em ngó mà không vào link đc cụ ơi
em chờ cụ ở đây nhá
Quảng Bình và Tập đoàn FLC lừa dối người dân, âm thầm xây cáp treo phá hoại hệ sinh thái Sơn Đoòng?
Năm 2014, tập đoàn Sun Group từng đề xuất xây dựng dự án tuyến cáp treo Sơn Đoòng (trong quần thể di sản Phong Nha – Kẻ Bàng), tuy nhiên dự án đã phải tạm dừng do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các chuyên gia khoa học và dân chúng. Đến năm 2017, tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết đã không bỏ lỡ miếng ngon béo bở, khởi động lại dự án dưới sự hỗ trợ đắc lực từ một số quan chức tỉnh Quảng Bình. Ít ai biết rằng, cả tay đại gia này lẫn Quảng Bình từng chơi chiêu hỏa mù thông tin để bịt miệng dư luận, nhằm thuận đường ngày đêm âm thầm khai quật Sơn Đoòng, bất chấp việc phá hoại hệ sinh thái quý giá nơi đây.
Hiện nay Quảng Bình được ví như
“Vương quốc hang động của thế giới”, với trên 300 hang động karst được phát hiện và khám phá. Trong số đó Sơn Đoòng được công nhận lớn nhất thế giới, Hang Én lớn thứ 3 thế giới. Cả hai đều nằm ở vùng lõi cần bảo vệ nghiêm ngặt của vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, nơi có tới 2.744 loài thực vật và trên 1.000 loài động vật đang sinh sống. Tuy nhiên, có những kẻ chẳng quan tâm đến hệ sinh thái ấy quý giá như thế nào, vẫn quyết tâm phá hoại nó cho bằng được chỉ vì cái gọi là “phát triển kinh tế – xã hội”.
Đầu năm 2017, một đại diện cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Quảng Bình đã lên tiếng khẳng định
“tập đoàn FLC đang khảo sát việc triển khai dự án xây dựng cáp treo dẫn lên hang Sơn Đoòng”. Tỉnh cũng hùng hồn tuyên bố
“quan điểm của tỉnh là ủng hộ chủ trương xây dựng cáp treo ở Phong Nha – Kẻ Bàng để khai thác du lịch, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh”.
Ngay sau đó, một làn sóng phản đối mạnh mẽ dự án tuyến cao treo đã xuất hiện trên mạng xã hội, và phần lớn người dân đều yêu cầu được giữ nguyên sự nguyên sơ của hang động lớn nhất thế giới này. Lúc này, thái độ của tỉnh Quảng Bình quay ngoắt 180 độ, chối bay chối biến những gì đã tuyên bố, và báo chí cũng chỉ có một bài ngắn tủn trích lại lời tuyên bố đó mà không hề có một cuộc điều tra, xác minh nào cả:
“Tỉnh chưa có chủ trương cũng như chưa có kế hoạch xây cáp treo vào hang Sơn Đoòng”. Bẵng đi một thời gian, khi dư luận đã lắng xuống, bỗng dưng Phó Bí thư tỉnh Quảng Bình – Trần Công Thuật lên tiếng “dọn đường” cho việc xây dựng cáp treo bằng tuyên bố:
“Đa số ý kiến đồng tình và cho rằng cần có tuyến cáp treo để phát triển du lịch ở khu vực này”.
Nhưng trên tất cả những bảng bỏ phiếu liên quan đến cáp treo Sơn Đoòng/ Phong Nha – Kẻ Bàng trước giờ, kết quả đều là ngược lại. Ngay trong chính bài báo này của VnExpress:
Vietnamese province holds fast to plan to build controversial cable car in cave kingdom, đã có 94% độc giả bỏ phiếu chống (“No”) với cáp treo
(bạn cũng có thể tham gia bỏ phiếu bằng cách kéo xuống cuối bài báo và chọn câu trả lời của bạn). Bản thân những phóng viên đã đến tận địa bàn Phong Nha và phỏng vấn người dân, thì số người phản đối cáp treo chiếm đa số. Vậy lãnh đạo Quảng Bình lấy bằng chứng đâu để khẳng định điều đó? Hay chính họ và tập đoàn FLC đã bỏ phiếu “ủng hộ” và tự nhận đó là ý kiến của toàn dân?
Về phía doanh nghiệp là Tập đoàn FLC, tập đoàn này khi vấp phải sự phản đối lại lật lọng cho rằng:
“không muốn làm nhưng tỉnh mời gọi nhiều”. Nếu không muốn làm, tại sao FLC lại cho người đến đó khảo sát? Một dự án lớn đến như vậy chẳng nhẽ FLC lại dễ dàng đồng ý chỉ vì “cả nể” trước nhiều lần kêu gọi của tỉnh chăng? Thật vô lý hết sức.
Chưa kể, khi liên hệ với thực tế, chúng ta đều biết FLC của Trịnh Văn Quyết từng dính hàng loạt vụ bê bối liên quan đến các dự án bất động sản phá hoại thiên nhiên, phá rừng phòng hộ, phá nơi làm ăn của ngư dân, lũng đoạn thị trường chứng khoán…, thì chuyện Quyết từ chối thò bàn tay nhơ nhớp bẩn thỉu của mình vào hòn ngọc quý của nhân loại là điều khó tin. Mà sự thật với Quyết chính là, “kim cương đen” này phải được mang từ đáy biển lên, để chúng còn vục mặt vào kiếm chác. Như vậy, cũng giống Sun Group, FLC đang chọn con đường phá hoại di sản thiên nhiên của đất nước, mà cái giá phải trả sau này không hề rẻ.
