[Funland] Sự cố đến mức nào thì CP phải đình chỉ thi công ?

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,233
Động cơ
401,115 Mã lực

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,252
Động cơ
108,499 Mã lực
Có người dùng con bài "thiếu điện" và "phủ đỉnh" để dùng tiền ngân sách đầu tư.
Dự án tốn những 9300 tỷ, 70% là vốn vay. Trong khi EVN đang vay nợ tới 190.000 tỷ chưa biết bao giờ hết nợ, tiếp tục vay để đầu tư dự án "kém hiệu quả" thì nên dừng.
Ekip chính phủ mới rất quyết đoán và công tâm chứ không vì lợi ích nhóm như một số ekip khác.
Em rất vui nếu dự án được hủy bỏ.
Hủy bỏ là ko thể r cụ nhưng nếu tính giá điện mua của dự án gió, mặt trời thì lãi hơn r
Vấn đề ở dự án mở rộng HB là lợi ích kinh tế.
Nếu không mở rộng HB thì lượng nước trong hồ cũng sẽ được dùng để phát điện qua 8 tua-bin đã có. Đầu tư thêm thì cắt bớt nước của 8 tua-bin kia cho tua-bin mới chạy. Như thế thì thực tế lợi ích của tua-bin mới mang lại là = 0.
Còn nếu xét về kinh tế, đầu tư 9300 tỷ mà chỉ đem về doanh thu 500 tỷ (toàn bộ doanh thu chưa đủ trả tiền vay lãi để đầu tư, chưa nói đến hàng đống chi phí khác) thì có nên không?
Cụ nhầm khi nói đoạn này r. Dự án mở rộng phải phát điện nhưng ko cắt giảm sản lượng của nhà máy đã có tức là nó chỉ phát bằng lượng nước xả xuống hạ lưu thôi
Đúng r cụ ạ. Nhưng với lộ trình như hiện nay VN bắt buộc phải cắt bỏ dần nhiệt điện than trong khi chưa thể xây dựng điện hạt nhân thì em ko dám nói chính sách khuyến khích ĐMT là đúng hay sai.

Nhiệt điện than hiện đang chiếm hơn 50% tổng cung điện QG, trong khi mươi năm tới phải cắt giảm số này thì còn chả biết lấy đâu bù vô. Cụ thủ PMC mới phải vừa đi ký cam kết cắt giảm nhiệt điện than đấy thôi. ĐMT đắt nhưng còn hơn ko có điện.

Cũng có thể tầm nhìn của người bên làm chính sách dài hơn cụ và em thật.
Hình như chỉ cảm kết ko thêm thôi cụ ah!
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,157
Động cơ
557,788 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Về kỹ thuật thì việc đào 2 ống hầm dẫn nước phía phải đập có nguy cơ "cắt chân đập" nên cần phải đánh giá cụ thể. (2 ông màu xanh nhạt trong hình).
image1 (1).jpg

Nhưng vấn đề quan trọng có lẽ là thuộc về kinh tế.
Đầu tư tới 9300 tỷ để lắp thêm 2 tổ máy tổng công suất 480 MW và sản lượng điện hàng năm tính toán chỉ tạo ra được 480 triệu kWh (tính thoáng rồi, tính chi li thì còn ít hơn).
Nếu giá điện 1100 đ/kWh thì tạo ra doanh thu 528 tỷ mỗi năm. (Chưa trừ chi phí vận hành, trừ chi phí vận hành chắc không có lợi nhuận, thậm chí doanh thu còn chưa đủ trả chi phí lãi vay đầu tư)
Nếu dùng 9300 tỷ để đầu tư nhà máy gửi ngân hàng ăn lãi suất 6% mỗi năm thôi thì đã lãi được 558 tỷ.
Tức là có bỏ ra 1 đống tiền NGÂN SÁCH cũng không đem lại lợi ích gì, thậm chí lỗ nặng.

Em đề nghị dừng vĩnh viễn luôn.
Nhà máy thủy điện HB mỗi năm đã tạo ra 10 tỷ kWh, đầu tư thêm vừa không an toàn đập mà còn thiệt hại về ngân sách thì nên bỏ.
Nó mà sự cố gì nhẹ thì tê liệt hoạt động nặng thì thổi bay cả đồng bằng Bắc Bộ chứ đùa.
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,282 Mã lực
Tầu mất miếng nên vào đòi hủy.

