[Funland] Sinh nhật con trai đầu - Một chút hồi tưởng về quá khứ ...

mazda3_pro

Xe lăn
Biển số
OF-68330
Ngày cấp bằng
14/7/10
Số km
10,931
Động cơ
540,872 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hôm nay nhân dịp sinh nhật 15 tuổi của cháu đầu lòng, cũng là ngày đầu tiên vào lớp 1 của cháu bé nhất. Thể theo nguyện vọng của các con, tôi và vợ cũ cùng đưa các cháu đi ăn ở nhà hàng sushi running vì các cháu muốn thi đua xem ai ăn được nhiều hơn. Trồng đĩa của ai cao hơn thì người đó thắng, khiến cái bàn của chúng tôi như đang diễn xiếc, cũng làm các cô phục vụ trong quán phải phì cười. Ngắm nhìn các con vui vẻ mà tôi nhớ tới những ngày đầu tôi gặp mặt mẹ tụi nhỏ.

Chuyện xảy ra cách đây cũng 16,17 năm rồi, từ những năm 2002. Năm đó tôi đang học năm thứ 3 đại học, tôi thi đại học muộn nên lúc đó cũng đã 25 tuổi. Một buổi tối cuối thu tôi nhận được điện thoại của Mami tôi, Mẹ tôi có tâm sự rằng vừa giúp đỡ 1 cô bé gặp khó khăn mới sang bên Séc này sinh sống. Bố Mẹ thấy hoàn cảnh cô bé tội nghiệp nên cưu mang. Vì chỉ có 2 thằng con trai nên Bố Mẹ tôi đã coi cô ấy như con gái.

Tôi cũng tò mò muốn biết cô bé ấy như thế nào nên cuối tuần thu xếp về thăm gia đình. Bố Mẹ tôi có 1 quán ăn nhỏ và giờ cô ấy giúp họ chạy bàn phục vụ khách. Đập vào mắt tôi là một cô bé có khuôn mặt tròn tròn, tóc buộc túm thả hai bên như một cô học trò thời trung cấp, cùng một cái răng cửa ở hàm dưới bị sứt. Một ấn tượng ban đầu không hề tồi. Cô bé niềm nở chào tôi vì tưởng là khách hàng hay người quen của quán. Sau khi biết tôi là anh con trai lớn về thăm Bố Mẹ thì cô bé đó lại trở nên ngại ngừng, bẽn lẽn.

Tôi ở thăm nhà hết cuối tuần thì quay lại Praha để tiếp tục học. Tới Tết cổ truyền Việt Nam năm đó thì tôi lại về nhà để cùng xum vầy cùng gia đình bên mâm cơm Tất Niên. Cô bé đó cũng tham gia như một thành viên của gia đình tôi. Đợt đó tôi có đi cắt 1 cành đào và trang trí hoa đào giả để cho không khí thêm ấm úng. Cả nhà cùng ăn cơm, trò chuyện rồi sau đó chụp ảnh đón Tết bên cành đào điểm những cánh đào hồng. Tối đó gia đình tôi cũng đưa cô bé đi đón Tết ở cộng đồng người Việt. Với ai, Bố Mẹ tôi cũng vui vẻ giới thiệu mới có thêm 1 cô con gái nuôi.

Mùa đông năm ấy thì tôi nhận được điện của Mami, nói là cô bé bị bệnh và phải nhập viện. Bà bảo nếu tôi rảnh thì ghé về thăm cô bé, vì bố mẹ cũng bận việc nên không vào thăm thường xuyên được. Lúc đó tôi cũng đang nghỉ ôn thi nên liền chạy xe về xem tình hình thế nào. Sau khi ghé qua thăm Bố Mẹ, chỉ nghe 2 người nói là cô bé đó từ khi về đây thì đã có bệnh trong người, nhưng dấu diếm mọi người vì sợ và ngại. Thỉnh thoảng nghe nói ở nhà cũng gửi thuốc qua cho uống nhưng không nói rõ là bệnh gì. Mấy tháng nay thì bệnh tự nhiễn bộc phát, không dậy được nên Bố tôi phải đưa vào bệnh viện để cấp cứu. Bác sỹ thấy bệnh tình nghiêm trọng nên yêu cầu nhập viện để theo dõi và điều trị. Lúc đó thì cả nhà mới biết là cô bé bị bệnh đường ruột mấy năm nay.

Tôi vào bệnh viện thấy cô bé da dẻ khá xanh xao. Mới tháng trước khuôn mặt còn tròn trịa, vậy mà giờ đây đã tiều tụy, đầy lo âu mệt mỏi. Tôi chỉ biết động viên khích lệ tinh thần cô bé và ngồi nghe cô bé tâm sự lại toàn bộ sự việc trong thời gian vừa qua. Đây là lần đầu tiên cô bé kể với tôi về những chuyện liên quan tới cô bé và gia đình của cô ấy.

Thì ra cô bé đã bị bệnh đường ruột từ khi còn đang theo học ở Vn. Nhưng vì chủ quan, nghĩ rằng chỉ là bệnh đau đại tràng bình thường nên chỉ uống thuốc Nam với thuốc Bắc, rồi chữa trị theo kiểu Đông Y. Cô bé cũng thành thật kể với tôi lý do cô bé đó qua đây. Ở Vn cô bé có yêu 1 người theo bên đạo, nghe nói 2 người cũng yêu nhau sâu đậm. Nhưng vì bố cô bé làm bên cảnh sát giao thông ở huyện và cũng đang thu xếp cho em trai của cô ấy vào ngành, nên việc cô ấy lấy 1 người theo đạo sẽ làm ảnh hưởng tới việc này. Chính vì thế mà gia đình mới tìm mọi cách để ngăn cản và cho cô bé sang bên này với người chị họ cũng là 1 giải pháp tình thế.

Cô bé đặt chân sang đất Séc là những ngày cuối mùa xuân năm 2002, khi được 23 tuổi. Sau một thời gian bán hàng giúp các chị ở biên giới thì cô bé bị phát bệnh và phải nhập viện. Các bác sỹ chuẩn đoán cô bé bị viêm đại tràng mãn tính, đã chuyển sang giai đoạn xấu. Nhưng vì cô bé chỉ có bảo hiểm y tế thỏa thuận nên bên bảo hiểm từ chối chi trả thêm viện phí và đơn phương cắt hợp đồng. Thế nên các chị họ của cô bé đã bàn bạc và quyết định đưa cô bé sang nhập trại tị nạn ở Đức. Họ thuê một ông người Đức chở cô bé đưa thẳng vào trại tị nạn ở München. Tại đó, khi làm thủ tục nhập trại, các bác sỹ của trại đã phát hiện ra cô bé bị bệnh và đưa luôn vào bệnh viện để điều trị. Cũng chẳng hiểu do thật thà hay do định mệnh mà trong quá trình nằm điều trị trong bệnh viện bên Đức, thư từ mọi người trong gia đình ở Vn gửi sang Séc cho cô bé lại được các chị gửi chuyển tiếp vào trại cho cô bé. Sau mấy tháng điều trị, nhân viên trại tị nạn để ý thấy cô bé có địa chỉ bên Séc, nên mới điều tra và phát hiện ra cô bé có giấy tờ ở Séc. Họ liền yêu cầu Hải quan cửa khẩu mang trả cô bé về đất Séc.

Vậy là sau mấy tháng được điều trị miễn phí bên nước Đức, cô bé lại được hải quan Đức đưa tận về biên giới Séc để trao trả lại. Hải quan Séc nhận bàn giao từ phía Đức nhưng vì cô bé đó không hiểu cả tiếng Séc lẫn tiếng Đức nên nhân viên hải quan phải vào quán ăn của Bố Mẹ tôi ở gần đó để nhờ thông dịch giúp cô bé và khai một số giấy tờ. Sau khi giúp cô bé làm mọi thủ tục pháp lý thì hải quan cho cô bé đó được tự do. Thấy hoàn cảnh của cô bé không biết đi đâu về đâu nên Bố tôi mới đưa cô bé về quán và trao đổi với Mami tôi, rồi họ quyết định mở lời giữ cô ấy ở lại quán để phụ việc.

Ngồi nghe cô bé kể lại toàn bộ sự việc, tôi cũng thấy lòng trùng xuống. Biết rằng mỗi người có một số phận, nhưng thân gái dặm trường, lại bệnh tật trong người bôn ba nơi đất khách thật không dễ dàng. Nhìn những giọt nước mắt chảy dài trên má cô bé, càng khiến tôi thương cảm. Vì đang nghỉ sau kỳ thi khá rảnh rỗi, nên hàng ngày tôi đều vào thăm cô bé và thông dịch giúp các bác sỹ cùng y tá điều trị cho cô ấy. Họ cũng mừng vì có tôi giúp đỡ hỗ trợ, bởi gần như cô bé không hiểu gì tiếng Séc cả. Có 1 lần bác sỹ yêu cầu cần phải nội soi đường hậu môn của cô bé. Không có cách nào khác, họ cần tới sự trợ giúp của tôi. Sau khi có được sự chấp thuận từ cô bé, tôi được đi cùng vào phòng xét nghiệm. Ở đây các y tá phải cởi bỏ y phục của cô bé để đo điện tâm đồ cũng như chuẩn bị cho bác sỹ tiến hành nội soi. Nhìn thân thể xanh xao, ốm yếu nằm trên giường điều trị mà lòng tôi thắt lại. Chứng kiến cô bé phải chịu đựng nỗi đau của bệnh tật, của những xét nghiệm đau đớn như thế này, trong khi không có người thân gia đình bên cạnh, khiến tôi tự nhủ sẽ cố gắng giúp đỡ và bảo bọc cho cô bé.

