Ở thớt định cư trước, em từng chia sẻ từ câu chuyện của bạn bè thân quen của em, là chi phí y tế bên Mỹ rất đắt đỏ. Cũng gần giống như VN, nếu bệnh nặng thì cũng sạt nghiệp như thường. Dù có bảo hiểm thì bảo hiểm cũng chỉ trả 80%, cái hóa đơn 20% thôi mà cũng con số khủng luôn cho nhiều dịch vụ y tế. Còn thông tin đọc được từ báo chí thì đến phó tổng thống Biden muốn chữa ung thư cho con cũng phải lăm le bán nhà.
Thế là có một số cụ mắng vốn em, nói em không sống ở Mỹ chỉ nghe hơi nồi chõ nên nguồn tin tào lao không đáng tin cậy. Cụ
nguyencharlie cũng nói em nói sai hoàn toàn, vì mẹ cụ ý chữa ung thư ở Mỹ không tốn một đồng nào.
Giờ ở thớt này, có sự chia sẻ của mợ
Nhảm và Nhạt, cụ
juneboy , cụ
kimma cũng ở Mỹ hoặc có kinh nghiệm ở Mỹ thì lại nói đúng những điều mà em được bạn bè ở Mỹ chia sẽ cũng như đọc trên internet, là chi phí y tế bên Mỹ rất đắt đỏ. Kể cả có bảo hiểm thì cũng phải đóng 10% hoặc 20% và vẫn rất đắt. Tức là thông tin hoàn toàn trái ngược với thông tin cụ
nguyencharlie , một người ở Mỹ lâu năm.
Vậy mợ
Nhảm và Nhạt cho em hỏi vì sao lại có nhiều nguồn thông tin khác nhau thế này, mà em thấy thì có vẻ ai cũng nói đúng vì toàn người ở Mỹ cả. Như vậy phải chăng ở Mỹ có nhiêu loại hình bảo hiểm y tế khác nhau, hoặc từ ngày có đạo luật Obamacare thì người nghèo hoặc già cả như mẹ cụ
nguyencharlie sẽ được thanh toán toàn bộ viện phí kể cả bệnh nan y? Còn người đóng bảo hiểm thì chỉ được thanh toán 80-90% và vẫn có thể sạt nghiệp như thường dù chỉ phải trả 10% trong trường hợp bệnh nan y, chi phí y tế khủng khiếp?
Còn đây là thông tin em mới đọc :
N
ước Mỹ là một quốc gia coi trọng bản quyền và đây là lý do các loại thuốc ở đây đắt hơn rất nhiều so với các nước khác.
Thêm vào đó, hàng loạt những chi phí thử nghiệm, kiểm duyệt cũng như việc các nhà đầu tư muốn thu lời sau phát minh đã đẩy nhiều loại thuốc lên mức quá cao so với thu nhập bình quân của người dân.
May mắn thay, dịch vụ bảo hiểm vẫn còn và có thể chi trả một phần. Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm cũng cần có lợi nhuận nên việc người nghèo tại Mỹ tử vong do không có tiền chữa trị hay mua thuốc là điều bình thường.
Năm 2007, có đến 62,1% số đơn xin phá sản tại Mỹ là do chi phí y tế quá đắt đỏ so với thu nhập. Trong khi một nghiên cứu cho thấy khoảng 45.000-48.000 trường hợp tử vong hàng năm tại Mỹ là do không có bảo hiểm y tế, hoặc không đủ tiền đóng bảo hiểm.
Link: (
http://soha.vn/chi-100-ngay-nua-ong-obama-se-ve-huu-day-la-3-di-san-lon-nhat-va-gay-tranh-cai-nhat-trong-cuoc-doi-tong-thong-cua-ong-20161004202111871.htm)
Như vậy trước khi có đạo luật Obamacare thì nhiều người dân Mỹ phá sản vì chi phí y tế đắt đỏ. Và hàng chục nghìn người chết vì khong được chữa trị do không có bảo hiểm y tế.
Từ 2010 thì nhờ đạo luật Obamacare thì tình hình có được cải thiện? Nhưng vì cái đạo luật này mà nợ công nước Mỹ dưới thời Obamacare bị tăng lên gấp đôi. Vậy có nguy cơ đạo luật này sẽ bị dỡ bỏ , hoặc sẽ phải thay đổi ? và đạo luật này chỉ có lợi cho người nghèo chứ người đi làm đóng bảo hiểm thì cũng chả cải thiện được gì vì vẫn phải thanh toán 1 phần viện phí trong khi người nghèo không tiền thì lại được thanh toán 100%?
