[Funland] Starlink dùng trong quân sự!

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,595
Động cơ
587,999 Mã lực
Starlink là hệ thống thông tin duy nhất còn hoạt động hiệu quả trên chiến trường.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực

Tỉ phú Elon Musk chặn truy cập Starlink, ngăn Ukraine tấn công Crimea, Elons musk cũng phản đối Ukraine
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,186
Động cơ
69,635 Mã lực
Tuổi
125
Nga cám ơn Elon Musk, Starlink giúp Nga đánh U chính xác hơn

Internet Starlink làm lộ sở chỉ huy Lữ đoàn cơ giới 47 của Ukraine bị trúng bom


Tháng trước

 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,186
Động cơ
69,635 Mã lực
Tuổi
125
Elon Musk xác nhận ngăn Ukraine tập kích bán đảo Crimea

 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,595
Động cơ
587,999 Mã lực
Elon Musk xác nhận ngăn Ukraine tập kích bán đảo Crimea

Như vậy là Starlink có thể dùng để tấn công được. Nhưng Musk chưa muốn mà thôi. Nga có vẻ mừng ra mặt khi nghe tin này, họ cũng chưa có biện pháp nào khắc chế!
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,595
Động cơ
587,999 Mã lực
Cửa này liệu starlink có vào được vn ko


Hiện diện quân sự của Starlink


Hồi đầu tháng 9 vừa qua, báo chí phương Tây đưa tin về việc tỷ phú Mỹ Elon Musk ngắt dịch vụ mạng vệ tinh Starlink của mình ở Ukraine để ngăn cản quân đội nước này tấn công hải quân Nga đóng tại cảng Sevastopol, Crimea. Nhiều người khi nghe tin này đã tỏ ra ngạc nhiên trước sự can dự của Starlink vào cuộc chiến Ukraine.
Sự thật là ngay cả trước khi chiến tranh nổ ra, Starlink đã được sử dụng vào mục đích quân sự. Dự báo trong tương lai không xa Starlink sẽ trở thành một “mắt xích” quan trọng trong quân đội Mỹ và các nước đồng minh.
Những bước tiến
CEO SpaceX Elon Musk đã từng nhiều lần tuyên bố công khai rằng mạng lưới 5.000 vệ tinh của ông được sử dụng hoàn toàn vào mục đích hòa bình và giúp đỡ các khu vực khó khăn trên thế giới tiếp cận Internet. Tuy nhiên sự thật khác xa với lời của vị tỷ phú. Kể từ khi SpaceX bắt đầu thử nghiệm vệ tinh Starlink vào năm 2015, tập đoàn này hợp tác chặt chẽ với quân đội Mỹ. Một số tên lửa Falcon mang vệ tinh Starlink của SpaceX được phóng từ căn cứ không quân Vandenberg (bang California) phần vì căn cứ gần với trụ sở SpaceX, phần vì những cuộc thử nghiệm kết nối máy bay của không quân Mỹ với vệ tinh.
Những cuộc thử nghiệm giữa vệ tinh Starlink và máy bay chiến đấu của không quân Mỹ được khởi xướng vào năm 2019. Đến tháng 5/2020 thì lục quân Mỹ nối bước không quân ký kết thỏa thuận sử dụng hệ thống mạng Internet của Starlink. Hơn một năm sau, SpaceX nhận được hợp đồng 150 triệu USD với chính phủ Mỹ để phát triển mạng lưới vệ tinh dành riêng cho quân đội mang tên Starshield.
Hiện diện quân sự của Starlink -0


