[CCCĐ] Sông nước miền cực Nam

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,570
Động cơ
389,157 Mã lực

1638149179170.png


1638149206378.png
Các cụ thấy chiêc trong đáy hình có ghi: Ông Trang - Thứ 11 - Rạch Giá. Thứ Mười Một là kinh lẻ thứ 11 trên con kinh lớn ở Miệt Thứ mà em đề cập trên post trên. Em đã lội ở đó 2 niên vào thời 1979. Nếu hồi đó ở Việt Nam có vùng gọi là "vùng sâu" thì đó là U Minh Thượng, vùng sâu vô cùng tận của nước đấy. Ở đó ong bay che ánh mặt trời, cá bắt lên con ăn con thả, gà còn phải ngủ mùng (màn) chứ đừng nói heo (gà dưới này nó tiết kiệm lông lá lắm, muỗi cắn 1 đêm ko mùng thì chỉ có chết đến vào nồi.
1638149242562.png


1638149261025.png

Thấy tàu mình rồi thì chờ người ta gọi là các bạn tự động xuống kiếm chổ ngồi, đừng để nhắc, tiền nong tính sau (nhớ xem tàu đi về đâu cho chắc nghen). Nhớ là chổ ngồi tốt trên tàu là gần lái nheng. Xe ngồi trước, đò ngồi sau. Thanh niên thì cũng cứ dành ngồi sau, giữa đường có ai (tốt nhất là cô gái đẹp nào) bắt đầu ói thì làm bộ nhường ghế đằng lái ngồi cho êm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nam Đế

Xe tăng
Biển số
OF-189118
Ngày cấp bằng
10/4/13
Số km
1,142
Động cơ
338,825 Mã lực
Chào mừng cụ Thắng trở lại OF, cụ vẫn mạnh giỏi chứ ạ. Em đang ôm mộng một chuyến đi miền Tây xuống đến đất mũi Cà Mau. Có bài của cụ làm kim chỉ Nam, thật quý báu.
 

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,570
Động cơ
389,157 Mã lực
Chào mừng cụ Thắng trở lại OF, cụ vẫn mạnh giỏi chứ ạ. Em đang ôm mộng một chuyến đi miền Tây xuống đến đất mũi Cà Mau. Có bài của cụ làm kim chỉ Nam, thật quý báu.
Vâng cụ Nam Đế nhờ Trời tôi con mạnh khoẻ cám ơn cụ. Tham quan Miền Tây cụ nên kế hoạch từng vùng như tôi tả với bản đồ ở đầu thớt. Vi rằng Miền Tây là 1 vùng rộng lớn có nhiều miền có cá tính riêng biệt về địa dư địa hình và văn minh khác nhau cũng như Miền Bắc (Bắc bộ). Cụ nên kế hoạch thời gian thật kỹ thì sẽ bổ ích hơn, như trong 3 ngay thì tôi chỉ chú ý 1 vùng là cực Nam, chủ yếu là vùng Cà Mau (phân loại vùng này là Bạc Liêu+Sóc Trăng+Trà Vinh, kết hợp với vùng U Minh+Miệt Thứ cụ có thể tham quan cùng 1 chuyến, thí dụ chừng 5 ngày thì trọn vẹn) Ngoài ra thì cụ chỉ cỡi ngưa xem hoa và có nhận thưc sai về Miền Tây. Thí dụ ở vùng tôi tả trong thớt này không có khái niệm "mùa nước nỗi", hoa màu thu hoạch và thức ăn nói chung là khác các vùng khác tỉ dụ như vùng Đồng Tháp hay Miệt Vườn (Cần Thơ+Bến Tre là trung tâm điểm) Và cụ cũng chú ý 1 phân chia địa dư khác là Hậu Giang và Tiền Giang.
Tháng 11 tuần đầu tới đây e sẽ về thăm vùng Châu Đốc - nằm trong vùng Đồng Tháp theo bản đồ trong trang 1 - và luôn thể qua Sihanoukville xem, mong gặp cụ giao lưu ở Hà Nội vào sau ngày 16 đến 24 tháng 11. (Vì tháng mưa là "mùa nước nổi" ở Đồng Tháp và Bắc bộ e đi thác Bản Giốc có lẽ nhiều nươc hơn)
 
Chỉnh sửa cuối:

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,570
Động cơ
389,157 Mã lực
Tại bến tàu cao tốc đi Đất Mũi. Các cụ hỏi thăm tàu đi Rạch Tàu (nếu nghe trả lời "dìa Gạch Tào" là nó đó, muốn chắc thì các cụ xác định là bến Chợ Đất Mũi) Mỗi ngày chỉ 1 ít chuyến, Chợ Đất Mũi là cuối tuyến mỗi ngày đi sớm, 2 hay 3 chuyến và chiều về Cà Mau cũng ít và chừng 4 giờ là thôi. Các cụ không muốn nằm với muỗi ở Đất Muĩ.