Rất mong mợ
Nhảm và Nhạt hoặc các cụ nào từng ở Mỹ giải ngố cho em ạ .
Theo em hiểu thì những gì cụ nghe được là đúng, ít nhất là chuyên 80% & 20%. Chuyện cụ charlienguyen nói mẹ cụ ý chữa bệnh không tốn đồng nào cũng không có gì sai.
Hệ thống bảo hiểm y tế ở Mỹ rất phức tạp và nhiêu khê. Về cơ bản thì có các loại sau:
1. MEDICARE: bảo hiểm y tế dành cho những người đã nghỉ hưu, và đã từng đi làm & có đóng góp đủ phần vào quỹ Medicare. Cái này em chưa tới tuổi phải nghiên cứu nên cũng không rành, chỉ biết là ngay bên trong Medicare còn có nhiều plan/part khác nhau, mình có thể phải đóng thêm tiền để được vào plan nào đó phù hợp với bản thân hơn.
2. MEDICAID: bảo hiểm dành cho những người không có khả năng đi làm, cho trẻ em (nếu không được "ăn theo" bảo hiểm y tế của cha mẹ), cho những người thu nhập thấp... Medicaid này tùy theo từng tiểu bang. Chẳng hạn như tiểu bang California, nơi cụ charlienguyen sống thì có tên Medi-Cal mà theo em biết thì khá rộng rãi trong việc cung cấp cho nhiều đối tượng, và yêu cầu cũng ít khắt khe hơn. Nơi em ở thuộc hàng bảo thủ thế nên rất khó xin medicaid vì điều kiện để xin cũng khắt khe hơn rất nhiều.
3. Private health insurance là bảo hiểm sức khoẻ được các hãng bảo hiểm tư nhân điều hành. Loại bảo hiểm này phổ biến nhất, và thường thì lợi ích (benefits?) cũng rất khác nhau tuỳ theo mỗi gói. Chẳng hạn cá nhân em, 1 tháng mua bảo hiểm (sức khoẻ & răng miệng) cho cả gia đình hết chừng trên dưới $300. Gói bảo hiểm của em thế này:
- $450 annual deductible/individual, $900 annual deductible/family. Tức là bất kể thế nào, em phải trả $450 cho mỗi cá nhân (tổng $900/cho cả nhà) trước khi bảo hiểm mới bắt đầu thanh toán phần 80%. Thí dụ, em đi chụp MRI hết $1000. Phần của em sẽ phải trả là $450 + $110 (20% của $550). Khi bổn phận deductible đã xong thì những lần khám sau bảo hiểm sẽ thanh toán 80%, em lo 20%
- Stop loss: $1600/individual, $3200/family. Đây là số tiền tối đa em sẽ phải trả (trong 1 năm) (không tính phần deductible nói trên). Chẳng hạn vợ em đi sinh con, tiền bác sỹ, tiền bv hết $10,000 thì gia đình em sẽ phải gánh tối đa $1600 + $450 deductible thôi, sau đó bảo hiểm trả 100%.
Nôm na là thế. Theo em biết thì gói bảo hiểm nào cũng có khoản stop loss này, bởi vậy chuyện phá sản vì 20% là chuyện hơi khó xảy ra.
Obamacare là cái tên (không) thân ái mà các bạn bên đảng Cộng Hoà gọi chương trình bảo hiểm của TT Obama. Tên chính thức của nó là Affordable Care Act (ACA). Nói về ACA thì có rất nhiều ý kiến trái chiều, số người ủng hộ nó chắc cũng ngang ngưả số người chửi mắng nó. Về cốt lõi, ACA có nhiều cái rất hay, đơn cử như:
1. Cho phép con cái "ăn theo" bảo hiểm của cha mẹ tới 26 tuổi (trước đây là 21 tuổi).
2. Không cho phép các gói bảo hiểm đặt mức thanh toán tối đa. Chẳng hạn như gói BH của em từng đặt mức thanh toán tối đa (lifetime) là 2 triệu USD. Lỡ em bị bệnh gì hiểm nghèo, chữa trị vượt quá mức đó thì xong đời em, vì họ sẽ không thanh toán nữa.
3. Không cho phép từ chối bảo hiểm với những người có bệnh sẵn (pre-existing conditions), nôm na kiểu như vác khối ung thư đi mua bảo hiểm cũng được (trước khi ACA ra đời thì có mà mơ)
...v.v
Nói tóm lại thì cá nhân em thấy cần có ACA, tuy nhiên vẫn còn cần phải chỉnh sửa nhiều.