Trong món thủy điện lớn thì Tàu không có cửa trừ thủy điện nhỏ & nhỡ....hiện nay một loạt các nhà máy thủy điện nhỏ & vừa dùng tua bin Tầu (do mấy thằng tham tiền nó mua) đang đắp chiếu gây hệ lụy rất lớn...rồi cả cái điện khí TB đang chưa xong nữa. Các ngân hàng giờ họ cũng nghe đến thiết bị Tầu là không cho vay.

Thế nên công nghiệp Tầu trong mấy mảng này đợt này đói kém, độ mấy năm nay bank Tầu đang tìm & đủn mít một số tay sai làm mobile & kar ở một số xứ khác để đưa sản phẩm biến hình vào....nhìn bọn đấy nó đi được sản phẩm thì bọn sx công nghiệp đang không có việc như kiểu tuabin nhỏ + pin mặt trời + tầu điện & tầu cao tốc đang xoắn quẩy...hơn nữa một số nước khác đã tính nhồi hàng thì lại bị biến động c.trị nên càng khó.

Đợt này thế giới đói kém + đang có tý thành tích chống dịch nên Tập tầu nó chỉ đạo không âm thầm moi móc quan hệ + cắt phế để bán hàng như Xin...Lai...trước nữa mà phải xua seeder đi khắp nơi lấy uy tín cho một nước lớn đàng hoàng. ;))

Còn không biết seeder Tầu sang mua lại seeder Việt như mua Manhliet Group hay đi trực tiếp các nơi để phổ biến kiến thức cho dân ta + chửi G7 không biết. =))
Tua-bin và máy phát điện ở nhà máy Thái Bình 2 là do Toshiba (Nhật Bản) cung cấp nha. Phần xây dựng thì bọn Hàn Quốc trúng thầu. Liên danh Sojitz-Daelim là đơn vị trúng thầu hợp đồng EPC thiết bị Lò hơi, tua-bin, máy phát của nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Sojitz là cty của Nhật, còn Dealim là cty của Hàn. Tất nhiên, Thái Bình 2 chậm tiến độ nguyên nhân không phải do nhà thầu.
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,282 Mã lực
Hủy bỏ là ko thể r cụ nhưng nếu tính giá điện mua của dự án gió, mặt trời thì lãi hơn r

Cụ nhầm khi nói đoạn này r. Dự án mở rộng phải phát điện nhưng ko cắt giảm sản lượng của nhà máy đã có tức là nó chỉ phát bằng lượng nước xả xuống hạ lưu thôi