Nhiều chuyên gia quân sự tỏ ra lo lắng về những tham vọng của CEO Elon Musk.
Giáo sư, nhà nghiên cứu quân sự David T. Burbach, nhận xét: “Tôi không nghĩ rằng SpaceX muốn bỏ qua thị trường quân sự, chỉ là họ không muốn quá tập trung vào nó... Tác động của Starlink đối với cuộc chiến Ukraine là không thể chối cãi. Giới chức quân sự nhiều nước đang theo dõi cuộc chiến để xem xét khả năng sử dụng Starlink và những mạng lưới vệ tinh tương tự”.
Vậy tiềm năng quân sự của Starlink đến đâu? Trong bản báo cáo công bố ngày 31/3 vừa qua, không quân Mỹ tuyên bố chiến đấu cơ F-35A có thể truyền tải dữ liệu qua lại vệ tinh Starlink với tốc độ 160 MB/s, cao gấp 30 lần so với các phương thức truyền tải dữ liệu kiểu cũ. Không quân Mỹ cũng đề xuất khả năng phát triển máy bay không người lái mang chảo vệ tinh Starlink để cung cấp dữ liệu do thám thời gian thực cho tiêm kích và máy bay ném bom.
Một chiếc chảo vệ tinh Starlink hiện vẫn còn quá to để lắp lên máy bay không người lái. Vào thời điểm hiện tại, việc lắp đặt chảo vệ tinh Starlink lên các hệ thống thông tin liên lạc, do thám mặt đất là khả thi hơn. Công ty quân sự RDARS mới đây tuyên bố họ đã kết nối thành công hệ thống trạm điều khiển máy bay không người lái Eagle Nest với Starlink. Mỗi hệ thống Eagle Nest thực chất chỉ gồm một máy thu phát sóng và một tấm pin năng lượng mặt trời, ngay cả một chiếc xe nhỏ cũng chở được. Việc kết nối Starlink thành công sẽ càng tăng tính cơ động của Eagle Nest.
Phó đô đốc Brad Cooper, chỉ huy các lực lượng hải quân Mỹ ở Trung Đông mới đây đã tiết lộ hải quân Mỹ và một số nước đồng minh NATO đang sử dụng Starlink để điều khiển máy bay và tàu ngầm không người lái. Một đồng minh khác của Mỹ là Úc cũng đang thử nghiệm sử dụng Starlink về mục đích tương tự. Công ty Úc Unleash Live đang thực hiện các thử nghiệm trên cho biết rằng nhờ Starlink, họ có thể điều khiển máy bay không người lái từ khoảng cách 200 km.
Về phần Starshield thì lữ đoàn hỗ trợ an ninh thứ 5 (SFAB5) thuộc quân đội Mỹ hiện đang thử nghiệm thực chiến mạng lưới này. Chỉ huy SFAB5 là đại tá Brandon Teague tuyên bố: “Hệ thống Starshield đang hoạt động theo đúng công suất thiết kế và đáp ứng mọi yêu cầu của những cuộc thử nghiệm”.
SFAB5 là đơn vị chuyên hỗ trợ, cố vấn và huấn luyện quân đội các nước đồng minh của Mỹ như Philipines, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Mông Cổ. Ở những nước mà độ bao phủ của mạng lưới vệ tinh quân sự Mỹ không tốt, Starshield sẽ là “kế hoạch B” đảm bảo SFAB5 luôn liên lạc được với bộ chỉ huy.
Giá trị mấu chốt của vệ tinh Starlink là khả năng hoạt động ở quỹ đạo gần Trái Đất. Vệ tinh truyền thống thường phải bay lên gần 36.000 km so với mặt nước biển để hoạt động tốt. Vệ tinh Starlink chỉ cần bay cao gần 2.000 km là đã hòa mạng được, nhờ vậy mà tín hiệu Starlink mạnh hơn và nhanh hơn vệ tinh truyền thống, khó bị làm nhiễu hơn, và tiêu thụ ít năng lượng hơn.
Mặt khác SpaceX đã phóng rất nhiều vệ tinh Starlink để phòng trường hợp một trong số đó bị trục trặc ngắt kết nối, mạng lưới truyền tải có thể chuyển sang vệ tinh khác ngay lập tức. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng với những khách hàng quân sự tiềm năng của Starlink. Họ muốn một mạng lưới có thể hoạt động mọi lúc ở mọi nơi trên Trái Đất, kể cả trong trường hợp kẻ thù có vũ khí làm nhiễu hay thậm chí là bắn hạ vệ tinh.
Nói vậy nhưng không có nghĩa Starlink là hoàn hảo. Giáo sư Davide Scaramuzza tại trường đại học Zurich (Áo) cho biết: “Vệ tinh Starlink bay gần Trái Đất mà lại sử dụng những dải băng tần phổ thông. Điều này giúp những trạm radar mặt đất dễ phát hiện vệ tinh Starlink hơn... Không thể loại trừ khả năng trong tương lai gần, không quân một số quốc gia sẽ thử phóng máy bay không người lái chuyên để phát hiện vệ tinh kẻ thù”.



