[Funland] Sơ lược về lực lượng tên lửa thông thường của hàng xóm

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,985
Động cơ
1,376,489 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nhẩn nha em mời các cụ có quan tâm hoặc giết thời gian

Tên lửa mang đầu đạn thông thường (phi hạt nhân) ngày càng trở thành một phần quan trọng của sức mạnh quân sự. Chúng có thể được sử dụng để răn đe các mối đe dọa hoặc triển khai sức mạnh cách xa hàng trăm hoặc hàng nghìn km. Là một phần của nỗ lực hiện đại hóa Quân đội Giải phóng Nhân dân (Quân đội Trung Quốc), Trung Quốc đã phát triển một trong những kho vũ khí tên lửa đất đối đất mạnh nhất trên thế giới. Lực lượng tên lửa thông thường của Trung Quốc đã làm thay đổi đáng kể cục diện an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Mỹ cũng như các bên trong khu vực đang dần điều chỉnh khả năng của riêng họ để ứng phó.
Kho tên lửa thông thường ngày một lớn của Trung Quốc

Khả năng tên lửa đất đối đất của Trung Quốc đã phát triển đáng kể trong vài năm qua. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD), lực lượng tên lửa của Trung Quốc vào năm 2000 “nhìn chung có tầm bắn ngắn và độ chính xác khiêm tốn”. Trong những năm kể từ đó, Trung Quốc đã phát triển kho vũ khí "lớn nhất và đa dạng nhất" trên thế giới về tên lửa hành trình và đường đạn phóng từ mặt đất.

Lực lượng Tên lửa Quân đội Trung Quốc, lực lượng duy trì và vận hành các tên lửa thông thường và hạt nhân trên đất liền của Trung Quốc, đã trang bị nhiều hệ thống tên lửa mới trong vài năm qua. Nhiều tên lửa trong số này có khả năng mang cả tải trọng hạt nhân và thông thường. Phân tích trong bài viết này tập trung vào các tên lửa mang đầu đạn thông thường của Trung Quốc và do đó loại trừ tên lửa đường đạn liên lục địa (ICBM), tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm (SLBM) và một số hệ thống khác chỉ mang đầu đạn hạt nhân.

Khi Trung Quốc phát triển lực lượng tên lửa thông thường trong vài thập kỷ qua, họ đã tập trung rất nhiều vào trang bị các hệ thống có tầm bắn xa hơn và độ chính xác cao hơn. Điều này giúp cải thiện khả năng tiến hành các cuộc tiến công chính xác xa hơn từ lãnh thổ của Trung Quốc. Đặc biệt, Trung Quốc đã ưu tiên trang bị tên lửa đường đạn tầm trung (IRBM), có tầm bắn tối đa từ 3.000-5.000 km (km). Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS), số lượng bệ phóng IRBM trong kho vũ khí của Trung Quốc đã tăng từ con số 0 vào năm 2015 lên 72 vào năm 2020. Con số này chiếm khoảng 56% mức tăng trưởng trong tổng kho vũ khí tên lửa của Trung Quốc trong giai đoạn này.

Kho vũ khí IRBM của Trung Quốc bao gồm toàn bộ các tên lửa Dong Feng-26 (DF-26). Với tầm bắn tối đa 4.000 km, DF-26 có thể bay xa hơn bất kỳ loại tên lửa nào khác của Trung Quốc ngoại trừ các ICBM và SLBM mang đầu đạn hạt nhân. Đây được cho là tên lửa đất đối đất đầu tiên và duy nhất ở Trung Quốc có khả năng tiến hành các cuộc tiến công thông thường nhằm vào lãnh thổ đảo Guam của Mỹ, nơi có căn cứ Không quân Mỹ. Theo báo cáo, cũng có một biến thể của tên lửa DF-26 có thể tiến công các tàu trên biển. Đáng chú ý, tên lửa DF-26 có khả năng "có thể thay thế nóng" hay có khả năng chuyển đổi nhanh chóng giữa đầu đạn hạt nhân và thông thường. Mỗi lữ đoàn Lực lượng Tên lửa Quân đội Trung Quốc vận hành các tên lửa DF-26 đều được trang bị để thực hiện cả nhiệm vụ hạt nhân và thông thường.

df26.jpg
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,985
Động cơ
1,376,489 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Lực lượng Tên lửa Quân đội Trung Quốc cũng đang trang bị ngày càng nhiều tên lửa đường đạn tầm trung (MRBM), với tầm bắn 1.000 - 3.000 km. Trung Quốc ước tính có khoảng 42 bệ phóng MRBM vào năm 2013. Đến năm 2020, con số này đã tăng hơn gấp đôi lên 94 bệ phóng. MRBM DF-21D đã đi sau phần lớn sự phát triển này. Từ năm 2013 đến năm 2020, kho số lượng tên lửa DF-21D của Trung Quốc đã tăng chỉ từ chỉ 06 lên 30 tên lửa.

Là một biến thể mang đầu đạn thông thường của dòng tên lửa DF-21 cũ hơn, mang đầu đạn hạt nhân, tên lửa DF-21D có tầm bắn ước tính 1.550 km. Không giống như người tiền nhiệm của nó, DF-21D được trang bị một phương tiện trở về bầu khí quyển có khả năng tự cơ động, giúp cải thiện đáng kể độ chính xác của tên lửa. DF-21D được cho là tên lửa đường đạn chống hạm được đưa vào trực chiến đầu tiên trên thế giới và thường được gọi là "sát thủ diệt tàu sân bay" vì khả năng tiến công tàu sân bay của chúng.

df21d.jpg


Lực lượng Tên lửa Trung Quốc cũng đang trang bị nhiều tên lửa hành trình phóng từ mặt đất (GLCM). Từ năm 2013 đến năm 2020, kho bệ phóng GLCM của Trung Quốc đã tăng từ 54 lên 70. Năm 2019, Trung Quốc đã công bố tên lửa hành trình mới nhất của mình, Changjian-100 (CJ-100), tại Lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước CHND Trung Hoa. Tên lửa CJ-100 được cho là có tầm bắn lên tới 2.000 km, nhưng có rất ít thông tin chi tiết được tiết lộ công khai về loại tên lửa này.

Lực lượng tên lửa đường đạn tầm ngắn (SRBM) của Trung Quốc không có mức tăng trưởng tương tự. Theo IISS, số bệ phóng SRBM của Trung Quốc thực tế đã giảm từ 252 bệ vào năm 2013 xuống còn 189 bệ vào năm 2020. Như một phần trong kho vũ khí thông thường đầy đủ của Trung Quốc, cũng trong giai đoạn này các bệ phóng SRBM đã giảm từ khoảng 72% trong tổng số xuống chỉ còn 45%.

Các ước tính về lực lượng tên lửa của Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy các số liệu hơi khác nhau, nhưng xu hướng tương tự. Theo BQP Mỹ, Lực lượng Tên lửa Quân đội Trung Quốc sở hữu 200 bệ phóng IRBM vào năm 2020 - một mức tăng lớn so với gần đây vào năm 2016, khi BQP Mỹ đánh giá rằng lực lượng này không có. Từ năm 2010 đến năm 2020, số lượng bệ phóng MRBM và GLCM tăng gần gấp đôi, trong khi số lượng bệ phóng SRBM về cơ bản không thay đổi.

Ước tính số bệ phóng tên lửa trong Lực lượng tên lửa phóng từ mặt đất của Trung Quốc
Loại tên lửaTầm bắn (km)
Ước tính của BQP Mỹ năm 2010
Ước tính của IISS năm 2010Ước tính của BQP Mỹ năm 2020Ước tính của IISS năm 2020
IRBM3,000-5,5000020072
MRBM*1,000-3,00075-853615094
SRBM300-1,000210-250204250189
GLCM>1,50040-555410070
Kho vũ khí tên lửa thông thường của Trung Quốc về cơ bản là duy nhất trên thế giới. Mỹ và Nga không sở hữu lực lượng tên lửa đất đối đất đáng kể. Điều này là do Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) cấm hai siêu cường thời Chiến tranh Lạnh phát triển hoặc triển khai các tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn 500 - 5.500 km từ năm 1987 cho đến khi Mỹ rút khỏi hiệp ước vào năm 2019. Nếu Bắc Kinh là một bên tham gia ký kết Hiệp ước INF, thì khoảng 95% tên lửa của Trung Quốc sẽ không tuân thủ hiệp ước này.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,985
Động cơ
1,376,489 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Vai trò của các tên lửa thông thường phóng từ mặt đất trong Chiến lược quân sự của Trung Quốc

Trong nhiều thập kỷ, Quân đội Trung Quốc chủ yếu tìm cách cải thiện khả năng tên lửa của mình để đảm bảo tốt hơn năng lực thực hiện các cuộc tiến công hạt nhân trả đũa. Trong khi ngăn chặn các cuộc tiến công hạt nhân vẫn là ưu tiên hàng đầu, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã ngày càng coi trọng vai trò của các khả năng tên lửa phóng từ mặt đất thông thường cho cả khả năng răn đe và chiến đấu.
Việc Trung Quốc theo đuổi các khả năng tiến công chính xác thông thường có thể bắt nguồn từ khoảng cuối Chiến tranh Lạnh. Sách trắng quốc phòng năm 1998 của Trung Quốc nói rõ rằng nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân thế giới đã giảm khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhưng nguy cơ "chiến tranh cục bộ" vẫn còn. Đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, thành công của Mỹ trong Chiến tranh Vùng Vịnh 1990-1991 đã cung cấp cái nhìn đầu tiên về cách các khả năng tiến công chính xác thông thường có thể được sử dụng để giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh cục bộ. Cuộc xung đột cũng tiết lộ mức độ mà sức mạnh tên lửa của Trung Quốc tụt hậu so với các cường quốc.