Hình như chỉ cảm kết ko thêm thôi cụ ah!
Sao làm thủy điện lại được bán điện theo giá điện gió? Quy định nào thế cụ? Còn thích tính giá nào cũng được thì cụ nhân 10 giá mua điện lên cho LÃI CAO nhỉ?
Còn như năm nay và mấy năm trước đó, nhà máy thủy điện HB không có xả đáy, không có nước dư thì tổ máy mới lấy đâu ra nước để hoạt động? Mà như thế, nếu như nó hoạt động thì chẳng phải là "ăn mất nước" của nhà máy thủy điện HB cũ hay sao?
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,252
Động cơ
108,499 Mã lực
Sao làm thủy điện lại được bán điện theo giá điện gió? Quy định nào thế cụ? Còn thích tính giá nào cũng được thì cụ nhân 10 giá mua điện lên cho LÃI CAO nhỉ?
Còn như năm nay và mấy năm trước đó, nhà máy thủy điện HB không có xả đáy, không có nước dư thì tổ máy mới lấy đâu ra nước để hoạt động? Mà như thế, nếu như nó hoạt động thì chẳng phải là "ăn mất nước" của nhà máy thủy điện HB cũ hay sao?
Cụ phải tính là nếu không có nhà máy đó thì phải mua giá điện cao hơn là của điện gió với mặt trời hoặc than cụ ạ. Nếu cụ là chủ đầu tư không phải EVN thì rõ ràng là dự án mở rộng này không ngon nhưng đây là EVN thì rõ là được r cụ. Đồng thời như em đã nói ở comment trước là năng lượng của dự án này phải tính là không mất nước của công trình thủy điện Hòa bình đã có chứ không chả có ai cho cụ làm cái mở rộng này đâu!
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,731
Động cơ
245,351 Mã lực
Cụ phải tính là nếu không có nhà máy đó thì phải mua giá điện cao hơn là của điện gió với mặt trời hoặc than cụ ạ.
Đoạn này cụ nói ngược nhé, mời cụ tìm lại bài báo về lý do xây dựng, đã nói rõ là để cứu điện mặt trời chứ không phải thay thế. Cũng không có chổ nào nói là không tranh nước của tổ máy cũ, mà chỉ là phụ thêm để xử lý nước dư ra mùa lũ. Như đã nói, thay vì 1 tổ máy chạy 24/24 hiệu suát cao 100% thì làm thêm cái này để 2 cái cùng chạy hiệu suất 50%, nhưng sẽ chuyển được sang chạy ban đêm để ban ngày dành cho điện mặt trời.
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,282 Mã lực
Cụ phải tính là nếu không có nhà máy đó thì phải mua giá điện cao hơn là của điện gió với mặt trời hoặc than cụ ạ. Nếu cụ là chủ đầu tư không phải EVN thì rõ ràng là dự án mở rộng này không ngon nhưng đây là EVN thì rõ là được r cụ. Đồng thời như em đã nói ở comment trước là năng lượng của dự án này phải tính là không mất nước của công trình thủy điện Hòa bình đã có chứ không chả có ai cho cụ làm cái mở rộng này đâu!
Em nói rồi, bỏ hơn 9000 tỷ làm nhà máy mà chỉ tạo ra được lượng điện ít ỏi là 488 triệu kWh, mà cái 488 triệu kWh này đáng lẽ ra thì nhà máy hiện tại nó cũng làm ra được. Có nghĩa là không cần nhà máy mới thì vẫn có chừng đó điện.
Và mức 488 triệu kWh là mức rất thấp, chừng đó điện chỉ tương đương 1 nhà máy điện gió lớn hoặc 1 dự án điện mặt trời. Nếu tính suất đầu tư thì nó có giá cao gấp 2 lần điện gió, tức là không đáng để đầu tư.
1 dự án thủy điện khác tai tiếng là Thượng Kon Tum, tổng mức đầu tư cũng hơn 9000 tỷ nhưng là đắp đập xây mới 1 nhà máy thủy điện, tạo ra hồ chứa, hệ thống nhà máy điện, đáp ứng đa mục tiêu. Nhưng riêng phần phát điện đã cao gấp đôi cái nhà máy HB mở rộng kia. HB mở rộng tầm gửi vào hồ Hòa Bình, ăn mất phần của nhà máy cũ mà lại tiêu tốn quá nhiều tiền thì rõ ràng là dự án kém hiệu quả. Nếu không có nhà máy HB đã hết khấu hao gánh nợ thì chắc chắn nhà máy mở rộng không bao giờ thu hồi vốn với mức đầu tư lớn mà lợi ích nhỏ như thế.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,731
Động cơ
245,351 Mã lực
Em nói rồi, bỏ hơn 9000 tỷ làm nhà máy mà chỉ tạo ra được lượng điện ít ỏi là 488 triệu kWh,
Cái này có khi là dự kiến, tính trong trường hợp có nước lũ tràn hồ thôi. Nếu thiếu nước thì chả có KWh nào.
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,388 Mã lực
Xin hỏi cụ:
- Thông tin này có thật không
- Khi lập dự án đã biết chưa
- Có ai trả lời phản biện không
- Ai chịu trách nhiệm nếu không biết trước
- Biết mà vẫn làm thì ai chịu trách nhiệm
Về kỹ thuật thì việc đào 2 ống hầm dẫn nước phía phải đập có nguy cơ "cắt chân đập" nên cần phải đánh giá cụ thể. (2 ông màu xanh nhạt trong hình).
image1 (1).jpg

Nhưng vấn đề quan trọng có lẽ là thuộc về kinh tế.
Đầu tư tới 9300 tỷ để lắp thêm 2 tổ máy tổng công suất 480 MW và sản lượng điện hàng năm tính toán chỉ tạo ra được 480 triệu kWh (tính thoáng rồi, tính chi li thì còn ít hơn).
Nếu giá điện 1100 đ/kWh thì tạo ra doanh thu 528 tỷ mỗi năm. (Chưa trừ chi phí vận hành, trừ chi phí vận hành chắc không có lợi nhuận, thậm chí doanh thu còn chưa đủ trả chi phí lãi vay đầu tư)
Nếu dùng 9300 tỷ để đầu tư nhà máy gửi ngân hàng ăn lãi suất 6% mỗi năm thôi thì đã lãi được 558 tỷ.
Tức là có bỏ ra 1 đống tiền NGÂN SÁCH cũng không đem lại lợi ích gì, thậm chí lỗ nặng.