Bến tại dưới gầm Cầu Cà Mau, nhỏ khó kiếm, các cụ nên thuê ks trong Phường 7 đi bộ ra cho tiện. Tàu "cao tốc" là những ca-nô võ làm bằng composite, chiếc nhỏ chở 20 khách (thêm hàng trên mui) chiêc dài gấp rưởi có thể 30 người, trông cũng ok nhưng nếu gặp nạn có bà con không biết bơi người gia trẻ con thì có lẽ khó thoát ra khỏi! Thưc chất là như nhưng chiêc đò dọc xưa e đi, làm bằng gỗ, kích cở bằng như vậy nhưng máy tàu đuôi tôm, ghế thì hai hàng hai bên thôi. E bơi lội đc tí tí, tuổi trẻ có bơi đc điền kinh nhưng lắm người cũng thấy ko ổn nên e sẽ chỉ đường bộ cho các cụ sợ nước.

1638149395624.png


1638149422337.png

Đây là Sông Cà Mau chảy qua thị xã. Rời bến chừng mươi phút sẽ ra kinh Gành Hào đi về hướng Nam. Ngã ba sông ở đây gọi là vàm (nếu 3 nhánh sông hay kinh bằng nhau có thể gọi là ngã 3).
 
Chỉnh sửa cuối:

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,570
Động cơ
389,157 Mã lực
Thời gian đò dọc đến Chợ Đất Mũi - Rạch Tàu là chừng 4 tiếng.

1638170061442.png


1638170084106.png

Gành là 1 con sông tự nhiên, và là khá lớn, ko có gành nhỏ. Sau 1975 các cụ ngoài Bắc vào tiếp thu tự ý đổi tên các gành thành "ghềnh" chắc tưởng cho nó thống nhất, rưng mà không phải. Ghềnh ở ngoài Trung là khác, là bãi có đá ngầm đá nổi, và Bắc Bộ chắc là khác nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,570
Động cơ
389,157 Mã lực

1638170167403.png

Chuyến đò dài chừng trên 3 tiếng, là phương tiện chuyên chở địa phương, phục vụ đời sống kinh tế văn hóa của người dân, không phải 1 phương tiện du lịch. Đi theo lối này để hòa mình vào nhịp sống người đồng bào, 1 là xem được quan cảnh đời thường, hai là thật sự trải nghiệm cai1 đa dạng của cuộc đời, chỉ trong 1 quốc gia của mình thôi ko đâu xa. Còn như đi du lịch "thăm+thú", "enjoy" cái mà đồng tiền mình làm ra mua đươc, cái ngon cái bổ cái rẻ, cái ngoạn mục ồ à cho hả dạ, nhưng chủ yếu là tiết kiện thời gian và cực nhọc - để sớm về lại với cơm áo gạo tiền - thì cũng có cách.
 
Chỉnh sửa cuối:

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,570
Động cơ
389,157 Mã lực
Lộ trình từ tp Cà Mau đến cột mốc Đất Mũi như trong bản đồ này (đã chỉnh sửa theo cụ 7663A18 lưu ý. Cảm ơn cụ)

