::::Siêu xe của các nước ĐNÁ::::!!!

Dream-Uocmo

Xe tải
Biển số
OF-103371
Ngày cấp bằng
19/6/11
Số km
437
Động cơ
401,670 Mã lực

tikul

Xe tăng
Biển số
OF-27463
Ngày cấp bằng
14/1/09
Số km
1,969
Động cơ
505,251 Mã lực
3. Supercars Cambodia:



















P/s: Nước này lắm Hummer thật,ăn xăng nặng thế mà dân Campuchia chuộng ghê.
 
Chỉnh sửa cuối:

tikul

Xe tăng
Biển số
OF-27463
Ngày cấp bằng
14/1/09
Số km
1,969
Động cơ
505,251 Mã lực
4. Supercars Laos:






chơi toàn tứ quý


tiếp siêu xe:






xe này em chịu :))











 
Chỉnh sửa cuối:

AM_One77

Xe tải
Biển số
OF-62581
Ngày cấp bằng
22/4/10
Số km
233
Động cơ
441,910 Mã lực
Nơi ở
Đâu đâu cũng là nhà!
E thấy thuế ở các nước như Sin nó cũng chả thấp hơn mình đâu, hình như còn cao hơn. So sánh thì số nhìn chất và lượng thôi, mỗi nước đầu có cái khắt khe riêng mà, cứ đem thuế ra làm gì.
 

tikul

Xe tăng
Biển số
OF-27463
Ngày cấp bằng
14/1/09
Số km
1,969
Động cơ
505,251 Mã lực
5. Siêu xe ở Myanmar:
kụ nào chưa biết thì đọc thử nhé:

Thành Phố Yangon của Myanmar
Có thể nói Yangon là kinh đô của taxi dù. Những khái niệm như đồng hồ tính cước, máy lạnh trên taxi trở nên rất xa xỉ ở nơi đây. Với Yangon, khi muốn đi taxi, người ta chỉ cần vẫy tay để thương lượng giá, kiểu như xe ôm ở ta. Và ở Yangon, taxi là những chiếc xe hơi có "niên đại" không dưới 20 năm, có nghĩa là rất cũ kỹ, tồi tàn và khó nhận ra đó là xe của nhà sản xuất nào. Dường như đó là một cỗ máy hổ lốn, vá víu, miễn là có thể lăn bánh và chở được người. Giá cho một cuốc taxi từ sân bay về trung tâm Yangon khoảng 4.000 đến 5.000 kyat. Cũng không đắt lắm nhưng nói chung khách phải biết thương lượng và đôi khi phải chấp nhận đi chung với người khác như... đi xe buýt.


Taxi dù trên đường phố Yangon

Ở Yangon nói riêng và Myanmar nói chung, phương tiện giao thông là cả một câu chuyện dài, lạ lùng đến mức khó hiểu. Tại thành phố lớn nhất Myanmar này, xe máy bị cấm. "Tại sao?", tôi thắc mắc với anh bạn Naing Soe, là một doanh nhân trẻ của Yangon. Anh ta cười: "Tôi không biết. Chính phủ có thể ban hành bất cứ chính sách nào. Không có giải thích. Người dân cứ phải tuân thủ". "Thế ở những thành phố khác thì sao, như Mandalay hoặc Sittwe chẳng hạn? Cũng cấm luôn?". "Không, chỉ ở Yangon thôi". "Tại sao?". "Tôi không biết!".

Người dân Yangon nếu không có xe hơi riêng thì thường đi lại bằng xe buýt và các loại xe chở khách khác. Nói chung ở đây người ta có thể chở khách bằng bất cứ loại xe nào, từ xe buýt cho đến những chiếc xe tải cải biến. Tất cả đều cũ kỹ, có lẽ được sản xuất cách đây không dưới 20 năm và đã được lắp ghép, "mông má", chỉnh sửa vô số chi tiết. Tất cả đềìu chật cứng người, người ngồi bên trong, người đứng cheo leo bên ngoài thành xe. Dưới cái nắng chang chang của tháng 11, những chiếc xe nhét đầy khách trông thật ngột ngạt. Nhìn xe khách trên đường phố Yangon vào cuối năm 2007, tôi chợt liên tưởng tới những chuyến xe đò rệu rã, ì ạch thường chạy dọc Việt Nam hơn 20 năm về trước.