Em đề nghị dừng vĩnh viễn luôn.
Nhà máy thủy điện HB mỗi năm đã tạo ra 10 tỷ kWh, đầu tư thêm vừa không an toàn đập mà còn thiệt hại về ngân sách thì nên bỏ.
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,282 Mã lực
Cái này có khi là dự kiến, tính trong trường hợp có nước lũ tràn hồ thôi. Nếu thiếu nước thì chả có KWh nào.
Thì em cứ lấy cái BÁNH VẼ của chúng nó ra ví dụ cho nó sòng phẳng. Chứ hồ Hòa Bình 3-4 năm mới có 1 lần xả lũ trong 1 vài ngày. Như năm nay thì còn thiếu cả tỷ khối nước, không có nước mà chạy máy điện. Nếu quy trình vận hành liên hồ tốt hơn, dự báo thời tiết tốt hơn thì có lẽ sẽ không bao giờ có chuyện xả lũ nữa. Chẳng qua là nhà máy thủy điện Hòa Bình đang lãi quá nhiều mà chưa biết cách tiêu tiền thôi.
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,282 Mã lực
Xin hỏi cụ:
- Thông tin này có thật không
- Khi lập dự án đã biết chưa
- Có ai trả lời phản biện không
- Ai chịu trách nhiệm nếu không biết trước
- Biết mà vẫn làm thì ai chịu trách nhiệm
Gần 5 tỷ $ khoản nợ của mấy cái Vina cần khoảng 30 năm nữa mới trả hết nợ, cụ thấy ai chịu trách nhiệm chưa? Lúc đó là "sáng suốt" nhưng bây giờ lại là "cục nợ". Bởi vì làm đ.éo gì có phản biện. "Phản biện" trên OF còn bị xóa bài tùm lum nói gì "phản biện xã hội".
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,731
Động cơ
245,351 Mã lực
Xin hỏi cụ:
- Thông tin này có thật không
- Khi lập dự án đã biết chưa
- Có ai trả lời phản biện không
Có phản biện nhưng đội phản biện có liên quan đến Cát Linh HĐ nên chả biết thế nào.
Cụ kia tính toán kinh tế quá hẹp thế thôi chứ điện mặt trời đúng là cần cứu, vì dù sao cũng là tiền của VN.
Đã cứu thì phải mất tiền.
Còn cứu thế nào thì kỹ thuật quá, khó bàn!
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,282 Mã lực
Có phản biện nhưng đội phản biện có liên quan đến Cát Linh HĐ nên chả biết thế nào.
Cụ kia tính toán kinh tế quá hẹp thế thôi chứ điện mặt trời đúng là cần cứu, vì dù sao cũng là tiền của VN.
Đã cứu thì phải mất tiền.
Còn cứu thế nào thì kỹ thuật quá, khó bàn!
Cứu điện mặt trời quá dễ nha. Chủ đầu tư nhà máy điện mặt trời đầu tư pin tích trữ năng lượng để phát vào giờ thấp điểm như ở hầu hết các nước khác là ok. Còn không thì cứ bán điện như các nước khác ấy, giá 1.5-2 cent/kWh ấy. Chứ đòi ăn dày tới mức hơn 8 cent/kWh thì bố ai chịu được giá.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
9,679
Động cơ
333,724 Mã lực
Thì em cứ lấy cái BÁNH VẼ của chúng nó ra ví dụ cho nó sòng phẳng. Chứ hồ Hòa Bình 3-4 năm mới có 1 lần xả lũ trong 1 vài ngày. Như năm nay thì còn thiếu cả tỷ khối nước, không có nước mà chạy máy điện. Nếu quy trình vận hành liên hồ tốt hơn, dự báo thời tiết tốt hơn thì có lẽ sẽ không bao giờ có chuyện xả lũ nữa. Chẳng qua là nhà máy thủy điện Hòa Bình đang lãi quá nhiều mà chưa biết cách tiêu tiền thôi.
Nếu lãi quá cụ làm kiến nghị giảm giá bán điện cho EVN, tỷ như mua với giá 300 đ/kwh thôi để ông dân được nhờ cụ nhể. Rõ là vốn của dân, sức của dân làm mà. Em sẽ ký tên ủng hộ kn của cụ. :D
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,411
Động cơ
262,247 Mã lực
Có người dùng con bài "thiếu điện" và "phủ đỉnh" để dùng tiền ngân sách đầu tư.
Dự án tốn những 9300 tỷ, 70% là vốn vay. Trong khi EVN đang vay nợ tới 190.000 tỷ chưa biết bao giờ hết nợ, tiếp tục vay để đầu tư dự án "kém hiệu quả" thì nên dừng.
Ekip chính phủ mới rất quyết đoán và công tâm chứ không vì lợi ích nhóm như một số ekip khác.
Em rất vui nếu dự án được hủy bỏ.
Thực sự ekip mới cứng rắn và quyết đoán, em thích!
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,282 Mã lực
"Từ năm 2010 trở lại đây, sau khi các bậc thang thủy điện lớn phía trên lần lượt đưa vào vận hành (Thủy điện Sơn La, Lai Châu), sản lượng điện phát của Thủy điện Hòa Bình đạt xấp xỉ 10,1 tỷ kW giờ/năm, tăng 24,2% so với sản lượng thiết kế ban đầu. Đặc biệt năm 2017, nhà máy phát sản lượng điện kỷ lục lên tới 11,25 tỷ kW giờ. "
Lắp thêm 2 tổ máy tốn tận hơn 9000 tỷ nhưng lại không làm tăng tổng sản lượng của hồ Hòa Bình. Vậy là cớ làm sao?
 