Về tới phòng bệnh sau khi làm nội soi, cô bé mệt và thiếp đi. Tôi ngồi bên cạnh nắm lấy tay cô bé, vừa an ủi vỗ về vừa như thể truyền thêm cho cô ấy sự đồng cảm dù chỉ là giữa người với người. Một lúc sau cô bé tỉnh giấc, khi thấy tôi vẫn ngồi bên giường, tôi cảm nhận được ánh mắt ấm áp và mừng rỡ của cô bé. Ít ra trong lúc này, cô bé đã không đơn độc. Những giọt nước mắt lại len lỏi chảy dài xuống ga giường. Tôi lấy tay lau đi những giọt nước mắt đó, thì lại khiến cô bé khóc to thành tiếng. Tôi hiểu cảm giác đó của em, của một cô gái trẻ đã phải trải qua những tháng ngày vất vả với bệnh tật trong người. Chưa tới 1 năm, em đã phải trải qua quá nhiều những thăng trầm của cuộc sống. Rồi mấy bữa nữa, khi nhận được hóa đơn thanh toán của bệnh viện gửi về, hãng bảo hiểm có lại tiếp tục cắt bảo hiểm thỏa thuận với em nữa hay không?

Cái gì tới rồi cũng tới, bác sỹ thông báo với cô bé là bên bảo hiểm chỉ chi trả nốt theo quá trình điều trị trong 2 hôm nữa, nếu chúng tôi chấp nhận trả tiền thì bệnh viện mới điều trị tiếp còn không thì cô bé phải xuất viện, rồi tìm sự trợ giúp khác theo pháp luật của Séc. Chúng tôi bàn bạc và gọi điện cho Bố Mẹ tôi để tìm hướng giải quyết. Sau khi hội ý thì chúng tôi thống nhất sẽ xuất viện trước rồi tính sau. Ít ra thì sau 2 tuần nằm viện, sức khỏe của cô bé đã đỡ hơn và bệnh cũng thuyên giảm khá nhiều.

Vì không còn bảo hiểm y tế, nên việc điều trị tiếp cho cô bé đúng là bế tắc. Nhập trại tị nạn ở Séc để nhờ hỗ trợ về y tế cũng như tìm sự giúp đỡ từ những tổ trức nhân đạo là có cơ hội, nhưng với giấy tờ cư trú hợp pháp theo diện kinh doanh của cô bé hiện giờ cũng như trích lục đã nhập trại ở Đức thì rất khó được chấp nhận. Mà bỏ tiền ra để điều trị thì là điều không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của cô ấy. Gia đình tôi cũng chẳng khá giả gì để có thể giúp cô bé điều trị bệnh. Cô bé cũng có gọi điện về Vn cho gia đình và cuối cùng mọi người quyết định cho cô bé về Vn để điều trị tiếp. Dù sao ở Việt Nam cũng có gia đình người thân.

Cũng gần tới Tết nên một người bạn của Bố tôi cũng về Việt Nam, bác ấy nói sẽ đi cùng để đưa cô bé về sân bay cho tiện, dù sao có người quen đi cùng cũng tốt hơn. Khi ra sân bay, tôi có nói với cô bé hãy an tâm, cứ về nhà điều trị và an dưỡng. Ở bên này tôi sẽ tìm hiểu và nghĩ mọi cách để lo bảo hiểm cho cô bé. Dù sao điều kiện điều trị bệnh tật ở Séc ít nhiều cũng đỡ hơn ở Việt Nam, tôi đã nghĩ như vậy.

Tôi cũng lo lắng cho chuyến bay dài qua đường Hồng Kông, nên tôi cũng liên lạc với 1 người bạn làm bên công ty Cathay để ý hỗ trợ cho cô bé. Đúng như tôi lường trước, chuyến bay về tới Hồng Kông thì bị lỡ chuyến, hành khách phải nghỉ lại qua đêm rồi mới nối chuyến tiếp để về Việt Nam. Người bạn của tôi đã can thiệp bằng quyền hạn của cô ấy để cô bé có thể nghỉ lại ở phòng ưu tiên trong khách sạn của sân bay. Tôi thật sự rất cảm kích trước sự nhiệt tình của cô bạn này, sau khi nghe cô bé kể lại khi về tới Việt Nam an toàn.

Ở bên này tôi cũng hỏi 1 số nơi về vấn đề bảo hiểm y tế và cuối cùng có 1 người chị khá thân giới thiệu cho tôi 1 cách để lách luật. Vâng, ở xã hội nào cũng vậy, để tồn tại, con người luôn tìm mọi cách để vượt qua khó khăn dù đó là bất hợp pháp. Có nhà máy đang cần công nhân, lại có người cần hồ sơ để vào nhà máy đó làm việc, thế nên tất cả đều là cộng sinh với nhau để cùng tồn tại. Nghiễm nhiên cô bé có hồ sơ làm việc trong nhà máy, có bảng lương, có thẻ bảo hiểm y tế. Như thế là quá đủ cho 1 cuộc trở lại nước Séc để điều trị lâu dài. Lúc này bệnh tình của cô bé ở Vn cũng không thuyên giảm mà có phần nặng thêm. Mặc dù cô bé được điều trị trong viện dành cho nhân viên an ninh theo quyền lợi của bố cô ấy, nhưng cũng không khả quan mấy.

Mùa hè năm đó tôi book vé cho cô bé đó quay lại Séc. Thật sự lúc này Bố Mẹ tôi không muốn tôi can thiệp sâu vào chuyện có liên quan tới cô bé nữa. Ông Bà tuy vẫn thương cô bé, vẫn muốn giúp đỡ cô bé những Ông Bà lo sợ tôi có tình cảm với cô bé rồi tương lai sau này sẽ vất vả. Cha mẹ nào cũng vậy, đều thương yêu và lo lắng cho các con. Không muốn các con đi vào con đường khó khăn mà bố mẹ đã nhìn thấy phía trước. Nhưng thanh niên mà, còn nông nổi và hiếu thắng, luôn tin vào bản thân và đặt nặng vào tình cảm mà bỏ qua lý trí.

Một ngày nắng đẹp mùa hè, tôi ra sân bay đón cô bé rồi đưa về nhà thăm Bố Mẹ tôi. Sau khi nghe Ông Bà bóng gió về chuyện ngăn cản tiến xa hơn trong tình cảm, chúng tôi đều không nói gì cả. Mấy hôm sau thì tôi đưa cô bé về ở trong ký tức xá cùng người bạn Tây sau khi được sự đồng ý của nó. Nó cũng nghe tôi kể qua tình hình của cô bé và chẳng biết run rủi thế nào, nó giới thiệu cho chúng tôi tới gặp ông Giáo Sư (lúc đó Ông vẫn đang là Phó giáo sư Tiến sỹ chuyên gia về bệnh đường ruột). Sau khi làm một loạt xét nghiệm thì ông PGS chuẩn đoán cô bé mắc chứng bệnh Mc Crohn (một thứ bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa mà cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm). Vì bệnh của cô bé đã chuyển sang giai đoạn nguy hiểm nên cần phải phẫu thuật ngay để cắt bỏ phần ruột già viêm nhiễm và tạo van hậu môn giả ở thành bụng.

Tôi nhớ ngày phẫu thuật là 3.9, sau quốc khánh Việt Nam 1 ngày. Ca phẫu thuật thành công, mở ra một trang đời mới với tôi và cô bé. Bây giờ, cô bé phải sống chung với cái van hậu môn giả ở thành bụng và hàng ngày phải thay cái túi đựng chất thải gắn vào đó thay cho ruột già đã được cắt rời ra khỏi ổ bụng. Ông PGS quyết định không cắt bỏ hẳn ruột già, mà chỉ cắt những phần viêm rồi khâu định vị phần ruột già đó lại thành bụng, với hy vọng nền y tế thế giới sẽ tìm ra cách chữa trị được bệnh Mc Crohn này, để sau này nếu có cơ hội, ông ấy sẽ nối trả lại ruột già cho cô bé có được cuộc sống như người bình thường.

