[Funland] So sánh các loại Frigate - Warship

Xe thể thao

Xe buýt
Biển số
OF-311088
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
739
Động cơ
305,360 Mã lực
Bắn đạn pháo Vucalno thì nó khoác qué gì tên lửa mô!:-"
Nó khác nhiều chứ,nhỏ hơn,khó đánh chặn hơn,rẽ hơn,mang được nhiều hơn,còn gì hơn nữa nhỉ :-" tầu không mang tên lữa đối hạm là đỡ tốn hết 1 món tiền khổng lù,chỗ tiền đó tha hồ mà sắm thêm tên lữa đối không,sonar chống ngầm và máy mạnh hơn :)
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,117
Động cơ
73 Mã lực
Thì nó chính là cái thằng tăng tầm mà cụ, không có cái đốt vào ass thì tăng tầm kiểu chi!:D
Nhưng mà độ giật khi bắn nó cũng tương đương với phái hải quân bắn đạn thường ở cùng 1 cỡ đạn cụ ạ, nên nó khác bắn tên lửa. Têm lửa bắn có giật đâu, nó là loại phản lực cháy đỏ mít mờ :))
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,882
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Hải pháo chống tàu nổi, may bay và tên lửa chậm và tầm thấp. Tên lửa diệt hạm có tốc độ cao, tính chiến thuật và uy lực lớn hơn. Hai thứ khác nhau, anh đi xe oto phải khác với anh đi xe máy.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,306
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
ưu của pháo là cơ số đạn nhiều gần như không bị ảnh hưởng bới mỗi bẫy hay gây nhiễu gần như không thể đánh chặn có tính khả dụng vì đa năng và nhất là rẻ
ưu của tên lửa là chính xác sức công phá lớn
ưu của cái này là nhược của cái kia
hết
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,117
Động cơ
73 Mã lực
ưu của pháo là cơ số đạn nhiều gần như không bị ảnh hưởng bới mỗi bẫy hay gây nhiễu gần như không thể đánh chặn có tính khả dụng vì đa năng và nhất là rẻ
ưu của tên lửa là chính xác sức công phá lớn
ưu của cái này là nhược của cái kia
hết
Chuẩn không còn gì để nói, thía nên em đã bảo pháo không thể thiếu được trên tàu hải quân mừ :D
 

tungduong0610

Xe điện
Biển số
OF-19568
Ngày cấp bằng
5/8/08
Số km
4,038
Động cơ
541,000 Mã lực
Nơi ở
Ban ngày công sở, tối quán nhậu, đêm bên gấu....