Thật vậy, chính Trịnh Văn Quyết còn khẳng định:
“việc xây dựng tuyến cáp treo sẽ làm tăng công suất hàng nghìn khách du lịch/ngày (so với 600 người/năm vào Sơn Đoòng hiện nay) và mang lại hiệu quả kinh tế cao”. Kinh tế cao nhưng ai là người được hưởng, FLC, lãnh đạo Quảng Bình hay người dân?
Và sau một thời gian phát ra những tiếng nói trấn an dư luận rằng:
“chưa nhận được sự đồng thuận sẽ không triển khai”,
“dự án cáp treo chưa được duyệt”, đến giờ người dân vẫn không hề biết chính xác tỉnh Quảng Bình và FLC có đang triển khai dự án cáp treo đầy mạo hiểm ấy hay không? Hay họ đã cố tình tung hỏa mù để lừa đảo toàn bộ chúng ta, âm thầm triển khai để đến khi mọi chuyện đã trở thành sự đã rồi, thì không ai có thể phản bác, buộc phải chấp nhập vì dự án ấy đã tiêu tốn hàng nghìn tỷ?
Đáng chú ý, không chỉ là người dân Việt Nam, những chuyên gia trên thế giới cũng bất bình trước dự án cáp treo này.
Tim Doling, tác giả người Anh nghiên cứu về du lịch và lịch sử Việt Nam cho biết:
“Nhân danh hiện đại hóa và phát triển kinh tế, những cảnh đẹp tự nhiên độc đáo bị tàn-phá-có-hệ-thống, dù đây mới chính những lý do khiến khách nước ngoài đến thăm đất nước này”. Theo cách nói của Tim Doling, tức là nếu xây cáp treo, lượng du khách sẽ không tăng, ngược lại sẽ giảm đi vì vẻ đẹp tự nhiên đã bị tàn phá?
Dường như rất thấu hiểu được cách làm giàu của các mafia chính trị và mafia kinh tế tại Việt Nam,
Pamela McElwee, Giảng viên trường ĐH Rutgers cho biết:
“Chỉ có tiếng nói của những người có quan hệ, có thế lực hoặc giàu có thì mới được nghe thấy. Và lợi ích đến từ những sự đổi chắc này (giữa bảo tồn & phát triển) cũng chỉ thường gắn liền với những người ấy”.
Một thông tin đáng chú ý khác là, hiện nay mỗi người đi tour Sơn Đoòng phải trả khoảng 650 đô la Mỹ cho Vườn Quốc Gia (VQG), một năm cỡ 500-700 người (~450,000 USD), phí trả cho Vườn khi đi tour hang Va (khoảng 700 khách/ năm) là 1.3 triệu đồng, hang Én (khoảng 1,300 khách/ năm) là 1 triệu đồng.
Trong khi đó, lượng khách đại trà vào các hang đang được VQG khai thác không hề nhỏ, nhất là vào các dịp lễ Tết. Phí vào động Phong Nha, hoặc Thiên Đường là 250,000đ/ khách, hang Tối là 450,000 đ/ khách, vào dịp 2/9 năm ngoái, trung bình một ngày có khoảng 12,000 khách vào động Phong Nha. Tất cả các phí này 100% chạy vào Ban quản lý VQG PNKB, vì tỉnh giao toàn bộ quyền thu-chi cho Vườn.
Tính sơ sơ, nguồn thu của VQG không nhỏ chút nào, ngoài các chi phí nhân sự, điều hành, thì ai cũng hiểu các loại phí này được sử dụng cho các công tác bảo tồn và gìn giữ rừng quốc gia. Tuy nhiên, nhìn vào những sự kiện xảy ra gần đây, nhất là tỉnh và VQG năm lần bảy lượt hồ hởi mời chào mời các nhà đầu tư vào khảo sát xây dựng cáp treo vào vùng lõi (khu vực cần tuyệt đối được bảo vệ), thì chúng ta cũng phần nào hiểu được nguồn thu này có khả năng không được dùng cho công tác bảo tồn.
Ta muốn Việt Nam mình xanh như màu của núi rừng Phong Nha, hay đỏ như vệt nước “bí ẩn” tại Vũng Áng vừa qua? Nếu tỉnh Quảng Bình muốn xây cáp treo để thu hút 1-1.5 triệu khách đến hang, thì trước mắt hãy dọn sạch nạn ô nhiễm môi trường đi! Còn Trịnh Văn Quyết, những vụ bê bối trong kinh doanh của y chưa đủ để y tỉnh ngộ sao, liệu ai có thể tin lời của kẻ chuyên đi lừa đảo hòng trục lợi cho bản thân như y!
Chúng ta không chỉ cố gắng cứu một Sơn Đoòng. Chúng ta cần lên tiếng để cứu tất cả những cánh rừng đang thoi thóp, những hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên đang bị đe dọa nghiêm trọng (Sapa, Phú Quốc, Bạch Mã, Sơn Trà), để cứu nguồn sống đang ngày bị ô nhiễm của chúng ta.
(VnExpress / Vietnambiz / Tuổi trẻ)