Sử dụng điện 220v trên xe thế nào?

Opan

Xe hơi
Biển số
OF-18716
Ngày cấp bằng
17/7/08
Số km
197
Động cơ
505,970 Mã lực
Cập nhật các cụ chút là em đã tìm được tv và nồi cơm điện dùng điện 12-24v. Ấm siêu tốc cũng có 12-24v.

Bình nước nóng em chuyển sang loại dùng gas, thay vì phương án bộ trao đổi nhiệt, thay vì phương án bộ trao đổi nhiệt (lấy nước nóng qua động cơ và kết hợp điện 220v)

Lò vi sóng, máy ép sinh tố xin ý kiến vợ cả, vợ bảo không cần và bảo đảm em vẫn được ăn ngon.

Như vậy 90% em sẽ bỏ phương án đầu tư máy phát điện và bộ kích, dồn tiền làm hệ thống dual battery lớn.
 

MrTun

Xe tải
Biển số
OF-60190
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
362
Động cơ
446,098 Mã lực
Các vấn đề về kiểm định xe thì thế nào cụ nhỉ?
Cụ chú ý vấn đề phân bố tải trọng của xe, các biện pháp giảm chấn khi lắp đặt cụ nhé!
 

Opan

Xe hơi
Biển số
OF-18716
Ngày cấp bằng
17/7/08
Số km
197
Động cơ
505,970 Mã lực
Vâng, em cũng đang cố phân bổ tải trọng cho hợp lý. Trên giá nóc em dự kiến để bồn nước khoảng hơn 50 lít nên cứ bên nào lệch là em cho cái bồn đó sang :)
Vụ giảm chấn cụ nói thêm giúp với. Có phải là lắp các thiết bị cần tính đến các va đập có thể xảy ra khi xe hoạt động không? :?
Vụ thủ tục đăng kiểm đúng là hơi phức tạp cụ ạ :(

Các vấn đề về kiểm định xe thì thế nào cụ nhỉ?
Cụ chú ý vấn đề phân bố tải trọng của xe, các biện pháp giảm chấn khi lắp đặt cụ nhé!
 

opot2011

Xe hơi
Biển số
OF-80304
Ngày cấp bằng
15/12/10
Số km
147
Động cơ
417,350 Mã lực
Vâng, em cũng đang cố phân bổ tải trọng cho hợp lý. Trên giá nóc em dự kiến để bồn nước khoảng hơn 50 lít nên cứ bên nào lệch là em cho cái bồn đó sang :)
Vụ giảm chấn cụ nói thêm giúp với. Có phải là lắp các thiết bị cần tính đến các va đập có thể xảy ra khi xe hoạt động không? :?
Vụ thủ tục đăng kiểm đúng là hơi phức tạp cụ ạ :(
Em thấy khoai nhất là vụ đăng kiểm, bên trong xe thì không ngại lắm( chắc giống kiểm xe D car hoán cải là cùng), trên nóc thì mới ngại vì kiểu gì bên ĐK cũng bắt tháo ra( kể cả bên dễ tính nhất...), đăng kiểm ở HN thì em biết có trạm đk sẽ giải quyết được nhiều vấn đề hơn. Khi nào cụ cần thì cứ PM em.
 

catpv

Xe điện
Biển số
OF-37459
Ngày cấp bằng
7/6/09
Số km
2,906
Động cơ
497,132 Mã lực
Vâng, em cũng đang cố phân bổ tải trọng cho hợp lý. Trên giá nóc em dự kiến để bồn nước khoảng hơn 50 lít nên cứ bên nào lệch là em cho cái bồn đó sang :)
Vụ giảm chấn cụ nói thêm giúp với. Có phải là lắp các thiết bị cần tính đến các va đập có thể xảy ra khi xe hoạt động không? :?
Vụ thủ tục đăng kiểm đúng là hơi phức tạp cụ ạ :(
Nước để trên nóc nó lắc xe lắm đấy... Cụ nghiên cứu chỗ để khác xem hợp lý hơn k?
 

