- Biển số
- OF-453878
- Ngày cấp bằng
- 17/9/16
- Số km
- 90
- Động cơ
- 206,600 Mã lực
- Tuổi
- 40
EM ƯỚC ĐƯỢC ĐẶT CHÂN SANG MỸ MÀ CÒN CHƯA ĐƯỢC
Đọc bài của cụ thấy bùi ngùi ghê, nhưng tới đoạn này thấy vui.
Em năm 2001 đã từng định kéo cả nhà sang Đức, nhưng rồi khi đi thăm một vòng các anh chị lưu học sinh, lao động đã sang đó học và ở lại ... em đã thay đổi quyết định, vì em ko chịu khổ được. Dù em nghĩ nếu gặp đk khổ em vẫn vượt qua được, nếu bị rơi vào. Nhưng cố rơi vào thì em e ngại, hix.
Nhièu bạn bè em chấp nhận vì học nghĩ cho thế hệ F1 và họ có thể xin được việc làm đúng với ngành đã học. Em thì khác, khó xin vì em học cái ngành ất ơ, dành cho nước phát triển .
Nhiều khi thần người em ngồi nghĩ: nếu em ngày đó quyết tâm ra đi thì sao nhỉ???
Cái câu nghề chọn người có lẽ ứng vào tôi thật. Năm 1991 computer chưa phát triển, tôi thuộc loại mù tịt thứ đó vậy mà nó chọn tôi.
Một người quen đang làm ở một công ty điện tử giúp tôi xin vào đó. Tôi thật sự phân vân vì có biết cái gì về nó đâu mà làm. Họ nói cứ thử đâu mất gì, thế là tôi liều mạng xin việc.
Ngày tới đó phỏng vấn tôi không có một chút tin tưởng nào sẽ vào làm ở đó. Tiếng Anh khá hơn rồi nhưng trả lời sao về công việc? Người manager mời tôi vào một văn phòng để phỏng vấn. Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn đầu đời của tôi trên đất Hoa Kỳ.
Manager: Anh đã làm ở đâu thời gian qua.
Tôi: kể ra những nơi đã làm, toàn những việc tạm bợ.
Manager: anh có biết công ty này làm gì không?
Tôi: tôi có nghe nhưng chưa hình dung rõ ràng về công việc.
Manager: anh có biết gì về board, IC, Cap v.v… không?
Tôi: tôi không biết gì về những cái đó.
Manager: như vậy anh xin vào đây làm gì?
Tôi: tôi không biết gì về những cái đó nhưng tôi tin nếu được nhận làm tôi sẽ làm được.
Người phỏng vấn tôi suy nghĩ một lúc rồi đồng ý nhận cho tôi thử việc 3 tháng.
Thế là tôi có việc làm và công việc này kéo dài 17 năm.
Mai tôi sẽ kể thêm về chuyện này.
Tôi rút ra một kết luận cho đến bây giờ vẫn đúng:
Thứ nhất người Mỹ thích sự thành thật, họ sẵn sàng nhận một người nói thật không biết việc để đào tạo hơn là một người giỏi nghề nhưng họ phát hiện dối trá. Ai xin visa đi Mỹ khi phỏng vấn có lẽ nhận thấy điều này rõ lắm.
Thứ hai nguồn kiếm việc ở Mỹ rất nhiều, nhưng nếu thông qua một người đang làm ở công ty nào đó để ý giới thiệu cơ hội sẽ cao hơn.
Có nhiều công việc ở Mỹ không cần bằng cấp hoặc tay nghề, nếu nghe nói sẽ thấy nó rất khó nhưng khi thật sự làm nó lại rất dễ dàng.
Chúc các cụ các mợ và gia đình một ngày vui và an lành.
giờ có khi em có nhà cho thuê ở bển rồi chứ cụ, tính tham tiền mà, hihi. Nếu có đk ở nước ngoài mà có nhà cho thuê nhà cũng tiêu thoải mái lắm cụ ah. Ông chủ nhà em hổi bên Bỉ, có 8 phòng cho thuê, thu đc 2.400EUR cũng ngon mà nhàn. Như một khoản lương hưu vĩnh viễn ấy.Trả lời cho câu hỏi cuối của thím. Nếu thím đi thù ô tô phang ko có một yellowtea kinh doanh nhà trọ
Em hóng mãi, mong cụ đừng thôi, lờ đi những kẻ đá đểu. Chuyện của cụ hữu ích với rất nhiều người, em đã chia sẻ cho con em đọc.Cảm ơn nhã ý của cụ. Tôi kể chuyện lan man như lời tâm sự, nên xin được kể nơi đây thôi. Kể về mình đã là không hay ho rồi, còn mang đi nhiều nơi thấy ái ngại lắm cụ. Thật ra, nếu ai phản đối tôi cũng xin thôi.