1638170269263.png
Quốc Lộ 1 nay đã đấp đến thị trấn Năm Căn, có xe đò khá lớn đi đến, các cụ có thể hỏi tại bến xe Cà Mau (cách Phường 7 chừng 3 cây số). Thị trấn Năm Căn là chổ mũi tên đỏ thứ 2, truoc đây là tiền đồn xa và sâu nhất của chính quyền Sài Gòn, người thành thị ai phải xuống đây là như đi đày. Tại đó (xưa) là 1 căn cứ hải quân, cũng là nơi hổ trợ bảo vệ các hải đảo Trường Sa.
Như em nói từ Cà Mau đến mũi Cà Mau đi đò chợ phải mất ít nhất là 3 tiếng 1 chiều. Nếu các cụ lấy xe đò từ Cà Mau đến Năm Căn thì chừng 25 phút sẽ đến. Từ đó xuống Đất Mũi còn đường nhựa, nhỏ thôi, nên cụ nào "có điều kiện" thì có thể tự lái xe xuống đến tện củng chổ mũi tên vàng phía dưới. Em có thấy 3 chiêc xe chở đoàn đi đến. Cụ nào đi bụi như em có thể xuống xe tại Năm Căn và lấy tàu đò (hỏi "tàu cao tốc") đi Rạch Tàu, là chợ cuối cùng trên kinh Rạch Tàu, nơi đó gọi là CHợ Đất Mũi. Từ đó đi xe ôm ra khu "du lịch" Đất Mũi chừng 20 phút. Đoạn đò từ Năm Căn xuống chừng 1.5 tiếng đồng hồ.
(Đi đến "khu du lịch" rồi thì quá tay các cụ cũng chỉ ở 1 giờ, nếu có ăn uống rồi về thôi - hành trình là du lịch, chuyến đi là du lịch, cho nên dư giã thời gian về Cà Mau, cách nào cũng về CM ngủ - ở tp CM chả có khỉ gì mà coi)
[ Đường màu xanh lá là đường đò em dò đc dùng GPS của điện thoại mà vẽ, đưởng màu nâu của Google là đường nhựa]
1638170296161.png
 
Chỉnh sửa cuối:

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,570
Động cơ
389,157 Mã lực
Mùi nước bay trong làn gió ven sông, tiếng máy Kohler xa gần, hình ảnh chiếc giỏ lãi lươt qua trên nền dãy nhà cừ trên bờ kinh bùn bừng lên trong nắng mới như 1 đoạn phim mới tân tạo màu sắc âm thanh, quay lại 1 thời tuổi rất trẻ hơn. Đời qua như giấc mơ.

Qua cầu Gành Hào vào sông Gành Hào 1 đoạn ngắn rồi vào 1 con kinh lớn, rẽ vào nhưng sông lạch, kinh nhỏ thua để qua Đầm Dơi, Cái Nước rồi vào 1 kinh nhỏ qua Sông Cửa lớn đến Năm Căn. Thời hậu chiến có 1 vài anh em bạn học người viết cùng "được" đi công tác kinh tế mới vùng nước này, người viết thì xuống bến phía trên kinh chừng dưới 1/2 ngày đường. Vào thời đó đây là tận cùng của vũ trụ. Ngay cả người tìm đường vượt biên cũng không xuống vùng này mà tìm!

Thời đó - không xa - nhịp sống và văn hóa mang tính chất địa phương cô lập cao độ, một phần do từ chiến tranh - "Chín năm" và nội chiến từ 1954 đến 1975 - chia đôi 2 vùng quốc cộng, một phần do sau chiến tranh lại do chính sách ngăn sông cách chợ khá điên rồ. Lúa gạo ăn không hết để thừa nuôi gia súc, cá tôm câu lên ăn dư phải thả, trong khi đó cả nước đang phải "bao cấp" (đói). Ong dời tổ bay đen trời như mây che bóng thái dương, mật ong ko đem đi bán đc để chua thùng nhựa tức hơi nổ phải đem đổ.
Số ít đường lộ khô đi được thì phần lớn ngập nước trọn mùa mưa. Toàn bộ vận tải quốc doanh thu mua lúa gạo thịt và dưa khóm, tôm, cua cá, mắm, đước, tràm, than, củi, lá dừa là bằng hệ thống đường sông lạch này. Một hệ thống giao thông hữu hiệu nhất đã được các Chúa Nguyễn quy hoạch triễn khai, các đời sau bổ túc và bảo quản từ gần 400 năm nay.

1638171633322.png
 
Chỉnh sửa cuối:

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,570
Động cơ
389,157 Mã lực
Thời 1980 đò là giỏ lãi chạy máy đuôi tôm, chậm thua nhiều và chỉ có 2 hàng ghế dài nhưng hình thức và nét võ bên ngoài cũng hơi giống như bây giờ. Thời gian gần 3 năm công tác ở U Minh Thượng và vùng sâu Kiên Giang là huyện Gò Quao từ trong năm 1979, người viết đã xử dụng phương tiện này ít nhât mỗi tháng 1 lần, có khi trên những đoạn đường rất dài như Kiên Giang-Cần Thơ. Đó là những dịp về Sài Gòn gọi là để "công tác", "báo cáo" nhưng thực chất là tiếp tế cho gia đình 1 ít gạo và thực phẩm khác như mỡ heo, mật ông, khô cá tôm trong thời buổi ngăn sông cấm chợ.
35 năm qua và 1 vòng trời đất, trở về chốn cũ. Đúng hơn là, môi trương không gian cũ, chính đất Cà Mau thì lần này là lần đâu đến thăm.
Cuộc sống nay đã trở về thói quen trăm năm và con người đã bắt đầu vươn lên lại trên vùng đất kỳ diệu này.