VIKO L

Xe điện
Biển số
OF-346330
Ngày cấp bằng
11/12/14
Số km
4,802
Động cơ
340,963 Mã lực
Nước mà bắt buộc để trên nóc thì cụ nên thiết kế có bóng hơi bên trong để dồn ép nước vào 1 chỗ đỡ lắc!
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Trước hết cụ cần xác định được công suất của mớ thiết bị cụ định dùng, từ đó mới lên được giải pháp. Theo em mấy khoản liên quan đến nấu nướng, nước nóng cứ gas mà dùng.
Nếu cụ dùng ắc quy thì sạc ắc quy như thế nào cần được tính, máy phát của xe thì không thể sạc được cho đống ắc quy của cụ rồi. Năng lượng mặt trời với diện tích nóc xe cũng không được bao nhiêu...
 

Horizontal

Xe tải
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-443575
Ngày cấp bằng
8/8/16
Số km
303
Động cơ
207,670 Mã lực
Nơi ở
268 Yên Duyên Yên Sở Hoàng Mai HN
Website
dienmaydatviet.com
Vâng, lò vi sóng và nồi cơm điện đa phần dùng khi dừng nhưng cũng không loại trừ phải dùng khi xe đang chạy nên em muốn cầu toàn chút. Ngoài ra em còn cả mấy cái máy bơm nước cho bồn rửa tay và vòi sen tắm nữa nên nhiều đồ quá :)
Thiết bị như vi sóng hay nồi cơm công suât lớn đều tầm nghìn oátem nghĩ khong phù hợp với bộ đổi điện chạy bình đâu ạ.
 
Biển số
OF-177267
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
1,619
Động cơ
354,613 Mã lực
Cụ có vẻ là người thích sáng tạo, nhưng lại chưa có cơ sở khoa học chắc chắn. Vì vậy đang còn mông lung khi chọn thiết bị tiêu thụ điện 220V hay 12/24V. Việc lựa chọn này quyết định rất lớn đến chi phí thiết bị đấy:
1. Nếu cụ chọn phương án DC 12/24V: Cụ phải tính tổng công suất thiết bị, thời gian dự kiến thiết bị làm việc, sau đó mới tính đến dung lượng và số lượng ắc qui cần thiết. Rồi thì phải chia ngược dòng nạp để chọn công suất máy phát, nạp bình chứ nếu chỉ dùng máy nạp của động cơ oto, thì nó sẽ tèo ngay sau vài lần sử dụng vì quá tải. Phương án này rất, rất, rất.... đắt vì giá thiết bị tiêu thụ DC 12/24V như nồi cơm điện, bơm, tủ lạnh vv... là thiết bị đặc chủng, giá chát. Rồi thì ắc qui sử dụng số lượng nhiều, dung lượng lớn
2. Nếu cụ chọn phương án 220V AC thì thiết bị đa phần là hàng gia dụng, thông dụng và rẻ tiền. Sẽ có 2 trường hợp:
- Cụ dùng bình ắc qui kích điện lên 220V: Phải nhiều ắc qui, thêm bộ kích công suất lớn, thay máy phát sạc bình... Chi phí cũng không hề rẻ
- Cụ dùng MFD ngoài: lắp ráp hơi lích kích, nếu dùng liên tục phải nổ cả máy xe lẫn máy phát, ồn ào khi dừng cần nghỉ ngơi
3. Cá nhân em gợi ý (là ý kiến cá nhân thôi nhé): Cụ mua riêng củ phát điện khoảng 5KVA của Ý Altec gì gì đó, hiện rất thông dụng trên thị trường về thuê thợ độ chế gắn vào động cơ ô tô (trong ca bô máy) thông qua bộ ly hợp điện từ. Khi chạy trên đường bằng thì sử dụng công suất dư của máy (ôto nào cũng sẽ dư công suất) để phát điện, khi leo dốc hay khi tải nặng thì ngắt ra dễ dàng thông qua công tắc. Hệ thống sẽ cấp đủ điện cho các thiết bị khi xe chạy. Khi dừng có thể để máy nổ (dù sao cũng đỡ ồn hơn) hoặc là làm cái cầu dao đảo chiều và đoạn dây dẫn phích cắm xin điện của các nhà mà sử dụng.
PS: là xe oto du lịch thì em không biết chứ xe tải, thì xe nào cũng có bộ phận trích lực để lai máy phát, bơm thử lực, tời kéo vv... thì còn đơn giản hơn nữa.
 

