[Funland] So sánh các loại Frigate - Warship

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Tàu khu trục Mỹ sợ tàu TQ

Trung Quốc xác nhận tàu chiến Mỹ, Trung suýt va chạm
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua xác nhận tàu hải quân nước này suýt va chạm với tàu chiến Mỹ trên vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông.

Tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Cowpens. Ảnh: freedomoutpost.com.
BBC dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết tàu hải quân nước này gặp tàu chiến Mỹ khi đang đi "tuần tra thường lệ".
"Tàu hải quân Trung Quốc làm đúng theo quy định và giải quyết sự việc", thông báo cho hay. "Bộ Quốc phòng của hai nước đã nắm được tình hình và làm việc với nhau hiệu quả thông qua các kênh liên lạc bình thường".
Washington ngày 14/12 đưa ra phản ứng chính thức về việc tàu tuần dương tên lửa USS Cowpens của Mỹ và một tàu hải quân Trung Quốc suýt va chạm nhau trên biển hôm 5/12. Mỹ nhấn mạnh rằng USS Cowpens lúc đó đang hoạt động trên vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông.
Theo các quan chức hải quân và quốc phòng Mỹ, tàu Trung Quốc đã tiến thẳng lên phía trước tàu USS Cowpens, sau đó dừng lại cách chiến hạm này chưa đầy 500 m. Chỉ huy USS Cowpens buộc phải chuyển hướng khẩn cấp để tránh va chạm.
Đáp lại phản ứng từ Mỹ, Global Times, tờ báo nhà nước của Trung Quốc hôm 16/12 cho biết tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Cowpens "tạo ra sự đe dọa với an ninh quân đội nước này". Đồng thời, tờ báo còn dẫn lời một chuyên gia quân sự giấu tên của Trung Quốc cho biết Mỹ "theo dõi và quấy rối" Liêu Ninh, tàu sân bay mới đang diễn tập ở Biển Đông.
Sự việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực gia tăng sau khi Bắc Kinh hôm 23/11 đơn phương tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông. Theo đó, máy bay khi đi vào vùng này phải tuân theo mệnh lệnh của Bắc Kinh, nếu không sẽ phải đối mặt với các "biện pháp phòng vệ khẩn cấp".
Đây không phải lần đầu tiên tàu Mỹ và Trung Quốc chạm mặt. Lần đáng chú ý nhất cũng xảy ra trên Biển Đông vào năm 2009, khi 5 tàu Trung Quốc bao vây một tàu giám sát của Mỹ. Hai bên đã lời qua tiếng lại về sự việc này.
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/trung-quoc-xac-nhan-tau-chien-my-trung-suyt-va-cham-2925696.html

Chà chắc tại anti ship của Mỹ ngắn quá nên lock ko tới radar cảnh báo TQ, nên TQ nó ko biết mà sợ =))
 
Chỉnh sửa cuối:

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vừa chặn tàu Mỹ ở Biển Đông, TQ lại mon men xin tập trận chung

(Soha.vn) - Hạm đội Động Hải của TQ vẫn sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân RIMPAC do Mỹ đứng đầu, bất chấp căng thẳng giữa hai nước sau cuộc chám trán tàu chiến trên Biển Đông.



Chỉ vài ngày sau khi tàu chiến Trung Quốc suýt đụng độ với tàu tuần dương của Hải quân Mỹ ở Biển Đông, tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc đưa tin Hạm đội Đông Hải của nước này sẽ được triển khai để tham gia cuộc tập trận hải quân RIMPAC 2014 ở vùng biển Hawaii.
Vụ việc giữa tàu hải quân Mỹ-Trung xảy ra vào ngày 5/12 trên Biển Đông, gần khu vực hoạt động của tàu sân bay Liêu Ninh. Tàu đổ bộ của Hải quân Trung Quốc đã bất ngờ chặn đầu tuần dương hạm USS Cowpens của Mỹ, khiến con tàu phải chuyển hướng đột ngột để tránh va chạm.