1638171428730.png
 
Chỉnh sửa cuối:

tranquang83

Xe điện
Biển số
OF-201429
Ngày cấp bằng
10/7/13
Số km
3,639
Động cơ
439,842 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện chuyến đi
Cảm nhận được chuyến đi của cụ rưng rưng nhiều kỷ niệm. Tôi dân Bắc kỳ đi ra Đất Mũi vài lần có thói quen lái xe tới Thị trấn Năm Căn rồi lên cano vọt ra Mũi thôi, nhanh lắm chừng 50 phút đi và 45 phút về...
 

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,570
Động cơ
389,157 Mã lực
Cảm nhận được chuyến đi của cụ rưng rưng nhiều kỷ niệm. Tôi dân Bắc kỳ đi ra Đất Mũi vài lần có thói quen lái xe tới Thị trấn Năm Căn rồi lên cano vọt ra Mũi thôi, nhanh lắm chừng 50 phút đi và 45 phút về...
A chào cụ Quang, cụ đi chơi Anh Quốc về có khỏe không? Chúc cụ và gia quyền sức khỏe để đi thêm đây đó về tường thuật cho ae xem.
Sau khi đã đi qua thì em cũng đề nghị các cụ đi theo đường cụ tranquang83, tiện lợi hơn và cũng ko lỡ cơ hội xem gì lạ hơn. E cám ơn cụ Quang đã tham gia.
 

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,570
Động cơ
389,157 Mã lực
1638171193561.png
Các cụ biết không, dưới này đất hiếm lắm, là đất trồng trọt đấy. Chổ mình thấy có cây cối là đất từ lòng kinh đào lên. 2 bên kinh là 2 miếng đất dài song song có khi rộng, có khi chỉ đủ dựng nhà và 1 con đường chạy theo kinh, sau lưng đó (cảnh quan này) là vùng đất thấp ngang bằng mặt biển cường triều. Chổ nào đất không mặn thì là phèng nổi lên nên ít trồng trọt gì được trừ 1 loại lúa và vài thứ như khóm (chổ khác gọi là đứa, thơm) Rau cỏ dùng làm thực phẩm rất khó trồng và mắc mỏ như bầu bí rau cải, rau thơm hay hành tỏi... Người đem những chiêc xuồng ba lá hay ghe lớn cũ, mục lên khô và đổ đầy đất, nhờ nước mưa rửa bớt phèn muối đi để trồng rau, trồng hành. Từ đó có thành ngữ địa phương là "đem đi trồng hành", hay "thứ này chỉ còn trồng hành" có nghĩa là ghe cộ hay xe, từ đó là vật gì lớn lớn dùng di chuyển mà cũ quá, chỉ để vứt đi! Ở thành thị ai nói "tao mới tậu chiêc Camry mới, chiêc kia tao đem trồng hành rồi" thì là người ấy quê vùng sông nước này mà lên.
(Thời bây giờ em chưa kiểm chứng là còn dùng ghe trồng hành ko vì có vật liệu rẻ tiền khác, xưa thì chính em cũng có 1 chiêc xuồng ba lá cũ mục dùng trồng hành!)
 
Chỉnh sửa cuối:

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,570
Động cơ
389,157 Mã lực

1638171502266.png


1638171524450.png

Chiêc xe tải của vùng sông nước. Dưới này dĩ nhiên là ko có xe tải như ở vùng cao, đi qua là thứ đường nào cũng phải lún. Tuyệt đại đa số kinh đào dưới này là để giao thông. Ông cha ta đào kinh như đáp đường, để khai hoang và phát triển như người đấp đường xá để quản lý và cai trị xứ sở vậy. Toàn Nam Bộ từ Biên Hòa cho đến tận mũi Cà Mau có thể kết nối bằng 1 chiêc ghe (nhớ nhé, dưới này không "chiêc thuyền", chỉ có ghe và xuống). Không có 1 điểm đất khô (dân cư hay trồng trọt) nào xa cách 1 đường giao thông thủy quá 5 km, có những vùng là 3 km là xa lắm.
 
