- Biển số
- OF-492138
- Ngày cấp bằng
- 27/2/17
- Số km
- 636
- Động cơ
- 201,183 Mã lực
- Tuổi
- 54
Em thấy không phải ngẫu nhiên mà chương trình học có phần "thực tập công nhân" để cho các cô cậu cử sau này làm quen với công việc sản xuất, lao động. Sau này họ ra trường, làm quản đốc hay kỹ thuật cũng hiểu rõ mình quản lý những công đoạn gì, máy móc vận hàng ra sao v.v.
Bản thân em thấy bài báo của tờ Lao động không chỉ trích đối tượng sinh viên, nếu các cụ đọc bài 2 thì thấy đối tượng chính là các thày, cô giáo đã "tự chuyển biến" thành loại cai lao động giá rẻ, lợi dụng sức trẻ, nhiệt tình của sinh viên, thời gian thông báo đi 1 tháng thì biến thành 3 tháng, rồi biến báo, dọa nạt sinh viên và gia đình.
Thời 1990s, ở các trường kỹ thuật như XD, GTVT thì các sinh viên năm 4-5 thường tham gia đảm trách những việc đơn giản trong các công trình thiết kế nho nhỏ, mà thày/cô/công ty của công đoàn bộ môn nhận, tiền "bồi dường" cũng có nhưng rõ ràng là sinh viên nên đc trả ít hơn so với thuê NLĐ chuẩn chỉ. Sinh viên ở các trường nặng về nghiên cứu thì được giáo viên cho làm thí nghiệm, kết quả đưa người hướng dẫn để cho vào đề tài khoa học. Nhưng công việc rõ ràng, cả hai bên đều đồng ý, những bạn sinh viên học hành èng èng còn không được chọn làm ấy chứ. Mô hình này cả giáo viên và sinh viên đều vui vẻ.
Quay trở lại vụ bán sức lao động của sinh viên dưới nhãn "thực tập công nhân", theo em trường Đại học công nghiệp nên có giải đáp cụ thể để rộng đường dư luận chứ như cô Phó khoa nào đấy dọa nạt rằng sẽ không cho tốt nghiệp rồi đình chỉ thi là không phù hợp với môi trường giáo dục. Chính những trường hợp này dẫn đến việc các bạn sinh viên sợ đi thực tập công nhân rồi gia đình xin cho một cái giấy chứng nhận thực tập mà không đến của doanh nghiệp quen biết nào đó. Các thày/cô không minh bạch, rõ ràng thì sinh viên các em nó phải phản ứng, đình công/lãn công như những người công nhân thực sự thôi. Em nhớ không nhầm là nhà trường còn phải trả tiền cho các doanh nghiệp nhận sinh viên về thực tập, ít thôi nhưng cũng có. Năm 1992, em đi thực tập 3 tuần thì đến áp ngày kết thúc có giáo viên đến tận nơi thực tập trao tiền cho chú Trưởng phòng, sau khi giáo viên vào xem bọn sinh viên mần ăn ra răng thì ngay trưa hôm ấy chú Trưởng phòng dẫn cả phòng đi ăn thịt chó, say nhỏe, vui gần chết. Nhưng đến năm sau đi thực tập, cuối kỳ cũng thấy giáo viên đến, vào gặp ông giám đốc, chắc cảm ơn vì đã nhận thực tâp sinh rồi trả thù lao nhận thực tập vì thấy trước khi gặp, cô lôi ra mấy cái phong bì. Lần này thì ông giám đốc xí nghiệp im thít, các cháu sinh viên nhìn nhau cười rồi đóng tiền cũng đi ăn thịt chó. Nghĩ lại thời sinh viên đói dài họng nhưng vui vui.
Bản thân em thấy bài báo của tờ Lao động không chỉ trích đối tượng sinh viên, nếu các cụ đọc bài 2 thì thấy đối tượng chính là các thày, cô giáo đã "tự chuyển biến" thành loại cai lao động giá rẻ, lợi dụng sức trẻ, nhiệt tình của sinh viên, thời gian thông báo đi 1 tháng thì biến thành 3 tháng, rồi biến báo, dọa nạt sinh viên và gia đình.
Thời 1990s, ở các trường kỹ thuật như XD, GTVT thì các sinh viên năm 4-5 thường tham gia đảm trách những việc đơn giản trong các công trình thiết kế nho nhỏ, mà thày/cô/công ty của công đoàn bộ môn nhận, tiền "bồi dường" cũng có nhưng rõ ràng là sinh viên nên đc trả ít hơn so với thuê NLĐ chuẩn chỉ. Sinh viên ở các trường nặng về nghiên cứu thì được giáo viên cho làm thí nghiệm, kết quả đưa người hướng dẫn để cho vào đề tài khoa học. Nhưng công việc rõ ràng, cả hai bên đều đồng ý, những bạn sinh viên học hành èng èng còn không được chọn làm ấy chứ. Mô hình này cả giáo viên và sinh viên đều vui vẻ.
Quay trở lại vụ bán sức lao động của sinh viên dưới nhãn "thực tập công nhân", theo em trường Đại học công nghiệp nên có giải đáp cụ thể để rộng đường dư luận chứ như cô Phó khoa nào đấy dọa nạt rằng sẽ không cho tốt nghiệp rồi đình chỉ thi là không phù hợp với môi trường giáo dục. Chính những trường hợp này dẫn đến việc các bạn sinh viên sợ đi thực tập công nhân rồi gia đình xin cho một cái giấy chứng nhận thực tập mà không đến của doanh nghiệp quen biết nào đó. Các thày/cô không minh bạch, rõ ràng thì sinh viên các em nó phải phản ứng, đình công/lãn công như những người công nhân thực sự thôi. Em nhớ không nhầm là nhà trường còn phải trả tiền cho các doanh nghiệp nhận sinh viên về thực tập, ít thôi nhưng cũng có. Năm 1992, em đi thực tập 3 tuần thì đến áp ngày kết thúc có giáo viên đến tận nơi thực tập trao tiền cho chú Trưởng phòng, sau khi giáo viên vào xem bọn sinh viên mần ăn ra răng thì ngay trưa hôm ấy chú Trưởng phòng dẫn cả phòng đi ăn thịt chó, say nhỏe, vui gần chết. Nhưng đến năm sau đi thực tập, cuối kỳ cũng thấy giáo viên đến, vào gặp ông giám đốc, chắc cảm ơn vì đã nhận thực tâp sinh rồi trả thù lao nhận thực tập vì thấy trước khi gặp, cô lôi ra mấy cái phong bì. Lần này thì ông giám đốc xí nghiệp im thít, các cháu sinh viên nhìn nhau cười rồi đóng tiền cũng đi ăn thịt chó. Nghĩ lại thời sinh viên đói dài họng nhưng vui vui.