho hệ thống phanh (thắng) liên tục phải hoạt động, người điều khiển nên kết hợp với sử dụng hộp số để thay đổi tốc độ và làm giảm gia tốc của chiếc xe. Trường hợp này, với mọi loại xe người điều khiển nên sự dụng hộp số sàn thay vì hộp số tự động.

Thông thường khi xuống dốc, người điều khiển nên sử dụng số thấp và liên tục giảm số cho đến khi tốc độ chiếc xe đủ đảm bảo an toàn. Khi đó chân thường đặt ở bàn đạp phanh (thắng) và chỉ thực hiện tao tác phanh (thắng) khi tốc độ xe vượt quá khả năng xử lý tại tình huống cụ thể.

Trong trường hợp phải phanh (thắng) đột ngột, tùy thuộc vào hệ thống phanh (thắng) được trang bị mà thao tác thực hiện nhấn phanh (thắng) khác nhau. Nếu xe có trang bị hệ thống chống bó cứng phanh (thắng) ABS thì bạn chỉ cần giữ chặt vô-lăng và giữ chân phanh (thắng) sát sàn xe. Trường hợp cần đánh lái để tránh va đập, hãy bình tĩnh thực hiện việc điều khiển vô-lăng trong khi vẫn giữ nguyên vị trí đạp chân phanh (thắng) .Vừa giúp xe nhanh (thắng) chóng dừng lại theo ý muốn vừa có thể tiếp tục cua qua chướng ngại vật một cách chuẩn xác chính là một trong những chức năng quan trọng nhất của hệ thống ABS.
Nếu chiếc xe không được trang bị ABS, khi phanh (thắng) khẩn cấp thường có hiện tượng văng hoặc trượt trên mặt đường thậm chí lật xe nếu người điều khiển không đủ bình tĩnh để cảm nhận và xử lý vô-lăng. Để thực hiện phanh (thắng) an toàn nhất đối với hệ thống phanh (thắng) tang trống, người điều khiển thường liên tục nhấn phanh (thắng) rồi nhả rồi lại nhấn phanh (thắng). Quá trình phanh (thắng)- nhả - phanh (thắng) được thực hiện liên tục và rất nhanh cho đến khi chiếc xe dừng hẳn.
Những chiếc xe số sàn khi phanh (thắng) khẩn cấp thì không nên cắt côn vì khi đó gia tốc không tải của chiếc xe không giảm nhiều làm cho quãng đường để dừng hẳn xe sẽ tăng lên trong quá trình phanh (thắng). Do vậy để tận dụng lực hãm của động cơ trong quá trình phanh (thắng), người điều khiển nên bình tĩnh và linh hoạt sử dụng chân côn để chiếc xe nhanh chóng dừng lại an toàn mà không bị chết máy.

Trên hành trình di chuyển, không nên sử dụng phanh (thắng) nếu không cần thiết và nếu có thể thì khi phanh (thắng) gấp cũng nên tránh những chỗ mấp mô trên mặt đường để tránh những tác dụng phụ của động năng sinh ra trong quá trình phanh (thắng) xe.

Thêm nữa, người điều khiển nên có ý thức sử dụng chân ga để vận hành chiếc xe ở vòng tua thấp (khoảng dưới 1.500 vòng/phút) ở mọi cấp số. Như vậy, ngoài việc tránh cho khoang xe bị ù trong quá trình vận hành còn giúp cho chiếc xe không bị giật mạnh khi thực hiện động tác phanh (thắng).

Tóm lại, để luôn an toàn trên mọi chặng đường, bạn nên thường xuyên bảo dưỡng chiếc xe của mình và kiểm tra hệ thống phanh (thắng) cẩn thận trước khi lên đường. Sử dụng phanh (thắng) đúng lúc và đúng cách không những giúp bạn luôn an toàn mà còn làm giảm đáng kể lượng nhiên liệu tiêu thụ trên hành trình.

Mọi hành vi nóng vội và thiếu bình tĩnh sẽ không có lợi trên đường đi dù cho chiếc xe của bạn có trang bị hệ thống phanh (thắng) tốt đến đâu đi chăng nữa.
 

meoluoi

Xe điện
Biển số
OF-13985
Ngày cấp bằng
14/3/08
Số km
2,309
Động cơ
542,816 Mã lực
Cụ cóp ở đâu vậy
 

SPL

Xe container
Biển số
OF-80855
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
7,833
Động cơ
508,499 Mã lực
Nơi ở
Ao Sen Hà Đông - 0988.020380
Cụ chủ copy ở đâu về thì ghi rõ nguồn chứ, có phải cụ sáng tác ra đâu mà là xơi của người khác làm của mình, không hay.
 

butchikim

Xe ba gác
Biển số
OF-55660
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
24,756
Động cơ
26,217 Mã lực
Nơi ở
...là đảo xa
Rất hay...nhân đây các cụ cho em hỏi, đi đường nội thành các cụ có hay phanh/hãm tốc độ xe bằng số không, nghĩa là giảm ga nhưng không đạp côn (vì có thể giảm bằng cách buông ga, đạp côn và phanh đồng thời), ngoài ra em còn hay về số thấp và tất nhiên không để giật hay yếu quá (xe em 1.1 nên em toàn phải vậy).