Không lâu sau Chiến tranh Vùng Vịnh (năm 1991), các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh một lần nữa được nhắc nhở về sự cần thiết của Trung Quốc để tăng cường khả năng tên lửa của mình. Trong cuộc Khủng hoảng eo biển Đài Loan 1995–1996, Mỹ đã triển khai hai biên đội tàu sân bay đến khu vực xung quanh Đài Loan. Động thái này khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo ngại về khả năng Mỹ triển khai sức mạnh quá gần bờ biển Trung Quốc.

Kinh nghiệm này được cho là đã góp phần giúp Bắc Kinh theo đuổi các tên lửa chống hạm, như DF-21D và biến thể chống hạm của tên lửa DF-26, cùng với các khả năng tên lửa khác có thể ngăn chặn các hành động can thiệp không mong muốn dọc theo vùng ngoại vi của nước này. Cùng với khả năng phòng thủ trên không và trên biển, khả năng này được gọi là chống tiếp cận và ngăn chặn khu vực (A2/ AD).
1617674563597.png

Sự phân bố địa lý của các lữ đoàn thuộc Lực lượng Tên lửa Quân đội Trung Quốc cung cấp cái nhìn sâu sắc về vai trò của các hệ thống tên lửa thông thường khác nhau có thể được giao trong việc triển khai A2 / AD. Ví dụ, nhiều lữ đoàn của Lực lượng Tên lửa trang bị các tên lửa DF-15B và DF-11A tầm ngắn tập trung tại các tỉnh ven biển dọc theo eo biển Đài Loan. Do đó, chúng nhiều khả năng sẽ tiến công trong một tình huống bất ngờ ở Đài Loan. Các báo cáo cho thấy chúng có khả năng tiến công Đài Loan chỉ trong vòng 6-8 phút sau khi được phóng, hoặc thậm chí ít hơn.

Tương tự, các lữ đoàn vận hành tên lửa chống hạm như DF-21D và DF-26 chủ yếu đóng ở các tỉnh phía nam và phía bắc của Trung Quốc, đặt hầu như toàn bộ Biển Đông và Hoa Đông, cũng như lực lượng quân đội Mỹ ở Hàn Quốc, Nhật Bản và đảo Guam trong tầm bắn của chúng. Đáng chú ý, chỉ có một lữ đoàn Lực lượng Tên lửa nằm ở vùng viễn tây Trung Quốc, điều này cho thấy rằng các nhà lãnh đạo Quân đội Trung Quốc nhận định ít có khả năng phải tiến hành các cuộc tiến công thông thường nhằm vào các mục tiêu mặt đất ở Trung và Nam Á.

Về các mục tiêu cụ thể, Sách trắng quốc phòng năm 2008 của Trung Quốc nói rằng lực lượng tên lửa thông thường của nước này có nhiệm vụ tiến hành các cuộc tiến công chính xác nhằm vào "các mục tiêu chiến lược và hoạt động quan trọng của kẻ thù". Những mục tiêu này sẽ bao gồm các hệ thống trinh sát và cảnh báo sớm, hệ thống đối phó điện tử, hệ thống phòng không và chống tên lửa, cũng như các căn cứ quân sự. Bằng cách vô hiệu hóa sớm các khả năng này của kẻ thù trong một cuộc xung đột, Lực lượng Tên lửa Trung Quốc hướng tới mục tiêu thiết lập các điều kiện cần thiết để hải quân, không quân và các lực lượng khác của Trung Quốc tiến hành các chiến dịch của riêng họ.

Sứ mệnh mà Trung Quốc đặt ra cho các tên lửa thông thường phóng từ mặt đất của nước này có những khác biệt quan trọng với vai trò của các tên lửa thông thường trong chiến lược quân sự của các quốc gia khác. Ví dụ, trong khi phần lớn lực lượng tên lửa của Trung Quốc nhằm ngăn chặn các mối đe dọa dọc theo vùng ngoại vi trên biển của nước này, thì phần lớn lực lượng tên lửa phóng từ mặt đất của Ấn Độ chủ yếu hướng đến việc ngăn chặn các mối đe ngày một tăng dọa dọc theo biên giới đất liền với Pakistan và với Trung Quốc. Lực lượng Tên lửa Quân đội Trung Quốc có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia của Trung Quốc (Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc năm 2019).
 
Chỉnh sửa cuối:

VKN

Xe tăng
Biển số
OF-358168
Ngày cấp bằng
14/3/15
Số km
1,385
Động cơ
316,721 Mã lực
Bác ơi
Kệ nó, cho nó chạy thi với Mỹ, Nhật, Nga... Hy vọng nó sẽ tự ngã
Chứ cứ nhìn thấy nó thế, thực hư thế nào ko biết, mấy anh yếu bóng vía sợ quá là ko ổn
Về số lượng thì anh hàng xóm luôn lợi thế. Còn chất lượng thì chắc vẫn ở nhoam lấy thịt đè người thôi
Vào cuộc mới biết
Hồi trc hình như có ông chuyên gia quân sự của phương Tây phát biểu rằng: TQ chưa đủ trình đọ tích hợp các lực lượng chỉ huy điều khiển để sử dụng tên lửa tầm xa tấn công TSB, do TSB luôn di chuyển và tốc độ di chuyển cũng khá lớn
TQ ko có khả năng tiếp cận thì chỉ ngồi ở Bắc Kinh để vãi đạn qua báo chí thôi
Máy bay thì lại càng không...
Cho nên lực lượng tên lửa mà Tàu nó gọi là Nhị pháo thì cũng chỉ dọa VN, Đài Loan, Ấn Độ...
Thôi thì kệ nó
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,985
Động cơ
1,376,489 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Bác ơi
Kệ nó, cho nó chạy thi với Mỹ, Nhật, Nga... Hy vọng nó sẽ tự ngã
Chứ cứ nhìn thấy nó thế, thực hư thế nào ko biết, mấy anh yếu bóng vía sợ quá là ko ổn
Về số lượng thì anh hàng xóm luôn lợi thế. Còn chất lượng thì chắc vẫn ở nhoam lấy thịt đè người thôi
Vào cuộc mới biết
Hồi trc hình như có ông chuyên gia quân sự của phương Tây phát biểu rằng: TQ chưa đủ trình đọ tích hợp các lực lượng chỉ huy điều khiển để sử dụng tên lửa tầm xa tấn công TSB, do TSB luôn di chuyển và tốc độ di chuyển cũng khá lớn
TQ ko có khả năng tiếp cận thì chỉ ngồi ở Bắc Kinh để vãi đạn qua báo chí thôi
Máy bay thì lại càng không...
Cho nên lực lượng tên lửa mà Tàu nó gọi là Nhị pháo thì cũng chỉ dọa VN, Đài Loan, Ấn Độ...
Thôi thì kệ nó
Xem cho biết thôi ạ
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,985
Động cơ
1,376,489 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển

Những dấu mốc lớn của tên lửa siêu vượt âm DF-17 của Trung Quốc
Ngày
Dấu mốc
9/01/2014Thử nghiệm thành công
7/8/2014Thử nghiệm thất bại
02/12/2014Thử nghiệm thành công
07/6/2015Thử nghiệm thành công
09/8/2015Thử nghiệm thành công
23/11/2015Thử nghiệm thành công
22/4/2016Thử nghiệm thành công
01/11/2017Thử nghiệm thành công
15/11/2017Thử nghiệm thành công
01/10/2019Tiết lộ trong Lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc
Trung Quốc đã phát triển một trong những HGV đầu tiên trên thế giới chủ yếu để vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Trung Quốc lần đầu tiên thử nghiệm một mẫu thử nghiệm HGV được gọi là DF-ZF vào tháng 1/2014 và thử nghiệm nó ít nhất 8 lần nữa cho đến năm 2017. DF-17, loại vũ khí hiện đã được biết đến, có thể di chuyển với tốc độ Mach 5-10 (1,72-3,43 km/s) trên quãng đường 1.800-2.500 km. Trung Quốc tiết lộ công khai tên lửa DF-17 tại một cuộc duyệt binh vào tháng 10/2019, cho thấy nhiều khả năng nó đã được đưa vào trực chiến.


Các quốc gia khác đang chạy đua để phát triển vũ khí siêu vượt âm của riêng họ. Vào tháng 12/2019, Nga tuyên bố rằng họ đã triển khai thành công hệ thống siêu vượt âm Avangard mà Nga nói rằng có thể di chuyển với tốc độ Mach 20 (6,86km/s) và bay xa hơn 6.000 km. Vào tháng 3/2020, Mỹ đã thử nghiệm một thân tàu lượn siêu vượt âm trong một cuộc thử nghiệm bay tầm xa, tiếp tục nhiều năm nghiên cứu và phát triển của chính họ. Ấn Độ lần đầu tiên thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm tầm gần vào tháng 9/2020.

