Chính vì thế mà đây là 1 trong những thớt hiếm hoi không có chửi bới, đả kích, tổ lái, oánh võng....Tầm cụ Ngao rồi thì sân si làm gì nữa.
Hi vậy em cũng có thời gian ở gần cụ mà không biết. Em học cấp 1 ở trường Thống Nhất. 19-7-1990 thì e vẫn còn ở đấy (WC'90 Italy e vẫn nhớ). Khu đấy là tuổi thơ của e nên đôi lúc e vẫn tạt qua thông từ chỗ ĐSQ Thụy Điển ra Đội Cấn.Viện Vật Lý trước 1995, chỉ có một chỗ làm việc ở chỗ Viện Hàn lâm bây giờ
Không có cái gọi là khu tập thể của Viện Vật Lý
Từ 1989, ở Liễu Giai xây dựng một Trụ sở của phòng Vật Lý Lý Thuyết (thuộc Viện Vật Lý)
Đến 1985 thì Viện Vật Lý chia ra thành hai, ba, bốn....
Nhóm Vật Lý Lý thuyết + một số nhóm khác trong Viện Vật Lý (cũ) tạo thành Viện Vật Lý (mới), trụ sở chính là ở Liễu Giai
Thành phần cốt cán của Viện Vật Lý (cũ) thì nay mang tên "Viện khoa học Vật liêu", không thay đổi trụ sở, vì ai ở đâu vẫn làm việc ở đó
Và một số viện khác tách ra từ Viện Vật Lý (cũ) mang tên khác
Chỗ Liếu Giai, Đồi Bò, Núi Trúc là khu tập thể hầm bà làng ban đầu của Uỷ ban khoa học kỹ thuật nhà nước. Sau rồi mở mang thành Khu tập thể Viện khoa học Việt Nam (Toán, Lý, Hoá, Sinh vật, Khoa học trái đất, lái xe, nấu ăn, kể cả những người đã không làm việc ở đây nữa, nghĩa là hầm bà làng)
Nhà em số 10 cái ngách mà cụ tả đấy. Lần cuối cùng em ngủ ở căn nhà đó là hôm 19 tháng 7 năm 1990, ngày em lên máy bay sang Liên Xô
Mười hai năm sau quay lại, nhưng em chỉ vào đó mấy phút rồi chuồn vì thấy xa lạ. Năm 2004 em "nhượng" chỗ đó và vĩnh viễn không tới đó
Vậy là lúc em về Viện thì cụ đã đi sang LX. Thời đấy nhiều người đi sang kiểu XKLĐ, khi quay lại thì cũng nhiều tuổi. Viện Vật lý thì nằm ở phố Đào Tấn và Kim Mã. Viện Vật lý (cũ) thì đã tách thành các viện như Viện Khoa học vật liệu và Viện Nhiệt đới. Chỗ nhà lá cụ ở trước kia (góc trái cổng 18, bên cạnh khu điện ảnh) thì nay phá bỏ rồi, làm đường cạnh nhà điều hành của Viện HL.Tốt nghiệp Khoa Hoá Đại học Tổng hợp Hà Nội tháng 7/1971, đầu năm 1972 em làm việc ở Viện Vật Lý, lúc đó là Trung tâm khoa học tự nhiên, thuộc Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước. Em làm việc cùng thời với ông Nguyễn Văn Hiệu, ông Đặng Vũ Minh (Cùng nghề hoá học với em), lúc đó Viện ít người lắm cụ ạ, chỉ chừng 70 người (trong đó thí nghiệm viên và công nhân chiếm 1/4), Em ở cùng với ông Đoàn Nhượng khi đi sơ tán, rồi Cao Chi, Đào Vọng Đức, Chu Hảo... chị Võ Hồng Anh, con gái trưởng của cụ Võ Nguyên Giáp
Em sống ở nhà lá góc bên trái Viện 18 Hoàng Quốc Việt nhìn từ đường vào, bây giờ là chỗ vườn thú gì đó
Em làm việc ở đó đến 1990 thì sang Nga làm ở Viện Vật Lý, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, sau đó làm nghiên cứu sinh tự do (nhưng bỏ dở giữa chừng vì mưu sinh). Mười hai năm sau, năm 2002 trở về Việt Nam, em ôm gói hồ sơ cơ quan trả lại vì.... không có người nhận. Em OK và không hề nhờ vả Đặng Vũ Minh, lúc đó là Viện trưởng. Ông Minh còn nhắc lại câu của em nói khi hai vợ chồng em gặp ông Minh ở Moscow: "Tôi đến chơi với ông thôi, không nhờ vả gì đâu nhé". Nói trước thế để ông Minh khỏi lăn tăn. Sau đó ông Minh về căn hộ (của em thuê) dùng cơm và hàn huyên với mấy người cùng làm việc ở Viện Vật Lý. Em trở về Việt Nam không tiền hưu, không bảo hiểm y tế.... và vẫn sống khoẻ, post bài đều đặn
Năm 1979, nhóm của em được tham gia thí nghiệm của Interkosmos nhân chuyến bay của cụ Phạm Tuân. Một chiều mùa hè 1980, em đang làm việc thì một đoàn khá đông người ập đến. Lời yêu cầu ngắn gọn là quay phim phục vụ chuyến bay Phạm Tuân. Trưởng nhóm của em là Nguyễn Thanh Nghị, một kỹ sư trẻ tuổi và tài năng, lúc đó đang ở Liên Xô làm thí nghiệm ở "Viện nghiên cứu vũ trụ" (IKI) thế là em (vai phụ của nhóm) được may mắn lọt vào ống kính, mà phim màu nhé, của hiếm thời đó. Sau này em có lần được xem (one time) đoạn phim đó, và một số bức hình đen trắng...