Phẫu thuật xong 1 thời gian thì bảo hiểm y tế bị cắt vì hợp đồng lao động bị hủy. Bởi 1 người đang nằm viện thì không thể đi làm được. Những người đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi, họ cũng đã cố hết sức và may mắn là không ai bị vấn đề gì sau chuyện này. Ông PGS khi biết chuyện cô bé không còn bảo hiểm y tế, ông ấy cũng rất lo lắng. Cuối cùng Ông ấy tìm ra cách là đăng ký cho cô ấy làm bệnh nhân đặc biệt trong đề án mà Ông ấy giảng dậy trong trường đại học Y. Nhưng đây cũng chỉ là giải pháp ngắn hạn, bởi việc điều trị bệnh này phải tính theo năm hoặc có khi tới hàng chục năm. Qua tìm hiểu, chúng tôi chỉ còn có cách là phải làm được thẻ vĩnh trú cho cô bé. Có như vậy cô ấy mới có quyền hạn và trách nhiệm mua bảo hiểm y tế trọn đời theo luật cư trú của CH Séc. Mà muốn có thẻ vĩnh trú thì chỉ có cách là lấy Tây hoặc người có quốc tịch Séc, mà như vậy sẽ tốn khá nhiều tiền và không phải ai cũng nhận làm, khi biết tình hình sức khỏe của cô ấy.

Rồi một bước ngoặt mới trong cuộc đời của cả hai chúng tôi. Sau sinh nhật của cô bé vài tuần, cô ấy nói với tôi là em đã có thai. Thật sự lúc đó tôi chưa từng nghĩ tới tình huống này, bởi tôi chưa có sự nghiệp gì cả. Tuy cũng 25, 26 tuổi đầu nhưng học hành vẫn giang dở. Tuy tôi cũng có buôn bán làm ăn này nọ, nhưng cũng chỉ là kiếm tiền để ăn tiêu chơi bời mà không phải xin tiền Bố Mẹ. Giờ tự nhiên có con thì đúng là tôi khá căng thẳng. Tôi đã có 1 sai lầm là nói ra suy nghĩ thiển cận của tôi ngay lúc đó :"Hay là chúng ta bỏ thai đi em nhé". Cho đến thời điểm này tôi cũng không hiểu sao tôi lại nói ra được như vậy với em, một người đang mang trong người cốt nhục của tôi. Tôi biết, em đã hận tôi vì điều đó, và cái giá tôi phải trả có lẽ là những gì đã trải qua trong cuộc sống sau này.

Sau khi bình tĩnh lại, chúng tôi cùng tới gặp Ông PGS và nhờ Ông ấy tư vấn. Nhìn chúng tôi như nhìn những đứa con thơ con dại, Ông ấy mỉm cười và vỗ về cô bé :"chúng mày phải vui mừng vì có con chứ, nếu chúng mày cảm thấy có con là điều tuyệt vời, mà Ông Trời (God) đã trao tặng, thì hãy giữ lấy em bé. Tao lấy danh dự của một người bác sỹ, sẽ cố gắng để mẹ con mày được mẹ tròn con vuông. Còn mày nữa, thằng bé này, hãy mạnh mẽ lên, có thể mày sẽ là người bạn đồng hành với nó trên đường đời cùng với căn bệnh này. Nhưng đấy là với tình cảm và trách nhiệm rõ ràng của một thằng đàn ông. Không ai bắt mày phải làm điều mày không muốn, nhưng để khuyên nhủ thì tao không muốn con bé bỏ đi mầm sống đang trong bụng này".

Tôi vẫn nhớ rất rõ những câu nói của Ông PGS lúc đấy. Nó giúp tôi nhìn nhận lại mọi việc, nhìn lại tình cảm của chính mình. Tôi có yêu cô bé không? Chính xác là có, mặc dù nó suất phát từ tình thương. Tôi thương em ngay từ lần đầu thấy em nằm trên giường bệnh. Thương em phải trải qua những khó khăn trong cuộc đời. Rồi bệnh tật, tiếng tăm lại không biết nơi đất khách quê người. Lâu dần từ tình thương, tình cảm của tôi chuyển sang yêu từ lúc nào tôi cũng chẳng biết. Tôi thấy rằng tôi phải có trách nhiệm với em, cùng em vượt qua những khó khăn để có được cuộc sống hạnh phúc. Tôi tin, tôi sẽ làm được điều đó, và như vậy là đủ để tôi quyết định lấy em. Thực ra chúng tôi cũng đã ăn ở như vợ chồng từ trước cả khi em lên máy bay về VN dịp Tết đầu năm. Nếu không có tình cảm, tôi nghĩ tôi đã không xác định bước vào mối quan hệ bị ngăn cấm này.

Ông PGS rất vui khi biết chúng tôi quyết định giữ lại em bé. Đồng thời Ông ấy giới thiệu cho chúng tôi được theo dõi thai kỳ bởi bà bác sỹ có uy tín và kinh nghiệm. Rồi cũng qua sự tư vấn của gia đình và bạn bè, chúng tôi cùng tới gặp một gia đình luật sư quen với Bố Mẹ tôi. Anh con trai của họ cũng là luật sư mới ra trường, sau khi xem hồ sơ và bệnh án của cô bé, anh ta khuyên chúng tôi nên sớm đăng ký kết hôn. Bởi theo luật cư trú hiện hành của Séc, điều kiện cần để xin vĩnh trú và bảo hiểm y tế bắt buộc là phải ở Séc ít nhất 5 năm, mà cô bé thì mới được 2 năm nên xin theo luật bình thường là không có cơ sở. Giờ chỉ còn cách xin theo luật nhân đạo nếu cô ấy sinh con với tôi và có đăng ký kết hôn. Tôi lúc đó tuy không có quốc tịch Séc, nhưng tôi có thẻ vĩnh trú, ngẫu nhiên con tôi khi sinh ra cũng có thẻ vĩnh trú. Mẹ của cháu bé cũng chính là vợ tôi, được phép cư trú dài hạn tại Séc. Nhưng vì cô ấy bị bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm tới tính mạng, nếu phải về Việt Nam thì cơ hội được sống sẽ giảm đi rất nhiều, vì đây là căn bệnh vẫn đang trong quá trình nghiên cứu của nền y học thế giới. Nên việc đặc cách cho cô ấy được sống và có điều kiện điều trị bệnh tật sẽ được chính phủ Séc chấp thuận.

Vâng, chính nhờ luật nhân đạo này mà vợ tôi sau khi đăng ký kết hôn và sinh con đã nhận được thẻ vĩnh trú và bảo hiểm y tế bắt buộc trọn đời. Anh luật sư đã tận tình giúp đỡ chúng tôi với chi phí ít ỏi nhất. Có lẽ không bao giờ tôi quên được ân huệ mà Anh ấy và gia đình đã giúp đỡ chúng tôi. Sau khi vợ tôi hết hợp đồng làm bệnh nhân nghiên cứu cho trường Y, thì Ông PGS lại giới thiệu chúng tôi tới gặp hãng sản xuất trang thiết bị cho căn bệnh này (cụ thể là nơi sản xuất túi và cái dán với hậu môn giả mà vợ tôi đang dùng hàng ngày). Họ đồng ý hỗ trợ y tế cho gia đình tôi tới khi vợ tôi có thẻ vĩnh trú, với điều kiện là cho phép họ sử dựng hồ sơ của vợ tôi vào mục đích quảng cáo. Điều này không ảnh hưởng gì tới cuộc sống của chúng tôi cả, chỉ là vài tuần tôi phải đưa vợ tôi tới gặp họ để phỏng vấn và lấy số liệu.

Hôm sinh cháu đầu lòng năm 2004 cũng là một kỷ niệm đáng nhớ. Cháu không chịu xoay đầu trong quá trình mang thai, mà Ông PGS cũng không muốn thực hiện đẻ mổ vì liên quan tới cái ruột già bị cắt rời và đang điều trị bên trong bụng của vợ tôi. Nên Bà bác sỹ phụ trách khoa sản quyết định trực tiếp đỡ đẻ cho vợ tôi bằng phương pháp đẻ thường theo ngôi mông (nghĩa là thai sẽ ra mông trước tiên, rồi bác sỹ sẽ kéo chân, rồi tới lưng và đầu ra sau cùng). Tôi được phép vào phòng đẻ ngay từ đầu để hỗ trợ thông dịch, bởi vợ tôi không hiểu tiếng Séc. Cả quá trình đón con đầu lòng tôi đều được chứng kiến. Vợ tôi nắm chặt tay tôi và tôi cảm nhận được sự cố gắng kiên cường của cô ấy. Khi bác sỹ đỡ cháu nhỏ và trao cho y tá rửa ráy và cắt rốn, thì tôi là người đầu tiên được đón cháu từ tay bà y tá. Được ẵm trong tay một hình hài bé nhỏ, đang cất tiếng khóc đầu đời, nước mắt tôi chảy dài vì xúc động. Tôi ẵm con tới bên vợ và trao con cho cô ấy ôm lấy con.