So sánh vũ khí siêu vượt âm của Trung Quốc và Nga
Trung QuốcNga
Tên gọiDF-17Avangard
Chủng loạiPhương tiện lượn siêu vượt âmPhương tiện lượn siêu vượt âm
Tình trạngĐưa vào trực chiếnĐang phát triển
Đầu đạnNhiều khả năng là thông thườngHạt nhân
Tầm bắn1,800-2,500 km>6,000 km
Tốc độMach 5-10 (1.72-3.43 km/s)Mach 20 (6.86km/s)
Nhiều quốc gia đang xây dựng hệ thống phòng thủ để đối phó với mối đe dọa từ tên lửa siêu vượt âm. Vào tháng 3/2020, Nga tuyên bố rằng hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của họ đã tiêu diệt thành công tất cả các tên lửa siêu vượt âm trong một cuộc tập trận bắn đạn thật. Mỹ đã khởi xướng nhiều chương trình phát triển khả năng phòng thủ tên lửa siêu vượt âm, bao gồm Glide Breaker, Hệ thống vũ khí phòng thủ siêu vượt âm (Hypersonic Defense Weapon System), Hệ thống vũ khí giai đoạn lượn theo khu vực (Regional Glide Phase Weapon System), và Xenxơ vũ trụ báo theo vũ khí siêu vượt âm và đường đạn. Kể từ năm 2020, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ đã nghiên cứu cách tích hợp các cơ chế phòng thủ phương tiện lướt siêu vượt âm vào cấu trúc phòng thủ tên lửa đường đạn hiện có của Mỹ, bao gồm cả Hệ thống Aegis.

Dù số lượng vũ khí siêu vượt âm trên toàn cầu vẫn còn ít, nhưng nhiều nhà hoạch định chính sách coi công nghệ này là rất quan trọng đối với tương lai của khả năng răn đe tên lửa. Các quốc gia có thể làm chủ công nghệ và mở rộng quy mô sẽ giành được lợi thế đáng kể so với các quốc gia chỉ sử dụng các hệ thống phòng thủ tên lửa truyền thống. Lợi thế đó sẽ tồn tại cho đến khi đối thủ của họ có thể phát triển một hệ thống phòng thủ đáng tin cậy chống lại vũ khí siêu vượt âm./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,985
Động cơ
1,376,489 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
HỆ THỐNG TÊN LỬA ĐƯỜNG ĐẠN TẦM NGẮN M20 CỦA TRUNG QUỐC

m20.jpg


m20-1.jpg


Hệ thống tên lửa đường đạn chiến thuật M20 được Trung Quốc phát triển cho mục đích xuất khẩu và hiện đã có trong biên chế của quân đội một số quốc gia. Theo các chuyên gia, vũ khí này được mô phỏng theo tên lửa Iskander-E của Nga.
Hệ thống tên lửa M20 của Trung Quốc được lắp trên khung gầm xe chuyên dụng Wanshan WS2400 8x8, trang bị động cơ diesel Deutz 517 mã lực, xe đạt tốc độ tối đa 75 km/giờ, dự trữ hành trình khoảng 650km. Phương tiện phóng này mang theo 2 tên lửa đường đạn M20 được đặt trong 2 ống phóng. Hệ thống tên lửa M20 đã được xuất khẩu sang Qatar. Phiên bản của hệ thống tên lửa chiến thuật này được phát triển tại Thổ Nhĩ Kỳ và hiện đang có kế hoạch sản xuất ở Belarus. Tên lửa M20 được thiết kế nhằm đáp ứng các yêu cầu hạn chế về tầm bắn và trọng lượng đầu đạn theo thỏa thuận về “Chế độ Kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR)” - tầm bắn không vượt quá 300km và trọng lượng đầu đạn không quá 500kg. Do vậy, nó được thiết kế có chiều dài 7,8m, đường kính thân 0,75m, trọng lượng tên lửa 4,01 tấn, đầu đạn năng 480kg, tầm bắn tối đa 280km. Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích tên lửa này có thể được mở rộng tầm bắn lên đến 420km. Tên lửa sử dụng hệ dẫn đường kết hợp định vị quán tính và định vị toàn cầu GPS, cho phép đạt độ chính xác cao, bán kính lệch mục tiêu (CEP) từ 30 đến 45m. Nếu tăng thêm hệ thống dẫn đường pha cuối, nó có thể nâng độ chính xác và CEP là 5 đến 10m. Tính năng độc đáo của xe phóng M20 là có thể mang các tên lửa khác, bởi nó được thiết kế tương thích với tên lửa hành trình CX-1, tên lửa đường đạn SY-400, tên lửa A-100 và A-200. . Kíp chiến đấu của hệ thống gồm 4 người, thời gian chuẩn bị phóng là 15 phút khi xe ở trạng thái cơ động chuyển sang phóng; hoặc khoảng 5 phút khi hệ thống ở trạng thái sẵn sàng cao nhất. Tên lửa thứ hai có thể phóng trong vòng khoảng 1 phút sau tên lửa thứ nhất. Một tiểu đoàn M-20 có 6 xe phóng, 36 tên lửa dự trữ, xe chỉ huy, xe nạp đạn…
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,985
Động cơ
1,376,489 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
HỆ THỐNG TÊN LỬA ĐƯỜNG ĐẠN TẦM NGẮN KN-23 CỦA TRIỀU TIÊN

kn23.jpeg

Hệ thống KN23

Trong cuộc diễu hành năm 2018, Triều Tiên đã giới thiệu một hệ thống tên lửa mới mà theo nhận định của các nhà quan sát thì nó tương tự như hệ thống Iskander của Nga, hay Hyunmoo 2 của Hàn Quốc (một phiên bản Iskander, được phát triển với sự hỗ trợ của Nga).

Iskander.jpg

Hệ thống Iskander

hm2.jpg


Hệ thống HM-2

Trong cuộc diễu hành đó, tổng cộng có 6 hệ thống với đầy đủ tên lửa đã được trình diễn. Loại tên lửa của hệ thống này là tên lửa đường đạn tầm ngắn có tên KN-23. Hệ thống sử dụng khung gầm 8x8 và có một số điểm khác biệt so với khung gầm MZKT-7930 được sử dụng cho hệ thống tên lửa Iskander của Nga. Nhiều khả năng khung gầm này được chế tạo tại Belarus hoặc Trung Quốc. Sử dụng động cơ diesel có công suất 500 mã lực, tốc độ tối đa 70 km/giờ, phạm vi hoạt động 1.000km KN-23 là tên lửa nhiên liệu rắn một tầng, nó được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2019. Ban đầu người ta cho rằng tên lửa này chỉ có tầm bắn khoảng 240 đến 400km, nhưng thực tế kết quả thử nghiệm tầm bắn của tên lửa đạt từ 600 đến 700km. Trong khi đó, hệ thống Hyunmoo 2 của Hàn Quốc chỉ có tầm bắn 300km, còn phiên bản Hyunmoo 2C có thể đạt tới 500 đến 800km. Tên lửa đường đạn KN-23 của Triều Tiên được thiết kế để vượt qua các hệ thống phòng không đối phương bằng cách thay đổi quỹ đạo trong khi bay. Hệ thống có chiều dài 13m, rộng 3,5m, cao 3,5m; kíp chiến đấu 3 người; được trang bi 2 tên lửa KN-23, chiều dài tên lửa 7,3m, dường kính 0,9m. KN-23 được trang bị đầu đạn hạt nhân, hóa học hoặc thông thường với trọng lượng khoảng 500kg. Tên lửa này sử dụng điều hướng vệ tinh để dẫn đường, nên có độ chính xác cao.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,985
Động cơ
1,376,489 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Trung Quốc triển khai tàu ngầm hạt nhân mới

Các trang web Trung Quốc đã công bố hình ảnh của tàu ngầm tên lửa hạt nhân mới nhất (NPS), mà những người dùng Internet gọi nó là Type 094A. Trung Quốc triển khai một tàu ngầm mới với mục đích gì?