Tuần dương hạm USS Cowpens
Trung Quốc tuyên bố hành động của tàu hải quân nước này hoàn toàn hợp pháp vì tàu USS Cowpens đã vi phạm luật pháp Trung Quốc. Trong khi đó, Hải quân Mỹ khẳng định con tàu của họ khi đó đang hoạt động hợp pháp trong vùng biển quốc tế. Một nguồn tin từ Hải quân Trung Quốc cáo buộc USS Cowpens theo dõi tàu sân bay Liêu Ninh và tuyên bố rằng tàu hải quân Trung Quốc đã gửi cảnh báo cho tàu tuần dương Mỹ trước khi sự việc xảy ra. Vụ việc sau đó đã gây ra một số căng thẳng giữa 2 nước.
Richard Fisher, chuyên gia quân sự tại Trung tâm Chiến lược và đánh giá quốc tế cho rằng hành động này của Trung Quốc là muốn gửi gắm một thông điệp rằng Trung Quốc không cho phép sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Tuy nhiên, sau vụ việc, tờ Global Times của Trung Quốc khẳng định những cuộc giao lưu quân sự giữa 2 nước không bị ảnh hưởng. Hạm đội Đông Hải đang chuẩn bị cho cuộc tập trận RIMPAC với Mỹ và các quốc gia khác tại Hawaii vào mùa hè năm tới.

Một tàu chở dầu đang bơm nhiên liệu cho tuần dương hạm USS Princeton trong RIMPAC 2012.​
Ngoài Hải quân Trung Quốc, Hải quân Ấn Độ và Lực lượng tự vệ biển Nhật Bản cũng được mời tham gia.
Theo Hoàn Cầu, cuộc tập trận RIMPAC 2014 sẽ tạo cho Hải quân Trung Quốc cơ hội được làm việc với các đối thủ tiềm năng của mình.
Như vậy, đây sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc tham gia vào cuộc tập trận RIMPAC, cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất thế giới diễn ra 2 năm một lần. Cuộc tập trận gần đây nhất, năm 2012, cũng là lần đầu tiên Hải quân Nga tham gia.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Thế cụ đã làm gì cho tổ quốc này ?. Khi đất nước bị thiên tai, bão lũ các cụ có trực tiếp tham gia giúp dân như mấy chú lính, ... Việc thằng nào tốt xấu liên quan mệ gì đến vũ khí ?.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thế cụ đã làm gì cho tổ quốc này ?. Khi đất nước bị thiên tai, bão lũ các cụ có trực tiếp tham gia giúp dân như mấy chú lính, ... Việc thằng nào tốt xấu liên quan mệ gì đến vũ khí ?.
Thôi bác ơi, dây với nó cẩn thận mod nó gô cổ giờ :))

PS: em hên mới tìm lại được cái pass :)) ko phải lọ mọ đi xe đạp lên rồi
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Lại có ý định tập trận chung để do thám mẽo sao, bài này xưa rồi.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Em cũng tò mò cái " thực lực " của khu trục hạm của Tàu, mang ra biển dọa các nước nhỏ vài hôm thì đem cất tiệt.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Xương sống của TQ vẫn là tàu Sovremenny :>

Khu trục hạm Sovremenny, xương sống của Hải quân Trung Quốc


Từ những năm 1960, pháo hạm trở thành vũ khí cần thiết hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ đường biển của lực lượng hải quân nhiều nước. Tuy nhiên, vũ khí này càng ngày càng tỏ ra lỗi thời, không còn đáp ứng được yêu cầu chiến đấu. Cùng lúc đó, Hải quân Mỹ cho ra đời chiếc khu trục hạm đa nhiệm cỡ lớn lớp Spruance, đe dọa trực tiếp về ưu thế hải quân với Liên Xô.

Nguồn gốc ra đời

Đáp trả Mỹ, Liên Xô đã giao cho Cục Thiết kế Severnaya thiết kế mẫu tàu chiến mới, trang bị hai ụ pháo hai nòng 130 mm cho các mẫu khu trục hạm. Đầu những năm 1970, khu trục hạm lớp 956, tiền thân của Sovremenny, được trang bị hệ thống phòng không tối tân, cùng tên lửa 3M80 Moskit đầy uy lực.