Opan

Xe hơi
Biển số
OF-18716
Ngày cấp bằng
17/7/08
Số km
197
Động cơ
505,970 Mã lực
Nước mà bắt buộc để trên nóc thì cụ nên thiết kế có bóng hơi bên trong để dồn ép nước vào 1 chỗ đỡ lắc!
Nước để trên nóc nó lắc xe lắm đấy... Cụ nghiên cứu chỗ để khác xem hợp lý hơn k?
Cảm ơn 2 cụ. Xe có thể đi đường đồi núi nhiều, cộng với vấn đề đăng kiểm nên em đang nghiên cứu để chuyển két nước xuống rồi ạ :(
 

Opan

Xe hơi
Biển số
OF-18716
Ngày cấp bằng
17/7/08
Số km
197
Động cơ
505,970 Mã lực
Trước hết cụ cần xác định được công suất của mớ thiết bị cụ định dùng, từ đó mới lên được giải pháp. Theo em mấy khoản liên quan đến nấu nướng, nước nóng cứ gas mà dùng.
Nếu cụ dùng ắc quy thì sạc ắc quy như thế nào cần được tính, máy phát của xe thì không thể sạc được cho đống ắc quy của cụ rồi. Năng lượng mặt trời với diện tích nóc xe cũng không được bao nhiêu...
Tổng thiết bị 12v của em khoảng 1kW, 220v thì khoảng 5kW cụ ạ.

Gas là phương án em thích từ đầu vì tính kinh tế nhưng lại lo về an toàn.

Để sạc ắc qui em có mua máy phát điện rồi cụ ạ. Vừa chạy các thiết bị 220v, vừa nạp cho ắc qui (leisure baterries).
 

Opan

Xe hơi
Biển số
OF-18716
Ngày cấp bằng
17/7/08
Số km
197
Động cơ
505,970 Mã lực
Kính cụ 1 ly trước :)

Máy phát điện cũng là giải pháp em tính. Nhưng đang có 1 số vấn đề: kích cỡ, cân nặng nhét vào xe tốn diện tích, tải trọng; khi chạy máy phát rung lắc + ồn (đêm ngủ trên xe mà chạy máy này em e ko ngủ được :)