Giáo sư Todd E. Humphreys tại Trường đại học Texas phản đối ý kiến trên: “Góc độ phát sóng của vệ tinh Starlink chưa đến 5, nghĩa là rất nhỏ. Vệ tinh cũng thường xuyên “nhảy” tần số phát sóng. Việc phát hiện vị trí vệ tinh Starlink không phải là dễ. Hãy cứ nhìn việc quân đội Nga đã hơn một năm rồi mà vẫn chưa phát hiện được vệ tinh Starlink nào”.
Nỗi lo
Mạng lưới vệ tinh Starlink là thành phần quan trọng trong gói hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine. Máy bay không người lái của Ukraine dựa rất nhiều vào Starlink để hoạt động sau lưng địch. Câu chuyện ông Elon Musk ngắt mạng Starlink để ngăn cản Ukraine tấn công vào Crimea vì thế là nỗi lo của cả bộ quốc phòng nước này lẫn Lầu Năm Góc. Nên nhớ rằng SpaceX là công ty tư nhân. Bổn phận duy nhất của họ là với các cổ đông và bản thân ông Musk. Bất kỳ cá nhân nào trong số này cũng có thể chịu ảnh hưởng từ bên ngoài.
Giáo sư Todd Humphreys nhận xét: “Thử tưởng tượng xem một quốc gia đang ở giữa cuộc chiến mà bị ngắt kết nối Starlink... Nếu tôi là lãnh đạo cơ quan tình báo của bất kỳ quốc gia nào, tôi sẽ cài gián điệp vào Starlink hay tìm cách gây ảnh hưởng lên lãnh đạo của họ. Điều đó đã diễn ra ở các công ty mạng xã hội... Chẳng cần đến chiến tranh, ngay cả việc SpaceX thu thập thông tin khách hàng cũng biến họ thành “kho báu” thông tin đối với gián điệp”.
Giáo sư Davide Scaramuzza lại nhìn nhận vấn đề từ góc độ khác: “SpaceX vừa mới mở văn phòng đại diện ở Azerbaijan và đang trong quá trình thành lập chi nhánh ở Hàn Quốc. Họ cũng có tham vọng mở rộng mạng lưới bao phủ lên toàn Trung Đông. SpaceX có khách hàng ở 45 quốc gia khác nhau, trong đó chủ yếu là các nước NATO và những đồng minh khác của Mỹ. Nhưng sẽ có thứ gì ngăn cản SpaceX bán dịch vụ Starlink cho quân đội các nước đối địch với Mỹ?”.
Ngoài mục đích lợi nhuận trước mắt, SpaceX còn đang muốn mở rộng độ phủ sóng của Starlink càng nhanh càng tốt. Họ đang nuôi hy vọng trở thành nhà cung cấp Internet độc lập lớn nhất thế giới. Không loại trừ khả năng SpaceX sẽ lấy tiềm năng quân sự của Starlink và Starshield làm “miếng mồi” dụ dỗ các nước nằm ngoài tầm ảnh hưởng với Mỹ. Mỗi một quốc gia hòa mạng Starlink sẽ là thêm một nguồn doanh thu thường xuyên và hơn nữa là thêm một “đòn bẩy” để SpaceX sử dụng trên bàn đàm phán.
Một vấn đề khác phải nói đến liên quan đến tỷ phú Elon Musk. Hồi tháng 6 vừa rồi ông Musk đã viếng thăm Trung Quốc ba ngày và gặp gỡ nhiều quan chức tại Bắc Kinh và Thượng Hải. Mục đích chính thức của chuyến ghé thăm này là thị sát nhà máy Tesla ở Thượng Hải. Trung Quốc hiện là một trong những thị trường phát triển xe điện nhanh nhất thế giới, nhưng sự cạnh tranh giữa Tesla và các nhà sản xuất ô tô nội địa Trung Quốc cũng thật sự kinh khủng. Tesla đang tìm mọi cách để tìm kiếm lợi thế cho mình ở Trung Quốc. Trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung đang xấu đi, ông Musk có cơ sở để lo ngại việc Starlink được quân đội Mỹ và các nước đồng minh sử dụng sẽ làm “mất lòng” Bắc Kinh.
Hồi tháng 9 năm ngoái, một đại biểu Nga tại Liên hợp quốc đã phát biểu đề cập đến câu hỏi: “Liệu Starlink có phải là mục tiêu quân sự theo luật pháp quốc tế?”. Nhà nghiên cứu quân sự Mỹ Heiko Borchert nhận xét về câu hỏi này: “SpaceX hiện đang cộng tác với quân đội Mỹ và các nước đồng minh để phát triển và sử dụng Starlink. Chính phủ Mỹ cũng từng trả tiền cho SpaceX để mua 1.000 bộ thu phát vệ tinh Starlink để hỗ trợ cho Ukraine. Starlink càng mở rộng vào lĩnh vực quân sự thì lại càng khiến mình giống như mục tiêu quân sự hơn... Lầu Năm Góc nên xem xét ngay câu hỏi liệu quân đội Mỹ sẽ phải phản ứng ra sao trong trường hợp một nước thù địch tấn công Starlink”.
Hiện diện quân sự của Starlink -0


Vệ tinh quân sự là phân khúc cực kỳ béo bở đối với khu vực tư nhân.