1620099476338.png


type 94.jpg

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược TYPE 94

Chiếc tàu ngầm này có vẻ hơi khác so với phiên bản trước: cái "bướu" to hơn tại nơi bố trí hầm chứa tên lửa, còn có một số thay đổi khác trong thân tàu. Rất có thể, chiếc tàu ngầm 094A được trang bị các tên lửa đạn đạo tân tiến nhất Tszyuylan-3 có tầm hoạt động lớn hơn so với phiên bản trước Tszyuylan-2. Những người tiếp cận trang web đã đi đến kết luận như vậy.

tltq.jpg

Tszyuylan-2

Và kết luận này có cơ sở. Căn cứ tàu ngầm hạt nhân lớn nhất của Trung Quốc sẽ bố trí tại đảo Hải Nam. Các tên lửa Tszyuylan-2 (JL-2 Cự Lãng 2) đã được chế tạo với những nỗ lực rất lớn, có tầm hoạt động không quá 8.000 km và có thể được sử dụng để tấn công bất kỳ căn cứ của Mỹ và các đồng minh của họ ở châu Á. Nhưng, tên lửa Tszyuylan-2 không thể giải quyết vấn đề răn đe hạt nhân chống Mỹ. Được phóng từ vùng Biển Đông, tên lửa này không thể bay tới lãnh thổ Hoa Kỳ. Thời gian gần đây Trung Quốc đã phát triển các tên lửa với tầm bắn xa hơn. Tuy nhiên, chưa có lý do để cho rằng các tên lửa mới đã sẵn sàng để được trang bị cho quân đội.
Điều gì sẽ xảy ra sau khi tên lửa Tszyuylan-3 (JL-3) được trang bị cho tàu ngầm? Có lẽ Trung Quốc sẽ tái cơ cấu tàu ngầm hạt nhân Type 094. Trên các tàu ngầm đó, khoang chứa tên lửa Tszyuylan-2 cũ sẽ được thay thế bằng khoang chứa tên lửa mới. Phương án này là khả thi, nhưng đắt tiền. Nhiều khả năng, các tàu ngầm Type 094 với tên lửa Tszyuylan-2 sẽ tiếp tục phục vụ với tư cách lực lượng răn đe trong khu vực. Và chiếc tàu ngầm dự án 094A mang các tên lửa Tszyuylan-3 sẽ là một loại chuyển tiếp, tiếp sau đó Trung Quốc sẽ xây dựng các tàu ngầm dự án 096 lớn hơn, mang theo 24 tên lửa "Tszyuylan-3".
Nguồn tin lưu ý trước khi hiện đại hóa, tàu ngầm loại này được trang bị tên lửa JL-2 kém uy lực hơn, chỉ có thể bắn trúng các mục tiêu ở vùng đông bắc nước Mỹ. Giờ đây, vũ khí của nó có khả năng bao phủ toàn bộ lục địa Mỹ.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, tên lửa JL-3 cũng giống như phiên bản trước, có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân.
Mặt khác, sự hiện diện của hai đoàn tàu ngầm tên lửa hạt nhân trên đảo Hải Nam sẽ đòi hỏi ở Trung Quốc những nỗ lực bổ sung để tăng cường kiểm soát vùng Biển Đông. Chắc là điều đó sẽ không làm vừa lòng những nước láng giềng có những tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở vùng biển này. Vì vậy, các tàu ngầm của Trung Quốc trên đảo Hải Nam có thể trở thành một "điểm" mới gây ra sự căng thẳng và bất ổn trong khu vực…

Tàu ngầm "Jin" của Trung Quốc
Ở đây đang nói về tàu ngầm dự án 094A Jin, được giới thiệu vào ngày 30 tháng 4, tại lễ kỷ niệm 72 năm thành lập Hải quân Trung Quốc.
Chiếc tàu ngầm này có khả năng mang tên lửa đẩy nhiên liệu rắn xuyên lục địa mới nhất JL-3, phạm vi hoạt động vượt quá 10 nghìn km, và theo một số đánh giá lên tới 12.000 km.
“Tàu ngầm 094A là phiên bản hiện đại hóa của tàu ngầm 094, trong quá trình chế tạo đã giải quyết một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến tiếng ồn, bằng cách cải tiến hệ thống thủy động lực và nhiễu loạn. Điều này cho phép tàu ngầm mang được tên lửa JL-3 mạnh hơn”, tờ báo dẫn lời một trong những người đối thoại cho biết.
Hải quân Trung Quốc hiện có 6 tàu ngầm dự án 094 các phiên bản khác nhau, và sẽ đóng thêm hai tàu loại này để thay thế các tàu lớp 092 lỗi thời.
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
42
VN mình cũng phải lo làm tên lửa siêu vượt âm dần đi là vừa.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,985
Động cơ
1,376,489 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
VN mình cũng phải lo làm tên lửa siêu vượt âm dần đi là vừa.
Đây cụ :D
Cũng cái để răn đe

sc2.jpg


Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1981 Việt Nam nhận được một số bệ phóng di động cùng hàng chục quả đạn Scud-B. R-17E là tên gọi đạn tên lửa thuộc tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật xuất khẩu 9K72E Elbrus. Tuy nhiên, thông thường thì phương Tây vẫn gọi chung một cái tên cho cả hệ thống – tên lửa đạn đạo Scud. Tên lửa R-17E có chiều dài 11,25m, đường kính thân 0,88m, trọng lượng phóng 5,9 tấn.

sc1.jpg


Hệ thống dẫn đường sử dụng 3 con quay hồi chuyển cho phép đạt độ chính xác tương đối, bán kính lệch mục tiêu 450m. Đạn tên lửa R-17E được đặt trên bệ phóng di động 9P117 Uragan dựa trên khung gầm cơ sở xe vận tải hạng nặng MAZ-543. Khi phóng, tên lửa sẽ được khung nâng đạn dựng thẳng đứng và bắn đi (trước đó tên lửa cần khoảng thời gian để nạp nhiên liệu phóng, nạp thông số mục tiêu).

sc3.jpg


Cũng theo SIPRI, vào năm 1998 Việt Nam đã mua từ Triều Tiên hàng chục quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-6 (Hỏa Tinh 6), đây là phiên bản sao chép dựa trên nguyên mẫu Scud-C. So với Scud-B, Hwasong-6 tăng trọng lượng phóng lên 6.400 kg, tầm bắn tăng vọt lên 600 km.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,985
Động cơ
1,376,489 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Các loại tên lửa chống tăng có điều khiển của Trung Quốc

Tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đang sản xuất những mẫu vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự phần nhiều được nghiên cứu bằng cách sao chép các công nghệ phương Tây. Những công nghệ này du nhập vào Trung Quốc trong quá trình tổ chức dây chuyền sản xuất theo giấy phép (licence). Trên cơ sở đó người Trung Quốc phát triển công nghệ của riêng mình.

Đầu những năm 80 thế kỷ trước, Tập đoàn Norinco”(China North Industries Corp) đã nghiên cứu phát triển họ tên lửa chống tăng có điều khiển HJ-73, nguyên mẫu của nó là tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14 thuộc tổ hợp “Maljutka” do Liên Xô sản xuất (HJ-73). Đây là loại tên lửa chống tăng có điều khiển thuộc thế hệ thứ 2 có hệ thống dẫn bám bán chủ động, điều khiển thông qua dây dẫn.

1622807062046.png


HJ-73

HJ-8 “Hong Jian-8” (hay còn gọi là Hồng Tiễn - “Red Arrow-8”) dựa trên công nghệ tên lửa chống tăng của Mỹ (TOW), Đức/Pháp (Milan) và Anh (Swingfire). Hiện nay họ tên lửa HJ-8 gồm có một số biến thể như: HJ-8A, - 8C, - 8D, -8E, -8F, - 8FAE, - 8H, và -8S, chúng được sử dụng để tiêu diệt phương tiện bọc thép. Những tên lửa này nằm trong thành phần vũ khí của các máy bay trực thăng chuyên dụng và trực thăng tấn công đa nhiệm. Một số loại được trang bị đầu đạn có thể thay thế để tiêu diệt lô cốt, hầm ngầm, các tòa nhà, công trình, cũng như sinh lực địch trong địa bàn đô thị và mục tiêu trên biển.
1622807105282.png

HJ-8

1622807126820.png

1622807141112.png

1622807153169.png

Swingfire

Tên lửa chống tăng có điều khiển HJ-8A là tên lửa có hệ thống dẫn bám bán chủ động, điều khiển theo đường ngắm trực tiếp và truyền lệnh thông qua dây dẫn. Sản phẩm bao gồm khối đầu đạn nổ lõm, khoang thiết bị, động cơ 2 tầng nhiên liệu rắn và 04 cánh ổn định phía đuôi có thể gấp lại. Được lắp đặt ở phần đuôi quả tên lửa, thiết bị truyền tín hiệu hồng ngoại cho phép dẫn tên lửa đến mục tiêu bằng máy đo góc hồng ngoại ở chế độ bán chủ động, khi đó quả tên lửa đã phải đi vào đường ngắm trực tiếp thông qua lệnh truyền theo dây dẫn từ khối điều khiển.
Tầm bắn nhỏ nhất của tên lửa là 100 m, xa nhất - 3000 m. Trọng lượng đầu nổ lõm là 3 kg, còn khối thuốc nổ là 1,5 kg. Khả năng xuyên giáp đồng nhất (với góc chạm trong phạm vi tiêu chuẩn) là 800 mm, còn ở góc chạm 680 so với tiêu chuẩn - 180 mm. Tốc độ của tên lửa sau khi phóng đạt gần 70 m/s. Sau đó động cơ nhiên liệu rắn chuyển sang chế độ hành trình và đẩy quả đạn đi với vận tốc đến 200 - 240 m/s.
Tên lửa chống tăng có điều khiển HJ-8C có nét khác biệt so với phương án HJ-8A là ở kết cấu thân vỏ. Tên lửa này được trang bị một ống thép ở trước mũi, bên trong có lượng nổ dẫn hướng cho đầu nổ lõm liều kép để vượt qua lớp bảo vệ động năng.
Tên lửa chống tăng có điều khiển HJ-8D có ống thép ở mũi và đầu nỗ lõm được cải tiến hơn so với phương án HJ-8C để chắc chắn diệt được những xe tăng có giáp phản ứng nổ.