Không có cảnh nhốn nháo của xe gắn máy như ở Việt Nam nên đường phố Yangon nhìn từ xa thì khá sang, nhưng lại gần mới thấy hết độ gồ ghề của nó. Khoảng 85% số xe ô tô lưu thông đã quá cũ. Số xe đời từ năm 2000 tới nay có lẽ chỉ chiếm khoảng 6-7%. Ước lượng này chỉ có tính tương đối, nhưng cũng có thể đưa ra một hình dung cơ bản về đường phố Yangon hiện tại. Có nhiều lý do khiến dân Myanmar "chuộng" xe cũ. Kinh tế là một. Dù đất nước đã có những chuyển biến đáng kể trong thời gian gần đây nhưng nhìn chung dân chúng đại đa số vẫn còn nghèo, không đủ tiền sắm xế hộp, số người khấm khá cũng chỉ đủ khả năng mua xe cũ, rất cũ mà thôi. Nhưng đó không phải là lý do chính, quan trọng nhất vẫn là chính sách không khuyến khích dùng xe hơi của chính phủ. Chính sách này đã khiến xe ô tô ở đây, cùng với điện thoại di động và internet, trở thành những mặt hàng đắt ngoài sức tưởng tượng của hầu hết chúng ta. Ở Việt Nam, giá xe ô tô đã thuộc vào hàng "top" thế giới, nhưng giá xe ở Myanmar mới xứng đáng với "ngôi vị quán quân".

Nghe tôi bình luận về sự tràn ngập của "xe cổ" trên đường phố Yangon, anh bạn Naing Soe - doanh nhân trẻ Yangon, hỏi: "Anh biết tại sao không?". Tôi: "Chịu". "Do xe đắt quá. Ở đây không có nhiều người mua được xe mới đâu", Soe nói, đoạn hỏi tiếp: "Anh biết chiếc Camry của tôi giá bao nhiêu không?". Tôi ngắm nghía rồi ước lượng: "Chưa tới ba mươi ngàn đô". Soe không giấu nổi sự thích thú: "Sáu mươi ngàn đấy". Tôi giật mình nhìn kỹ lại xem chiếc xe có gì đặc biệt. Hoàn toàn không. Đó là một chiếc Camry 2.2 đã luống tuổi, nội thất đơn sơ, tay lái nghịch (dù xe cộ ở Myanmar lưu thông bên phải như Việt Nam, nhưng ở đây xe có tay lái nghịch vẫn chiếm số lượng áp đảo), hình dáng bên ngoài cũng chẳng có gì đặc biệt, thậm chí một số chi tiết dường như đã được độ lại, không phải là đồ gin. Nói chung, nếu pít-tông, xi-lanh không làm bằng vàng hoặc kim cương thì đây là một chiếc xe cũ bình thường. "Sáu mươi ngàn đấy", anh ta nhấn mạnh trước sự hoang mang vô bờ bến của người nghe. Tôi choáng váng: "Bằng một chiếc Camry mới ra lò ở Việt Nam!". "Tôi biết. Ở đây một chiếc Land Cruiser đời mới có giá khoảng ba trăm (300.000 USD). Nhưng không dễ mua xe mới. Chính phủ hạn chế mà". Tôi định hỏi tại sao nhưng lại thôi vì biết chắc sẽ nhận được câu: "Không biết".

Qua hai doanh nhân trẻ Naing Soe, Aung Myin và một số người khác mà tôi có dịp tiếp xúc cùng với quá trình tìm hiểu thực tế, một thế giới kỳ lạ trong lòng Yangon hiện lên. Tại đây, không hề có một cửa hàng bán xe hơi mới nào. Chính phủ có chính sách hạn chế dân mua xe, để tiết kiệm, để ngừa khủng hoảng thiếu xăng dầu và nhiều lý do khác. Vì thế khi muốn mua hoặc bán xe hơi, người ta tìm tới chợ đen. Chợ đen là một khu phố nhỏ, một xưởng độ xe hoặc khuôn viên nhà máy... Người cần bán gửi xe ở đây, người muốn mua dò tìm đến đây. Sau khi thương lượng, nếu thuận mua vừa bán thì tiền trao cháo múc. Xe chợ đen tất nhiên toàn xe cũ, xuất xứ bốn phương và đều đã qua các xưởng độ xe thủ công có mặt khắp