Một sinh linh bé bỏng đã chào đời cách đây đúng 15 năm. Cảm ơn con đã tới bên bố mẹ. Giờ con đã là chàng trai tới tuổi dậy thì, là chỗ dựa cho mẹ thay bố và là tấm gương cho 2 em noi theo. Con cũng nên luôn nhớ tới công ơn của những người đi trước: Gia đình, xã hội, bàn bè và những người tốt đã hết lòng giúp đỡ chúng ta. Con thấy đấy, hàng tháng mẹ con lên Praha để theo dõi và điều trị sức khỏe, mỗi lần con thay cha đưa mẹ con đi, con đều thấy tấm ảnh của con lúc chào đời vẫn được để trên bàn làm việc của Ông Giáo Sư suốt 15 năm nay. Thật tuyệt vời và ý nghĩa phải không con.
Cụ hơn em có vài tuổi mà đã có con tận 15 tuổi rồi. Em thì vẫn đang độc thân :D
 

motthoidongbim

Xe điện
Biển số
OF-302917
Ngày cấp bằng
26/12/13
Số km
4,379
Động cơ
462,938 Mã lực
Nơi ở
234 khâm thiên hà nội
Truyện cụ như tiểu thuyết. Một sự nỗ lực đáng nể, vào em mà thế thì em té khẩn ngay từ đầu luôn. Có thể giúp đỡ như em gái chứ không thành bạn gái được.
 

nguyen_kia

Xe điện
Biển số
OF-29246
Ngày cấp bằng
16/2/09
Số km
3,482
Động cơ
471,436 Mã lực
Ko biét vụ đã có tiến bộ để giải quyết bệnh nan y của vk(cũ) chủ thớt chưa?
Gđ cụ hiện ở VN hay Sec(hình như VN nhỉ)?
Nguyên nhân vì sao mà đôi ngả chia ly sau khi có 3 đứa vậy cụ chủ?
Hiện 2 ngả đã ai có chỗ dựa mới chưa?
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,651
Động cơ
318,452 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Truyện cụ như tiểu thuyết. Một sự nỗ lực đáng nể, vào em mà thế thì em té khẩn ngay từ đầu luôn. Có thể giúp đỡ như em gái chứ không thành bạn gái được.
Vâng, lúc đầu em cũng nghĩ như cụ, vô tư giúp đỡ như em gái, nhưng rồi cũng có với nhau 3 mặt con. Giờ gia đình đổ vỡ, may các cháu sống ở môi trường bên này nên cũng đỡ phần nào.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,651
Động cơ
318,452 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Ko biét vụ đã có tiến bộ để giải quyết bệnh nan y của vk(cũ) chủ thớt chưa?
Gđ cụ hiện ở VN hay Sec(hình như VN nhỉ)?
Nguyên nhân vì sao mà đôi ngả chia ly sau khi có 3 đứa vậy cụ chủ?
Hiện 2 ngả đã ai có chỗ dựa mới chưa?
Cảm ơn Cụ đã hỏi thăm. Gia đình em vẫn định cư tại Séc.

Bệnh của mẹ tụi nhỏ thì sau 14 năm phẫu thuật lần đầu tiên, tức là tháng 3 năm ngoái thì Ông Giáo Sư phải tiến hành mổ lần nữa để chuyển cái hậu môn giả sang phía bên kia thành bụng và cắt hẳn phần ruột già. Lý do là phần ruột già đó không thể phục hồi được nữa, đồng nghĩa với việc mẹ tụi nhỏ sẽ phải sống với cái hậu môn giả tới cuối đời.

Hiện tại thì Ông Giáo Sư đã chuyển sang điều trị bệnh cho cô ấy theo phương pháp vi sinh, để hỗ trợ và tái tạo tế bào của hệ thống tiêu hóa.

Khi vợ em sinh cháu thứ 3 thì cũng là lúc công ty của em phá sản. Số nợ cũng khá lớn, tới giờ em cũng mới khắc phục được hơn 2/3. Cũng vì chuyện kinh tế gia đình thời điểm khó khăn dẫn tới nhiều mâu thuẫn giữa vợ chồng. Kết quả là tụi em ly thân rồi ly hôn.

Cũng may là giờ mẹ tụi nhỏ đã ổn định, công việc làm, ăn nhà cửa đủ để lo cho các cháu chu đáo. Nhờ vậy mà em cũng yên tâm đi xa kiếm tiền, thỉnh thoảng thì ghé về thăm các cháu.
 

kia2008

Xe tải
Biển số
OF-321108
Ngày cấp bằng
26/5/14
Số km
313
Động cơ
293,287 Mã lực
Em đọc câu chuyện của cụ mà ko thấy thoải mái lắm. Nói chung xét về phương diện phụ huynh thì em thấy không nên lấy một người bị bệnh nan y. Có thể giúp đỡ hết mình nhưng lấy về rồi vất vả cả một đời.

Mỗi người chỉ được sống có 1 lần và em luôn mong muốn con cái được hạnh phúc, cuộc sống trôi chảy thuận lợi. Trong khi có bao nhiêu sự lựa chon thì con mình lại chọn 1 người bệnh tật quấn thân, cả đời chạy tiền thuốc men bệnh viện, rồi còn nhiều cái bất tiện trong sinh hoạt thường ngày nữa, lại mất thêm công chăm sóc. Nói chung bản thân cụ là người rất tốt, có lòng vì người khác, chỉ là có lúc làm bố mẹ buồn thôi.
 

songma1905

Xe máy
Biển số
OF-362860
Ngày cấp bằng
14/4/15
Số km
52
Động cơ
258,420 Mã lực
Ơ cụ lạ nhở, bây giờ mxh VN phải cho tiền (coin ảo) để người ta kiến tạo nội dung thì người đọc, thẩm định nội dung cũng có quyền cứ. Mie đọc cả đống cứt dài nhảm ko dc gì ah?
Ông tôn trọng bài viết của tác giả một chút. Đọc đi mới biết nội dung là gì. Ông nói đống cứt là thể hiện vô văn hóa rồi
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,651
Động cơ
318,452 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Em đọc câu chuyện của cụ mà ko thấy thoải mái lắm. Nói chung xét về phương diện phụ huynh thì em thấy không nên lấy một người bị bệnh nan y. Có thể giúp đỡ hết mình nhưng lấy về rồi vất vả cả một đời.

Mỗi người chỉ được sống có 1 lần và em luôn mong muốn con cái được hạnh phúc, cuộc sống trôi chảy thuận lợi. Trong khi có bao nhiêu sự lựa chon thì con mình lại chọn 1 người bệnh tật quấn thân, cả đời chạy tiền thuốc men bệnh viện, rồi còn nhiều cái bất tiện trong sinh hoạt thường ngày nữa, lại mất thêm công chăm sóc. Nói chung bản thân cụ là người rất tốt, có lòng vì người khác, chỉ là có lúc làm bố mẹ buồn thôi.
Cảm ơn Cụ đã nói hộ nỗi lòng của những bậc phụ huynh. Đúng là khi sinh con rồi mới sinh cha. Giờ làm cha của mấy nhóc rồi, em mới thấm được những điều cụ chia sẻ, cũng như thấu hiểu hết những gì mà Bố Mẹ em đã bỏ qua cho em.
 

Girl_kute_tpb

Xe buýt
Biển số
OF-357737
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
604
Động cơ
267,252 Mã lực
Nơi ở
TPB
Cụ là người có lòng thương người, là người đàn ông có trách nhiệm. Chỉ tiếc là biến cố mưu sinh lại đến với cụ, chúc cụ mau vực lại tất cả nhé
 

missto

Xe buýt
Biển số
OF-352333
Ngày cấp bằng
26/1/15
Số km
680
Động cơ
274,065 Mã lực
Hôm nay nhân dịp sinh nhật 15 tuổi của cháu đầu lòng, cũng là ngày đầu tiên vào lớp 1 của cháu bé nhất. Thể theo nguyện vọng của các con, tôi và vợ cũ cùng đưa các cháu đi ăn ở nhà hàng sushi running vì các cháu muốn thi đua xem ai ăn được nhiều hơn. Trồng đĩa của ai cao hơn thì người đó thắng, khiến cái bàn của chúng tôi như đang diễn xiếc, cũng làm các cô phục vụ trong quán phải phì cười. Ngắm nhìn các con vui vẻ mà tôi nhớ tới những ngày đầu tôi gặp mặt mẹ tụi nhỏ.

Chuyện xảy ra cách đây cũng 16,17 năm rồi, từ những năm 2002. Năm đó tôi đang học năm thứ 3 đại học, tôi thi đại học muộn nên lúc đó cũng đã 25 tuổi. Một buổi tối cuối thu tôi nhận được điện thoại của Mami tôi, Mẹ tôi có tâm sự rằng vừa giúp đỡ 1 cô bé gặp khó khăn mới sang bên Séc này sinh sống. Bố Mẹ thấy hoàn cảnh cô bé tội nghiệp nên cưu mang. Vì chỉ có 2 thằng con trai nên Bố Mẹ tôi đã coi cô ấy như con gái.