Cuộc chạy đua
Cả khu vực quỹ đạo quanh Trái Đất lẫn dải băng tần phát sóng đang trở nên “chật chội” trong cuộc chạy đua thông tin toàn cầu. Những khu vực trên vũ trụ có quỹ đạo địa đồng bộ với Trái Đất (nghĩa là cứ qua một ngày thì thiên thể lại xuất hiện tại đúng một điểm trên bầu trời) đều đang “nhung nhúc” vệ tinh. Chính phủ và khu vực tư nhân nhiều nước đang “chạy đua” để chiếm lấy dải quỹ đạo gần với Trái Đất. Dự báo quỹ đạo này có thể là “nhà” của khoảng 50.000 vệ tinh. SpaceX có tham vọng phóng 42.000 vệ tinh Starlink lên quỹ đạo gần Trái Đất, tương đương với 80% tiềm năng kể trên. Để làm điều đó, SpaceX sẽ sử dụng mọi thứ để làm “bàn đạp” vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.
Mới đây thôi Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã bắt đầu thử nghiệm sử dụng Starlink vì mục đích thông tin liên lạc tại 10 địa điểm khác nhau. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố: “Các mối nguy hiểm đối với việc sử dụng vũ trụ một cách hòa bình của Nhật Bản đã tăng lên trong những năm gần đây. Nhật Bản vì vậy đang xem xét việc sử dụng cùng lúc nhiều hệ thống liên lạc vệ tinh khác nhau để giảm thiểu rủi ro... Những cuộc thử nghiệm với Starlink sẽ kéo dài đến tháng 3/2024, sau đó Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ xem xét xem liệu có ký kết hợp đồng chính thức với SpaceX không”.
Không nên xem xét Starlink từ góc nhìn “hai chân” - “một chân” ở khu vực dân sự, “chân” kia ở khu vực quân sự. Hai mảng kinh doanh này thực chất là một và ảnh hưởng rất nhiều tới nhau. Starlink càng được sử dụng vì mục đích thông tin liên lạc, điều phối chuỗi sản xuất, quản lý cư dân, quy hoạch chính sách, khám phá vũ trụ, v.v... thì SpaceX càng có thêm nhiều thông tin để bán cho quân đội các nước. Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, mục tiêu của các công ty do tỷ phú Elon Musk sở hữu cũng là trở thành thế lực “thống trị” thị trường. Nhờ Starlink mà SpaceX đứng trước khả năng sẽ có đủ nguồn lực và tầm ảnh hưởng chính trị để thực hiện tham vọng đó.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,595
Động cơ
587,999 Mã lực
Tương lai Trung Quốc cũng sẽ có bản sao của Starlink đây!


Với những ứng dụng quân sự của nó thì các nước đối đầu với Trung quốc sẽ mệt với họ đây. Tàu không người lái Trung quốc sẽ tràn ngập mặt biển. Uav Trung quốc sẽ bay xa bao giờ hết xăng thì thôi.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,595
Động cơ
587,999 Mã lực
Cuộc chiến vẫn tiếp diễn, Nga vẫn tiếp tục đánh phá, Musk vẫn kiên trì bảo vệ Starlink
Nỗ lực khắc chế Starlink bất thành của Nga
Nga đang tìm cách cắt kết nối Internet của thiết bị Starlink mà Elon Musk chuyển cho Ukraine nhưng chưa thành công.
Kể từ khi xung đột bùng phát, Nga sử dụng nhiều tổ hợp gây nhiễu để ngăn Ukraine tiếp cận các vệ tinh thương mại phục vụ hoạt động tác chiến. Lực lượng Nga lắp thiết bị gây nhiễu tín hiệu vệ tinh lên xe tăng và thiết giáp, làm gián đoạn tín hiệu điều khiển của máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ, can thiệp vào tín hiệu GPS trên đạn dẫn đường và UAV của Ukraine.
Trong bối cảnh đó, khả năng kết nối vệ tinh đóng vai trò rất quan trọng trong năng lực tác chiến của Ukraine, đặc biệt là hệ thống Ineternet vệ tinh của Starlink. Dịch vụ này giúp Ukraine duy trì kết nối Internet và hoạt động bình thường trong chiến sự, cho phép binh sĩ liên lạc dễ dàng hơn trên tiền tuyến và phần nào hỗ trợ hoạt động của vũ khí, UAV.
Năng lực gây nhiễu của Nga ngày càng tinh vi hơn và làm gián đoạn các loại vũ khí hiện đại của Ukraine, cản trở khả năng tác chiến của họ. Tuy nhiên, nỗ lực cắt đứt kết nối tín hiệu vệ tinh Starlink của Ukraine mà Nga thực hiện tới nay chưa thành công.
Binh sĩ Ukraine lắp đạt thiết bị thu phát đầu cuối Starlink. Ảnh: BQP Ukraine