15:30 ngày 26-12-1972, một nhóm tự vệ Viện Vật Lỷ. thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên, Nghĩa Đô, Hà Nội (tiền thăn Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) Trái sang: Phạm Đình Ty (phân tích quang phồ hồng ngoại), Đặng Vũ Minh (Hoá phóng xạ, sau là Chủ tịch Viện Khoa học Cõng nghệ Quốc gia), ngao5 tức Nguyễn Học (Vật lý bán dẫn), Ngõ Quang Tắn (Phụ trách Trung đội tự vệ, sau là Chánh Vân phòng Viện Khoa học Việt Nam)
Bức hình này, chụp ít giờ trước khi B-52 ném bom Khâm Thiên. Ông Đặng Vũ Minh mang sang Moscow và trao tận tay em (có lời đề tặng)
Chỗ đó là Viện Cơ học.Viện Vật Lý nơi cụ công tác có nhiều địa điểm thật. Trước e thấy ở ngõ 208D cũ Đội Cấn có một dãy nhà (mà giờ vẫn còn), chỗ gần Đội Cấn giao Liễu Giai nữa. Trước đây hình như em có hỏi cụ về núi Bò, núi Trúc (gần ngõ 208D cũ Đội Cấn ở trên)...
Đợt đầu 2K em cũng có tiếp xúc ngắn với cụ Đặng Vũ Minh, lúc đó e vẫn còn đang đi học
Em đang chờ được Ban thi hành án trả tiền, giấy tờ đã làm xong... Chờ thôiE chỉ buồn cho cụ Ngao bị anh Dũng rau muống lừa tiền trái pháo mấy trăm củ.
Em cũng từng làm ở Viện hàn lâm KH & CN, mà cũng là dân Hoá như cụ. Ông Đặng Vũ Minh rất nổi tiếng về tửu lượng cao đúng k cụ?Tốt nghiệp Khoa Hoá Đại học Tổng hợp Hà Nội tháng 7/1971, đầu năm 1972 em làm việc ở Viện Vật Lý, lúc đó là Trung tâm khoa học tự nhiên, thuộc Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước. Em làm việc cùng thời với ông Nguyễn Văn Hiệu, ông Đặng Vũ Minh (Cùng nghề hoá học với em), lúc đó Viện ít người lắm cụ ạ, chỉ chừng 70 người (trong đó thí nghiệm viên và công nhân chiếm 1/4), Em ở cùng với ông Đoàn Nhượng khi đi sơ tán, rồi Cao Chi, Đào Vọng Đức, Chu Hảo... chị Võ Hồng Anh, con gái trưởng của cụ Võ Nguyên Giáp
Em sống ở nhà lá góc bên trái Viện 18 Hoàng Quốc Việt nhìn từ đường vào, bây giờ là chỗ vườn thú gì đó
Em làm việc ở đó đến 1990 thì sang Nga làm ở Viện Vật Lý, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, sau đó làm nghiên cứu sinh tự do (nhưng bỏ dở giữa chừng vì mưu sinh). Mười hai năm sau, năm 2002 trở về Việt Nam, em ôm gói hồ sơ cơ quan trả lại vì.... không có người nhận. Em OK và không hề nhờ vả Đặng Vũ Minh, lúc đó là Viện trưởng. Ông Minh còn nhắc lại câu của em nói khi hai vợ chồng em gặp ông Minh ở Moscow: "Tôi đến chơi với ông thôi, không nhờ vả gì đâu nhé". Nói trước thế để ông Minh khỏi lăn tăn. Sau đó ông Minh về căn hộ (của em thuê) dùng cơm và hàn huyên với mấy người cùng làm việc ở Viện Vật Lý. Em trở về Việt Nam không tiền hưu, không bảo hiểm y tế.... và vẫn sống khoẻ, post bài đều đặn
Năm 1979, nhóm của em được tham gia thí nghiệm của Interkosmos nhân chuyến bay của cụ Phạm Tuân. Một chiều mùa hè 1980, em đang làm việc thì một đoàn khá đông người ập đến. Lời yêu cầu ngắn gọn là quay phim phục vụ chuyến bay Phạm Tuân. Trưởng nhóm của em là Nguyễn Thanh Nghị, một kỹ sư trẻ tuổi và tài năng, lúc đó đang ở Liên Xô làm thí nghiệm ở "Viện nghiên cứu vũ trụ" (IKI) thế là em (vai phụ của nhóm) được may mắn lọt vào ống kính, mà phim màu nhé, của hiếm thời đó. Sau này em có lần được xem (one time) đoạn phim đó, và một số bức hình đen trắng...