Tôi cũng tò mò muốn biết cô bé ấy như thế nào nên cuối tuần thu xếp về thăm gia đình. Bố Mẹ tôi có 1 quán ăn nhỏ và giờ cô ấy giúp họ chạy bàn phục vụ khách. Đập vào mắt tôi là một cô bé có khuôn mặt tròn tròn, tóc buộc túm thả hai bên như một cô học trò thời trung cấp, cùng một cái răng cửa ở hàm dưới bị sứt. Một ấn tượng ban đầu không hề tồi. Cô bé niềm nở chào tôi vì tưởng là khách hàng hay người quen của quán. Sau khi biết tôi là anh con trai lớn về thăm Bố Mẹ thì cô bé đó lại trở nên ngại ngừng, bẽn lẽn.

Tôi ở thăm nhà hết cuối tuần thì quay lại Praha để tiếp tục học. Tới Tết cổ truyền Việt Nam năm đó thì tôi lại về nhà để cùng xum vầy cùng gia đình bên mâm cơm Tất Niên. Cô bé đó cũng tham gia như một thành viên của gia đình tôi. Đợt đó tôi có đi cắt 1 cành đào và trang trí hoa đào giả để cho không khí thêm ấm úng. Cả nhà cùng ăn cơm, trò chuyện rồi sau đó chụp ảnh đón Tết bên cành đào điểm những cánh đào hồng. Tối đó gia đình tôi cũng đưa cô bé đi đón Tết ở cộng đồng người Việt. Với ai, Bố Mẹ tôi cũng vui vẻ giới thiệu mới có thêm 1 cô con gái nuôi.

Mùa đông năm ấy thì tôi nhận được điện của Mami, nói là cô bé bị bệnh và phải nhập viện. Bà bảo nếu tôi rảnh thì ghé về thăm cô bé, vì bố mẹ cũng bận việc nên không vào thăm thường xuyên được. Lúc đó tôi cũng đang nghỉ ôn thi nên liền chạy xe về xem tình hình thế nào. Sau khi ghé qua thăm Bố Mẹ, chỉ nghe 2 người nói là cô bé đó từ khi về đây thì đã có bệnh trong người, nhưng dấu diếm mọi người vì sợ và ngại. Thỉnh thoảng nghe nói ở nhà cũng gửi thuốc qua cho uống nhưng không nói rõ là bệnh gì. Mấy tháng nay thì bệnh tự nhiễn bộc phát, không dậy được nên Bố tôi phải đưa vào bệnh viện để cấp cứu. Bác sỹ thấy bệnh tình nghiêm trọng nên yêu cầu nhập viện để theo dõi và điều trị. Lúc đó thì cả nhà mới biết là cô bé bị bệnh đường ruột mấy năm nay.

Tôi vào bệnh viện thấy cô bé da dẻ khá xanh xao. Mới tháng trước khuôn mặt còn tròn trịa, vậy mà giờ đây đã tiều tụy, đầy lo âu mệt mỏi. Tôi chỉ biết động viên khích lệ tinh thần cô bé và ngồi nghe cô bé tâm sự lại toàn bộ sự việc trong thời gian vừa qua. Đây là lần đầu tiên cô bé kể với tôi về những chuyện liên quan tới cô bé và gia đình của cô ấy.

Thì ra cô bé đã bị bệnh đường ruột từ khi còn đang theo học ở Vn. Nhưng vì chủ quan, nghĩ rằng chỉ là bệnh đau đại tràng bình thường nên chỉ uống thuốc Nam với thuốc Bắc, rồi chữa trị theo kiểu Đông Y. Cô bé cũng thành thật kể với tôi lý do cô bé đó qua đây. Ở Vn cô bé có yêu 1 người theo bên đạo, nghe nói 2 người cũng yêu nhau sâu đậm. Nhưng vì bố cô bé làm bên cảnh sát giao thông ở huyện và cũng đang thu xếp cho em trai của cô ấy vào ngành, nên việc cô ấy lấy 1 người theo đạo sẽ làm ảnh hưởng tới việc này. Chính vì thế mà gia đình mới tìm mọi cách để ngăn cản và cho cô bé sang bên này với người chị họ cũng là 1 giải pháp tình thế.

Cô bé đặt chân sang đất Séc là những ngày cuối mùa xuân năm 2002, khi được 23 tuổi. Sau một thời gian bán hàng giúp các chị ở biên giới thì cô bé bị phát bệnh và phải nhập viện. Các bác sỹ chuẩn đoán cô bé bị viêm đại tràng mãn tính, đã chuyển sang giai đoạn xấu. Nhưng vì cô bé chỉ có bảo hiểm y tế thỏa thuận nên bên bảo hiểm từ chối chi trả thêm viện phí và đơn phương cắt hợp đồng. Thế nên các chị họ của cô bé đã bàn bạc và quyết định đưa cô bé sang nhập trại tị nạn ở Đức. Họ thuê một ông người Đức chở cô bé đưa thẳng vào trại tị nạn ở München. Tại đó, khi làm thủ tục nhập trại, các bác sỹ của trại đã phát hiện ra cô bé bị bệnh và đưa luôn vào bệnh viện để điều trị. Cũng chẳng hiểu do thật thà hay do định mệnh mà trong quá trình nằm điều trị trong bệnh viện bên Đức, thư từ mọi người trong gia đình ở Vn gửi sang Séc cho cô bé lại được các chị gửi chuyển tiếp vào trại cho cô bé. Sau mấy tháng điều trị, nhân viên trại tị nạn để ý thấy cô bé có địa chỉ bên Séc, nên mới điều tra và phát hiện ra cô bé có giấy tờ ở Séc. Họ liền yêu cầu Hải quan cửa khẩu mang trả cô bé về đất Séc.

Vậy là sau mấy tháng được điều trị miễn phí bên nước Đức, cô bé lại được hải quan Đức đưa tận về biên giới Séc để trao trả lại. Hải quan Séc nhận bàn giao từ phía Đức nhưng vì cô bé đó không hiểu cả tiếng Séc lẫn tiếng Đức nên nhân viên hải quan phải vào quán ăn của Bố Mẹ tôi ở gần đó để nhờ thông dịch giúp cô bé và khai một số giấy tờ. Sau khi giúp cô bé làm mọi thủ tục pháp lý thì hải quan cho cô bé đó được tự do. Thấy hoàn cảnh của cô bé không biết đi đâu về đâu nên Bố tôi mới đưa cô bé về quán và trao đổi với Mami tôi, rồi họ quyết định mở lời giữ cô ấy ở lại quán để phụ việc.

Ngồi nghe cô bé kể lại toàn bộ sự việc, tôi cũng thấy lòng trùng xuống. Biết rằng mỗi người có một số phận, nhưng thân gái dặm trường, lại bệnh tật trong người bôn ba nơi đất khách thật không dễ dàng. Nhìn những giọt nước mắt chảy dài trên má cô bé, càng khiến tôi thương cảm. Vì đang nghỉ sau kỳ thi khá rảnh rỗi, nên hàng ngày tôi đều vào thăm cô bé và thông dịch giúp các bác sỹ cùng y tá điều trị cho cô ấy. Họ cũng mừng vì có tôi giúp đỡ hỗ trợ, bởi gần như cô bé không hiểu gì tiếng Séc cả. Có 1 lần bác sỹ yêu cầu cần phải nội soi đường hậu môn của cô bé. Không có cách nào khác, họ cần tới sự trợ giúp của tôi. Sau khi có được sự chấp thuận từ cô bé, tôi được đi cùng vào phòng xét nghiệm. Ở đây các y tá phải cởi bỏ y phục của cô bé để đo điện tâm đồ cũng như chuẩn bị cho bác sỹ tiến hành nội soi. Nhìn thân thể xanh xao, ốm yếu nằm trên giường điều trị mà lòng tôi thắt lại. Chứng kiến cô bé phải chịu đựng nỗi đau của bệnh tật, của những xét nghiệm đau đớn như thế này, trong khi không có người thân gia đình bên cạnh, khiến tôi tự nhủ sẽ cố gắng giúp đỡ và bảo bọc cho cô bé.

Về tới phòng bệnh sau khi làm nội soi, cô bé mệt và thiếp đi. Tôi ngồi bên cạnh nắm lấy tay cô bé, vừa an ủi vỗ về vừa như thể truyền thêm cho cô ấy sự đồng cảm dù chỉ là giữa người với người. Một lúc sau cô bé tỉnh giấc, khi thấy tôi vẫn ngồi bên giường, tôi cảm nhận được ánh mắt ấm áp và mừng rỡ của cô bé. Ít ra trong lúc này, cô bé đã không đơn độc. Những giọt nước mắt lại len lỏi chảy dài xuống ga giường. Tôi lấy tay lau đi những giọt nước mắt đó, thì lại khiến cô bé khóc to thành tiếng. Tôi hiểu cảm giác đó của em, của một cô gái trẻ đã phải trải qua những tháng ngày vất vả với bệnh tật trong người. Chưa tới 1 năm, em đã phải trải qua quá nhiều những thăng trầm của cuộc sống. Rồi mấy bữa nữa, khi nhận được hóa đơn thanh toán của bệnh viện gửi về, hãng bảo hiểm có lại tiếp tục cắt bảo hiểm thỏa thuận với em nữa hay không?