Binh sĩ Ukraine lắp đạt thiết bị thu phát đầu cuối Starlink. Ảnh: BQP Ukraine
"Nga hoàn toàn muốn tìm cách ngăn cản Ukraine sử dụng Starlink", Brian Weeden, chuyên gia Quỹ An ninh Thế giới có trụ sở tại Mỹ, nhận định. "Tuy nhiên, điều này rất khó thực hiện do cấu trúc phức tạp của hệ thống Starlink".
Starlink cho biết tín hiệu vệ tinh của họ mạnh và tập trung hơn do chúng hoạt động ở vị trí thấp hơn nhiều so với vệ tinh địa tĩnh. Do vệ tinh của Starlink gần Trái đất, độ trễ tín hiệu thấp hơn, giúp tăng tốc độ truyền phát thông tin.
Theo Weeden, điều này khiến tín hiệu của Starlink khó bị gây nhiễu hơn nhiều so với các loại kết nối vệ tinh khác. Các hacker Nga tới nay vẫn chưa thể xâm nhập vào hệ thống của Starlink, chuyên gia này cho hay.
Kari Bingen, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ, nhận định Nga tiếp tục cố gắng can thiệp vào hệ thống Starlink, song "chưa đạt được nhiều thành công".
"Các vệ tinh Starlink vừa linh hoạt vừa bền bỉ, bởi đơn vị vận hành liên tục cập nhật phần mềm để vượt qua các cuộc tấn công của Nga", Bingen nói.
Binh sĩ Ukraine thu ăng-ten của thiết bị Starlink ở tỉnh Lugansk tháng 1/2023. Ảnh: Reuters

Binh sĩ Ukraine thu ăng-ten của thiết bị Starlink ở tỉnh Lugansk tháng 1/2023. Ảnh: Reuters
Giới chuyên gia phương Tây cho biết Nga nhiều lần tiếp cận, nhắm mục tiêu hoặc xâm nhập các mạng vệ tinh nước ngoài từ khi chiến sự với Ukraine bùng phát.
Ngay ngày đầu tiên của chiến sự, hacker Nga tung ra công cụ chống lại Viasat, công ty Mỹ cung cấp dịch vụ liên lạc quân sự cho Ukraine. Vụ tấn công tác động tới lượng lớn trạm liên lạc, ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người tại Ukraine và châu Âu.