cụ nói kỹ hơn về cuộc sống hiện tại cho a e trên of với. rất nhiều ng đang ấp ủ sang mỹ sống đấy cụ nhéTôi mở topic này để kể về thời gian ở Mỹ, về những buồn vui, thành công và thất bại, khó khăn và thuận lợi trong việc định cư ở nước Mỹ. Tôi nói riêng ở California nơi tôi lập nghiệp (nhưng cũng có thể là chung cho những ai ở các tiểu bang khác của Hoa Kỳ).
Hy vọng những gì tôi đã trải qua có thể giúp được một chút nào cho những ai sắp định cư ở đây, đặc biệt những người qua đây với số vốn ít ỏi (tôi không dám nói tới những người qua đây với núi tiền có sẵn hay mang theo). Thời gian đó có thể hơi khác với bây giờ nhưng có lẽ không khác bao nhiêu đâu. Các cụ các mợ khác có chung hoàn cảnh có thể kể thêm về chính mình để có góc nhìn rộng hơn. Xin cảm ơn mọi người trước.
Tháng 5 năm1986 gia đình tôi rời Sài gòn tới Mỹ theo diện bảo lãnh. Như vậy là may mắn vì dù sao cũng có người thân ở đây trong những ngày đầu bỡ ngỡ.
Phi cơ đưa chúng tôi tới Thái Lan, phi truòng Thái lúc đó nhỏ bé chứ không hiện đại như sau này. Tới Thái Lan, việc đầu tiên những nhân viên di trú Mỹ làm cho mọi người một số giấy tờ tại ngay phi trường. Sau đó xe đưa chúng tôi về một nơi giống như chung cư để tạm trú. Về đó chúng tôi không được bước chân ra khỏi cánh cổng sắt đóng kín, muốn mua bán gì đã có người Thái đẩy xe tới bán tận cổng, kể cả việc bán vàng hay đổi dollars Mỹ qua tiền Thái. Căn chung cư lúc đó đang có khoảng hơn 500 người tạm trú.
Mỗi ngày chúng tôi được cung cấp 2 bữa trưa và tối, ăn xong cứ la cà xuống khu văn phòng dưới đất để nhìn danh sách có chuyến bay hay tụ tập nhau lại hỏi về những địa danh người khác sẽ tới, nói chung ai cũng rất mơ hồ và chẳng biết nhiều về đất nước Mỹ cả.
Ngày thứ ba ở đó, một nhân viên di trú Mỹ gốc VN bắt đầu nói chuyện với mọi người về nước Mỹ. Nói chung là những sơ lược về vùng đất chúng tôi sắp tới để mọi người có khái niệm sơ qua thôi.
Tôi nhớ mãi một chuyện vui của phần này. Cô nhân viên nêu ra một câu hỏi: “Mọi người ở đây có thích sống trong khu nhiều người da đen Mỹ sống không?” Mọi người thi nhau nói không và cô ấy kết luận: “Ngay chúng ta những người chưa tới đó đã có đầu óc kỳ thị người da đen thì đừng trách tại sao? Kỳ thị là một điều tuyệt đối cấm kỵ ở Hoa kỳ, nên mọi người hãy ghi nhớ điều đó.”
Thời gian ở đó tất cả mọi người lo lắng nhất là bị bệnh, dù chỉ là đau mắt, vì có bất cứ triệu chứng bệnh nào cũng bị hoãn chuyến bay.
Sau 10 ngày rồi cũng có chuyến bay. Chúng tôi rời chung cư lúc 5 giờ sáng ra phi trường Thái. Sau đó phi cơ đưa chúng tôi tới Singapore. Trên phi cơ tất cả những người đi định cư được xếp riêng phía cuối phi cơ, mỗi người có một cái túi nhựa lớn đựng đồ linh tinh có chữ OEM. Một nhân viên di trú Mỹ đi theo đoàn người để giúp đỡ.