Trải qua nhiều cải tiến và nâng cấp, chiếc Sovremmenny đầu tiên được hoàn thiện, hạ thủy năm 1976 và trang bị cho lực lượng Hải quân Liên Xô năm 1980.


Chiến hạmOkrylenny (lớp Sovremenny) của Hải quân Nga.
Trong tổng số 18 chiếc Sovremenny do Severnaya chế tạo và xuất xưởng, chỉ còn 12 chiếc phục vụ trong lực lượng Hải quân Nga. Khu trục hạm Sovremenny hiện có 3 phiên bản: khu trục hạm lớp 956 là mẫu ban đầu được trang bị tên lửa 3M80 Moskit, lớp 956A trang bị tên lửa 3M80M Moskit với tầm bắn xa hơn, nhưng hiện đại nhất là khu trục hạm lớp 956EM - Hải quân Trung Quốc đang sở hữu. Khu trục hạm Sovremenny của Hải quân Trung Quốc

Chiếc Sovremenny trang bị cho Hải quân Trung Quốc có chiều dài 156,5m, lượng giãn nước tối đa 7.940 tấn với thủy thủ đoàn lên tới 344 người. Với 4 động cơ tua bin hơi công suất 50.000 mã lực, Sovremenny có thể đạt đến tốc độ tối đa là 61 km mỗi giờ và có tầm hoạt động tới 26.000 km.



Sovremenny của hải quân Trung Quốc đang diễn tập sử dụng hệ thống phòng thủ PK2.
Trái tim của hệ thống điều khiển khu trục hạm này là 3 hệ thống radar định vị, 1 hệ thống radar bám bắt mục tiêu và một radar kiểm soát hỏa lực cho pháo 130 mm và pháo 120 mm.

Chiến hạm Hangzhou (lớp Sovremenny) của Hải quân Trung Quốc.
Về vũ khí, Sovremenny có 8 tên lửa chống tầu Raduga Moskit, phân thành hai cụm bố trí trong 4 ống phóng đặt nghiêng 15 độ phía trước mũi tầu. Tên lửa Moskit (NATO gọi là SS-N-22 Sunburn) là loại tên lửa siêu thanh hiện đại của Nga với tầm bắn lên đến 220km, mang theo đầu nổ 300kg.

Tên lửa lửa phòng không Shtil.
Tên lửa 3M80 Moskit trang bị trên Sovremenny.
Về phòng không, chiếc khu trục hạm này được trang bị hai hệ thống phòng không Shtil đặt phía sau ụ pháo chính. Hệ thống Shtil (NATO gọi là SA-N-7 Gadfly) được kết hợp với radar quét ba chiều, có thể tấn công các mục tiêu bay với tốc độ 3.000 km mỗi giờ ở khoảng cách 25 km. Số lượng tên lửa Shtil trang bị cho mỗi chiếc Sovremenny có thể lên tới 48 tên lửa.

Ụ pháo phòng không trên tàu Sovremenny.
Pháo chính của tầu là khẩu AK-130 MR184 130 mm, được thiết kế bởi Cục Thiết kế Ametist và Cục Thiết kế Frunze Arsenal tại Saint Peterburg. Khẩu pháo này được dẫn bắn bởi một hệ thống kiểm soát điện tử hiện đại. Nó có thể được dẫn bắn hoàn toàn tự động bởi radar, hoặc hệ thống ngắm quanq học Kondensor với tốc độ từ 20 đến 35 phát mỗi phút và tầm bắn 22 km.

Vũ khí "săn tàu ngầm" hiện đại và hiệu quả cao Để chống tầu ngầm, Sovremenny được trang bị hai ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và hai hệ thống tên lửa chống ngầm 6 nòng RBU-1000 với 48 tên lửa trang bị đầu nổ 55kg và tầm bắn 1km. Thêm vào đó, tầu còn kèm theo một trực thăng săn ngầm Ka-27, có khả năng hoạt động trong điều kiện biển động cấp 5 và ở khoảng cách 200 km từ tầu mẹ.