Yangon. Xe cũ mèm nhưng giá thì chẳng "cũ" chút nào. Một chiếc xe hơi 5 chỗ đời 80, dàn xe có thể là Toyota hoặc Nissan gì đó, nhưng máy móc, phụ tùng thì hổ lốn, với ngoại hình xác xơ, giá ngót nghét 30.000 USD. Những chiếc taxi cà tàng (loại này đã tuyệt chủng ở Việt Nam) mà tôi có dịp đi giá trên 20.000 USD.


Đường phố Yangon tràn ngập xe cũ, với giá cực đắt

Một buổi tối, khi tôi đang ngồi uống cà phê bên lề đường ở trung tâm Yangon với Naing Soe, Aung Myin cùng vài người bạn mới thì có hai chiếc xe hơi trờ tới, thắng gấp. Tôi liếc nhìn, một chiếc BMW M3 màu bạc, mạnh mẽ, một chiếc Mercedes-Benz

S-Class đen sì, sang trọng. Theo thói quen vừa hình thành, tôi nhẩm tính: "Hai con này chắc cũng hòm hòm một triệu". Như đoán được ý nghĩ của tôi, anh bạn Aung Myin nói: "Chiếc S-Class có thể trên một triệu đô, nhưng có thể chẳng một xu nào.

Anh hãy nhìn kính xe. Tất cả đều đen sì". Myin giải thích rằng ở Myanmar, xe hơi không được phép bọc kính đen, trừ xe của nhân vật "có số má". Những người này có thể bỏ ra hàng triệu USD để sắm xe và cũng có thể tặng nhau những chiếc xe sang trọng đó. Họ có thể là doanh nhân có nhiều mối quan hệ đặc biệt, là quan chức có cỡ... "Vì thế, khi gặp xe kính đen, anh hãy cẩn thận", anh bạn Soe ngồi cạnh nhấn giọng. Tôi phì cười trước vẻ mặt trầm trọng của anh. Xứ này có nhiều chuyện lạ đáo để.

(Theo ký sự của Đức Hùng - tác giả)
 

xedap_x

Xe hơi
Biển số
OF-44492
Ngày cấp bằng
25/8/09
Số km
161
Động cơ
465,210 Mã lực
VN thuế cũng chỉ hơn thằng lào với cam thôi ah so với các nước khác cũng tương đương cả thôi
 

nove211sco

Xe container
Biển số
OF-44257
Ngày cấp bằng
23/8/09
Số km
5,046
Động cơ
514,200 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
cambodia vs laos có vẻ kém VN mềnh các cụ ak
 

SIR_NGUYEN

Xe máy
Biển số
OF-16180
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
86
Động cơ
511,760 Mã lực
e đọc bài này mà e cứ liên tưởng đến rất gần đâu đây, bến đó nhân vật có số má là oto đuợc gián kính đen chứ bên mình có khi RR gặp dream còn phải chào cụ ấy chứ. Chẳng biết đâu mà lần, thôi đành cố gắng sống chung với lũ vậy.
5. Siêu xe ở Myanmar:
kụ nào chưa biết thì đọc thử nhé:

Thành Phố Yangon của Myanmar
Có thể nói Yangon là kinh đô của taxi dù. Những khái niệm như đồng hồ tính cước, máy lạnh trên taxi trở nên rất xa xỉ ở nơi đây. Với Yangon, khi muốn đi taxi, người ta chỉ cần vẫy tay để thương lượng giá, kiểu như xe ôm ở ta. Và ở Yangon, taxi là những chiếc xe hơi có "niên đại" không dưới 20 năm, có nghĩa là rất cũ kỹ, tồi tàn và khó nhận ra đó là xe của nhà sản xuất nào. Dường như đó là một cỗ máy hổ lốn, vá víu, miễn là có thể lăn bánh và chở được người. Giá cho một cuốc taxi từ sân bay về trung tâm Yangon khoảng 4.000 đến 5.000 kyat. Cũng không đắt lắm nhưng nói chung khách phải biết thương lượng và đôi khi phải chấp nhận đi chung với người khác như... đi xe buýt.


