- Biển số
- OF-87582
- Ngày cấp bằng
- 6/3/11
- Số km
- 106
- Động cơ
- 409,278 Mã lực
Máy bay tiêm kích F-15 của Nhật Bản bị cáo buộc đã chĩa radar "khóa mục tiêu" hai tiêm kích Su-30 của Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 4/7 ra thông cáo báo chí cho rằng, hôm 17/6, hai máy bay tiêm kích F-15 của Nhật Bản đã chĩa radar điều khiển hỏa lực "khóa" mục tiêu hai máy bay tiêm kích Sukhoi Su-30 của Không quân Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Về phía Nhật Bản, nước này cũng lên tiếng cáo buộc các máy bay Su-30 của Trung Quốc đã bắn vào các tiêm kích F-15 trên không phận khu vực tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố rằng, hai máy bay Su-30 đang tiến hành cuộc tuần tra thường xuyên trên cái gọi là vùng nhận dạng phòng không Hoa Đông (ADIZ) - Trung Quốc đơn phương tuyên bố lập ra năm 2013 - đã bị hai chiếc tiêm kích F-15 tiếp cận ở tốc độ cao, "sử dụng radar khóa máy bay Trung Quốc", có nghĩa là họ sẵn sàng khai hỏa vũ khí.
Đáp lại, Phó Tổng thư ký nội các Nhật Bản Koichi Hagiuda bác bỏ các cáo buộc của Trung Quốc. Và tuyên bố rằng "không bao giờ thực hiện bất kỳ hành động khiêu khích nào như cáo buộc của phía Trung Quốc", bao gồm cả việc sử dụng radar điều khiển hỏa lực khóa mục tiêu Su-30.
F-15 là máy bay tiêm kích đánh chặn “xương sống” của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF).
Hiện nay, trong kho máy bay chiến đấu của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) biên chế 424 tiêm kích làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển lãnh thổ nước này. Trong đó, tiêm kích F-15 chiếm số lượng đông đảo nhất, hơn 200 chiếc.
Những chiếc máy bay tiêm kích F-15 của Nhật Bản được định danh là F-15J/DJ do Tập đoàn Misubishi Heavy Industries thực hiện trong nước theo giấy phép sản xuất của Mỹ từ năm 1981 tới 1997. Trong đó, F-15J là tiêm kích đánh chặn chiếm ưu thế trên không còn F-15DJ là biến thể huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi.
F-15J được lắp đặt hệ thống radar điều khiển hỏa lực (ở mũi máy bay) AN/APG-63(V)1 có khả năng theo dõi 14 mục tiêu và dẫn bắn 6 tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc. Ngoài hệ thống radar, F-15J trang bị các khí tài tác chiến điện tử tương tự biến thể F-15C/D của Mỹ gồm: hệ thống chế áp điện tử bên trong AN/ALQ-135, radar cảnh báo sớm AN/ALR-56.
F-15J là tiêm kích đánh chặn có kích thước lớn, dài 19,43m, cao 5,63m, sải cánh 13,05m, trọng lượng cất cánh tối đa 30,84 tấn.
Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney F100-100 cung cấp lực đẩy khô 77,62kN, lực đẩy có đốt phụ 111,2kN.
Cặp động cơ này cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa 2.660km/h (trần bay cao) hoặc 1.450km/h (trần bay thấp), trần bay tối đa 20.000m.
Về hệ thống vũ khí trên F-15J, máy bay được thiết kế với một pháo 20mm 6 nòng M61 Vulcan (dự trữ đạn 940 viên) trong thân dùng cho không chiến tầm cực gần, ở cự ly mà tên lửa không đối không khó phát huy hiệu quả cao nhất.
Ngoài pháo trong thân, máy bay thiết kế 10 giá treo trên cánh và thân có khả năng mang được hơn 7 tấn vũ khí gồm tên lửa và bom. Ban đầu các tiêm kích F-15J đều phải sử dụng các tên lửa đối không nhập khẩu từ Mỹ. Nhưng hiện nay tất cả được thay thế bằng vũ khí do Nhật Bản tự sản xuất.
Máy bay F-15J trang bị hai loại tên lửa không đối không chủ lực gồm: AAM-5 có tầm bắn tối đa 35km, lắp đầu tự dẫn hồng ngoại và AAM-4 có tầm bắn 100-120km, lắp đầu tự dẫn radar chủ động.
Vì được thiết kế tập trung cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, đánh chặn, bảo vệ không phận nên F-15J không có khả năng tác chiến đa nhiệm như F-15E. Nó chỉ có thể mang bom thông thường Mk82 hoặc CBU-87 để tấn công mục tiêu mặt đất khi cần.
Hoàng Lê (Công nghệ & Cuộc sống)
Hoàng Lê (Công nghệ & Cuộc sống)