Phía Mỹ nhận định các vụ tấn công mạng của Nga nhằm vào hệ thống mạng lưới liên lạc trên vệ tinh thương mại có mục tiêu phá vỡ cơ cấu chỉ huy, kiểm soát của Ukraine trong giai đoạn đầu của xung đột.
Space X, công ty sở hữu Starlink, bị tấn công mạng vào tháng 4/2022. Các kỹ sư của SpaceX khi đó cập nhật phần mềm hệ thống để đối phó đợt tấn công từ Nga.
Elon Musk, người đứng đầu SpaceX, một tháng sau đó thông báo Starlink "đã chống lại nỗ lực tấn công và gây nhiễu trên không gian mạng của Nga", song thừa nhận hacker nước này đang tăng cường hoạt động.
Các vụ tấn công hoặc gây nhiễu hệ thống Starlink do Nga thực hiện hiếm khi được đưa tin hay công khai. SpaceX nhiều lần từ chối cung cấp thông tin cập nhật về hoạt động của Nga nhằm vào vệ tinh Starlink.
Trang Space Watch Global có trụ sở tại Đức nhận định Nga đang phát triển nhiều tổ hợp tác chiến điện tử nhằm gây nhiễu vệ tinh liên lạc của đối phương.
Trong số này có R-330Zh Zhitel, trạm gây nhiễu di động đặt trên xe tải và Bylina-MM, tổ hợp chuyên ngăn tín hiệu vệ tinh liên lạc. Lực lượng Nga gắn ăng-ten truyền tín hiệu công suất cao lên xe tải nhằm chế áp tín hiệu của thiết bị thu được chỉnh theo tần số Starlink.
Theo tài liệu tình báo Mỹ bị rò rỉ hồi đầu năm 2023, Nga đang thử nghiệm hệ thống tác chiến điện tử Tobol để cản trở tín hiệu Starlink. Tình báo Mỹ thừa nhận hệ thống Tobol tiên tiến hơn so với hiểu biết trước đây của phương Tây.
Tài liệu này cho biết Nga thử nghiệm hệ thống Tobol-1 tại Ukraine trong 25 ngày vào tháng 9/2022. Quân đội Ukraine từng báo cáo hệ thống Internet vệ tinh Starlink bị gián đoạn vào tháng 10/2022, song không rõ sự cố này do tổ hợp Tobol-1 hay hệ thống gây nhiễu khác của Nga gây ra.
Ukraine đang tìm cách đối phó với năng lực tác chiến điện tử của Nga, trong đó có phá hủy các tổ hợp trên chiến trường và xây dựng cách thức ứng phó khác. Giới chuyên gia phương Tây nhận định dù chịu nhiều tổn thất về thiết bị, Nga vẫn duy trì ưu thế tác chiến điện tử đáng kể trước Ukraine.
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,186
Động cơ
69,635 Mã lực
Tuổi
125
Cuộc chiến vẫn tiếp diễn, Nga vẫn tiếp tục đánh phá, Musk vẫn kiên trì bảo vệ Starlink
Nỗ lực khắc chế Starlink bất thành của Nga
Nga đang tìm cách cắt kết nối Internet của thiết bị Starlink mà Elon Musk chuyển cho Ukraine nhưng chưa thành công.
Kể từ khi xung đột bùng phát, Nga sử dụng nhiều tổ hợp gây nhiễu để ngăn Ukraine tiếp cận các vệ tinh thương mại phục vụ hoạt động tác chiến. Lực lượng Nga lắp thiết bị gây nhiễu tín hiệu vệ tinh lên xe tăng và thiết giáp, làm gián đoạn tín hiệu điều khiển của máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ, can thiệp vào tín hiệu GPS trên đạn dẫn đường và UAV của Ukraine.
Trong bối cảnh đó, khả năng kết nối vệ tinh đóng vai trò rất quan trọng trong năng lực tác chiến của Ukraine, đặc biệt là hệ thống Ineternet vệ tinh của Starlink. Dịch vụ này giúp Ukraine duy trì kết nối Internet và hoạt động bình thường trong chiến sự, cho phép binh sĩ liên lạc dễ dàng hơn trên tiền tuyến và phần nào hỗ trợ hoạt động của vũ khí, UAV.
Năng lực gây nhiễu của Nga ngày càng tinh vi hơn và làm gián đoạn các loại vũ khí hiện đại của Ukraine, cản trở khả năng tác chiến của họ. Tuy nhiên, nỗ lực cắt đứt kết nối tín hiệu vệ tinh Starlink của Ukraine mà Nga thực hiện tới nay chưa thành công.
Binh sĩ Ukraine lắp đạt thiết bị thu phát đầu cuối Starlink. Ảnh: BQP Ukraine


Binh sĩ Ukraine lắp đạt thiết bị thu phát đầu cuối Starlink. Ảnh: BQP Ukraine
"Nga hoàn toàn muốn tìm cách ngăn cản Ukraine sử dụng Starlink", Brian Weeden, chuyên gia Quỹ An ninh Thế giới có trụ sở tại Mỹ, nhận định. "Tuy nhiên, điều này rất khó thực hiện do cấu trúc phức tạp của hệ thống Starlink".
Starlink cho biết tín hiệu vệ tinh của họ mạnh và tập trung hơn do chúng hoạt động ở vị trí thấp hơn nhiều so với vệ tinh địa tĩnh. Do vệ tinh của Starlink gần Trái đất, độ trễ tín hiệu thấp hơn, giúp tăng tốc độ truyền phát thông tin.
Theo Weeden, điều này khiến tín hiệu của Starlink khó bị gây nhiễu hơn nhiều so với các loại kết nối vệ tinh khác. Các hacker Nga tới nay vẫn chưa thể xâm nhập vào hệ thống của Starlink, chuyên gia này cho hay.
Kari Bingen, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ, nhận định Nga tiếp tục cố gắng can thiệp vào hệ thống Starlink, song "chưa đạt được nhiều thành công".
"Các vệ tinh Starlink vừa linh hoạt vừa bền bỉ, bởi đơn vị vận hành liên tục cập nhật phần mềm để vượt qua các cuộc tấn công của Nga", Bingen nói.
Binh sĩ Ukraine thu ăng-ten của thiết bị Starlink ở tỉnh Lugansk tháng 1/2023. Ảnh: Reuters