Cụ có vẻ là người thích sáng tạo, nhưng lại chưa có cơ sở khoa học chắc chắn. Vì vậy đang còn mông lung khi chọn thiết bị tiêu thụ điện 220V hay 12/24V. Việc lựa chọn này quyết định rất lớn đến chi phí thiết bị đấy:
1. Nếu cụ chọn phương án DC 12/24V: Cụ phải tính tổng công suất thiết bị, thời gian dự kiến thiết bị làm việc, sau đó mới tính đến dung lượng và số lượng ắc qui cần thiết. Rồi thì phải chia ngược dòng nạp để chọn công suất máy phát, nạp bình chứ nếu chỉ dùng máy nạp của động cơ oto, thì nó sẽ tèo ngay sau vài lần sử dụng vì quá tải. Phương án này rất, rất, rất.... đắt vì giá thiết bị tiêu thụ DC 12/24V như nồi cơm điện, bơm, tủ lạnh vv... là thiết bị đặc chủng, giá chát. Rồi thì ắc qui sử dụng số lượng nhiều, dung lượng lớn
2. Nếu cụ chọn phương án 220V AC thì thiết bị đa phần là hàng gia dụng, thông dụng và rẻ tiền. Sẽ có 2 trường hợp:
- Cụ dùng bình ắc qui kích điện lên 220V: Phải nhiều ắc qui, thêm bộ kích công suất lớn, thay máy phát sạc bình... Chi phí cũng không hề rẻ
- Cụ dùng MFD ngoài: lắp ráp hơi lích kích, nếu dùng liên tục phải nổ cả máy xe lẫn máy phát, ồn ào khi dừng cần nghỉ ngơi
3. Cá nhân em gợi ý (là ý kiến cá nhân thôi nhé): Cụ mua riêng củ phát điện khoảng 5KVA của Ý Altec gì gì đó, hiện rất thông dụng trên thị trường về thuê thợ độ chế gắn vào động cơ ô tô (trong ca bô máy) thông qua bộ ly hợp điện từ. Khi chạy trên đường bằng thì sử dụng công suất dư của máy (ôto nào cũng sẽ dư công suất) để phát điện, khi leo dốc hay khi tải nặng thì ngắt ra dễ dàng thông qua công tắc. Hệ thống sẽ cấp đủ điện cho các thiết bị khi xe chạy. Khi dừng có thể để máy nổ (dù sao cũng đỡ ồn hơn) hoặc là làm cái cầu dao đảo chiều và đoạn dây dẫn phích cắm xin điện của các nhà mà sử dụng.
PS: là xe oto du lịch thì em không biết chứ xe tải, thì xe nào cũng có bộ phận trích lực để lai máy phát, bơm thử lực, tời kéo vv... thì còn đơn giản hơn nữa.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Tổng thiết bị 12v của em khoảng 1kW, 220v thì khoảng 5kW cụ ạ.

Gas là phương án em thích từ đầu vì tính kinh tế nhưng lại lo về an toàn.

Để sạc ắc qui em có mua máy phát điện rồi cụ ạ. Vừa chạy các thiết bị 220v, vừa nạp cho ắc qui (leisure baterries).
Về độ an toàn của gas, em đưa ra một số hiện tượng cụ chủ tự suy xét:
- Áp suất của gas hóa lỏng thấp: gas trong cái bật lửa nhựa và gas trong bình sắt có áp suất như nhau. Cái bật lửa chưa thấy cái nào tự nổ, đừng nói đến bình gas. Có nhiều trường hợp các ông vận chuyển gas đổ xe, rơi bình nhưng chưa có trường hợp cháy nổ nào liên quan đến việc tự nổ gas.
- Các trường hợp nổ gas ghi nhận được đều là do xì gas ở khớp nối, đường ống, thiết bị trong phòng kín dẫn đến bão hòa gas trong không khí và phát cháy/nổ khi gặp lửa hoặc tia lửa. Nếu sử dụng gas, khóa gas lại khi dùng xong có giải quyết được vấn đề an toàn?

Về công suất, cụ tính tổng công suất là 6KW (đã quy ra công suất thì không quan tâm đến bao nhiêu von nữa). Tuy nhiên em hiểu đây là công suất cực đại, có nghĩa là khi tất cả các thiết bị cùng đồng thời hoạt động. Cái công suất này chỉ để tính xem máy phát/converter/ắc quy cần tối thiểu công suất như thế nào, tuy nhiên lại chưa tính ra được cụ cần dung lượng ắc quy bao nhiêu để có thể duy trì được qua một đêm.
Ví dụ giả sử cụ cần 6KW trong vòng 1h, sau đó để duy trì qua đêm cụ cần 1KW (máy lạnh, thông gió cho căn phòng cỡ 10m3) và đêm của cụ là 8h như vậy tổng lượng diện cụ cần là 6KWh + 8KWh = 14KWh?
Một ắc quy 12V 100AH cho công suất 1200AHh cho khoảng 1KWh. Vậy để có 14KWh, cụ cần 14 cục ắc quy như thế, để an toàn thì 15 cục.
Để sạc cho 15 cục 12V 100AH, cụ cần cái máy phát cũng kha khá đấy!
 
