- Em xin hỏi bác MinhKhoi một chút, modul tự động lấy gì để xác định thời gian đóng nguồn lớn hơn thời gian gập gương vài giây ạ? Có chỉnh được cái time đó không vì thời gian gập gương mỗi loại khác nhau phụ thuộc vào tốc độ quay của motor.
- Em chưa được nhìn bên trong gương nên nghĩ phần điện nằm ở trong xe, chỉ cấp nguồn ra motor của gương thôi
----------
Các cụ muốn đấu cụp hay xòe thì cũng nên tìm hiểu qua nguyên lý hoạt động của cái rơle, đơn giản chỉ gồm 2 phần: Nguồn cấp để đóng cuộn hút rơle, các cặp tiếp điểm thường mở và thường đóng, role 5 chân hay 8 chân chỉ khác nhau số cặp tiếp điểm, không nên máy móc đấu theo sơ đồ vì role đa chủng loại dễ gây nhầm lẫn
- Bên trên có ý kiến cho rằng tại sao phải dùng role mà không đấu trực tiếp qua tiếp điểm đóng cắt, em xin giải thích như sau:
+ Đấu qua role để tránh làm hỏng tiếp xúc của contac vì dòng qua tiếp điểm của contac chỉ chịu được cường độ nhỏ
+ Dễ thay thế khi hỏng, dùng được nhiều lệnh song song vào mục đích khác nhờ cặp tiếp điểm trên rơle
Thế mới gọi là Modul chứ bác,nó là một mạch điện tử tự động hoàn toàn,chỉ cần kích một xung (không cần đóng mở công tắc ) là modul sẽ cấp một điện áp 1 chiều tại đầu ra
Điện áp này được kiểm soát bằng dòng mở,nếu nhỏ hoặc lớn hơn thiết kế điện áp này tự động cắt,vậy không cần phải chỉnh time cho nó
Nếu mô tơ gương vì lý do nào đó mà nó mất 15 phút mới xong hành trình thì nguồn này nó vẫn duy trì đủ trong cả trong khoảng time đó,trong khi đúng nó chỉ mất khoảng 30 '
Mấy sơ đồ trên thực ra rất phổ biến và đang được dùng trên rất nhiều xe,với những xe đã được thiết kế gương gập sẵn,chỉ cần thay đổi trạng thái gập từ bấm nút chuyển sang dùng điều khiển từ xa chẳng hạn thì đa số dùng mấy sơ đồ trên
Tuy nhiên khi đấu điện nên sử dụng đường GND(MÁT) đi qua công tắc (hoặc tiếp điểm ) thì an toàn hơn
Một số cụ thợ điện nội thất ô tô em thấy mắc phải một số vấn đề khi sử dụng mạch điện của cụ memo để đấu thêm còi ,đèn vv ,em có ý kiến thêm thế này
Khi sử dụng các loại còi,đèn vv.. có dòng lớn hơn các loại còi,đèn nguyên bản (cái này các cụ thợ phải tự đo đạc và tính toán khi lắp ) thì hãy lắp thêm mạch có rơ le và cầu trì ngoài
Còn khi Còi, đèn các cụ lắp thêm không khác mấy so với còi đèn đã được thiết kế thì không nên lắp thêm mấy mạch đó cho lằng nhằng,vì trên bất kỳ xe nào trong mạch còi đèn đều đã có sẵn cái mạch mà các cụ đang định lắp thêm vào
Nhiều người thợ không hiểu rõ và nói rằng nguyên bản trên xe ,công tắc bấm còi nó không chịu được vì nó chuyển điện áp ra thẳng còi thông qua công tắc bấm còi là không đúng
Lý do ở đây em nói không nên lắp thêm không phải là lắp thêm vào không tốt ,hay cụ Memo nói là ''còi nó bền hơn'',mà lý do là ta không nên thêm cái mà nó đã có sẵn ,và chắc chắn là tốt hơn cái của ta lắp thêm vào từ chất lượng linh kiện cho đến các đường dây đã được thiết kế rất gọn gàng và được bao bọc kỹ cho sự khắc nghiệt của khoang máy,và ngoại thất.
Chỉ nên lắp thêm khi sử dụng các thiết bị thay thế có dòng lớn hơn các thiết bị cũ (chứ đừng lắp thêm chỉ để thể hiện rằng mình có am hiểu về điện,và làm như thế mới cẩn thận vv..)
Có lần em xử lý 1 chiếc xe bị cháy chập bởi một lý do là chính cái chân nhựa cắm cái cầu trì lắp thêm không chịu được nhiệt độ cao đã bị chảy ra và vô tình dính lại với nhau làm cho cầu trì không có tác dụng gì,và cho đến khi chỗ dây bị chảy đó chạm với vỏ xe, với điện áp 12V từ accu và dòng điện cỡ gần 100A ,chiếc xe thực sự rất thảm hại