Chỉnh sửa cuối:

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,570
Động cơ
389,157 Mã lực
Em gửi tiếp những hình ảnh tả đời sống dưới này với tối thiểu thuyết minh vì hình ảnh là bằng trăm lời tả chân, kể cả tả nhưng thứ ko thấy được, như nhịp sống thư thả của người dân xứ nước. Đâu là xô bồ, là kẹt xe, là chạy đua với nhau tranh giành.

1638171005650.png
Quán tạp hóa bên sông. Ghé vào để mua bánh kẹo, bột giặt, cục pin, chai bia hay kêu 1 cốc xây chừng ngồi giết thời gian.
 
Chỉnh sửa cuối:

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,570
Động cơ
389,157 Mã lực
Cần đi đâu xa thì ra sau nhà gọi đò. Thời nay gọi bằng xeo phôn, thời xưa thì xem bóng mặt trời biết giờ đò qua, ra ngoắt thôi.

1638170857763.png
 
Chỉnh sửa cuối:

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,570
Động cơ
389,157 Mã lực
Nói thê nhưng không có nghĩa là đời sống kinh tế dưới này ko có, hoặc hạn chế, nghèo nàn. Các cụ xem các hoạt động kinh tế đọc thấy trên các bản hiệu nhé. Có đủ thứ, em thấy ít vùng quê kể cả trên khô nào mà tấp nập rộn ràng như đây

1638170759820.png


1638170783515.png
 
Chỉnh sửa cuối:

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,570
Động cơ
389,157 Mã lực
Đời thường trên sông nước.

1638170589180.png


1638170614440.png


1638170643018.png

Chả biết giá xăng dầu dưới này ra sao mà cái ông này ỗng bán bánh bao như thế này mà có lời được :)
 
Chỉnh sửa cuối:

haivinhvungtau

Xe buýt
Biển số
OF-383520
Ngày cấp bằng
20/9/15
Số km
583
Động cơ
247,309 Mã lực
Tuổi
46

Các cụ biết không, dưới này đất hiếm lắm, là đất trồng trọt đấy. Chổ mình thấy có cây cối là đất từ lòng kinh đào lên. 2 bên kinh là 1 miếng đất dài có khi rộng, có khi chỉ đủ dựng nhà và 1 con đường chạy theo kinh, sau lưng đó (cảnh quan này) là vùng đất thấp ngang bằng mặt biển cường triều. Chổ nào đất không mặn thì là phèng nổi lên nên ít trồng trọt gì được trừ 1 loại lúa và vài thứ như khóm (chổ khác gọi là đứa, thơm) Rau cỏ dùng làm thực phẩm rất khó trồng và mắc mỏ như bầu bí rau cải, rau thơm hay hành tỏi... Người đem những chiêc xuồng ba lá hay ghe lớn cũ, mục lên khô và đổ đầy đất, nhờ nước mưa rửa bớt phèn muối đi để trồng rau, trồng hành. Từ đó có thành ngữ địa phương là "đem đi trồng hành", hay "thứ này chỉ còn trồng hành" có nghĩa là ghe cộ hay xe, từ đó là vật gì lớn lớn dùng di chuyển mà cũ quá, chỉ để vứt đi! Ở thành thị ai nói "tao mới tậu chiêc Camry mới, chiêc kia tao đem trồng hành rồi" thì là người ấy quê vùng sông nước này mà lên.
(Thời bây giờ em chưa kiểm chứng là còn dùng ghe trồng hành ko vì có vật liệu rẻ tiền khác, xưa thì chính em cũng có chiêc ba lá trồng hành!)
Bài của bác đáng đọc. Em bắc kỳ vào Nam 20 năm rồi mà chưa đi được đến đây. Thanks bác nhiều. Em hóng tiếp
 

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,570
Động cơ
389,157 Mã lực

1638170439614.png


1638170472506.png

 
Chỉnh sửa cuối:

korandovinhyen

Xe container
Biển số
OF-115722
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
6,730
Động cơ
454,834 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh yên - Vĩnh phúc
Chào cụ! Lâu nay mới thấy cụ lên diễn đàn, cụ cho bọn em biết được nhiều thông tin quá. Đúng như cụ nói, diễn đàn này chủ yếu là người Bắc nên hiểu về miền Tây là rất hiếm. Cụ đã giúp bọn em hiểu và định hình chuẩn bị cho chuyến đi của mình. Theo dõi liên tục bâà của cụ!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top