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,117
Động cơ
73 Mã lực

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,210
Động cơ
497,962 Mã lực

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,117
Động cơ
73 Mã lực
pháo, tăng thiết giáp và đặc công là đi đầu bác Pháo nhề :P
Khi tấn công có thể không cần đến đặc công nhưng pháo và tank bắt buộc phải có, nếu không có 2 loại đó yễm trợ thì đánh hơi bị khoai đấy ạ.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Chiến hạm Aegis Hải quân Mỹ cập cảng Tiên Sa (Kienthuc.net.vn) - Sáng nay (7/4), hai chiến hạm USS John S. McCain và USNS Safeguard của Hải quân Mỹ đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. “Săm soi” góc cạnh chiến hạm Type 45 Anh ở Việt Nam Siêu hạm Mỹ sắp thăm Việt Nam mạnh cỡ nào? Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của lực lượng Hải quân Mỹ đến Đà Nẵng trong năm 2014 và là chuyến viếng thăm thứ 2 của tàu khu trục USS McCain đến Đà Nẵng. Dự kiến ngày 12/4, hai tàu Hải quân Mỹ sẽ rời Đà Nẵng. Tàu USNS Safeguard (trái) và tàu USS John McCain (phải) trên cầu cảng ở Tiên Sa. Trong hai ngày 8-9/4 sẽ diễn ra cuộc trao đổi chuyên môn về lặn và cứu hộ giữa hải quân hai nước trên tàu USNS Safeguard; trao đổi chuyên môn về chiến thuật chăm sóc nạn nhân trong chiến đấu và kiểm soát thiệt hại trên tàu; và hội thảo về y học dưới nước và buồng cao áp tại Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân. Chiều 9/4, tại tàu USS John S Mc Cain, hai bên sẽ họp chuẩn bị công tác phối hợp huấn luyện chung. Ngày 10/4, tại Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, hai bên sẽ tiến hành lập kế hoạch ứng phó cứu nạn tàu ngầm. Trong khi đó, ở tàu USS John S Mc Cain sẽ tiếp tục diễn ra cuộc trao đổi chuyên môn về kiểm soát thiệt hại trên tàu. Đến chiều 11/4, cũng tại tàu USS John S. McCain sẽ diễn ra hoạt động trao đổi chuyên môn về đời sống và sức khỏe trên tàu trước khi có cuộc tổng kết về trao đổi chuyên môn giữa hai quân hai nước vào buổi chiều cùng ngày. Trước khi hai tàu USS John S. McCain và USNS Safeguard rời Đà Nẵng, lúc 12h trưa 12/4, Hải quân Mỹ và Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ tiến hành tập luyện chung về tìm kiếm và cứu nạn, cứu hộ trên biển. Ngoài ra, trong chuyến thăm Đà Nẵng kéo dài 6 ngày, các sĩ quan, thủy thủ trên hai tàu USS John S. McCain và USNS Safeguard còn có các chuyến tham quan các danh lam thắng cảnh ở Đà Nẵng; tham gia hoạt động trao đổi cộng đồng tại Trung tâm Hướng nghiệp từ thiện, Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi Hoa Mai (quận Ngũ Hành Sơn); giao lưu ngôn ngữ với học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn và trường THPT Phan Châu Trinh… Sĩ quan Việt Nam - Mỹ bắt tay xã giao. Trong thời gian lưu lại Đà Nẵng, chỉ huy đoàn tàu sẽ đến chào xã giao lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân và tổ chức tiệc chiêu đãi trên tàu USS John S. McCain. Đồng thời mời các sĩ quan Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Quân khu 5, đại diên các sở, ban, ngành, doanh nghiệp TP Đà Nẵng, trẻ em đang được nuôi dạy tại Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi Hoa Mai, giảng viên và sinh viên Đại học Đà Nẵng cùng cộng đồng người Mỹ đang sinh sống tại Đà Nẵng tham quan khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường này. USS John S. McCain là một trong những chiếc hạm thuộc lớp Areligh Burke nổi tiếng, được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân với radar mạng pha cực mạnh AN/SPY-1. Tàu thiết kế với hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 chứa tên lửa phòng không tầm xa SM-2, SM-3, tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa chống ngầm. Đặt tên sai Aegis là tên cả 1 hệ thống, con này là DDG 56 tức DDG-51 Flight I class, nên không có tích hợp SM-3