Cái gì tới rồi cũng tới, bác sỹ thông báo với cô bé là bên bảo hiểm chỉ chi trả nốt theo quá trình điều trị trong 2 hôm nữa, nếu chúng tôi chấp nhận trả tiền thì bệnh viện mới điều trị tiếp còn không thì cô bé phải xuất viện, rồi tìm sự trợ giúp khác theo pháp luật của Séc. Chúng tôi bàn bạc và gọi điện cho Bố Mẹ tôi để tìm hướng giải quyết. Sau khi hội ý thì chúng tôi thống nhất sẽ xuất viện trước rồi tính sau. Ít ra thì sau 2 tuần nằm viện, sức khỏe của cô bé đã đỡ hơn và bệnh cũng thuyên giảm khá nhiều.

Vì không còn bảo hiểm y tế, nên việc điều trị tiếp cho cô bé đúng là bế tắc. Nhập trại tị nạn ở Séc để nhờ hỗ trợ về y tế cũng như tìm sự giúp đỡ từ những tổ trức nhân đạo là có cơ hội, nhưng với giấy tờ cư trú hợp pháp theo diện kinh doanh của cô bé hiện giờ cũng như trích lục đã nhập trại ở Đức thì rất khó được chấp nhận. Mà bỏ tiền ra để điều trị thì là điều không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của cô ấy. Gia đình tôi cũng chẳng khá giả gì để có thể giúp cô bé điều trị bệnh. Cô bé cũng có gọi điện về Vn cho gia đình và cuối cùng mọi người quyết định cho cô bé về Vn để điều trị tiếp. Dù sao ở Việt Nam cũng có gia đình người thân.

Cũng gần tới Tết nên một người bạn của Bố tôi cũng về Việt Nam, bác ấy nói sẽ đi cùng để đưa cô bé về sân bay cho tiện, dù sao có người quen đi cùng cũng tốt hơn. Khi ra sân bay, tôi có nói với cô bé hãy an tâm, cứ về nhà điều trị và an dưỡng. Ở bên này tôi sẽ tìm hiểu và nghĩ mọi cách để lo bảo hiểm cho cô bé. Dù sao điều kiện điều trị bệnh tật ở Séc ít nhiều cũng đỡ hơn ở Việt Nam, tôi đã nghĩ như vậy.

Tôi cũng lo lắng cho chuyến bay dài qua đường Hồng Kông, nên tôi cũng liên lạc với 1 người bạn làm bên công ty Cathay để ý hỗ trợ cho cô bé. Đúng như tôi lường trước, chuyến bay về tới Hồng Kông thì bị lỡ chuyến, hành khách phải nghỉ lại qua đêm rồi mới nối chuyến tiếp để về Việt Nam. Người bạn của tôi đã can thiệp bằng quyền hạn của cô ấy để cô bé có thể nghỉ lại ở phòng ưu tiên trong khách sạn của sân bay. Tôi thật sự rất cảm kích trước sự nhiệt tình của cô bạn này, sau khi nghe cô bé kể lại khi về tới Việt Nam an toàn.

Ở bên này tôi cũng hỏi 1 số nơi về vấn đề bảo hiểm y tế và cuối cùng có 1 người chị khá thân giới thiệu cho tôi 1 cách để lách luật. Vâng, ở xã hội nào cũng vậy, để tồn tại, con người luôn tìm mọi cách để vượt qua khó khăn dù đó là bất hợp pháp. Có nhà máy đang cần công nhân, lại có người cần hồ sơ để vào nhà máy đó làm việc, thế nên tất cả đều là cộng sinh với nhau để cùng tồn tại. Nghiễm nhiên cô bé có hồ sơ làm việc trong nhà máy, có bảng lương, có thẻ bảo hiểm y tế. Như thế là quá đủ cho 1 cuộc trở lại nước Séc để điều trị lâu dài. Lúc này bệnh tình của cô bé ở Vn cũng không thuyên giảm mà có phần nặng thêm. Mặc dù cô bé được điều trị trong viện dành cho nhân viên an ninh theo quyền lợi của bố cô ấy, nhưng cũng không khả quan mấy.

Mùa hè năm đó tôi book vé cho cô bé đó quay lại Séc. Thật sự lúc này Bố Mẹ tôi không muốn tôi can thiệp sâu vào chuyện có liên quan tới cô bé nữa. Ông Bà tuy vẫn thương cô bé, vẫn muốn giúp đỡ cô bé những Ông Bà lo sợ tôi có tình cảm với cô bé rồi tương lai sau này sẽ vất vả. Cha mẹ nào cũng vậy, đều thương yêu và lo lắng cho các con. Không muốn các con đi vào con đường khó khăn mà bố mẹ đã nhìn thấy phía trước. Nhưng thanh niên mà, còn nông nổi và hiếu thắng, luôn tin vào bản thân và đặt nặng vào tình cảm mà bỏ qua lý trí.

Một ngày nắng đẹp mùa hè, tôi ra sân bay đón cô bé rồi đưa về nhà thăm Bố Mẹ tôi. Sau khi nghe Ông Bà bóng gió về chuyện ngăn cản tiến xa hơn trong tình cảm, chúng tôi đều không nói gì cả. Mấy hôm sau thì tôi đưa cô bé về ở trong ký tức xá cùng người bạn Tây sau khi được sự đồng ý của nó. Nó cũng nghe tôi kể qua tình hình của cô bé và chẳng biết run rủi thế nào, nó giới thiệu cho chúng tôi tới gặp ông Giáo Sư (lúc đó Ông vẫn đang là Phó giáo sư Tiến sỹ chuyên gia về bệnh đường ruột). Sau khi làm một loạt xét nghiệm thì ông PGS chuẩn đoán cô bé mắc chứng bệnh Mc Crohn (một thứ bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa mà cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm). Vì bệnh của cô bé đã chuyển sang giai đoạn nguy hiểm nên cần phải phẫu thuật ngay để cắt bỏ phần ruột già viêm nhiễm và tạo van hậu môn giả ở thành bụng.

Tôi nhớ ngày phẫu thuật là 3.9, sau quốc khánh Việt Nam 1 ngày. Ca phẫu thuật thành công, mở ra một trang đời mới với tôi và cô bé. Bây giờ, cô bé phải sống chung với cái van hậu môn giả ở thành bụng và hàng ngày phải thay cái túi đựng chất thải gắn vào đó thay cho ruột già đã được cắt rời ra khỏi ổ bụng. Ông PGS quyết định không cắt bỏ hẳn ruột già, mà chỉ cắt những phần viêm rồi khâu định vị phần ruột già đó lại thành bụng, với hy vọng nền y tế thế giới sẽ tìm ra cách chữa trị được bệnh Mc Crohn này, để sau này nếu có cơ hội, ông ấy sẽ nối trả lại ruột già cho cô bé có được cuộc sống như người bình thường.

Phẫu thuật xong 1 thời gian thì bảo hiểm y tế bị cắt vì hợp đồng lao động bị hủy. Bởi 1 người đang nằm viện thì không thể đi làm được. Những người đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi, họ cũng đã cố hết sức và may mắn là không ai bị vấn đề gì sau chuyện này. Ông PGS khi biết chuyện cô bé không còn bảo hiểm y tế, ông ấy cũng rất lo lắng. Cuối cùng Ông ấy tìm ra cách là đăng ký cho cô ấy làm bệnh nhân đặc biệt trong đề án mà Ông ấy giảng dậy trong trường đại học Y. Nhưng đây cũng chỉ là giải pháp ngắn hạn, bởi việc điều trị bệnh này phải tính theo năm hoặc có khi tới hàng chục năm. Qua tìm hiểu, chúng tôi chỉ còn có cách là phải làm được thẻ vĩnh trú cho cô bé. Có như vậy cô ấy mới có quyền hạn và trách nhiệm mua bảo hiểm y tế trọn đời theo luật cư trú của CH Séc. Mà muốn có thẻ vĩnh trú thì chỉ có cách là lấy Tây hoặc người có quốc tịch Séc, mà như vậy sẽ tốn khá nhiều tiền và không phải ai cũng nhận làm, khi biết tình hình sức khỏe của cô ấy.