Binh sĩ Ukraine thu ăng-ten của thiết bị Starlink ở tỉnh Lugansk tháng 1/2023. Ảnh: Reuters
Giới chuyên gia phương Tây cho biết Nga nhiều lần tiếp cận, nhắm mục tiêu hoặc xâm nhập các mạng vệ tinh nước ngoài từ khi chiến sự với Ukraine bùng phát.
Ngay ngày đầu tiên của chiến sự, hacker Nga tung ra công cụ chống lại Viasat, công ty Mỹ cung cấp dịch vụ liên lạc quân sự cho Ukraine. Vụ tấn công tác động tới lượng lớn trạm liên lạc, ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người tại Ukraine và châu Âu.

Phía Mỹ nhận định các vụ tấn công mạng của Nga nhằm vào hệ thống mạng lưới liên lạc trên vệ tinh thương mại có mục tiêu phá vỡ cơ cấu chỉ huy, kiểm soát của Ukraine trong giai đoạn đầu của xung đột.
Space X, công ty sở hữu Starlink, bị tấn công mạng vào tháng 4/2022. Các kỹ sư của SpaceX khi đó cập nhật phần mềm hệ thống để đối phó đợt tấn công từ Nga.
Elon Musk, người đứng đầu SpaceX, một tháng sau đó thông báo Starlink "đã chống lại nỗ lực tấn công và gây nhiễu trên không gian mạng của Nga", song thừa nhận hacker nước này đang tăng cường hoạt động.
Các vụ tấn công hoặc gây nhiễu hệ thống Starlink do Nga thực hiện hiếm khi được đưa tin hay công khai. SpaceX nhiều lần từ chối cung cấp thông tin cập nhật về hoạt động của Nga nhằm vào vệ tinh Starlink.
Trang Space Watch Global có trụ sở tại Đức nhận định Nga đang phát triển nhiều tổ hợp tác chiến điện tử nhằm gây nhiễu vệ tinh liên lạc của đối phương.
Trong số này có R-330Zh Zhitel, trạm gây nhiễu di động đặt trên xe tải và Bylina-MM, tổ hợp chuyên ngăn tín hiệu vệ tinh liên lạc. Lực lượng Nga gắn ăng-ten truyền tín hiệu công suất cao lên xe tải nhằm chế áp tín hiệu của thiết bị thu được chỉnh theo tần số Starlink.
Theo tài liệu tình báo Mỹ bị rò rỉ hồi đầu năm 2023, Nga đang thử nghiệm hệ thống tác chiến điện tử Tobol để cản trở tín hiệu Starlink. Tình báo Mỹ thừa nhận hệ thống Tobol tiên tiến hơn so với hiểu biết trước đây của phương Tây.
Tài liệu này cho biết Nga thử nghiệm hệ thống Tobol-1 tại Ukraine trong 25 ngày vào tháng 9/2022. Quân đội Ukraine từng báo cáo hệ thống Internet vệ tinh Starlink bị gián đoạn vào tháng 10/2022, song không rõ sự cố này do tổ hợp Tobol-1 hay hệ thống gây nhiễu khác của Nga gây ra.
Ukraine đang tìm cách đối phó với năng lực tác chiến điện tử của Nga, trong đó có phá hủy các tổ hợp trên chiến trường và xây dựng cách thức ứng phó khác. Giới chuyên gia phương Tây nhận định dù chịu nhiều tổn thất về thiết bị, Nga vẫn duy trì ưu thế tác chiến điện tử đáng kể trước Ukraine.
vậy mà quân U phản công thất bại là sao nhỉ ?
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,595
Động cơ
587,999 Mã lực
vậy mà quân U phản công thất bại là sao nhỉ ?
Sự tham gia của Starlink vào chiến tranh ở Ukr đem lại rất nhiều lợi ích cho Starlink và Musk.
- Sự chống phá quyết liệt của Nga đã thúc em Musk phải hoàn thiện starlink ổn định, kín kẽ trước khi trở lên phổ biến trên thế giới. Hacker Nga do nhà nước tổ chức và có trình độ rất cao sẽ giúp Musk tìm ra những lỗ hổng an ninh mà hệ thống Starlink mắc phải.
