Chào các cụ!
Hôm nay em đặt ra một vấn đề, theo em, là một nguyên nhân chính kiềm chế phát triển bản thân, và do đó làm mất cơ hội thành công của mỗi con người, đó chính là sự sợ hãi.
Tất cả chúng ta đều sợ hãi, và sợ hãi rất nhiều thứ, nhưng có lẽ người Việt đã sợ hãi thái quá, và nỗi sợ này đã ảnh hưởng đến năng lực của bản thân và của cả xã hội.
Nỗi sợ lớn nhất, phổ biến nhất, và là ngọn nguồn của phần lớn nỗi sợ khác, là sự sợ hãi đối diện với bản thân.
Có thể hình dung mỗi chúng ta có hai con người
Rất đáng tiếc, là nỗi sợ hãi này đã ảnh hưởng lên toàn bộ cuộc đời các cụ, và làm các cụ mất đi thời gian, cơ hội, và sự hạnh phúc.
Em có thể đưa các ví dụ thường gặp nhất ở đây:
- Chúng ta sợ phải học một kiến thức mới, vì sợ có thể mình không học được, và mình tự thấy mình ngu dốt.
- Chúng ta không muốn thể hiện con người thật của mình một cách giản dị, vì chúng ta sợ bị coi thường.
- Chúng ta không muốn thừa nhận sai lầm, vì sợ bị cho là nhút nhát.
- Chúng ta không muốn thừa nhận thành công của người khác, vì sợ bản thân mình bị so sánh và phát xét là yếu kém.
…
Vậy là, chúng ta sống một cuộc sống đầy sợ hãi, ngại học hành để nâng cao kiến thức, ngại va chạm với thực tế để sống với ảo vọng rằng mình giỏi trong lý thuyết, ngại cư xử chân tình vì sợ người khác có thể làm tổn thương mình, ngại thay đổi để tự tạo ra những thử thách và cơ hội mới, và ngại tin tưởng người khác, chúng ta tin tưởng vào sự may mắn, phong thủy, những giáo lý vô hình.
Và với cuộc sống như vậy, hầu hết chúng ta đã bỏ phí thời gian để nâng cấp mình, mài giũa bản thân trong thực tế, hay đón nhận tình cảm của những người mình quý mến, chúng ta không chỉ xây dựng mình thành một người có cái tôi vị kỷ theo kiểu một ông quan, mà tập hợp nhiều người như chúng ta tạo thành một xã hội người Việt hiếu thắng một cách tiểu nhân, tự huyễn hoặc mình là nhất, nhưng khi đụng đến khó khăn thì việc đầu tiên là kêu than và trốn chạy.
Đừng cư xử theo cách như vậy, hãy đối diện với chính mình, đối diện với chính khó khăn của mình, ít ra cũng phải tìm cách để giảm thiểu thiệt hại đến mức tối đa, để tìm cách làm lại bằng chính năng lực của mình.
Chúc các cụ đang gặp khó khăn trong giai đoạn này sớm đứng vững và hồi phục!
Hôm nay em đặt ra một vấn đề, theo em, là một nguyên nhân chính kiềm chế phát triển bản thân, và do đó làm mất cơ hội thành công của mỗi con người, đó chính là sự sợ hãi.
Tất cả chúng ta đều sợ hãi, và sợ hãi rất nhiều thứ, nhưng có lẽ người Việt đã sợ hãi thái quá, và nỗi sợ này đã ảnh hưởng đến năng lực của bản thân và của cả xã hội.
Nỗi sợ lớn nhất, phổ biến nhất, và là ngọn nguồn của phần lớn nỗi sợ khác, là sự sợ hãi đối diện với bản thân.
Có thể hình dung mỗi chúng ta có hai con người
- Con người thứ nhất là con người thực tế, lao động, học tập, giao tiếp với xã hội
- Con người thứ hai là con người cảm xúc, phán xét con người thứ nhất.
Rất đáng tiếc, là nỗi sợ hãi này đã ảnh hưởng lên toàn bộ cuộc đời các cụ, và làm các cụ mất đi thời gian, cơ hội, và sự hạnh phúc.
Em có thể đưa các ví dụ thường gặp nhất ở đây:
- Chúng ta sợ phải học một kiến thức mới, vì sợ có thể mình không học được, và mình tự thấy mình ngu dốt.
- Chúng ta không muốn thể hiện con người thật của mình một cách giản dị, vì chúng ta sợ bị coi thường.
- Chúng ta không muốn thừa nhận sai lầm, vì sợ bị cho là nhút nhát.
- Chúng ta không muốn thừa nhận thành công của người khác, vì sợ bản thân mình bị so sánh và phát xét là yếu kém.
…
Vậy là, chúng ta sống một cuộc sống đầy sợ hãi, ngại học hành để nâng cao kiến thức, ngại va chạm với thực tế để sống với ảo vọng rằng mình giỏi trong lý thuyết, ngại cư xử chân tình vì sợ người khác có thể làm tổn thương mình, ngại thay đổi để tự tạo ra những thử thách và cơ hội mới, và ngại tin tưởng người khác, chúng ta tin tưởng vào sự may mắn, phong thủy, những giáo lý vô hình.
Và với cuộc sống như vậy, hầu hết chúng ta đã bỏ phí thời gian để nâng cấp mình, mài giũa bản thân trong thực tế, hay đón nhận tình cảm của những người mình quý mến, chúng ta không chỉ xây dựng mình thành một người có cái tôi vị kỷ theo kiểu một ông quan, mà tập hợp nhiều người như chúng ta tạo thành một xã hội người Việt hiếu thắng một cách tiểu nhân, tự huyễn hoặc mình là nhất, nhưng khi đụng đến khó khăn thì việc đầu tiên là kêu than và trốn chạy.
Đừng cư xử theo cách như vậy, hãy đối diện với chính mình, đối diện với chính khó khăn của mình, ít ra cũng phải tìm cách để giảm thiểu thiệt hại đến mức tối đa, để tìm cách làm lại bằng chính năng lực của mình.
Chúc các cụ đang gặp khó khăn trong giai đoạn này sớm đứng vững và hồi phục!