Taxi dù trên đường phố Yangon

Ở Yangon nói riêng và Myanmar nói chung, phương tiện giao thông là cả một câu chuyện dài, lạ lùng đến mức khó hiểu. Tại thành phố lớn nhất Myanmar này, xe máy bị cấm. "Tại sao?", tôi thắc mắc với anh bạn Naing Soe, là một doanh nhân trẻ của Yangon. Anh ta cười: "Tôi không biết. Chính phủ có thể ban hành bất cứ chính sách nào. Không có giải thích. Người dân cứ phải tuân thủ". "Thế ở những thành phố khác thì sao, như Mandalay hoặc Sittwe chẳng hạn? Cũng cấm luôn?". "Không, chỉ ở Yangon thôi". "Tại sao?". "Tôi không biết!".

Người dân Yangon nếu không có xe hơi riêng thì thường đi lại bằng xe buýt và các loại xe chở khách khác. Nói chung ở đây người ta có thể chở khách bằng bất cứ loại xe nào, từ xe buýt cho đến những chiếc xe tải cải biến. Tất cả đều cũ kỹ, có lẽ được sản xuất cách đây không dưới 20 năm và đã được lắp ghép, "mông má", chỉnh sửa vô số chi tiết. Tất cả đềìu chật cứng người, người ngồi bên trong, người đứng cheo leo bên ngoài thành xe. Dưới cái nắng chang chang của tháng 11, những chiếc xe nhét đầy khách trông thật ngột ngạt. Nhìn xe khách trên đường phố Yangon vào cuối năm 2007, tôi chợt liên tưởng tới những chuyến xe đò rệu rã, ì ạch thường chạy dọc Việt Nam hơn 20 năm về trước.

Không có cảnh nhốn nháo của xe gắn máy như ở Việt Nam nên đường phố Yangon nhìn từ xa thì khá sang, nhưng lại gần mới thấy hết độ gồ ghề của nó. Khoảng 85% số xe ô tô lưu thông đã quá cũ. Số xe đời từ năm 2000 tới nay có lẽ chỉ chiếm khoảng 6-7%. Ước lượng này chỉ có tính tương đối, nhưng cũng có thể đưa ra một hình dung cơ bản về đường phố Yangon hiện tại. Có nhiều lý do khiến dân Myanmar "chuộng" xe cũ. Kinh tế là một. Dù đất nước đã có những chuyển biến đáng kể trong thời gian gần đây nhưng nhìn chung dân chúng đại đa số vẫn còn nghèo, không đủ tiền sắm xế hộp, số người khấm khá cũng chỉ đủ khả năng mua xe cũ, rất cũ mà thôi. Nhưng đó không phải là lý do chính, quan trọng nhất vẫn là chính sách không khuyến khích dùng xe hơi của chính phủ. Chính sách này đã khiến xe ô tô ở đây, cùng với điện thoại di động và internet, trở thành những mặt hàng đắt ngoài sức tưởng tượng của hầu hết chúng ta. Ở Việt Nam, giá xe ô tô đã thuộc vào hàng "top" thế giới, nhưng giá xe ở Myanmar mới xứng đáng với "ngôi vị quán quân".

Nghe tôi bình luận về sự tràn ngập của "xe cổ" trên đường phố Yangon, anh bạn Naing Soe - doanh nhân trẻ Yangon, hỏi: "Anh biết tại sao không?". Tôi: "Chịu". "Do xe đắt quá. Ở đây không có nhiều người mua được xe mới đâu", Soe nói, đoạn hỏi tiếp: "Anh biết chiếc Camry của tôi giá bao nhiêu không?". Tôi ngắm nghía rồi ước lượng: "Chưa tới ba mươi ngàn đô". Soe không giấu nổi sự thích thú: "Sáu mươi ngàn đấy". Tôi giật mình nhìn kỹ lại xem chiếc xe có gì đặc biệt. Hoàn toàn không. Đó là một chiếc Camry 2.2 đã luống tuổi, nội thất đơn sơ, tay lái nghịch (dù xe cộ ở Myanmar lưu thông bên phải như Việt Nam, nhưng ở đây xe có tay lái nghịch vẫn chiếm số lượng áp đảo), hình dáng bên ngoài cũng chẳng có gì đặc biệt, thậm chí một số chi tiết dường như đã được độ lại, không phải là đồ gin. Nói chung, nếu pít-tông, xi-lanh không làm bằng vàng hoặc kim cương thì đây là một chiếc xe cũ bình thường. "Sáu mươi ngàn đấy", anh ta nhấn mạnh trước sự hoang mang vô bờ bến của người nghe. Tôi choáng váng: "Bằng một chiếc Camry mới ra lò ở Việt Nam!". "Tôi biết. Ở đây một chiếc Land Cruiser đời mới có giá khoảng ba trăm (300.000 USD). Nhưng không dễ mua xe mới. Chính phủ hạn chế mà". Tôi định hỏi tại sao nhưng lại thôi vì biết chắc sẽ nhận được câu: "Không biết".