Mong các cụ chỉ giáo thêm
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Rất hay...nhân đây các cụ cho em hỏi, đi đường nội thành các cụ có hay phanh/hãm tốc độ xe bằng số không, nghĩa là giảm ga nhưng không đạp côn (vì có thể giảm bằng cách buông ga, đạp côn và phanh đồng thời), ngoài ra em còn hay về số thấp và tất nhiên không để giật hay yếu quá (xe em 1.1 nên em toàn phải vậy).

Mong các cụ chỉ giáo thêm
Em chẳng bao giờ làm vậy, phanh bằng số chỉ khi đổ đèo đổ dốc, hoặc khi đi tốc độ cao. Sợ phanh nóng thì mới phải ghì bằng máy. Đi trong phố, phanh bằng số chẳng tác dụng mấy, mà người trên xe sẽ cảm thấy khó chịu, xe không êm ái, không mượt.
 

Boytriton

Xe điện
Biển số
OF-105110
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,524
Động cơ
420,610 Mã lực
Cụ có nick giống thằng bẹn em quá, cụ cho hỏi cụ có biết 16.8 là Ngaf j ko Ạ?
 

kraz255b

Xe điện
Biển số
OF-115340
Ngày cấp bằng
3/10/11
Số km
2,594
Động cơ
409,919 Mã lực
Nơi ở
dưới đường bay
Em thì thấy rằng chạy trong thành phố và đường trường nên theo cách này (kinh nghiệm thực tế)
- TRong thành phố, nên tận dụng đà (trớn) của xe, rất tiết kiệm xăng, vì đèn xanh đèn đỏ nhiều. Em hay chạy innova và ech, với ỉn thì cứ nhìn thấy đèn sắp đỏ, hay đèn đỏ là em thả trôi (về N luôn), với ech thì chỉ đơn giản là buông chân ga. Khi nào trôi không được nữa thì em đệm phanh, và gần như phản xạ tự nhiên theo tốc độ, khi đạp ga chạy tiếp , thì tay đã vào đúng số phù hợp với tốc độ rồi. Khi cần nhích từng tý một khi kẹt đường, thì với con ỉn già nhà em, em toàn để số 1và nhấp ly hợp từng tý 1, vừa êm, vừa chả cần đạp thắng, tất nhiên là nhấp (khá là dứt khoát đấy) , chứ không rà ly hợp nhé, vì nếu cứ rà, thì khoảng 1 tháng, thay bố ly hợp 1 lần.
Với ech của gấu thì đơn giản rùi, nhấp chân phanh thôi.
- Khi ra đường trường, thì thường em không đạp ly hợp khi phanh, chỉ đạp khi tốc độ đã xuống tới mức đúng theo cảm giac là phải về số thấp hơn thôi.
Mà nói chung, khi em chạy ỉn, thì chả bao giờ nghĩ mình sẽ phải đạp cái gì, hay kéo cái gì, nó cứ như phản xạ vô điều kiện ý, có bác nào giống em không?
 

xeruabo2

Xe điện
Biển số
OF-103910
Ngày cấp bằng
23/6/11
Số km
2,264
Động cơ
837,028 Mã lực
Nơi ở
Quê hương bà Thi
Cảm ơn vì bài viết rất bổ ích . Tuy nhiên , việc giữ vòng tua máy <1500 v/m chỉ thực hiện khi chạy tốc độ thấp dưới 60 km/h . Nếu chạy khoảng 70 - 80 km/h e thấy vòng tua phải tầm 1700 v/m - 2000 v/m mới đạt vận tốc ợ ? E nhớ không nhầm khi thi lấy bằng mà để vòng tua máy quá 3000 v/m mới bị trừ điểm , quá 3500 v/m là nock out luôn .
 

quynhanh03

Xe điện
Biển số
OF-100675
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
2,016
Động cơ
6,024 Mã lực
Nơi ở
Rừng mơ
Em có thắc mắc ngoài chgút. Nếu như buuổi tối xe đang trên đỉnh dốc, bắt đầu xuống dốc mà trên cabin mình ko nhìn thấy đường thì các cụ có xuống nhòm đường ko hay có cách nào nhanh hơn. Tại em sợ ma lên rất ngại xuống xe khi trời tối, đường vắng:D
 

kraz255b

Xe điện
Biển số
OF-115340
Ngày cấp bằng
3/10/11
Số km
2,594
Động cơ
409,919 Mã lực
Nơi ở
dưới đường bay
Em có thắc mắc ngoài chgút. Nếu như buuổi tối xe đang trên đỉnh dốc, bắt đầu xuống dốc mà trên cabin mình ko nhìn thấy đường thì các cụ có xuống nhòm đường ko hay có cách nào nhanh hơn. Tại em sợ ma lên rất ngại xuống xe khi trời tối, đường vắng:D
Thế mợ có bật đèn chưa?
 

Big_D

Xe buýt
Biển số
OF-46964
Ngày cấp bằng
19/9/09
Số km
650
Động cơ
467,590 Mã lực
Em thấy mỗi cụ có 1 thói quen và phong cách riêng.
Các cụ cứ đi sao cho an toàn và thấy thoải mái là đựoc rồi.
Em hay đi giống cụ Kraz225.
Cảm ơn cụ chủ thớt đã đưa ra đề tài để anh em bàn luận nhé.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top