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Khái lược về lớp tàu LSC của hải quân Mỹ Thứ hai 07/04/2014 11:58 ANTĐ - Ngày 5-4, hải quân Mỹ đã chính thức tổ chức lễ biên chế hoạt động chiếc tàu tác chiến ven bờ tàng hình 3 thân thứ hai, mang tên USS Coronado (LCS-4), nâng tổng số tàu đang hoạt động lên con số 4. Hải quân Mỹ đóng mới 4 tàu LSC trị giá 1,4 tỷ USD Mỹ sẽ triển khai các tàu tác chiến LSC ở Nhật Bản Hình ảnh uy dũng của các chiến hạm LSC Mỹ Siêu hạm LSC-1 Freedom của Mỹ 3 lần “tắt điện” trên biển Đông Khám phá “Chiến hạm Tự Do” LSC-1 của Mỹ đến biển Đông USS Coronado là chiếc tàu tác chiến ven bờ (LSC - Littoral Combat Ship) thứ 4 và là chiếc thứ 2 thuộc lớp Independence, được biên chế hoạt động trong hải quân Mỹ và sẽ đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm quét mìn, tác chiến mặt nước và tác chiến chống ngầm. Được đặt tên theo thành phố Coronado thuộc bang California, LCS-4 là chiếc tàu chiến thứ 3 của hải quân Mỹ mang tên thành phố này. Chiếc đầu tiên, USS Coronado (PF-38), là một khinh hạm tuần tra hoạt động trong Chiến tranh thế giới thứ II. Chiếc thứ 2, USS Coronado (AGF-11), được thiết kế là một tàu vận tải đổ bộ (LPD) lớp Austin và năm 1980, được cải tiến thành tàu hỗ trợ chỉ huy và được biên chế giữ vai trò là tàu chỉ huy lực lượng Trung Đông, sau đó là tàu chỉ huy hạm đội 6 ở Địa Trung Hải, và cuối cùng trở thành tàu chỉ huy hạm đội 3 ở Đông Thái Bình Dương trước khi được loại biên vào năm 2006. Tàu tác chiến ven bờ thứ 2 của lớp Independence LSC-4 USS Coronado Phát biểu tại buổi lễ biên chế, được tổ chức tại Căn cứ hải quân North Island ở Coronado, Đô đốc Mark Ferguson - phó tư lệnh tác chiến hải quân Mỹ - đã đánh giá cao vai trò của các tàu chiến tác chiến ven bờ như USS Coronado trong chiến lược phòng thủ toàn diện và các hoạt động tiền phương của hải quân. Ông cho biết: “Sự hiện diện của các tàu LSC sẽ đảm bảo tốt an ninh cho các vùng biển. Với tốc độ, khả năng thực hiện nhiệm vụ và hoạt động ở vùng nước nông của tàu, USS Coronado cực kỳ phù hợp cho các hoạt động tác chiến ven bờ trên toàn cầu”. Đến nay, hải quân Mỹ đã được biên chế 4 tàu chiến LCS, gồm USS Freedom (LCS-1), USS Independence (LCS-2), USS Fort Worth (LCS-3), USS Coronado (LCS-4). Toàn bộ số tàu trên đều thuộc biên chế của Phi đội LCS số 1 (LCSRON) có căn cứ chính tại thành phố cảng San Diego. Tàu tác chiến ven bờ lớp Freedom của Lockheed Martin Lớp tàu tác chiến ven bờ của Mỹ có hai phiên bản do Lockheed Martin và Austal USA chế tạo. Phiên bản LCS thứ nhất do hãng Lockheed Martin đóng thuộc lớp Freedom có chiều dài 127,8m và rộng 30m, lượng giãn nước 2.600 tấn. Nó có tính năng tàng hình ưu việt, được thiết kế theo kiểu đóng rời và lắp ghép các modul nhiệm vụ. Lớp tàu này được đánh số lẻ (LSC-1, LSC-3…). Phiên bản thứ 2 do Austal USA chế tạo thuộc lớp Independence, với chi phí khoảng 400 triệu USD. Tàu USS Coronado có tải trọng 2.790 tấn; dài 127m; rộng 30,5m, mớn nước 4,5m, tốc độ tối đa lên tới 40 hải lý/giờ và được biên chế 40 thủy thủ đoàn. Với thiết kế 3 thân độc đáo, các tàu tuần tra ven biển lớp Independence được cho là có khả năng hoạt động với độ ổn định tuyệt vời trên biển, bất chấp sóng gió và giông bão. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình nhóm tác chiến hải quân. Tàu tác chiến ven bờ LSC-2 USS Independence là chiếc đầu tiên thuộc lớp Independence USS Coronado có khả năng cơ động nhanh và được tích hợp một hệ thống điện tử hàng hải cực kỳ hiện đại, các hệ thống vũ khí mà nó mang theo cũng có khả năng chiến đấu rất đa dạng, bao gồm cả quét mìn, chống tàu mặt nước và chống ngầm. Với những thiết kế hiện đại và độc đáo, các tàu thuộc lớp Freedom và Independence của hải quân Mỹ hiện là lớp tàu tàu tác chiến ven bờ hiện đại và mạnh nhất trên thế giới. Hiện tại, hải quân Mỹ đang triển khai luân phiên loại tàu này hoạt động tại đông nam Á với căn cứ tại Singapore. Dự kiến, chúng cũng sẽ được triển khai tới Nhật Bản để thay thế một số tàu chiến cũ đang đồn trú tại đây. Trước đó, hải quân Mỹ dự định đóng tổng số 52 chiếc tàu LCS, nhưng theo kế hoạch cắt giảm ngân sách, Lầu Năm Góc đã quyết định chỉ trang bị 32 chiếc loại này. Đến nay, tổng số 20 chiếc LCS đã hải quân Mỹ được đặt mua, trong đó 4 chiếc đã được biên chế hoạt động, 4 chiếc mới được trao hợp đồng và 12 chiếc đang trong các giai đoạn chế tạo khác nhau.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Kirov ăn đứt Arleigh Burke