Rồi một bước ngoặt mới trong cuộc đời của cả hai chúng tôi. Sau sinh nhật của cô bé vài tuần, cô ấy nói với tôi là em đã có thai. Thật sự lúc đó tôi chưa từng nghĩ tới tình huống này, bởi tôi chưa có sự nghiệp gì cả. Tuy cũng 25, 26 tuổi đầu nhưng học hành vẫn giang dở. Tuy tôi cũng có buôn bán làm ăn này nọ, nhưng cũng chỉ là kiếm tiền để ăn tiêu chơi bời mà không phải xin tiền Bố Mẹ. Giờ tự nhiên có con thì đúng là tôi khá căng thẳng. Tôi đã có 1 sai lầm là nói ra suy nghĩ thiển cận của tôi ngay lúc đó :"Hay là chúng ta bỏ thai đi em nhé". Cho đến thời điểm này tôi cũng không hiểu sao tôi lại nói ra được như vậy với em, một người đang mang trong người cốt nhục của tôi. Tôi biết, em đã hận tôi vì điều đó, và cái giá tôi phải trả có lẽ là những gì đã trải qua trong cuộc sống sau này.

Sau khi bình tĩnh lại, chúng tôi cùng tới gặp Ông PGS và nhờ Ông ấy tư vấn. Nhìn chúng tôi như nhìn những đứa con thơ con dại, Ông ấy mỉm cười và vỗ về cô bé :"chúng mày phải vui mừng vì có con chứ, nếu chúng mày cảm thấy có con là điều tuyệt vời, mà Ông Trời (God) đã trao tặng, thì hãy giữ lấy em bé. Tao lấy danh dự của một người bác sỹ, sẽ cố gắng để mẹ con mày được mẹ tròn con vuông. Còn mày nữa, thằng bé này, hãy mạnh mẽ lên, có thể mày sẽ là người bạn đồng hành với nó trên đường đời cùng với căn bệnh này. Nhưng đấy là với tình cảm và trách nhiệm rõ ràng của một thằng đàn ông. Không ai bắt mày phải làm điều mày không muốn, nhưng để khuyên nhủ thì tao không muốn con bé bỏ đi mầm sống đang trong bụng này".

Tôi vẫn nhớ rất rõ những câu nói của Ông PGS lúc đấy. Nó giúp tôi nhìn nhận lại mọi việc, nhìn lại tình cảm của chính mình. Tôi có yêu cô bé không? Chính xác là có, mặc dù nó suất phát từ tình thương. Tôi thương em ngay từ lần đầu thấy em nằm trên giường bệnh. Thương em phải trải qua những khó khăn trong cuộc đời. Rồi bệnh tật, tiếng tăm lại không biết nơi đất khách quê người. Lâu dần từ tình thương, tình cảm của tôi chuyển sang yêu từ lúc nào tôi cũng chẳng biết. Tôi thấy rằng tôi phải có trách nhiệm với em, cùng em vượt qua những khó khăn để có được cuộc sống hạnh phúc. Tôi tin, tôi sẽ làm được điều đó, và như vậy là đủ để tôi quyết định lấy em. Thực ra chúng tôi cũng đã ăn ở như vợ chồng từ trước cả khi em lên máy bay về VN dịp Tết đầu năm. Nếu không có tình cảm, tôi nghĩ tôi đã không xác định bước vào mối quan hệ bị ngăn cấm này.

Ông PGS rất vui khi biết chúng tôi quyết định giữ lại em bé. Đồng thời Ông ấy giới thiệu cho chúng tôi được theo dõi thai kỳ bởi bà bác sỹ có uy tín và kinh nghiệm. Rồi cũng qua sự tư vấn của gia đình và bạn bè, chúng tôi cùng tới gặp một gia đình luật sư quen với Bố Mẹ tôi. Anh con trai của họ cũng là luật sư mới ra trường, sau khi xem hồ sơ và bệnh án của cô bé, anh ta khuyên chúng tôi nên sớm đăng ký kết hôn. Bởi theo luật cư trú hiện hành của Séc, điều kiện cần để xin vĩnh trú và bảo hiểm y tế bắt buộc là phải ở Séc ít nhất 5 năm, mà cô bé thì mới được 2 năm nên xin theo luật bình thường là không có cơ sở. Giờ chỉ còn cách xin theo luật nhân đạo nếu cô ấy sinh con với tôi và có đăng ký kết hôn. Tôi lúc đó tuy không có quốc tịch Séc, nhưng tôi có thẻ vĩnh trú, ngẫu nhiên con tôi khi sinh ra cũng có thẻ vĩnh trú. Mẹ của cháu bé cũng chính là vợ tôi, được phép cư trú dài hạn tại Séc. Nhưng vì cô ấy bị bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm tới tính mạng, nếu phải về Việt Nam thì cơ hội được sống sẽ giảm đi rất nhiều, vì đây là căn bệnh vẫn đang trong quá trình nghiên cứu của nền y học thế giới. Nên việc đặc cách cho cô ấy được sống và có điều kiện điều trị bệnh tật sẽ được chính phủ Séc chấp thuận.

Vâng, chính nhờ luật nhân đạo này mà vợ tôi sau khi đăng ký kết hôn và sinh con đã nhận được thẻ vĩnh trú và bảo hiểm y tế bắt buộc trọn đời. Anh luật sư đã tận tình giúp đỡ chúng tôi với chi phí ít ỏi nhất. Có lẽ không bao giờ tôi quên được ân huệ mà Anh ấy và gia đình đã giúp đỡ chúng tôi. Sau khi vợ tôi hết hợp đồng làm bệnh nhân nghiên cứu cho trường Y, thì Ông PGS lại giới thiệu chúng tôi tới gặp hãng sản xuất trang thiết bị cho căn bệnh này (cụ thể là nơi sản xuất túi và cái dán với hậu môn giả mà vợ tôi đang dùng hàng ngày). Họ đồng ý hỗ trợ y tế cho gia đình tôi tới khi vợ tôi có thẻ vĩnh trú, với điều kiện là cho phép họ sử dựng hồ sơ của vợ tôi vào mục đích quảng cáo. Điều này không ảnh hưởng gì tới cuộc sống của chúng tôi cả, chỉ là vài tuần tôi phải đưa vợ tôi tới gặp họ để phỏng vấn và lấy số liệu.

Hôm sinh cháu đầu lòng năm 2004 cũng là một kỷ niệm đáng nhớ. Cháu không chịu xoay đầu trong quá trình mang thai, mà Ông PGS cũng không muốn thực hiện đẻ mổ vì liên quan tới cái ruột già bị cắt rời và đang điều trị bên trong bụng của vợ tôi. Nên Bà bác sỹ phụ trách khoa sản quyết định trực tiếp đỡ đẻ cho vợ tôi bằng phương pháp đẻ thường theo ngôi mông (nghĩa là thai sẽ ra mông trước tiên, rồi bác sỹ sẽ kéo chân, rồi tới lưng và đầu ra sau cùng). Tôi được phép vào phòng đẻ ngay từ đầu để hỗ trợ thông dịch, bởi vợ tôi không hiểu tiếng Séc. Cả quá trình đón con đầu lòng tôi đều được chứng kiến. Vợ tôi nắm chặt tay tôi và tôi cảm nhận được sự cố gắng kiên cường của cô ấy. Khi bác sỹ đỡ cháu nhỏ và trao cho y tá rửa ráy và cắt rốn, thì tôi là người đầu tiên được đón cháu từ tay bà y tá. Được ẵm trong tay một hình hài bé nhỏ, đang cất tiếng khóc đầu đời, nước mắt tôi chảy dài vì xúc động. Tôi ẵm con tới bên vợ và trao con cho cô ấy ôm lấy con.

Một sinh linh bé bỏng đã chào đời cách đây đúng 15 năm. Cảm ơn con đã tới bên bố mẹ. Giờ con đã là chàng trai tới tuổi dậy thì, là chỗ dựa cho mẹ thay bố và là tấm gương cho 2 em noi theo. Con cũng nên luôn nhớ tới công ơn của những người đi trước: Gia đình, xã hội, bàn bè và những người tốt đã hết lòng giúp đỡ chúng ta. Con thấy đấy, hàng tháng mẹ con lên Praha để theo dõi và điều trị sức khỏe, mỗi lần con thay cha đưa mẹ con đi, con đều thấy tấm ảnh của con lúc chào đời vẫn được để trên bàn làm việc của Ông Giáo Sư suốt 15 năm nay. Thật tuyệt vời và ý nghĩa phải không con.
Chuyện dài và xúc động quá lão ạ. Không biết nguyên do gì mà 3 nhóc rồi vẫn vợ cũ hở lão?
 

minhtuan74

Xe hơi
Biển số
OF-12954
Ngày cấp bằng
31/1/08
Số km
139
Động cơ
522,248 Mã lực
cụ viết dài quá
 

Hulk

Xe tăng
Biển số
OF-324473
Ngày cấp bằng
22/6/14
Số km
1,110
Động cơ
300,084 Mã lực
Cụ viết hay và tình cảm quá. Bài nhiều chữ nhưng đọc rất cuốn hút, em không cảm thấy dài tí nào. Đọc những bài ntn thấy cuộc sống thật muôn màu muôn vẻ. Chúc cụ và gia đình luôn mạnh khỏe.
 