Tên lửa chống tăng có điều khiển HJ-8E (phương án xuất khẩu có tên AKD-8) là phương án được cải tiến sâu. Nó có động cơ nhiên liệu rắn 2 tầng mới cho phép tăng tầm bắn lên 4000 m. Thay cho hệ thống điều khiển analog, người ta sử dụng hệ thống hình thành mệnh lệnh và truyền tín hiệu điều khiển quả tên lửa. Thiết bị ngắm bắn ảnh nhiệt cho phép sử dụng tên lửa cả ban ngày và ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết. Trọng lượng phóng của tên lửa là 12 kg.

1622807656813.png


AKD-8

Tên lửa chống tăng có điều khiển HJ-8F được nghiên cứu phát triển năm 2002 trên cơ sở những biến thể trước đó, nó có nét khác biệt ở đầu nổ chiến đấu mới. Do ở các biến thể trước đó đầu nổ lõm được tối ưu hóa để sử dụng cho nhiệm vụ diệt mục tiêu bọc thép, như vậy sẽ kém hiệu quả khi dùng để diệt những mục tiêu khác, ví dụ như công sự dã chiến, các tòa nhà, boongke (lô cốt ngầm). Đầu nổ chiến đấu của tên lửa HJ-8F có tính năng hủy diệt bằng nguyên lý kết hợp nổ lõm-phá mảnh. Được lắp đặt ở phần đầu quả tên lửa, đầu nổ lõm sẽ xuyên thủng lớp bọc thép có độ dày 880 mm tiêu chuẩn, mở đường cho lượng nổ phá xuyên vào bên trong xe tăng, hoặc công trình và phát nổ phía trong, tạo nên hiệu quả tối đa diệt mục tiêu.
Tên lửa chống tăng có điều khiển HJ-8FAE được trang bị đầu nổ nhiệt áp. Tên lửa này dùng để tiêu diệt lô cốt ngầm, các tòa nhà và công trình khác, cũng như để tiêu diệt sinh lực đối phương trong khu vực đô thị với tầm bắn 4000 m. Trọng lượng phóng của tên lửa là 12 kg.
Tên lửa chống tăng có điều khiển HJ-8H là phương án cải tiến của tên lửa HJ-8E. Tên lửa HJ-8H có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất ở cự ly 6000 m, cũng như những mục tiêu trên không có tốc độ di chuyển chậm (máy bay trực thăng, máy bay không người lái) với cự ly 4000 m.
Tên lửa chống tăng có điều khiển HJ-8S dùng để diệt mục tiêu mặt nước.
Họ tên lửa Hồng Tiễn HJ-8 nhiều lần được cải tiến để tăng cường tính năng kỹ-chiến thuật, nâng cao độ chính xác và khả năng xuyên phá. Các phiên bản hiện nay của tên họ lửa Hồng Tiễn có khả năng xuyên phá lớp giáp đồng nhất với độ dày tối đa lên tới 1000 mm.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,985
Động cơ
1,376,489 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Sức mạnh quân sự trung quốc năm 2020: “Những phát triển an ninh và quân sự của Trung Quốc năm 2020”

Mục 1260, “Những điều chỉnh trong Báo cáo Thường niên về Phát triển Quân sự và An ninh của Trung Quốc”, của Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng cho Năm tài khóa 2020, Luật Công 116-92, sửa đổi Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng cho Năm Tài khóa 2000, Mục 1202, Luật Công 106-65, quy định rằng Bộ trưởng Quốc phòng phải nộp một báo cáo “ở cả dạng mật và không mật, về những phát triển quân sự và an ninh của Trung Quốc. Báo cáo sẽ đề cập đến quá trình phát triển công nghệ-quân sự hiện tại và có thể xảy ra trong tương lai của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (Quân đội Trung Quốc) và các nguyên lý cũng như sự phát triển có thể của chiến lược an ninh và chiến lược quân sự của Trung Quốc cũng như các tổ chức quân sự và các khái niệm tác chiến hỗ trợ sự phát triển đó trong 20 năm tới. Báo cáo cũng sẽ đề cập đến sự can dự và hợp tác của Mỹ-Trung Quốc trong các vấn đề an ninh trong quãng thời gian được bao quát bởi báo cáo, bao gồm thông qua các cuộc tiếp xúc quân sự - quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc và chiến lược của Mỹ đối với sự can dự và hợp tác đó trong tương lai.

Nhìn lại 20 năm chiến lược và quân đội Trung Quốc

1623227883866.png


Trong 20 năm qua, Bộ Quốc phòng (BQP) Mỹ đã cung cấp cho Quốc hội một báo cáo thường niên về những phát triển quân sự và an ninh liên quan đến Trung Quốc. Các báo cáo này đã đánh giá đặc điểm trong chiến lược quốc gia của Trung Quốc, cách tiếp cận của nước này đối với các vấn đề an ninh và quân sự cũng như những thay đổi tiềm năng trong Quân đội Trung Quốc trong 20 năm tới, cùng những vấn đề khác. Năm 2020 là một năm quan trọng đối với Quân đội Trung Quốc khi lực lượng này nỗ lực để đạt được các mốc hiện đại hóa quan trọng trước thời hạn các mục tiêu rộng lớn hơn của Đảng Trung Quốc (ĐCSTQ) là đưa Trung Quốc trở thành một “xã hội khá giả” vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ vào năm 2021. Với việc Mỹ tiếp tục ứng phó với những thách thức chiến lược ngày càng tăng do Trung Quốc đặt ra, năm 2020 là cơ hội rất tốt để đánh giá tính liên tục và những thay đổi đã diễn ra trong chiến lược và lực lượng vũ trang của Trung Quốc trong hai thập kỷ qua.

Báo cáo thường niên đầu tiên của BQP trước Quốc hội vào năm 2000 đã đánh giá lực lượng vũ trang của Trung Quốc vào thời điểm đó là một quân đội khá lớn nhưng cơ bản lạc hậu, không phù hợp với tham vọng lâu dài của ĐCSTQ. Báo cáo công nhận mục tiêu của ĐCSTQ là đưa nước này trở thành một “quốc gia hùng mạnh, hiện đại hóa, thống nhất và thịnh vượng”. Bất chấp những khát vọng quyền lực to lớn này, Quân đội Trung Quốc thiếu khả năng, tổ chức và sự sẵn sàng cho chiến tranh hiện đại. Tuy nhiên, ĐCSTQ hiểu rõ những khiếm khuyết này và đặt ra các mục tiêu dài hạn để củng cố và chuyển đổi các lực lượng vũ trang của mình theo hướng tương xứng với khát vọng tăng cường sức mạnh và làm thay đổi đất nước Trung Quốc.

Báo cáo năm 2000 của BQP Mỹ đánh giá rằng Quân đội Trung Quốc thích ứng chậm và không tương xứng với các xu hướngcủa chiến tranh hiện đại. Cơ cấu lực lượng và khả năng của lực lượng này tập trung phần lớn vào việc tiến hành chiến tranh trên bộ quy mô lớn dọc theo biên giới Trung Quốc. Lực lượng lục quân, không quân và hải quân Trung Quốc rất lớn nhưng hầu hết đã lỗi thời. Các tên lửa thông thường của họ đa phần có tầm bắn ngắn và độ chính xác khiêm tốn. Các khả năng không gian mạng mới nổi của Quân đội Trung Quốc còn rất sơ khai; việc sử dụng công nghệ thông tin đã đi sau các nước; và sức mạnh vũ trụ danh nghĩa của lực lượng này dựa trên các công nghệ lạc hậu khi đó. Hơn nữa, ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đã phải vật lộn để sản xuất các hệ thống chất lượng cao. Ngay cả khi Bắc Kinh có thể sản xuất hoặc có được vũ khí hiện đại, thì Quân đội Trung Quốc vẫn thiếu các thể chế và huấn luyện liên quân cần thiết để sử dụng chúng một cách hiệu quả. Báo cáo đánh giá rằng những trở ngại về tổ chức của Quân đội Trung Quốc đủ nghiêm trọng đến mức nếu không được giải quyết, chúng sẽ “kìm hãm mong muốn phát triển trở thành một quân đội hàng đầu thế giới của lực lượng này”.
1623227919267.png

Hai thập kỷ sau, mục tiêu của Quân đội Trung Quốc là trở thành quân đội “hàng đầu thế giới” vào cuối năm 2049 - một mục tiêu được Tổng Bí thư Tập Cận Bình công bố lần đầu tiên vào năm 2017. Mặc dù ĐCSTQ chưa định nghĩa quân đội “hàng đầu thế giới” nghĩa là gì, trong bối cảnh chiến lược quốc gia của Trung Quốc, có khả năng Bắc Kinh sẽ tìm cách phát triển một quân đội vào giữa thế kỷ này tương đương - hoặc trong một số trường hợp vượt trội hơn - quân đội Mỹ, hay của bất kỳ cường quốc nào khác mà Trung Quốc xem là mối đe dọa. Như báo cáo năm nay nêu chi tiết, Trung Quốc đã điều chỉnh các nguồn lực, công nghệ và quyết tâm chính trị trong hai thập kỷ qua để củng cố và hiện đại hóa Quân đội nước này trên mọi phương diện. Thật vậy, như báo cáo chỉ ra, Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong một số lĩnh vực như:

  • Đóng tàu: Trung Quốc có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, với lực lượng chiến đấu tổng thể khoảng 350 tàu nổi và tàu ngầm, bao gồm hơn 130 tàu tác chiến mặt nước cỡ lớn. Trong khi đó, tới đầu năm 2020, lực lượng chiến đấu của Hải quân Mỹ có tổng cộng khoảng 293 tàu.
  • Tên lửa hành trình và đường đạn thông thường phóng từ mặt đất: Trung Quốc có hơn 1.250 tên lửa đường đạn phóng từ mặt đất (GLBM) và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất (GLCM) với tầm bắn từ 500 đến 5.500 km. Mỹ hiện đang trang bị chỉ một loại GLBM thông thường với tầm bắn từ 70 đến 300 km và không có GLCM.
  • Các hệ thống phòng không tích hợp: Trung Quốc có một trong những lực lượng các hệ thống đất đối không tầm xa tiên tiến lớn nhất thế giới - bao gồm cả các tổ hợp tên lửa phòng không S-400, S-300 do Nga chế tạo và các hệ thống sản xuất trong nước - tạo thành một phần trong cấu trúc hệ thống phòng không tích hợp lớn và mạnh.
Gây ấn tượng hơn số lượng khí tài quân sự mới đáng kinh ngạc của Quân đội Trung Quốc là những nỗ lực sâu rộng gần đây của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ bao gồm việc tái cấu trúc hoàn toàn Quân đội Trung Quốc thành một lực lượng phù hợp hơn cho các hoạt động liên quân, cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu tổng thể của lực lượng này, khuyến khích lĩnh hội các khái niệm tác chiến mới, và tăng cường ảnh hưởng quân sự của Trung Quốc ở nước ngoài.
1623227979208.png

Bất chấp những tiến bộ của Quân đội Trung Quốc trong 20 năm qua, lực lượng này vẫn còn những lỗ hổng và khiếm khuyết lớn. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thức được những vấn đề này và chiến lược của họ xác định Quân đội Trung Quốc sẽ trải qua gần 30 năm cải cách và hiện đại hóa nữa. Tất nhiên, Bắc Kinh không có ý định để quân đội nước này chỉ đơn thuần là một biểu tượng thể hiện sự hiện đại của Trung Quốc hoặc chỉ tập trung vào các mối đe dọa trong khu vực. Như báo cáo này chỉ ra, ĐCSTQ mong muốn quân đội trở thành một công cụ hiệu quả dưới sự lãnh đạo của Đảng với vai trò tích cực trong việc thúc đẩy chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đặc biệt đối với các lợi ích toàn cầu ngày càng tăng của Bắc Kinh và nhằm mục tiêu điều chỉnh các khía cạnh của trật tự quốc tế.

Do tính liên tục trong các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc, 20 năm qua là dấu hiệu báo trước cho tiến trình tương lai của chiến lược quốc gia và nguyện vọng quân sự của Bắc Kinh. Nhiều yếu tố sẽ quyết định tiến trình này diễn tiến như thế nào. Nhưng điều có thể chắc chắn là ĐCSTQ có một mục tiêu chiến lược đang hướng tới, mà nếu đạt được cùng với việc hoàn thành hiện đại hóa quân đội, thì sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh và lợi ích quốc gia của Mỹ và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,985
Động cơ
1,376,489 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hiểu chiến lược của Trung Quốc


Chiến lược quốc gia của Trung Quốc
• Chiến lược của Trung Quốc nhằm đạt được “sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa” vào năm 2049. Chiến lược của Trung Quốc có thể được khái quát là theo đuổi quyết tâm hiện đại về chính trị và xã hội bao gồm những nỗ lực sâu rộng nhằm củng cố sức mạnh quốc gia, hoàn thiện hệ thống quản trị và điều chỉnh trật tự quốc tế.
• Đảng Trung Quốc (ĐCSTQ) coi chiến lược này là nỗ lực nhằm hiện thực hóa khát vọng dân tộc chủ nghĩa từ lâu nhằm đưa Trung Quốc “trở lại” vị trí cường quốc, thịnh vượng và lãnh đạo trên trường quốc tế.
• Giới lãnh đạo Bắc Kinh từ lâu đã nhìn nhận Trung Quốc đang bị lôi kéo vào một cuộc cạnh tranh chiến lược quốc tế lớn với các quốc gia khác, bao gồm, và đặc biệt là Mỹ.
• Năm 2019, Trung Quốc tăng cường nỗ lực thúc đẩy sự phát triển tổng thể, bao gồm duy trì tăng trưởng kinh tế, củng cố lực lượng vũ trang và đóng vai trò tích cực hơn trong các vấn đề toàn cầu.
Chính sách đối ngoại
• Chính sách đối ngoại của Trung Quốc tìm cách điều chỉnh các khía cạnh của trật tự quốc tế theo các điều lệ của Đảng và phù hợp với các ý tưởng và nguyên tắc mà nước này coi là cần thiết để tạo dựng môi trường bên ngoài có lợi cho sự phục hưng dân tộc Trung Hoa.
• Năm 2019, Trung Quốc nhận thấy rằng quân đội nước này nên đóng vai trò tích cực hơn trong việc thúc đẩy chính sách đối ngoại của mình, làm nổi bật tính chất toàn cầu ngày càng tăng mà Bắc Kinh luôn xác định đồng hành cùng sức mạnh quân sự của họ.

Chính sách kinh tế
• ĐCSTQ ưu tiên phát triển kinh tế là “nhiệm vụ trung tâm” và là lực lượng thúc đẩy quá trình hiện đại hóa Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả các lực lượng vũ trang.
• Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc hỗ trợ tiến trình hiện đại hóa quân đội của họ không chỉ bằng cách cung cấp ngân sách quốc phòng lớn hơn, mà còn thông qua các sáng kiến có chủ ý do Đảng lãnh đạo như Một Vành đai, Một Con đường (OBOR) và Sản xuất tại Trung Quốc 2025 (Made in China 2025), cũng như những lợi ích mang tính hệ thống của nền tảng công nghệ và công nghiệp quốc gia đang phát triển của Trung Quốc.

Chiến lược phát triển Liên kết Quân sự - Dân sự (MCF)
• Trung Quốc theo đuổi Chiến lược Phát triển MCF nhằm “kết hợp” các chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của nước này với các chiến lược an ninh để xây dựng một hệ thống chiến lược quốc gia tích hợp và các năng lực nhằm hỗ trợ các mục tiêu phục hưng dân tộc Trung Hoa.
• MCF bao gồm 06 nỗ lực liên quan đến nhau: (1) liên kết nền tảng công nghiệp quốc phòng với nền tảng công nghệ và công nghiệp dân sự của Trung Quốc; (2) tích hợp và tận dụng đổi mới khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực quân sự và dân sự; (3) bồi dưỡng tài năng và kết hợp giữa chuyên môn và kiến thức quân sự và dân sự; (4) xây dựng các yêu cầu quân sự trong cơ sở hạ tầng dân sự và tận dụng việc xây dựng dân sự cho các mục đích quân sự; (5) tận dụng các khả năng dịch vụ và hậu cần dân sự cho các mục đích quân sự; và, (6) phát triển và làm sâu sắc hơn hệ thống động viên quốc phòng của Trung Quốc để bao gồm tất cả các khía cạnh liên quan của xã hội và nền kinh tế của họ để sử dụng trong cạnh tranh và chiến tranh.
• Dù MCF có các mục tiêu lớn hơn là chỉ mua công nghệ nước ngoài, trên thực tế, MCF có nghĩa là không có ranh giới rõ ràng giữa nền kinh tế dân sự và quân sự của Trung Quốc, làm tăng chi phí thẩm định cho các thực thể Mỹ và toàn cầu vốn không muốn hỗ trợ cho quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc.
Chính sách quốc phòng và chiến lược quân sự
• Trung Quốc đã tuyên bố chính sách quốc phòng của mình nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của đất nước. Chiến lược quân sự của Trung Quốc vẫn dựa trên khái niệm “phòng thủ chủ động”.
• Năm 2019, Quân đội Trung Quốc vẫn chủ yếu hướng tới các mối đe dọa lâu dài trong khu vực đồng thời nhấn mạnh vai trò toàn cầu lớn hơn của mình phù hợp với chính sách quốc phòng và chiến lược quân sự của Trung Quốc.
• Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh yêu cầu bắt buộc phải đạt được các mốc cải cách quân đội quan trọng được xác định vào các năm 2020 và 2035. Các mốc quan trọng này nhằm gắn kết quá trình chuyển đổi Quân đội Trung Quốc với quá trình hiện đại hóa quốc gia tổng thể của nước này để đến cuối năm 2049, Trung Quốc sẽ xây dựng một quân đội “hàng đầu thế giới”.
• ĐCSTQ vẫn chưa xác định ý nghĩa của tham vọng có một quân đội “hàng đầu thế giới” là gì. Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến lược quốc gia của Trung Quốc, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ đặt mục tiêu phát triển một quân đội vào giữa thế kỷ này tương đương - hoặc trong một số trường hợp vượt trội hơn - quân đội Mỹ hay của bất kỳ cường quốc nào khác mà Trung Quốc xem như là mối đe dọa đối với chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của mình.