Trực thăng săn ngầm Ka-27 Helix
Hệ thống phòng thủ tầm gần của Sovremenny là bốn khẩu AK-630, với 6 nòng pháo 30 mm, có thể bắn tự động nhờ radar ở tốc độ 5.000 phát đạn mỗi phút với tầm bắn từ 4km (chống tên lửa) đến 5km (chống các mục tiêu tầu nổi hạng nhẹ).

Vũ khí chống tàu ngầm RBU-1000.
Hiên nay, ngoài Hải quân Nga, Hải quân Trung Quốc được trang bị bốn chiếc Sovremenny. Trong đó, có hai chiếc lớp 956A và hai chiếc lớp 956EM. Dù tự thiết kế được những chiến hạm khá hiện đại của riêng mình, nhưng Sovremenny vẫn là xương sống của hạm đội Đông Hải, Trung Quốc.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Còn 1 tàu nữa cũng rất hiện đại, nhưng cũng phụ thuộc vào Nga khá nhiều đó là Type 054A

[BĐV] Soi tàu khu trục hiện đại nhất hải quân Trung Quốc

Nhằm đáp ứng cho công cuộc hiện đại hóa, tăng cường sức mạnh hải quân, từ năm 2008 đến nay, Trung Quốc đã hạ thủy và đưa vào sử dụng 7 tàu khu trục mang tên lửa điều khiển Type-054A
.


Đây là những chiến hạm được đánh giá là tàu khu trục mang tên lửa điều khiển hiện đại nhất trong biên chế của hải quân nước này, thể hiện nỗ lực lớn của ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc, hướng tới mục tiêu rút ngắn khoảng cách với các tàu chiến cùng loại của Mỹ, Nga và các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản.

Đặc điểm

Tàu khu trục mang tên lửa điều khiển Type-054A, còn gọi là tàu tên lửa lớp Giang Khải II, thuộc loại tàu khu trục đa chức năng mang tên lửa điều khiển được phát triển từ tàu khu trục Type-054.

Tàu được đóng tại nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua, Thượng Hải và nhà máy đóng tàu Hoàng Phố tại Quảng Châu, (cả hai nhà máy đều thuộc Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc CSSC).

Chiếc Type-054A mang số hiệu 529, có tên Châu Hán.


Khinh hạm La Fayette, nguyên mẫu thiết kế hình học của tàu khu trục lớp Giang Khải II.


Type-054A được được cho là sao chép từ thiết kế của khinh hạm La Fayette của Pháp, với những công nghệ tiên tiến nhất của mà Trung Quốc sở hữu, nhằm nâng cao khả năng “tàng hình”. Hai bên mạn tàu được thiết kế dốc nghiêng khoảng 10 độ nhằm giảm mặt cắt radar theo chiều ngang, thân tàu được sơn một lớp sơn có khả năng hấp thu sóng điện từ.

Type-054A được thiết kế chủ yếu cho vai trò đảm bảo phòng không hạm đội, song cũng có khả năng tấn công tàu nổi và chống ngầm.

Vũ khí

Với vai trò là đảm bảo phòng không hạm đội nên Type-054A được trang bị hỏa lực phòng không khá mạnh, sử dụng hệ thống 32 ống phóng thẳng đứng, dùng đạn tên lửa phòng không tầm trung đa kênh, loại tên lửa đối không tầm trung 9M317 Shtil, (NATO định danh là SA-N-12, tầm bắn 38km của Nga) hoặc loại sao chép tương tự do Trung Quốc tự phát triển có tên HQ-16.

Hệ thống được bố trí phía trước mũi tàu sau pháo chính. Bệ phóng thẳng đứng này cũng được cho là có khả năng dùng để phóng rocket chống ngầm Yu-8, phát triển từ ngư lôi Yu-7 (bản sao của ngư lôi Mk-46 của Mỹ).

Vũ khí đáng kể nhất trên chiến hạm lớp Giang Khải II: Hệ thống ống phóng thẳng đứng, được cho là có thể phóng cả tên lửa đối không lẫn chống ngầm.


8 tên lửa chống tàu YJ-83 C-803, có đầu đạn nặng 165kg, tầm bắn 180 km, được bố trí trong 2 cụm phóng ở giữa thân. Tên lửa được dẫn đường bằng phương pháp quán tính và radar chủ động.

