Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Nà Sản là một cứ điểm rất mạnh của người Pháp
Tháng 11/1952, trong Chiến dịch Tây Bắc, bộ đội ta tấn công Nà Sản. Kế hoạch này do Mai Gia Sinh (cố vấn Trung Quốc) chuẩn bị. Mai Gia Sinh lúc đó là cố vấn của Tướng Hoàng Văn Thái, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Cuộc tấn công của bộ đội ta bị thất bại vì không đủ sức đánh "công kiên", một thuật ngữ để chỉ những lô cốt, cứ điểm phòng ngự chắc chắn của địch. Quân ta phải rút lui sau khi không đánh nổi Cụm cứ điểm Nà Sản
Trong cái rủi có cái may.
Nhận thấy quân đội ta không đánh nổi căn cứ Nà Sản, viên Đại tướng Navarre, Tư lệnh Pháp ở Đông Dương, cho rằng nếu xây dựng những cụm cứ điểm như Nà Sản thì chắc chắn nghiền nát được bộ đội ta.
Nà Sản lúc đó trơ trọi trên vùng Tây Bắc. Nhiệm vụ của nó là hỗ trợ cho Sơn La, Thuận Châu, thì nay cả hai đã bị bộ đội ta chiếm.
Hôm 8/8/1953, Đại tướng Navarre quyết định rút bỏ Nà Sản, để chuẩn bị xây dựng cứ điểm Điện Biên Phủ, tương tự Nà Sản, nhưng mạnh hơn, cứng hơn, để dụ bộ đội ta tới và tiêu diệt.
Thế là 20 tháng 11/1953, Pháp nhảy dù đánh chiếm Điện Biên Phủ và xây dựng ở đây một căn cứ cực mạnh.
Việc Pháp chiếm Điện Biên Phủ gây bất ngờ với ta. Buộc bộ đội ta phải bỏ kế hoạch đánh đồng bằng Hà Nam Ninh, quay về mặt trận Tây Bắc.
Thế là Điện Biên Phủ trở thành "Điểm hẹn lịch sử" (lời của cụ Võ Nguyên Giáp), và quân đội Pháp thất bại ê chề ở đây.