NHIỆM VỤ, SỨ MỆNH VÀ VIỆC HIỆN ĐẠI HÓA QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC TRONG “KỶ NGUYÊN MỚI”
• Chiến lược của Trung Quốc bao gồm việc thúc đẩy một chương trình hiện đại hóa quân sự toàn diện nhằm mục đích “hoàn thành cơ bản” việc hiện đại hóa quân đội vào năm 2035 và biến Quân đội Trung Quốc thành một quân đội “hàng đầu thế giới” vào cuối năm 2049.
• Các năng lực và khái niệm ngày một phát triển của quân đội tiếp tục củng cố khả năng của Bắc Kinh trong việc chống lại sự can thiệp của kẻ thù ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và tung phóng sức mạnh toàn cầu.
• Năm 2019, Quân đội Trung Quốc tiếp tục đạt được những tiến bộ trong việc thực thi các cải cách cơ cấu lớn, hoàn thiện các hệ thống bản địa hiện đại, xây dựng khả năng sẵn sàng và tăng cường năng lực để tiến hành tác chiến liên quân.
• Trung Quốc đã đạt được sự ngang bằng - hoặc thậm chí vượt xa - Mỹ trong một số lĩnh vực hiện đại hóa quân sự, bao gồm:
• Đóng tàu: Trung Quốc có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, với lực lượng chiến đấu tổng thể khoảng 350 tàu nổi và tàu ngầm, bao gồm hơn 130 tàu tác chiến mặt nước cỡ lớn. Trong khi đó, vào đầu năm 2020, lực lượng chiến đấu của Hải quân Mỹ có khoảng 293 tàu.
Tên lửa hành trình và đường đạn thông thường phóng từ mặt đất: Trung Quốc có hơn 1.250 tên lửa đường đạn phóng từ mặt đất (GLBM) và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất (GLCM) với tầm bắn từ 500 đến 5.500 km. Mỹ hiện đang trang bị một loại GLBM thông thường với tầm bắn từ 70 đến 300 km và không có GLCM.
Các hệ thống phòng không tích hợp: Trung Quốc có một trong những lực lượng tên lửa đất đối không tầm xa tiên tiến lớn nhất thế giới - bao gồm cả các tổ hợp tên lửa phòng không S-400, S-300 do Nga chế tạo và các hệ thống sản xuất trong nước - tạo thành một phần trong cấu trúc hệ thống phòng không tích hợp lớn và mạnh.

1623325493180.png

Hệ thống tên lửa phòng không FK-3 TQ

1623325642160.png

HQ-9 (F-2000) TQ

1623325766585.png

S-400 TQ
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,985
Động cơ
1,376,489 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chiến lược phát triển Liên kết Quân sự - Dân sự (MCF)
• Trung Quốc theo đuổi Chiến lược Phát triển MCF nhằm “kết hợp” các chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của nước này với các chiến lược an ninh để xây dựng một hệ thống chiến lược quốc gia tích hợp và các năng lực nhằm hỗ trợ các mục tiêu phục hưng dân tộc Trung Hoa.
• MCF bao gồm 06 nỗ lực liên quan đến nhau: (1) liên kết nền tảng công nghiệp quốc phòng với nền tảng công nghệ và công nghiệp dân sự của Trung Quốc; (2) tích hợp và tận dụng đổi mới khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực quân sự và dân sự; (3) bồi dưỡng tài năng và kết hợp giữa chuyên môn và kiến thức quân sự và dân sự; (4) xây dựng các yêu cầu quân sự trong cơ sở hạ tầng dân sự và tận dụng việc xây dựng dân sự cho các mục đích quân sự; (5) tận dụng các khả năng dịch vụ và hậu cần dân sự cho các mục đích quân sự; và, (6) phát triển và làm sâu sắc hơn hệ thống động viên quốc phòng của Trung Quốc để bao gồm tất cả các khía cạnh liên quan của xã hội và nền kinh tế của họ để sử dụng trong cạnh tranh và chiến tranh.
• Dù MCF có các mục tiêu lớn hơn là chỉ mua công nghệ nước ngoài, trên thực tế, MCF có nghĩa là không có ranh giới rõ ràng giữa nền kinh tế dân sự và quân sự của Trung Quốc, làm tăng chi phí thẩm định cho các thực thể Mỹ và toàn cầu vốn không muốn hỗ trợ cho quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc.
1623407315189.png


1623407385383.png


1623407418132.png


1623407453013.png


1623407483066.png


Chính sách quốc phòng và chiến lược quân sự
• Trung Quốc đã tuyên bố chính sách quốc phòng của mình nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của đất nước. Chiến lược quân sự của Trung Quốc vẫn dựa trên khái niệm “phòng thủ chủ động”.
• Năm 2019, Quân đội Trung Quốc vẫn chủ yếu hướng tới các mối đe dọa lâu dài trong khu vực đồng thời nhấn mạnh vai trò toàn cầu lớn hơn của mình phù hợp với chính sách quốc phòng và chiến lược quân sự của Trung Quốc.
• Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh yêu cầu bắt buộc phải đạt được các mốc cải cách quân đội quan trọng được xác định vào các năm 2020 và 2035. Các mốc quan trọng này nhằm gắn kết quá trình chuyển đổi Quân đội Trung Quốc với quá trình hiện đại hóa quốc gia tổng thể của nước này để đến cuối năm 2049, Trung Quốc sẽ xây dựng một quân đội “hàng đầu thế giới”.
• ĐCSTQ vẫn chưa xác định ý nghĩa của tham vọng có một quân đội “hàng đầu thế giới” là gì. Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến lược quốc gia của Trung Quốc, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ đặt mục tiêu phát triển một quân đội vào giữa thế kỷ này tương đương - hoặc trong một số trường hợp vượt trội hơn - quân đội Mỹ hay của bất kỳ cường quốc nào khác mà Trung Quốc xem như là mối đe dọa đối với chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của mình.

1623407640094.png


1623407678959.png


1623407707559.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,985
Động cơ
1,376,489 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Những phát triển trong hiện đại hóa và cải cách Quân đội Trung Quốc

Lục quân Trung Quốc (LQTQ) là lực lượng lục quân thường trực lớn nhất thế giới. Năm 2019, Lục quân Trung Quốc tiếp tục chuyển đổi thành một lực lượng hiện đại, cơ động và mạnh bằng cách trang bị các hệ thống chiến đấu và phương tiện thông tin liên lạc đã được nâng cấp và cải thiện khả năng tiến hành và điều phối các chiến dịch liên quân và hợp thành phức tạp.

1623518820766.png


Hải quân Trung Quốc (HQTQ) – lực lượng hải quân lớn nhất thế giới – là một lực lượng ngày càng hiện đại và linh hoạt, tập trung vào việc thay thế các thế hệ tàu trước đây với khả năng hạn chế bằng các tàu chiến đa năng hiện đại, lớn hơn. Kể từ năm 2019, HQTQ chủ yếu bao gồm các tàu đa năng hiện đại với các loại vũ khí và cảm biến chống hạm, đối không và chống ngầm tiên tiến.
- Đóng tàu và hiện đại hóa hải quân: Hải quân Trung Quốc vẫn tham gia vào một chương trình đóng tàu và hiện đại hóa mạnh mẽ bao gồm tàu ngầm, tàu chiến mặt nước, tàu tác chiến đổ bộ, tàu sân bay và tàu phụ trợ cũng như phát triển và trang bị vũ khí, cảm biến và khả năng chỉ huy và điều khiển tiên tiến.
1623518904916.png


Không quân Trung Quốc (KQTQ) và Không quân Hải quân cùng nhau tạo thành một lực lượng đường không lớn nhất khu vực và lớn thứ ba thế giới, với tổng số hơn 2.500 máy bay và khoảng 2.000 máy bay chiến đấu. Không quân Trung Quốc đang nhanh chóng theo kịp không quân các nước phương Tây trong rất nhiều lĩnh vực năng lực và trình độ.
1623518973337.png


Lực lượng Tên lửa Trung Quốc (PLARF) chịu trách nhiệm về các lực lượng tên lửa thông thường và hạt nhân chiến lượcphóng từ mặt đất của Trung Quốc. PLARF phát triển và trang bị nhiều loại tên lửa hành trình và tên lửa đường đạn phóng từ mặt đất cơ động thông thường. Trung Quốc đang phát triển các tên lửa đường đạn liên lục địa (ICBM) mới sẽ cải thiện đáng kể lực lượng tên lửa có khả năng mang hạt nhân của nước này. Số lượng đầu đạn trên các ICBM phóng từ mặt đất của Trung Quốc có khả năng đe dọa Mỹ dự kiến sẽ tăng lên khoảng 200 trong 5 năm tới.
- Trung Quốc đang mở rộng kho tên lửa đa năng DF-26, loại tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất, cơ động với khả năng hoán đổi nhanh chóng giữa các đầu đạn thông thường và hạt nhân.
1623519018726.png


- Lực lượng tên lửa thông thường phóng từ mặt đất mạnh của Trung Quốc bổ sung cho quy mô năng lực ngày một tăng các khả năng tiến công chính xác từ trên không và trên biển của nước này.