15:30 ngày 26-12-1972, một nhóm tự vệ Viện Vật Lỷ. thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên, Nghĩa Đô, Hà Nội (tiền thăn Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) Trái sang: Phạm Đình Ty (phân tích quang phồ hồng ngoại), Đặng Vũ Minh (Hoá phóng xạ, sau là Chủ tịch Viện Khoa học Cõng nghệ Quốc gia), ngao5 tức Nguyễn Học (Vật lý bán dẫn), Ngõ Quang Tắn (Phụ trách Trung đội tự vệ, sau là Chánh Vân phòng Viện Khoa học Việt Nam)
Bức hình này, chụp ít giờ trước khi B-52 ném bom Khâm Thiên. Ông Đặng Vũ Minh mang sang Moscow và trao tận tay em (có lời đề tặng)
Chúc bác nhiều sức khỏe để tham gia, cống hiến cho các hoạt động của CLBKính thưa các bác,
Cộng đồng OTOFUN (OF) được hình thành và phát triển đến ngày hôm nay chính là nhờ vào sự đồng lòng và chung tay của các thành viên. Sự đóng góp không ngừng nghỉ của tất cả các bác đã tạo nên một sân chơi OF không chỉ là nơi để chia sẻ, trao đổi, cập nhật thông tin và kiến thức, mà còn là một cộng đồng văn hóa, nơi mỗi thành viên có thể có các giây phút thư giãn, có thể giải trí, giao lưu và phát triển các mối quan hệ xã hội.
Bác Ngao5 – một thành viên vô cùng đặc biệt, một người đáng kính cả vể tuổi tác và kiến thức, bằng sự nhiệt tình, chịu khó, đã mang đến cho chúng ta những bài viết đầy ắp kiến thức, thông tin và các tư liệu quý giá, đa dạng.
Bác Ngao5 sinh năm 1949, bác gái đã mất năm ngoái nên giờ bác sống một mình. Bác đăng ký nick trên OF từ năm 2009 và tới nay bác đã viết được gần 52,000 bài. 15 năm đó tương đương hơn 5400 ngày nên nếu chia trung bình, mỗi ngày bác Ngao5 đều đặn viết 9,5 bài. Một con số kỷ lục.
Niềm vui hàng ngày của bác là lên OF viết và trao đổi kiến thức, đăng những tư liệu mà bác đã dày công sưu tầm mấy chục năm qua, cộng với tìm kiếm các tài liệu mới qua các trang báo nước ngoài để đưa lên OF.
Với kho tư liệu đồ sộ, với tinh thần sẵn sàng sẻ chia kiến thức, bác từng tâm sự rằng “tuổi già, bệnh tật đầy người cũng chẳng biết còn sinh hoạt với em anh OF được bao lâu, nên còn sống được ngày nào thì tôi sẽ cố gắng tranh thủ viết bài ngày đấy”. Bác Ngao5 cũng bày tỏ mong muốn chia sẻ kho tư liệu đến những ai quan tâm, để không bị bỏ phí, mai một.
Nhằm tri ân, ghi nhận những đóng góp hữu ích, không ngừng nghỉ của bác Ngao5 đối với Cộng đồng OF, BĐH quyết định trao tặng bác Ngao5 danh hiệu Người OF Trọn đời, cùng với kỷ niệm chương.
Chúc bác Ngao5 dồi dào sức khỏe, tiếp tục chia sẻ và đóng góp thêm nhiều bài viết quý báu nữa tới cộng đồng để OF ngày càng phát triển, trở thành một sân chơi thân thiết và giá trị với tất cả mọi người, nơi chúng ta có thể trao và nhận không chỉ các kiến thức, thông tin mà cả tình người và sự trân trọng, biết ơn.
Xin chân thành cảm ơn bác Ngao5 cùng tất cả các OFER.
BĐH OTOFUN
Kính chúc cụ thật nhiều sức khỏe và sớm đòi lại được hết tiền từ THM.Em đang chờ được Ban thi hành án trả tiền, giấy tờ đã làm xong... Chờ thôi
Em không oán Dũng rau muống, mà em oán những nhà quản lý xã hội
Cũng giống như vụ Trương Mỹ Lan, chẳng có mấy quan chức to hầu toà
P/S Ngay bây giờ cụ nào cấn tiền thì Cò sẽ đến làm việc
Thí du THM nợ cụ 800 triệu, cụ uỷ quyền chuyển hết giấy tờ cho Cò, thì Cò trả tức khắc 90% số tiền trên tức 720 triệu. Còn lại là việc của Cò