Ngoài ra, tàu được trang bị pháo hạm 76mm (sao chép từ pháo hạm đa năng AK-176 của Nga), hai hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type-730 7 nòng cỡ 30mm, tầm bắn tối đa 3.000m, tốc độ bắn 5800 phát/phút,

Để chống ngầm, tàu có hai hệ thống phóng rocket chống ngầm Type-87,cơ số 36 quả rocket, cỡ nòng 240mm, đầu đạn nặng 34kg, tầm bắn 1.200m.

Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho một trực thăng chống ngầm Ka-28 của Nga hoặc Z-9C của Trung Quốc

Hệ thống điện tử

Hệ thống điện tử của Type-054A được xây dựng trên cơ sở hệ thống điện tử của tàu khu trục Project 956 Sovremenny của Nga (>> xem thêm); Radar tìm kiếm mục tiêu trên không 3D Fregat-MAE-5 (NATO định danh là Top Plate) băng tần E.

Radar này có khả năng theo dõi 40 mục tiêu cùng lúc, tầm phát hiện với máy bay là 120km, với tên lửa chống tàu là 50km.

4 radar MR-90 (NATO định danh Front Dome) băng tần F, kiểm soát hỏa lực cho hệ thống tên lửa đối không 9M317 Shtil, mỗi radar cung cấp 2 kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc, phạm vi từ 35-50km.

Radar tìm kiếm mục tiêu tàu nổi ở đường chân trời và dẫn hướng cho tên lửa chống tàu Mineral-ME của Nga, tầm phát hiện mục tiêu lên đến 450km, radar có khả năng phát hiện 200 mục tiêu, theo dõi 50 mục tiêu cùng lúc.

Hệ thống radar của chiến hạm lớp Giang Khải II.


3 hệ thống radar bản địa Type 347G băng tần I, 2 radar kiểm soát hỏa lực cho hai hệ thống phòng thủ tầm gần Type-730, 1 sử dụng kiểm soát hỏa lực cho pháo chính 76mm, ngoài ra còn có một radar tìm kiếm mục tiêu Type-364 (sao chép từ MR36 của Nga).

Trái tim của tàu là hệ thống dữ liệu chiến đấu ZKJ-4B/6 sao chép từ hệ thống dữ liệu chiến đấu TAVITAC của Pháp trang bị cho kinh hạm lớp La Fayette.

Hệ thống liên kết dữ liệu HN-900 được cho là tương đương với hệ thống liên kết dữ liệu TADIL-A/Link 11 được sử dụng trong khối NATO, hệ thống liên lạc vệ tinh SNTI-240 Satcom.

Radar cảnh báo Type 922-1, hệ thống đối phó điện tử và cung cấp thông tin tình báo HZ-100, hệ thống sonar kéo theo MGK-335 của Nga để phát hiện và định vị tàu ngầm, hai hệ thống phóng mồi bẫy với 18 ống phóng được bố trí ở giữa thân tàu.

Hệ thống động lực

Type-054A được trang bị hệ thống động cơ kết hợp diesel-diesel CODAD với 4 động cơ diesel SEMT Pielstick 16 PA6 STC, được sản xuất bởi Nhà máy động cơ Thiểm Tây Trung Quốc theo giấy phép của MAN diesel của Pháp, công suất 6.330 sức ngựa, mô men xoắn cực đại 1084 vòng/phút, cung cấp tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động 3800 dặm.

Thông số cơ bản: Dài 134m, rộng 16m, tải trọng 3600 tấn tiêu chuẩn, 4053 tấn đầy tải

Hiện tại đã có 7 chiếc được hạ thủy và đưa vào sử dụng bao gồm, 530 Từ Châu, 529 Châu Hán, 570 Hoàng Sơn, 568 Sào Hồ, 571 Vận Thành, 569 Ngọc Lâm, 548 Ích Dương, 549 Thường Châu, hai chiếc nữa có thể được đưa vào sử dụng trong năm 2011.