Biển số
OF-177267
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
1,619
Động cơ
354,613 Mã lực
Kính cụ 1 ly trước :)

Máy phát điện cũng là giải pháp em tính. Nhưng đang có 1 số vấn đề: kích cỡ, cân nặng nhét vào xe tốn diện tích, tải trọng; khi chạy máy phát rung lắc + ồn (đêm ngủ trên xe mà chạy máy này em e ko ngủ được :)
Cụ nên phân nhóm thiết bị tải. Khi cần thiết có thể dùng chung máy phát riêng, khi cần tải nhỏ thì sử dụng máy phát động cơ lai, khi cần yên tĩnh thì dùng ắc qui qua inverter. Chứ toàn bộ trông cậy vào ắc qui thì đúng như cụ Xe vài bánh bánh đã nói:
Một ắc quy 12V 100AH cho công suất 1200AHh cho khoảng 1KWh. Vậy để có 14KWh, cụ cần 14 cục ắc quy như thế, để an toàn thì 15 cục.
 

catpv

Xe điện
Biển số
OF-37459
Ngày cấp bằng
7/6/09
Số km
2,906
Động cơ
497,132 Mã lực
Kính cụ 1 ly trước :)

Máy phát điện cũng là giải pháp em tính. Nhưng đang có 1 số vấn đề: kích cỡ, cân nặng nhét vào xe tốn diện tích, tải trọng; khi chạy máy phát rung lắc + ồn (đêm ngủ trên xe mà chạy máy này em e ko ngủ được :)
Cụ nên nghiên cứu máy phát điện Mini loại nhật bãi. Siêu êm, gọn nhẹ. Lúc nào nghỉ thì xách nó ra gốc cây nào đó, khóa lại và kéo điện về xe. Chạy cả đêm mới hết bình xăng nên yên tâm ạ.
Về các hệ thống điện chiếu sáng, quạt mát, an ninh cứ 12-24v mà chơi. Chứ dùng Inverter thì nó tổn hao kinh lắm, k Accu nào chịu thấu đâu ạ.
Nước nóng và đun nấu cứ Ga mà chơi. Dùng loại van chụp của đức, dây chống chuột hàn quốc, bếp xịn thì k phải lo đâu ạ.
Nước nóng có thể chế được hệ thống gom nhiệt từ ống xả động cơ. Bảo đảm nước sôi luôn cho cụ được, cũng đơn giản k đến nỗi k làm được ạ.
 

Opan

Xe hơi
Biển số
OF-18716
Ngày cấp bằng
17/7/08
Số km
197
Động cơ
505,970 Mã lực
Mời cụ ly rượu ạ :)

Em thấy khoai tây làm GAS nhiều cho cả bếp và bình nước nóng, nhưng ở ta thì đăng kiểm chưa chắc đã cho lên xe đâu cụ ạ. Mà có cho thì đòi hỏi 1 loạt các điều kiện -> cũng không đơn giản và còn tốn kém nữa, em sợ là vậy :(

Vụ dung lượng ắc qui thì em cũng chỉ kỳ vọng cấp điện cho đống 12V max 1kW nhưng ko bật cùng lúc tất nên chỉ khoảng 600w; 7 tiếng ban đêm thì còn ít hơn vì chỉ có quạt, tủ lạnh và đèn đọc sách tương đương 150w. Tính theo cụ thì cần 150x7=1050w do đó 02 bình 12/200AH là thoải mái cụ nhỉ?

Em dự kiến có cả inverter chỉ để đề phòng lúc khẩn cấp phải cần thiết bị 220v nào đó trong khoảng thời gian ngắn ạ.

Xin thêm ý kiến các cụ ạ?