1623519049810.png


Lực lượng Chi viện chiến lược Trung Quốc (SSF) là một tổ chức cấp bộ tư lệnh chiến khu được thành lập để tập trung hóa các nhiệm vụ và năng lực tác chiến vũ trụ, mạng, điện tử và chiến tranh tâm lý ở tầm chiến lược của Quân đội Trung Quốc. Cục Hệ thống mạng SSF chịu trách nhiệm về tác chiến mạng, trinh sát kỹ thuật, tác chiến điện tử và chiến tranh tâm lý. Mục tiêu chính hiện tại của lực lượng này là Mỹ.
- Cơ quan vũ trụ Trung Quốc. Cơ quan vũ trụ Trung Quốc tiếp tục phát triển nhanh chóng. Bắc Kinh đã dành nguồn lực đáng kể để phát triển tất cả các khía cạnh của chương trình vũ trụ của mình, từ các ứng dụng vũ trụ quân sự đến các ứng dụng dân sự như các vụ phóng mang lại lợi nhuận, nỗ lực khoa học và khám phá vũ trụ.
- Quân đội Trung Quốc có lịch sử quản lý chương trình vũ trụ của nước này. Cục Các Hệ thống vũ trụ SSF chịu trách nhiệm về gần như tất cả các hoạt động vũ trụ của Quân đội Trung Quốc.
- Năm 2019, Trung Quốc đã mô tả vũ trụ là “lĩnh vực quan trọng trong cạnh tranh chiến lược quốc tế” và tuyên bố an ninh vũ trụ cung cấp đảm bảo chiến lược cho sự phát triển quốc gia và xã hội của đất nước.
1623519096845.png


Sẵn sàng chiến đấu của quân đội: Trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã chỉ đạo quân đội nước này nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu. Định hướng này ngày càng thể hiện rõ ràng về cường độ huấn luyện cũng như mức độ phức tạp và quy mô của các cuộc tập trận của Quân đội Trung Quốc.

1623519126325.png
 

XetăngT90S

Đi bộ
Biển số
OF-612730
Ngày cấp bằng
30/1/19
Số km
0
Động cơ
127,632 Mã lực
Tuổi
34
Em vào xem thớt tên lửa.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,985
Động cơ
1,376,489 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Năng lực chống can thiệp và triển khai sức mạnh
• Quân đội Trung Quốc đang phát triển các khả năng để cung cấp các lựa chọn cho Bắc Kinh nhằm ngăn chặn, làm nhụt chí, hoặc nếu được lệnh, đánh bại sự can thiệp của bên thứ ba trong một chiến dịch quy mô lớn, chẳng hạn như một biến cố vì vấn đề Đài Loan.
• Khả năng chống tiếp cận/ ngăn chặn khu vực (A2/AD) của Quân đội Trung Quốc hiện là rất mạnh trong Chuỗi đảo thứ nhất, mặc dù Trung Quốc có mục đích tăng cường khả năng của mình để vươn xa hơn ra Thái Bình Dương.
• Trung Quốc cũng tiếp tục tăng cường khả năng quân sự của mình để đạt được các mục tiêu an ninh toàn cầu và khu vực ngoài một biến cố vì vấn đề Đài Loan.
• Quân đội Trung Quốc đang phát triển các khả năng và khái niệm hoạt động để tiến hành các chiến dịch tiến công trong Chuỗi đảo thứ hai, ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, và trong một số trường hợp, trên toàn cầu. Ngoài các cải tiến về năng lực tiến công, phòng không và phòng thủ tên lửa, chống tàu nổi và chống tàu ngầm, Trung Quốc đang tập trung vào tác chiến thông tin, mạng, vũ trụ và chống vũ trụ.

1623716636869.png

Bản đồ chống tiếp cận/ ngăn chặn khu vực (A2/AD) của Quân đội Trung Quốc

1623716849738.png


Răn đe hạt nhân
• Tham vọng chiến lược, cách nhìn nhận về bối cảnh an ninh và những lo ngại về khả năng sống còn của Trung Quốc đang dẫn đến những thay đổi đáng kể đối với quy mô, khả năng và sự sẵn sàng của các lực lượng hạt nhân của nước này.
• Lực lượng hạt nhân của Trung Quốc sẽ phát triển đáng kể trong thập kỷ tới khi nước này hiện đại hóa, đa dạng hóa và tăng số lượng các phương tiện mang, phóng hạt nhân trên bộ, trên biển và trên không.
• Trong thập kỷ tới, kho dự trữ đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc - hiện được ước tính là ở mức dưới 200 đầu đạn - dự kiến sẽ tăng ít nhất gấp đôi quy mô khi Trung Quốc mở rộng và hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của mình.
• Trung Quốc đang theo đuổi "bộ ba hạt nhân" với việc phát triển tên lửa đường đạn phóng từ trên không (ALBM) có khả năng hạt nhân và cải thiện năng lực hạt nhân trên bộ và trên biển.
• Những phát triển mới trong năm 2019 càng cho thấy rằng Trung Quốc có ý định tăng khả năng sẵn sàng trong thời bình của lực lượng hạt nhân nước này bằng cách chuyển sang vị thế phóng khi có cảnh báo (launch-on-warning) với lực lượng các giếng phóng (silo) ngày một nhiều hơn.

1623716929863.png


1623717031090.png


1623717081697.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,985
Động cơ
1,376,489 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
SỰ HIỆN DIỆN TOÀN CẦU NGÀY MỘT TĂNG CỦA QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC
• Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ tin rằng các hoạt động toàn cầu của nước này, bao gồm cả sự hiện diện ngày càng tăng của Quân đội Trung Quốc trên toàn cầu, là cần thiết để tạo ra một môi trường quốc tế “thuận lợi” cho sự phục hưng dân tộc Trung Hoa.
• ĐCSTQ đã giao nhiệm vụ cho quân đội nước này phát triển khả năng triển khai sức mạnh bên ngoài biên giới của Trung Quốc và vùng ngoại vi ngay lập tức để đảm bảo các lợi ích ngày càng tăng ở nước ngoài và thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
1623717453838.png

Các hoạt động quân sự toàn cầu của Trung Quốc
• Trung Quốc ngày càng nhận ra rằng các lực lượng vũ trang của họ nên đóng vai trò tích cực hơn trong việc thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại của mình.
• Khi các lợi ích ở nước ngoài của Bắc Kinh đã tăng lên trong hai thập kỷ qua, các nhà lãnh đạo nước này đã ngày càng thúc đẩy Quân đội Trung Quốc suy nghĩ về cách thức hoạt động bên ngoài biên giới và vùng ngoại vi trực tiếp của Trung Quốc để thúc đẩy và bảo vệ những lợi ích này.
• Năm 2019, Quân đội Trung Quốc tiếp tục tăng cường tham gia các cuộc tập trận quân sự song phương và đa phương, bình thường hóa sự hiện diện ở nước ngoài và xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn với quân đội nước ngoài.

1623717353760.png


1623717585922.png

1623717660238.png


Các căn cứ ở nước ngoài và việc tiếp cận chúng của Quân đội Trung Quốc
• Trung Quốc đang tìm cách thiết lập một cơ sở hạ tầng hậu cần và căn cứ ở nước ngoài mạnh hơn để cho phép quân đội nước này triển khai và duy trì sức mạnh quân sự ở khoảng cách xa hơn.
• Ngoài căn cứ hiện tại ở Djibouti, Trung Quốc rất có thể đã xem xét và lập kế hoạch bổ sung các căn cứ hậu cần quân sự ở nước ngoài để hỗ trợ các lực lượng hải quân, không quân và mặt đất. Trung Quốc có khả năng đã xem xét các địa điểm cho các căn cứ hậu cần quân sự của quân đội nước này ở Myanmar, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Pakistan, Sri Lanka, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kenya, Seychelles, Tanzania, Angola và Tajikistan. Trung Quốc và Campuchia đã công khai phủ nhận việc ký thỏa thuận cung cấp cho Hải quân Trung Quốc quyền tiếp cận Căn cứ Hải quân Ream của Campuchia.
• Mạng lưới hậu cần quân sự toàn cầu của Quân đội Trung Quốc có thể can thiệp vào các hoạt động quân sự của Mỹ và cung cấp sự linh hoạt để hỗ trợ các chiến dịch tiến công chống lại Mỹ.
1623717868072.png


1623717930133.png


1623717736422.png

Căn cứ hải quân TQ tại Djibouti
1623718478660.png


1623718043697.png


1623718139472.png


1623718173269.png

Đường băng mới tại căn cứ hải quân KoKong Campuchia dành cho TQ

Các chiến dịch gây ảnh hưởng của Trung Quốc
  • Trung Quốc tiến hành các hoạt động gây ảnh hưởng để đạt được các kết quả thuận lợi cho các mục tiêu chiến lược của mình bằng cách nhắm mục tiêu vào các tổ chức văn hóa, tổ chức truyền thông, cộng đồng kinh doanh, học thuật và chính sách ở Mỹ, các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế.
  • ĐCSTQ tìm cách tạo điều kiện cho các cơ sở chính trị trong nước, nước ngoài và đa phương và dư luận chấp nhận các câu chuyện của Bắc Kinh.
  • Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ có thể coi các nền dân chủ mở, bao gồm cả Mỹ, dễ bị ảnh hưởng bởi các chiến dịch gây ảnh hưởng hơn các loại chính phủ khác.
1623718560810.png


1623718602268.png


1623718663615.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top