Tờ báo Nga Warfiles.ru hôm 22.4 tiết lộ, tàu tuần dương tên lửa hạng nặng Peter the Great (Peter Đại Đế) có khả năng chiến đấu rất mạnh, có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trang bị trên bất kỳ tàu chiến nào của NATO.
Theo Warfiles.ru, tuần dương hạm tên lửa Peter Đại Đế của Nga không chỉ có kích thước lớn mà còn có khả năng chiến đấu rất mạnh.
Chính các nhà thiết kế và điều khiển con tàu đã học được cách để vượt qua bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa của các tàu chiến NATO được trang bị theo hệ thống phòng không Aegis của Mỹ, một hệ thống được cho là có các lỗ hổng. Đó cũng là lý do tại sao mà tuần dương hạm Peter Đại Đế không thể bị đánh chìm.

Tàu tuần dương tên lửa Peter the Great của Nga.

Hiện Peter Đại Đế thuộc biên chế Hạm đội Biển Bắc của Nga. Nó là một tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng lớn nhất thế giới, có vũ khí chính là tên lửa hành trình Granit có thể xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào và phá hủy các mục tiêu bất kể là có kích cỡ và mức độ bảo vệ tốt như thế nào.

Trên tàu chứa tới 300 tên lửa, một số lượng đủ dùng cho rất nhiều mục đích. Nhiệm vụ chính của tuần dương hạm này là săn các tàu sân bay và đoàn tùy tùng đi kèm.

Tàu tuần dương Peter Đại Đế có lớp bảo vệ đáng tin cậy đánh bại mọi cuộc không kích ở hiện tại và trong tương lai. Đồng thời con tàu cũng có hệ thống bảo vệ chống ngầm không kém phần mạnh mẽ, gồm các trực thăng và hệ thống sonar, ngư lôi tên lửa siêu âm và hệ thống chống sonar thông minh, súng cối và nhiều bệ phóng tên lửa cùng một tháp súng đôi 130 mm.

Súng là vũ khí mà tàu tuần dương truyền thống không có.

Lỗ hổng hệ thống Aegis

Warfiles.ru cho biết, vào năm 1983, tàu tuần dương tên lửa Ticonderoga của Mỹ bắt đầu hoạt động. Lúc đó con tàu được treo biểu ngữ “Hãy coi chừng Đô đốc Gorshkov, Aegis trên biển đó!”. Ticonderoga là một tuần dương hạm đầu tiên của Mỹ được trang bị hệ thống điều khiển và thông tin chiến đấu Aegis.

Hệ thống kết nối các thông tin và thiết bị của con tàu chạy vào một mạng lưới radar duy nhất, cung cấp khả năng theo dõi hàng trăm mục tiêu dưới nước, trên mặt nước và trên không, từ đó hệ thống sẽ lựa chọn các vũ khí một cách tự động và định hướng con tàu nhằm vào các đối tượng được cho là có nguy cơ đe dọa. Đây giống như một loại mạng internet của hải quân.

Bây giờ hệ thống Aegis này được trang bị cho 107 tàu của 5 quốc gia. Trung tâm của hệ thống Aegis nằm ở hệ thống radar AN/SPY-1 với 4 cột ăng-ten mảng pha khổng lồ gắn trên tàu. Radar này có khả năng tự động tìm kiếm, phân loại và theo dõi các mục tiêu, đặt chúng vào tầm ngắm của các tên lửa phòng không.

