Ý kiến cụ em thấy cụ ít phải đi xa, đi đường rừng, đèo núi rồi cụ ạ. Nếu cụ đi thì cụ sẽ cảm nhận được. Đúng là văn hóa giao thông cần hạn chế còi, ở nhiều nước bấm còi bị phạt rất nặng. 30 năm trước em phải tập rất lâu mới bấm còi được 1/4 giây để cảnh báo nguy hiểm trong các trường hợp cá biệt. Nếu cảnh sát cho rằng em bấm hơn 1/4 giây là em bị phạt! Còn ở Việt nam, em ví dụ đời thường để cụ hiểu:
1/ Đèn high beam/low beam:
Ở nhiều nước, hệ thống đường xá rất hiện đại giúp cho lái xe giảm mệt mỏi, giảm tai nạn. Nhiều tuyến đường kể cả ở vùng rừng núi họ cũng lắp phản quang dọc theo tim đường và dọc theo hộ lan, nên chỉ cần đèn low beam chiếu gần là sáng rõ.
Trong khi đó, đường nhà ta ra ngoại ô, rừng núi, đèo mà buổi tối thì vô cùng tối, 80-90% số xe dùng đèn nguyên bản ở Việt nam đều không đủ độ an toàn. Nhiều vùng của ta sương mù dày đặc trong khi xe không có đủ đèn vàng phá sương để tăng độ an toàn.
2/ Còi:
Ở đa số các quốc gia được coi là phát triển với hệ thống đường xá có biển báo rõ ràng, quy hoạch giao thông phân tách các làn: đi bộ - xe đạp - chó - xe máy - ô tô - bus - cầu vượt .... rất rõ ràng thì việc dùng còi là thừa.
Trong khi đó, ở Việt nam, giao thông hỗ loạn, em nhận thấy đa số còi trong đo thị là mục đích cảnh báo nguy hiểm giao thông! Còn cụ thể khi đi đường tối, hoặc đèo núi, các khúc cua của chúng ta không có đủ thiết bị cảnh báo an toàn giao thông (như gương lồi đủ sáng để quan sát xe ngược chiều ở khúc cua), trong khi tầm nhìn bị hạn chế thì còi là 1 cách tốt để cảnh báo xe ngược chiều mà chưa nhìn thấy nhau!
Chúc bác - nếu chưa trải nghiệm thì nên trải nghiệm các cung đèo Tây bắc Việt nam ta. Và chúc bác dùng được còi và đèn hữu ích! Chúc bác an toàn sau khi trải nghiệm về