Vasa

Xe buýt
Biển số
OF-468366
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
545
Động cơ
206,288 Mã lực
Chúc gia đình cụ mọi điều tốt đẹp
 

wild nature

Xe điện
Biển số
OF-448583
Ngày cấp bằng
26/8/16
Số km
2,238
Động cơ
228,024 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Câu chuyện của cụ xúc động quá. Nếu cụ không ngại thì kể xem tại sao mối tình qua bao nhiêu khó khăn thế mà lại tan vỡ. Tóm tắt thôi cũng được để làm bài học cho những người đi sau khỏi mắc sai lầm như thế .
Chắc là em gái nuôi thì khó bền. Là e thấy cứ sao sao. Phạm vào kiểu này gọi là thịt cô em gái nuôi. Tốt nhất đã e là e, bạn gái là bạn gái.
Ko biết nói vậy cụ chủ có tự ái ko
 
Chỉnh sửa cuối:

supersanhdieu

Xe buýt
Biển số
OF-68188
Ngày cấp bằng
12/7/10
Số km
924
Động cơ
434,050 Mã lực
E ngại đọc nhưng đúng là cụ có năng khiếu viết văn nên đã cuốn hút e, cụ là ng tốt nhưng đúng là có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Hóng cụ chia sẻ tiếp.
 

Nhoban1980

Xe tải
Biển số
OF-615303
Ngày cấp bằng
11/2/19
Số km
481
Động cơ
122,708 Mã lực
Tuổi
39
Cụ viết hay và xúc động. Em khâm phục lòng tốt của cụ chủ và khâm phục luôn cả nghị lực của mợ nhà. Bệnh nan y mà vợ cụ sinh 3 nhóc lận. Sinh ra là 1 chuyện, chăm xóc dạy dỗ lại là chuyện quan trọng hơn nữa. Mà như cụ nói thì hình như sau li hôn cả 3 cháu cùng ở với mợ?
Hóng tiếp câu chuyện của nhà Cụ. Em cảm nhận cụ vẫn còn yêu mợ nhà đấy ạ.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,651
Động cơ
318,452 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Cụ viết hay và xúc động. Em khâm phục lòng tốt của cụ chủ và khâm phục luôn cả nghị lực của mợ nhà. Bệnh nan y mà vợ cụ sinh 3 nhóc lận. Sinh ra là 1 chuyện, chăm xóc dạy dỗ lại là chuyện quan trọng hơn nữa. Mà như cụ nói thì hình như sau li hôn cả 3 cháu cùng ở với mợ?
Hóng tiếp câu chuyện của nhà Cụ. Em cảm nhận cụ vẫn còn yêu mợ nhà đấy ạ.
Ở xã hội em đang sống thì luôn ưu tiên các con được sống cùng nhau sau khi bố mẹ ly hôn. Nên tòa thấy rằng các cháu ở với mẹ sẽ hợp lý hơn. Em có trách nhiệm đóng góp hỗ trợ về kinh tế cùng mẹ tụi nhỏ chăm sóc các cháu. Cũng may là khi thủ tục ly hôn hoàn thiện thì công việc, sức khỏe cũng như nhà cửa của mẹ còn các cháu cũng tạm ổn. Em cũng thấy nhẹ lòng vì cũng đã cố gắng hết sức để các con có được cuộc sống không đến nỗi khó khăn. Em cũng yên tâm hơn khi rời đi xa để lập nghiệp lại.

Cháu bé nhất nhà em năm nay mới vào lớp 1, mà mẹ cháu lại muốn cháu học cùng trường với các anh trên thành phố, nên hàng ngày mấy anh em phải đi bus hơn 10km mỗi lượt. Em thì lại muốn cháu học trường làng gần nhà hơn. Tuy lớp chỉ có 10 học sinh nhưng điều kiện so với các trường trên thành phố cũng không thua kém. Có khi điều kiện cơ sở vật chất còn được nhà nước ưu tiên hơn.

Nhưng thấy cháu đi học tới hôm nay khá vui vẻ và phấn khởi, nên em cũng thấy vui hơn. Cháu khoe lớp có 22 học sinh mà con bơi khỏe nhất lớp bố ạ :)
 

Getzcoi

Xe tăng
Biển số
OF-138979
Ngày cấp bằng
18/4/12
Số km
1,391
Động cơ
380,358 Mã lực
Ở xã hội em đang sống thì luôn ưu tiên các con được sống cùng nhau sau khi bố mẹ ly hôn. Nên tòa thấy rằng các cháu ở với mẹ sẽ hợp lý hơn. Em có trách nhiệm đóng góp hỗ trợ về kinh tế cùng mẹ tụi nhỏ chăm sóc các cháu. Cũng may là khi thủ tục ly hôn hoàn thiện thì công việc, sức khỏe cũng như nhà cửa của mẹ còn các cháu cũng tạm ổn. Em cũng thấy nhẹ lòng vì cũng đã cố gắng hết sức để các con có được cuộc sống không đến nỗi khó khăn. Em cũng yên tâm hơn khi rời đi xa để lập nghiệp lại.

Cháu bé nhất nhà em năm nay mới vào lớp 1, mà mẹ cháu lại muốn cháu học cùng trường với các anh trên thành phố, nên hàng ngày mấy anh em phải đi bus hơn 10km mỗi lượt. Em thì lại muốn cháu học trường làng gần nhà hơn. Tuy lớp chỉ có 10 học sinh nhưng điều kiện so với các trường trên thành phố cũng không thua kém. Có khi điều kiện cơ sở vật chất còn được nhà nước ưu tiên hơn.

Nhưng thấy cháu đi học tới hôm nay khá vui vẻ và phấn khởi, nên em cũng thấy vui hơn. Cháu khoe lớp có 22 học sinh mà con bơi khỏe nhất lớp bố ạ :)
Em cảm nhận mẹ các con của cụ có một nghị lực, nội lực lớn cụ ạ.

Còn chuyện chia tay 2 người, em mạo muội đoán nguyên nhân chủ yếu một phần do cụ ngã lòng trước 1 người phụ nữ khác, khi quay đầu thì ko còn là bờ nữa rồi.

Xin lỗi cụ vì em đi sâu vào chuyện cá nhân của cụ. Chúc cụ và gia đình sức khỏe, may mắn.
 

Nhoban1980

Xe tải
Biển số
OF-615303
Ngày cấp bằng
11/2/19
Số km
481
Động cơ
122,708 Mã lực
Tuổi
39
Em cảm nhận mẹ các con của cụ có một nghị lực, nội lực lớn cụ ạ.

Còn chuyện chia tay 2 người, em mạo muội đoán nguyên nhân chủ yếu một phần do cụ ngã lòng trước 1 người phụ nữ khác, khi quay đầu thì ko còn là bờ nữa rồi.

Xin lỗi cụ vì em đi sâu vào chuyện cá nhân của cụ. Chúc cụ và gia đình sức khỏe, may mắn.
Em có cùng suy nghĩ với cụ. Cảm nhận thấy “cô bé” của chủ thớt có vẻ mong manh nhưng chứa đựng một nghị lực không hề mong manh. Rất hy vọng cụ thớt tìm được đường quay về.
 

Nhoban1980

Xe tải
Biển số
OF-615303
Ngày cấp bằng
11/2/19
Số km
481
Động cơ
122,708 Mã lực
Tuổi
39
Ở xã hội em đang sống thì luôn ưu tiên các con được sống cùng nhau sau khi bố mẹ ly hôn. Nên tòa thấy rằng các cháu ở với mẹ sẽ hợp lý hơn. Em có trách nhiệm đóng góp hỗ trợ về kinh tế cùng mẹ tụi nhỏ chăm sóc các cháu. Cũng may là khi thủ tục ly hôn hoàn thiện thì công việc, sức khỏe cũng như nhà cửa của mẹ còn các cháu cũng tạm ổn. Em cũng thấy nhẹ lòng vì cũng đã cố gắng hết sức để các con có được cuộc sống không đến nỗi khó khăn. Em cũng yên tâm hơn khi rời đi xa để lập nghiệp lại.

Cháu bé nhất nhà em năm nay mới vào lớp 1, mà mẹ cháu lại muốn cháu học cùng trường với các anh trên thành phố, nên hàng ngày mấy anh em phải đi bus hơn 10km mỗi lượt. Em thì lại muốn cháu học trường làng gần nhà hơn. Tuy lớp chỉ có 10 học sinh nhưng điều kiện so với các trường trên thành phố cũng không thua kém. Có khi điều kiện cơ sở vật chất còn được nhà nước ưu tiên hơn.

Nhưng thấy cháu đi học tới hôm nay khá vui vẻ và phấn khởi, nên em cũng thấy vui hơn. Cháu khoe lớp có 22 học sinh mà con bơi khỏe nhất lớp bố ạ :)
Anh em học cùng trường với nhau cũng là một lợi thế cụ ạ. Phương án của mự ấy là có cơ sở đấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top