Với chức năng đó, một radar AN/Spy-1 giúp giản lược khâu thu thập và phân tích thông tin và cũng không cần một số lượng lớn các radar cùng hoạt động.

Tên lửa Granit P-700 của Peter the Great

Tuy nhiên, tính bao trùm phổ quát của radar Aegis lại chính là gót chân Achilles của nó. Một trong những thách thức lớn nhất của hệ thống này ở chỗ làm sao để phát hiện một cách hiệu quả các mục tiêu ở các khoảng cách xa gần trong cùng một thời điểm.

Trong khi những người thiết kế loại radar này hy vọng cơ chế hoạt động theo kiểu tương tác, trong đó radar sẽ phát hiện mục tiêu ở xa và truyền thông tin về cho các tàu gần hơn. Nhưng điều này lại đòi hỏi phải có sự phân tán hệ thống tàu Aegis thống nhất trên đại dương, một điều mà trong thực tế không thể làm được. Trong điều kiện chiến đấu gần nhau thì kiến trúc theo kiểu tương tác sẽ không hoạt động.

Vấn đề chính của radar thuộc hệ thống Aegis nảy sinh từ việc nó hoạt động trong băng tần UHF. Sóng radio là một dạng sóng dài rất tốt trên điều kiện hoạt động mặt nước vì thế việc gây ồn và nhiễu hệ thống rất thấp. Nó có thể bắt được các mục tiêu là tên lửa hành trình chống tàu hiện đại như Granit, một loại vũ khí chính của tuần dương hạm Peter Đại Đế.

Nhưng sự nhạy cảm của Aegis lại chứng minh dễ dẫn tới sự cố mà bằng chứng là vào ngày 24.2.1991 ở cuộc chiến tranh Vùng Vịnh. Trong khi tàu chiến Mỹ Missouri bắn pháo 406 mm chống lại quân đội Iraq thì quân đội Iraq bắn 2 tên lửa chống tàu Haiying-2 đáp trả. Xong một quả bị tàu khu trục Anh Gloucester bắn hạ cách tàu Missouri 600 mét. Tuy nhiên, khi một tàu hộ tống của Mỹ bắn nhầm vào pháo sáng do chính Missouri bắn ra thì dẫn tới việc Missouri đã bắn tên lửa ngay trong vùng nước của các tàu chiến cùng đội.

Tên lửa Granit vô hiệu hóa Aegis

Trong khi hệ thống Aegis tạo ra một mạng lưới chống tàu phức tạp liên kết với nhau để nhắm tới mục tiêu theo ba kênh: tàu mẹ, tên lửa và các thiết bị bên ngoài, có thể là các vệ tinh, máy bay và các tên lửa khác. Còn Granite lại được trang bị một máy tính OBC với bộ nhớ các dữ liệu về các loại tàu hiện tại cũng như các lệnh đặt trước cho phép tên lửa xác định trước được đoàn tàu là tàu sân bay hay nhóm tàu đổ bộ và tấn công vào mục tiêu chính trong nhóm. Trong máy tính này còn phân tích các ứng dụng chiến tranh điện tử của đối phương để tạo ra sự can thiệp nhắm tránh hệ thống phòng không.

Hệ thống phóng tên lửa S-300F trên tàu Peter the Great.

Peter Đại Đế được thiết kế có độ dốc 60 độ với thùng chứa vũ khí đặt ở dưới boong chính. Sau khi được phóng, tên lửa Granit bay lên độ cao 10-14 km và giám sát, tìm mục tiêu bay với tốc độ 2000 km/h. Nhóm tên lửa tấn công phần lớn vô hình với radar quét trên mặt nước, bay cao và vượt qua hệ thống phòng không của đối phương.

