Một so sánh nữa - Chuyện này xảy ra với một cô gái Việt nhưng địa điểm lại là nước khác ạ:
http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/co-gai-goc-viet-bi-danh-chet-khong-ai-dam-lam-chung-3000197/
Cô gái gốc Việt bị đánh chết: Không ai dám làm chứng
Đắng lòng nghe những lời tâm sự của cha cô gái gốc Việt qua đời sau khi bị một nhóm người đánh hội đồng bên ngoài một hộp đêm ở Mỹ gây rúng động dư luận thời gian qua. Theo thông tin mới nhất, những người bạn của cô mặc dù có mặt tại hiện trường nhưng không dám làm chứng.
Nỗi đau người cha mất con
Báo TNO có đưa tin, Dung Phạm, cha của cô gái Kim Phạm, mắt ngấn lệ khi ông kể lại lần cuối mình gặp cô con gái 23 tuổi. Ông Phạm nói: “Tôi gọi con bé về nhà vào hôm thứ 4, 2 ngày trước khi xảy ra vụ tấn công, để tôi có thể giúp thay dầu ô tô cho em ý”.
Nhưng khi hai viên cảnh sát mặc cảnh phục xuất hiện và gõ cửa nhà ông vào lúc rạng sáng ngày 18/1, thì ông đã chuẩn bị tinh thần cho điều tồi tệ nhất.
“Tôi biết chắc là có chuyện liên quan tới ai đó trong gia đình,” ông Phạm nói. Sau khi nghe một trong những người bạn của Kim cho hay vụ đánh đập xảy ra khi Kim vô tình xuất hiện bên trong ảnh của một nhóm người khác.
Nạn nhân Kim Pham
“Tôi không hiểu nổi chuyện không hay này lại xảy đến với một người vô tình xen vào ảnh người khác”, ông Phạm vẫn chưa hết bàng hoàng.
Ông chia sẻ, ông tiếc là mình đã không thể bố trí thời gian để ăn tối với con gái trong ngôi nhà mới trước kỳ nghỉ. Cô Kim mới học cách nấu một số món Việt và muốn cha mình thưởng thức món bún bò Huế.
Dung Phạm cho biết ông di cư từ Việt Nam sang Mỹ vào năm 1991. Con gái ông khi đó mới 1 tuổi. Khi cô bé lên 5, thì mẹ cô qua đời vì bệnh hiểm nghèo.
Chính vì trải qua nỗi đau mất mẹ nên “con bé luôn tìm đến những cảnh đời bị bỏ quên và cố gắng giúp đỡ họ”, ông Dung nói.
Không ai dám làm chứng
Được biết, khi xảy ra vụ án, một số bạn bè của Kim Pham đứng trong đám người vây quanh vụ ẩu đả có thể đã trông thấy ai đã đánh cô bất tỉnh và ai đã đá vào đầu nạn nhân khi cô này ngã xuống đất, theo Los Angeles Times.
Nhưng cuộc điều tra nhằm làm sáng tỏ vụ án mạng của cảnh sát đã lâm vào bế tắc khi không có ai trong số những người nói trên cung cấp thông tin cho cảnh sát.
Một người thậm chí đã thẳng thừng từ chối gặp cảnh sát, mặc dù lực lượng này đã lên tiếng kêu gọi giúp đỡ.
Các chuyên gia nghiên cứu về cộng đồng người Việt tại Quận Cam cho biết việc các nhân chứng không chịu ra trình báo không làm họ ngạc nhiên vì họ đến từ một cộng đồng từ bao đời nay không tin tưởng vào nhà chức trách và thường tránh né hợp tác với cảnh sát.
Nhiều người đặt hoa tưởng niệm Annie Kim Pham tại nơi cô bị đánh hội đồng đến chết vì vô tình đi ngang chỗ chụp hình của một nhóm người
Nhiều người đặt hoa tưởng niệm Annie Kim Pham tại nơi cô bị đánh hội đồng đến chết vì vô tình đi ngang chỗ chụp hình của một nhóm người.
Nhiều người đặt hoa tưởng niệm Annie Kim Pham tại nơi cô bị đánh hội đồng đến chết vì vô tình đi ngang chỗ chụp hình của một nhóm người
“Người ta lo ngại rằng sẽ có trả thù”, Los Angeles Times dẫn lời Tim Vu, một sĩ quan cảnh sát Mỹ gốc Việt tại Quận Cam.
Sĩ quan cảnh sát này cũng nói thêm rằng rất khó để thuyết phục người thuộc cộng đồng người Việt rằng việc bị trả thù vì ra làm chứng tại Mỹ là rất hiếm.
Cho đến nay, cảnh sát đã bắt được 2 nghi phạm và đang tìm kiếm người thứ 3. Ken Nguyen, một người tình nguyện làm cầu nối với cộng đồng người Việt ở Santa Ana, khẳng định đã có ít nhất 8 thanh niên gốc Việt đi cùng Kim Pham vài giờ trước khi vụ án mạng xảy ra.
Lãnh đạo địa phương hiện đã tìm cách kêu gọi những người chứng kiến ra làm chứng thông qua các hãng tin tiếng Việt tại Santa Ana.
“Kim Phạm tốt nghiệp Đại học Chapman, chuyên ngành tâm lý học. Cách đây một năm, cô kết hôn. Chồng cô đang học thương mại ở UCLA, sống ở Los Angeles và trở về nhà vào cuối tuần. Dung Phạm, hiện nay đang làm nghề bảo vệ.
Sự việc xảy ra ngày 18/1, Kim Annie Phạm đã bị đánh đập và giẫm đạp đến chết ngay bên ngoài hộp đêm Crosby tại Santa Ana trước mặt những người Mỹ gốc Việt.
Thái Linh