minhmo

Xe ba gác
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
20,023
Động cơ
4,545,114 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Nói tóm lại, cái dự án mở rộng nhà máy thủy điện Hòa Bình cũng chỉ là như cây tầm gửi thôi. Gắn cây tầm gửi vào cây chính và hút lợi nhuận của nó. Ma cô lắm.
Em là thành phần ủng hộ thủy điện, điện than và điện gió, điện mặt trời (nhưng tuyệt đối không ủng hộ giá FIT) nhưng ở dự án mở rộng thủy điện Hòa Bình thì phản đối. Với 9300 tỷ để lắp thêm 2 tổ máy, và rồi 2 tổ máy đó giành nước của 8 tổ máy cũ thì để mà làm gì ngoài mục đích tiêu tiền?
Em cũng liên quan một chút đến thủy điện. Thật sự cũng giật mình khi nghe các cụ phân tích dự án mở rộng nhà máy Thủy điện Hòa Bình trong thớt này.
Vấn đề điện lượng trung bình năm chỉ có 495,0 triệu kWh cho nhà máy mở rộng có công suất lắp máy Nlm: 480 MW mà họ vẫn duyệt được, quả là đại tài.
Tuy nhiên như ý kiến trong các comment của cụ đã phân tích từ đầu, ai cũng thấy có một nhóm lợi ích trong dự án này.
Em trao đổi với bên thiết kế, họ cho biết các chỉ số kinh tế đều đạt, do các bên đồng lòng nắn cho nó vào khuôn khổ thôi. ;)

TĐHB.png


TĐHB.png
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,282 Mã lực
Em cũng liên quan một chút đến thủy điện. Thật sự cũng giật mình khi nghe các cụ phân tích dự án mở rộng nhà máy Thủy điện Hòa Bình trong thớt này.
Vấn đề điện lượng trung bình năm chỉ có 495,0 triệu kWh cho nhà máy mở rộng có công suất lắp máy Nlm: 480 MW mà họ vẫn duyệt được, quả là đại tài.
Tuy nhiên như ý kiến trong các comment của cụ đã phân tích từ đầu, ai cũng thấy có một nhóm lợi ích trong dự án này.
Em trao đổi với bên thiết kế, họ cho biết các chỉ số kinh tế đều đạt, do các bên đồng lòng nắn cho nó vào khuôn khổ thôi. ;)

TĐHB.png


TĐHB.png
Kể cả là 495 triệu kWh mỗi năm vẫn là tính láo rồi cụ ạ. Nó bốc số liệu lên mây để cho đẹp rồi đấy.
Để 2 tổ máy 480 MW sản sinh ra sản lượng 495 triệu kWh (Chỗ thì viết 488 triệu kWh, chỗ khác thì viết 495 triệu kWh) thì 2 tổ máy phải làm việc liên tục trong ...43 ngày!
Cái này là PHI LÝ, bởi vì, nhà máy thủy điện Hòa Bình rất ít khi phải xả lũ vì "thừa nước". Năm 2017 là năm có lũ lớn đặc biệt, hồ Hòa Bình cũng chỉ xả lũ trong vài ngày là đóng (kể cả có thêm 2 tổ máy mà gặp năm lũ lớn thì vẫn phải mở cửa xả đáy như thường) . Các năm sau đó gần như không xả lũ, như năm nay là thiếu hơn 1 tỷ m3 nước cho các tổ máy hiện tại hoạt động vì ít mưa. Tức là, nếu giả sử có lắp đặt tổ máy mới cũng không có nước để chạy nếu như không "cướp nước" của tổ máy cũ đang có. Mà không chạy máy thì sản lượng = 0 kWh, đầu tư vô nghĩa!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top