Nếu bị bay lạc hướng thì tên lửa tiếp theo sẽ được phóng thay thế. Tên lửa có thể tìm diệt cả máy bay, vệ tinh và có thể đạt được tất cả mục tiêu bí mật. Hệ thống máy tính OBC sẽ đặt một số tùy chọn cho mô hình quỹ đạo để phù hợp với từng loại chiến đấu với các loại mục tiêu.

Khi tới khu vực tấn công, tên lửa Granit sẽ phân đôi đầu đạn: một đầu đạn có sức công phá tương đương 750 kg thuốc nổ để tiêu diệt loại tàu nổi và đầu đạn hạt nhân với công suất 500 kiloton để tấn công tàu ngầm. Loại đầu đạn hạt nhân ngay khi nổ trên bề mặt cũng đủ tiêu diệt bất cứ tàu hay thiết bị vũ khí chìm nào ở độ sâu lên đến một cây số.

Peter Đại Đế phòng thủ cực mạnh

Không chỉ tấn công mạnh, tuần dương hạm Peter Đại Đế cũng có khả năng phòng thủ tốt. Tên lửa phòng không của Peter Đại Đế được cài đặt ở nhiều cấp độ. Trong đó chống tầm xa là hệ thống tên lửa S-300 với 96 quả và 12 bệ phóng ở dưới sàn.

Đồng thời radar đa chức năng của tàu có thể đồng thời theo 12 mục tiêu, bắn 6 mục tiêu nguy hiểm nhất cùng một lúc. Còn ở tầm thấp với độ cao từ 10 mét-45 km, tàu có hệ thống tên lửa Dagger kèm theo radar có thể quét 8 mục tiêu và bắn 4 mục tiêu cùng một lúc. Từ lúc phát hiện đến lúc bắn chỉ trong vòng có 8 giây.

Ngoài ra, Peter Đại Đế còn có hệ thống pháo phòng không tầm ngắn Dirk để chống lại các loại vũ khí có độ chính xác cao, máy bay, trực thăng, chống tàu với 2 khẩu cỡ nòng 30mm có tốc độ bắn 10.000 vòng mỗi phút. Đồng thời còn có 8 tên lửa SAM Tunguska. Không chỉ vậy tàu tuần dương còn có 10 ống phóng tên lửa-ngư lôi Waterfall có khả năng tiêu diệt tàu ngầm của đói phương ở khoảng cách lên tới 60 km. Peter Đại Đế cũng trang bị ngư lôi phòng thủ Boa có thể bắn một vỏ làm mồi nhử đánh lừa đối phương dưới dạng vỏ nhưng thực chất có thể phát nổ như một bãi mìn.

Minh Nhân (theo Warfiles.ru)
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,882
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Anh ngố chém cũng có căn cơ nhể .. so sánh chú mấy chục ngàn tấn với chú gần chục ngàn tấn ... trẻ trâu nó mới tin ..
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Khà khà, Ngố luôn dìm đầu Mèo là sao ?. Cơ mà Kirov đi theo cặp hoặc có hậu cần có thể đương đầu với vài chiếc AB ngon lành.
 

Xe thể thao

Xe buýt
Biển số
OF-311088
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
739
Động cơ
305,360 Mã lực
Peter Đại Đế có khả năng ăn đứt Arleigh Burke là đúng rùi,vì peter Đại Đế mang nhiều tên lữa đối hạm hơn ạt lây ~:>
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,306
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
thằng lều báo giật tít kinh hoàng
nhưng phải nói thật là đối hạm của liên xô quá ngon
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,007
Động cơ
536,693 Mã lực
Peter Đại Đế có khả năng ăn đứt Arleigh Burke là đúng rùi,vì peter Đại Đế mang nhiều tên lữa đối hạm hơn ạt lây ~:>
AB thiên về phòng thủ hạm đội còn đối hạm ko hơn gì Monya nên ko thể so với Kirov. Kirov là võ sỹ hạng nặng thực thụ trong tác chiến đối hải, mục tiêu và đối thủ xứng tầm của nó phải là Nimitz. Ai chơi Starcraft sẽ thấy màn đối đầu này giống như Battle Cruise của Terran vs Carrier của Protoss :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top