- Hoạt động trên chiến trường Ukr, chắc chắn là điều kiện khắc nghiệt nhất mà các đĩa thu Starlink. Ngoài ra chúng còn phải đối phó với sự gây nhiễu tích cực liên tục của Nga, chịu sự truy tìm gắt gao và cố gắng tiêu diệt của quân đội Nga. Là cơ hội không thể tốt hơn cho Musk hoàn thiện Starlink cho những phiên bản kế tiếp của mình.
- Tài trợ cho Ukr là cách tốt nhất để Musk quảng cáo cho sản phẩm của mình cũng như những lợi ích mà nó mang lại. Tất cả các trang thông tin về starlink đều đưa tin về vai trò của Starlink trong chiến tranh Ukr. Israel lập tức giãy nảy khi Musk có ý định cung cấp Starlink cho Palestine. Các nước khác cũng thấy rằng khi họ đặt starlink làm phương tiện liên lạc thì trong mọi điều kiện kể cả chiến tranh cũng không thể mất liên lạc.
Với những lợi ích như vậy, đúng ra Musk còn phải trả thêm tiền cho Ukr vì họ đã giúp Musk hoàn thiện sản phẩm và còn quảng cáo cho Starlink nữa.
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
4,186
Động cơ
69,635 Mã lực
Tuổi
125
Sự tham gia của Starlink vào chiến tranh ở Ukr đem lại rất nhiều lợi ích cho Starlink và Musk.
- Sự chống phá quyết liệt của Nga đã thúc em Musk phải hoàn thiện starlink ổn định, kín kẽ trước khi trở lên phổ biến trên thế giới. Hacker Nga do nhà nước tổ chức và có trình độ rất cao sẽ giúp Musk tìm ra những lỗ hổng an ninh mà hệ thống Starlink mắc phải.
- Hoạt động trên chiến trường Ukr, chắc chắn là điều kiện khắc nghiệt nhất mà các đĩa thu Starlink. Ngoài ra chúng còn phải đối phó với sự gây nhiễu tích cực liên tục của Nga, chịu sự truy tìm gắt gao và cố gắng tiêu diệt của quân đội Nga. Là cơ hội không thể tốt hơn cho Musk hoàn thiện Starlink cho những phiên bản kế tiếp của mình.
- Tài trợ cho Ukr là cách tốt nhất để Musk quảng cáo cho sản phẩm của mình cũng như những lợi ích mà nó mang lại. Tất cả các trang thông tin về starlink đều đưa tin về vai trò của Starlink trong chiến tranh Ukr. Israel lập tức giãy nảy khi Musk có ý định cung cấp Starlink cho Palestine. Các nước khác cũng thấy rằng khi họ đặt starlink làm phương tiện liên lạc thì trong mọi điều kiện kể cả chiến tranh cũng không thể mất liên lạc.
Với những lợi ích như vậy, đúng ra Musk còn phải trả thêm tiền cho Ukr vì họ đã giúp Musk hoàn thiện sản phẩm và còn quảng cáo cho Starlink nữa.
vậy sao phản công thất bại ?
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,595
Động cơ
587,999 Mã lực
Elon Musk xác nhận ngăn Ukraine tập kích bán đảo Crimea

Anh Musk này có vẻ lật lọng. Theo trang này thì anh ta lại cho phép Ukr dùng starlink điều khiển seadrone
 

ZOV

Xe tăng
Biển số
OF-833100
Ngày cấp bằng
29/4/23
Số km
1,647
Động cơ
5,802 Mã lực
Tuổi
35
Anh Musk này có vẻ lật lọng. Theo trang này thì anh ta lại cho phép Ukr dùng starlink điều khiển seadrone
gáy nổ chém gió cho nhiều vào còn thực tế thì chính Starlink giúp Nga đánh ukr =))

Ukraine cáo buộc Elon Musk gài bẫy quân Ukraine ở Kursk, Nga


 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top