em chả biết như nào, chờ lâu lâu hơn 15s thì em về N, kéo phanh tay, còn chờ dưới 15s thì em để D và giữ phanh
Em nhất trí với những ý kiến này của bác - rất chuẩn!Đèn đỏ về N vì
- Ghì phanh lâu mỏi chân (về N vẫn phải giữ phanh nhưng không ghì)
- Xe cứ đòi đi , tài cứ ghì phanh ko cho đi rõ ràng lâu dài là ko tốt bằng việc buông máy ko tải - ai ham mê sẽ tự tìm hiểu để lý giải(rất dễ)
Đèn đỏ về P là dại dột
- Khi đèn xanh chuyển D động tác phức tạp hơn từ N sang D(vì phải bấm khóa)
- Phỉ phui có va chạm kiểu húc *** phát - toi luôn hộp số
Đèn đỏ về P đạp hay kéo phanh đỗ là người cẩn thận 1 cách thái quá nom có vẻ khờ khạo và ngốc nghếch khi đèn chuyển xanh thì phải loay hoay làm 1 loạt động tác rồi mới khởi hành đc- đấy là người đã thành thạo, khối người chưa thành thạo thứ tự các động tác nhả phanh đỗ,bấm khóa cần số, chuyển cần số từ P sang D, từ từ nhả phanh chân để khởi hành nom rất buồn cười, có khi lúng túng chậm tí phía sau bấm còi ầm ĩ.
Kỹ thuật dừng đèn đỏ trên 10s với xe At của em rất nông dân rất đơn giản
1/ Rà phanh cho đến khi xe dừng hẳn - khịch 1 phát về N -chân phanh để nguyên
2/ A-đèn xanh, khịch phát (ko cần bấm khóa cần số) sang D- nhả phanh thẳng tiến
Nhà quê phát nữa nhé. Đèn đỏ trên 60s, thêm mục giũa 1 & 2 tắt máy. Cũng chẳng phải tiếc xăng nhưng thấy xe chạy ko tải có vẻ thừa hơi quá. A/C vẫn chạy chả nóng tẹo nào.
Em chạy thế cũng đc vài năm quen rồi, chắc chả sửa đc theo cách nào tốt hơn đâu.
Em thấy Bác nói đúng , em chẳng đọc ở đâu cả mà nghe thằng em bên Mỹ nó chạy xe hơn 10 năm bên đó , chẳng bao giờ chuyển số khi dừng-chạy cả bắt đầu là D về đến nhà là P , ngoại trừ de mới R , nó bảo nguyên lý hoạt động số AT khác MT , AT mà thao tác nhiều nó mau hư cái bơm hay van gì ấy ...còn MT thì thao tác thả mái luôn vì nhà SX đã tính rồi mà , nên lâu nay em cứ chạy là D về đến nhà P ,de R ....Em không đồng ý lắm với chỗ đỏ đỏ của cụ, em có ý kiến như này, các cụ cao nhân thấy sai chỉ bảo thêm cho em chứ đừng ném em tội nghiệp (sáng giờ ăn nhiều gạch quá )
1. Mỗi lần chuyển từ D sang N khi dừng và từ N sang D khi cho xe chạy tiếp, ta đã làm giảm tuổi thọ của hệ thống van, bộ tua bin (trong bộ biến mô) và các lá côn (vì cái gì xài nhiều mà chả hao mòn, không ít thì nhiều, cái này em đọc ở đâu đó em quên mất rồi ).