Tới Singapore, chúng tôi phải chờ hơn 8 tiếng mới có chuyến bay qua Mỹ. Tôi lại có một kỷ niệm quái đản ở đây. Như mọi người biết, thời gian đó nhà vệ sinh ở VN đề chữ W.C hay TOILET, thời gian chờ đợi ở phi trường Singapore kéo dài, mọi người rất mệt mỏi. Tôi thấy một khu vực đề chữ RESTROOM, tôi dẫn con vào đó vì nghĩ đó là phòng nghỉ ngơi chờ đợi, ai ngờ đó lại là nhà vệ sinh.
Cuối cùng cũng tới lúc chúng tôi lên phi cơ đi Mỹ, khởi đầu một cuộc đời mới với những gì còn quá xa lạ trong tâm tưởng mọi người.
Phi cơ đưa chúng tôi xuống phi trường San Francisco, nhân viên di trú ở đó làm thủ tục nhập cảnh cho mọi người và sau đó chuyển phi cơ theo địa điểm của những người mới tới. Chúng tôi lên phi cơ về Los Angeles và mọi người chia tay nhau mỗi gia đình đi về nơi khác nhau.
Trên chuyến bay về Los Angeles, có một tiểu đội lính TQLC Mỹ cùng đi, chắc họ thấy sự bỡ ngỡ của chúng tôi cùng với chiếc túi OEM nên họ lấy ra rất nhiều kẹo chocolate mời chúng tôi ăn. Đó có lẽ là những người Mỹ chúng tôi tiếp xúc đầu tiên trên đất Mỹ.
Phi cơ đáp xuống Los Angeles lúc 9 giờ tối, làm xong thủ tục bước ra khỏi khu vực cách ly đã thấy người nhà đứng đợi. Từ Los Angeles về thành phố Westminster quận Cam khoảng cách 45 dặm, tôi thật sự choáng ngộp vì xa lộ, về đoàn xe hơi vun vút trên đường. Nó lớn và quá hiện đại dù trước đó cũng đã biết qua khi học sinh ngữ ở VN rồi.
Về tới nhà đúng 12 giờ rưỡi sáng. Điều đầu tiên tôi thấy khác lạ là nhà ở Mỹ cửa ra vào rất nhỏ, chỉ là hai cánh cửa gỗ mở ra chứ không rộng như cửa sắt ở VN.
Mệt mỏi sau một chuyến bay rất dài nhưng đêm đó tôi không thể nào ngủ được, nỗi nhớ nhà, nhớ Sài gòn quặn thắt, nỗi lo nặng trĩu về những ngày sắp tới sẽ ra sao khi hai vợ chồng và hai con (đứa 3, đứa 1 tuổi) trong khi tất cả tài sản chỉ có đúng 98 dollars cuối cùng.
Một cuộc đời mới bắt đầu từ đêm nay.
Đây không phải là topic thảo luận mà là chia sẻ kinh nghiệm sống và trải nghiệm.Em chả thấy làm sao cả mà cụ vang, cụ quá khắt khe và ko biết chấp nhận các quan điểm khác nhau, ý kiến khác nhau ah???
kểêMỗi 1 người VN trên đất Mỹ đều có 1 câu chuyện của riêng mình, có những giọt mồ hôi, nước mắt đằng sau sự thành công mà chẳng mấy người được biết. Cảm ơn cụ chủ top về chia sẻ của cụ. Em cũng có câu chuyện của riêng mình trên đất Mỹ này nhưng chắc chắn nó không thể so sánh với cụ.
Bó tay với cụ, sự khắt khe bản chất này có làm cụ hạnh phúc ko cụ? Em hỏi thật!Đây không phải là topic thảo luận mà là chia sẻ kinh nghiệm sống và trải nghiệm.
Như kiểu cụ đi nghe hòa nhạc ấy, dàn nhạc đang chơi cụ nhảy lên cướp đàn đánh vì chơi không vừa ý cụ à?!
Ngồi im và thưởng thức, thích thì vỗ tay, không thích thì về sớm!
Thế cụ nhỉ
Con người được trải nghiệm cuộc sống, sinh tồn tự lập và đi bằng đôi chân của mình, cuộc đời thành công dù nhiều ít thì sẽ tự hào về chính bản thân mình phỏng chị Pên..Đọc comment này của cụ mà em cũng... bâng khuâng!
Đồ rằng tuy không Ức vạn phú nhưng cụ tự hào và thực sự quá đáng tự hào về thành quả của cả chuỗi gian nan của cuộc đời.
Kính chúc cụ sức khỏe!