Nguồn: Báo Đất Việt
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Lớp này cũ lắm, ý em là đám 0 xx nhà nó bảo vệ chú Liêu Ninh .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Lớp này cũ lắm, ý em là đám 0 xx nhà nó bảo vệ chú Liêu Ninh .
Type 052C/056 để phòng không là chủ yếu chứ đâu có đánh nhau với tàu khu trục khác được, như Sigma, DDG-51 vậy đó. Bọn Type 956/054A rồi cũng biên chế bảo vệ Liêu Ninh thôi, vì Mỹ nó có nhiều TSB lẫn FA18 + AGM-84E bảo vệ thay cho lũ DDG-51 chỉ pk là chủ yếu.
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Đám J15 nhái nhà nó vác kh31 là lắm chuyện đấy, nhà mình thì toàn tàu nhỏ không có Shtil hoặc s300.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Thì có su30. Đi đánh hạm mà vác mỗi tầu chả có thằng dở nào tk21 nghĩ ra thế
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Thì có su30. Đi đánh hạm mà vác mỗi tầu chả có thằng dở nào tk21 nghĩ ra thế


Haiz, vẫn đề là Su ko thể thường trực được 24/24 nên phòng ko hạm đội vưỡn phải cần. Tác chiến ven biển ko sao nhưng giữ đảo & EZ thì phải xem xét.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Đám J15 nhái nhà nó vác kh31 là lắm chuyện đấy, nhà mình thì toàn tàu nhỏ không có Shtil hoặc s300.
J15 còn chưa thử nghiệm cất cánh full vũ khí, cảm biến, radar nữa bác ơi. Rồi xong thì còn thử hoạt động vũ khí tương tích khí động, thử radar nữa. Mà giờ nó mới sản xuất 24 chiếc tất cả chưa lắp radar, tên lửa thật. Tất nhiên nếu nó dốc toàn lực thì nhà ta đâu có ngu mà đọ lại
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Haiz, vẫn đề là Su ko thể thường trực được 24/24 nên phòng ko hạm đội vưỡn phải cần. Tác chiến ven biển ko sao nhưng giữ đảo & EZ thì phải xem xét.
TQ còn chưa hoàn thiện J15 lẫn hạm đội TSB thì tưởng tượng làm gì cho mệt vậy anh khựa con ? cái nguy hiểm hiện tại là bọn tên lửa đạn đạo DF-11/15/16/21 và H-6K ấy.
 
Chỉnh sửa cuối:

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
TQ còn chưa hoàn thiện J15 lẫn hạm đội TSB thì tưởng tượng làm gì cho mệt vậy anh khựa con ? cái nguy hiểm hiện tại là bọn tên lửa đạn đạo DF-11/15/16/21 và H-6K ấy.
Troll, đừng có bám theo để quote nếu hiểu tiếng người [-X
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Troll, đừng có bám theo để quote nếu hiểu tiếng người [-X
Thôi ông ơi, đã kém hiểu biết người ta fix lỗi sai tè le cho rồi còn bày đặt. Cứ thế bảo sao người ta ko khinh
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Haiz, vẫn đề là Su ko thể thường trực được 24/24 nên phòng ko hạm đội vưỡn phải cần. Tác chiến ven biển ko sao nhưng giữ đảo & EZ thì phải xem xét.
Yếu thì đừng ra gió loanh quanh vùng 20 hải lí là đc. J15 xuất kích thì su 30 xuất kích. Tầu nhỏ phòng không kém thì bật ECM phang đạn nhử thả decoy.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Nếu không có Liêu Ninh mà muốn đánh Trường sa thì máy bay trung cẩu sẻ phải có máy bay tiếp dầu cho bọn tiêm kích. Giải quyết thằng này chỉ cần diệt thằng tiếp dầu là đã thắng 50% về không quân. Máy bay ném bom H- 6 trung cẩu có tính cơ động kém thì su 30 không khó để giải quyết nó . Thực chất lo nhất vẫn là khâu Hải quân thôi.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Yếu thì đừng ra gió loanh quanh vùng 20 hải lí là đc. J15 xuất kích thì su 30 xuất kích. Tầu nhỏ phòng không kém thì bật ECM phang đạn nhử thả decoy.
Thế bảo vệ tàu cá, đảo, dàn khoan dư lào được.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top