2. Việc gạt từ D sang N và sau đó gạt từ N sang D tức là các cụ đã bẩu hệ thống hộp số, truyền động... làm việc đến 6 bước: Ngắt -> Chuyển (D sang N) -> Đóng -> Ngắt -> Chuyển (N sang D) -> Đóng. Như vậy, với tình trạng giao thông vô cùng "tốt" như ở ta hiện nay, các cụ có thể tự tính được trong quãng đường vài km, hộp số sẽ phải làm bao nhiêu bước
3. Khi giữ phanh, ma sát lên phanh lúc xe đứng yên là ma sát nghỉ, lực ma sát này không lớn bằng ma sát trượt nên việc hao mòn má phanh theo em nghĩ là không đáng kể. Hơn nữa, phanh là bộ phận chả sớm thì muộn cũng phải thay và thậm chí là thay nhiều lần trong cùng 1 đời xe. Điều này trái ngược với hộp số
Vậy, theo em, nếu sức khỏe đảm bảo, muốn giữ gìn vợ 2 yêu dấu, cứ giữ lấy phanh khi dừng đèn. Nếu chân run mỏi, chuyển D (kể cả vài giây) vì không gì quý bằng cái sức khỏe
Em đã phân vân điều này vì cố tìm hiểu tại sao phải đạp phanh/thắng khi chuyển từ P sang D (ngoài vấn đề an toàn) và tìm kiếm khắp các forum nước ngoài, điều phát hiện tâm đắc nhất là: Khi chúng ta phanh (thắng) xe hoàn toàn thì bộ chuyển đổi mô-men xoắn (torque converter) sẽ là nhiệm vụ tách truyển động giữa động cơ và hộp số (em xem mô tả ở đây ạ http://www.familycar.com/Transmission.htm), và khi đó xe dừng nhưng máy vẫn chạy. bộ chuyển đổi mô-men xoắn này tương tự như là ly hợp (côn) ở hộp số tay.Chức năng phanh khi xe dừng hẵn có chức năng cắt côn như số sàn không các bác nhỉ? Nếu đúng thì em nghĩ là khi ở D mà đạp phan thì giống như xe số sàn cắt côn đạp phanh vậy. Ngu ý em vậy có đúng không nữa!
.Em đã phân vân điều này vì cố tìm hiểu tại sao phải đạp phanh/thắng khi chuyển từ P sang D (ngoài vấn đề an toàn) và tìm kiếm khắp các forum nước ngoài, điều phát hiện tâm đắc nhất là: Khi chúng ta phanh (thắng) xe hoàn toàn thì bộ chuyển đổi mô-men xoắn (torque converter) sẽ là nhiệm vụ tách truyển động giữa động cơ và hộp số (em xem mô tả ở đây ạ http://www.familycar.com/Transmission.htm), và khi đó xe dừng nhưng máy vẫn chạy. bộ chuyển đổi mô-men xoắn này tương tự như là ly hợp (côn) ở hộp số tay.
Lời khuyên là: không nên về N khi dừng xe !!!
Đây là những gì em tìm hiểu được, mong các bác đừng ném
E nghĩ chắc các bác chưa bỏ chút thời gian ra để đi học lớp "lái xe an toàn" của Toyota rồi. Ngoài những ý kiến các bác vừa nêu như đỡ tốn xăng, hỏng hộp số hay mòn bánh răng thì còn 1 lý do rất quan trọng nữa đó là lý do an toàn giao thông. Các bác không đọc trên vnexpress những trường hợp đang dừng đèn đỏ bị xe đằng sau tông vào mông à . Nếu không về N lỡ có xe họ tông vào mông thì xe của mình sẽ chồm lên phía trước và sẽ tông tiếp vào xe đằng trước. Nên nếu dừng đèn đỏ dù chỉ là 5 giây cũng nên về N các bác ạ.nếu dừng trên 20s thì về N cho đỡ mỏi chân, giữ D cũng chẳng sao cả. Nhiều người bảo về N lúc dừng cho đỡ tốn xăng nhưng cũng chả tốn hơn bao nhiêu
Ý 1: Em chả tin mấy ông chiên ra tại hãng của các cụ bằng các ông viết ra cái cuốn sách và các ông thiết kế cái xe đâuE nghĩ chắc các bác chưa bỏ chút thời gian ra để đi học lớp "lái xe an toàn" của Toyota rồi.
Nếu không về N lỡ có xe họ tông vào mông thì xe của mình sẽ chồm lên phía trước và sẽ tông tiếp vào xe đằng trước.
Nên nếu dừng đèn đỏ dù chỉ là 5 giây cũng nên về N các bác ạ.
khi nào cụ cần kéo xe thì cụ thấy tác dụng của N thôi, nhưng cháu mong cụ chả bao giờ gặp trường hợp ấy!em đi chả bao h dùng đến N mà chả hiểu nó để làm gì ( bác nào biết chỉ em phát )
Cái này cũng đúng, ngoài ra thì về N cho côn đỡ bám nữa ợ.... Em thì cứ gặp đèn đỏ là em cho vợ em thảnh thơi về N cho trinh nguyên ạ5 giây em vẫn về N cụ ợ
Em nghĩ đã dừng xe hẳn thì về N vẫn hơn vì em thấy để D như thế thì các bánh răng vẫn làm việc nhưng bị hãm lại bởi phanh có khi lại nhanh mòn bánh răng hộp số hơn