Về độ an toàn của gas, em đưa ra một số hiện tượng cụ chủ tự suy xét:
- Áp suất của gas hóa lỏng thấp: gas trong cái bật lửa nhựa và gas trong bình sắt có áp suất như nhau. Cái bật lửa chưa thấy cái nào tự nổ, đừng nói đến bình gas. Có nhiều trường hợp các ông vận chuyển gas đổ xe, rơi bình nhưng chưa có trường hợp cháy nổ nào liên quan đến việc tự nổ gas.
- Các trường hợp nổ gas ghi nhận được đều là do xì gas ở khớp nối, đường ống, thiết bị trong phòng kín dẫn đến bão hòa gas trong không khí và phát cháy/nổ khi gặp lửa hoặc tia lửa. Nếu sử dụng gas, khóa gas lại khi dùng xong có giải quyết được vấn đề an toàn?

Về công suất, cụ tính tổng công suất là 6KW (đã quy ra công suất thì không quan tâm đến bao nhiêu von nữa). Tuy nhiên em hiểu đây là công suất cực đại, có nghĩa là khi tất cả các thiết bị cùng đồng thời hoạt động. Cái công suất này chỉ để tính xem máy phát/converter/ắc quy cần tối thiểu công suất như thế nào, tuy nhiên lại chưa tính ra được cụ cần dung lượng ắc quy bao nhiêu để có thể duy trì được qua một đêm.
Ví dụ giả sử cụ cần 6KW trong vòng 1h, sau đó để duy trì qua đêm cụ cần 1KW (máy lạnh, thông gió cho căn phòng cỡ 10m3) và đêm của cụ là 8h như vậy tổng lượng diện cụ cần là 6KWh + 8KWh = 14KWh?
Một ắc quy 12V 100AH cho công suất 1200AHh cho khoảng 1KWh. Vậy để có 14KWh, cụ cần 14 cục ắc quy như thế, để an toàn thì 15 cục.
Để sạc cho 15 cục 12V 100AH, cụ cần cái máy phát cũng kha khá đấy!
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Mời cụ ly rượu ạ :)

Em thấy khoai tây làm GAS nhiều cho cả bếp và bình nước nóng, nhưng ở ta thì đăng kiểm chưa chắc đã cho lên xe đâu cụ ạ. Mà có cho thì đòi hỏi 1 loạt các điều kiện -> cũng không đơn giản và còn tốn kém nữa, em sợ là vậy :(

Vụ dung lượng ắc qui thì em cũng chỉ kỳ vọng cấp điện cho đống 12V max 1kW nhưng ko bật cùng lúc tất nên chỉ khoảng 600w; 7 tiếng ban đêm thì còn ít hơn vì chỉ có quạt, tủ lạnh và đèn đọc sách tương đương 150w. Tính theo cụ thì cần 150x7=1050w do đó 02 bình 12/200AH là thoải mái cụ nhỉ?

Em dự kiến có cả inverter chỉ để đề phòng lúc khẩn cấp phải cần thiết bị 220v nào đó trong khoảng thời gian ngắn ạ.

Xin thêm ý kiến các cụ ạ?
Khi đăng kiểm cụ cất bình gas đi thì chả ai bắt bẻ được cụ.
Tối ngủ trong cái buồng bé tí với thời tiết VN mùa hè mà không có điều hòa sợ hơi khó, tuy nhiên nếu nhu cầu của cụ không cần thì đương nhiên là không cần rồi.
Nếu chỉ có quạt và đèn đọc sách thì đúng là không đáng bao nhiêu điện.
Cụ chủ lưu ý chút khâu thiết kế là 12V 1KW cần dòng cỡ 100A, dây nhợ, ổ, giắc cắm chịu dòng 100A cũng là vấn đề đấy nhé.
Đối với dây, giắc, ổ cắm thì điện áp không phải là vấn đề mà dòng điện mới là vấn đề. Với điện 220V, 1KW dây cần chịu dòng 5A, dây bé tí cỡ ruột bút bi chịu tốt. Dòng 100A cần dây dẫn to cỡ ngón tay cái!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top