Qua hai doanh nhân trẻ Naing Soe, Aung Myin và một số người khác mà tôi có dịp tiếp xúc cùng với quá trình tìm hiểu thực tế, một thế giới kỳ lạ trong lòng Yangon hiện lên. Tại đây, không hề có một cửa hàng bán xe hơi mới nào. Chính phủ có chính sách hạn chế dân mua xe, để tiết kiệm, để ngừa khủng hoảng thiếu xăng dầu và nhiều lý do khác. Vì thế khi muốn mua hoặc bán xe hơi, người ta tìm tới chợ đen. Chợ đen là một khu phố nhỏ, một xưởng độ xe hoặc khuôn viên nhà máy... Người cần bán gửi xe ở đây, người muốn mua dò tìm đến đây. Sau khi thương lượng, nếu thuận mua vừa bán thì tiền trao cháo múc. Xe chợ đen tất nhiên toàn xe cũ, xuất xứ bốn phương và đều đã qua các xưởng độ xe thủ công có mặt khắp

Yangon. Xe cũ mèm nhưng giá thì chẳng "cũ" chút nào. Một chiếc xe hơi 5 chỗ đời 80, dàn xe có thể là Toyota hoặc Nissan gì đó, nhưng máy móc, phụ tùng thì hổ lốn, với ngoại hình xác xơ, giá ngót nghét 30.000 USD. Những chiếc taxi cà tàng (loại này đã tuyệt chủng ở Việt Nam) mà tôi có dịp đi giá trên 20.000 USD.


Đường phố Yangon tràn ngập xe cũ, với giá cực đắt

Một buổi tối, khi tôi đang ngồi uống cà phê bên lề đường ở trung tâm Yangon với Naing Soe, Aung Myin cùng vài người bạn mới thì có hai chiếc xe hơi trờ tới, thắng gấp. Tôi liếc nhìn, một chiếc BMW M3 màu bạc, mạnh mẽ, một chiếc Mercedes-Benz

S-Class đen sì, sang trọng. Theo thói quen vừa hình thành, tôi nhẩm tính: "Hai con này chắc cũng hòm hòm một triệu". Như đoán được ý nghĩ của tôi, anh bạn Aung Myin nói: "Chiếc S-Class có thể trên một triệu đô, nhưng có thể chẳng một xu nào.

Anh hãy nhìn kính xe. Tất cả đều đen sì". Myin giải thích rằng ở Myanmar, xe hơi không được phép bọc kính đen, trừ xe của nhân vật "có số má". Những người này có thể bỏ ra hàng triệu USD để sắm xe và cũng có thể tặng nhau những chiếc xe sang trọng đó. Họ có thể là doanh nhân có nhiều mối quan hệ đặc biệt, là quan chức có cỡ... "Vì thế, khi gặp xe kính đen, anh hãy cẩn thận", anh bạn Soe ngồi cạnh nhấn giọng. Tôi phì cười trước vẻ mặt trầm trọng của anh. Xứ này có nhiều chuyện lạ đáo để.

(Theo ký sự của Đức Hùng - tác giả)
 

bobodiep

Xe hơi
Biển số
OF-19563
Ngày cấp bằng
5/8/08
Số km
151
Động cơ
503,560 Mã lực
hÌnh như siêu xe ở Châu á hới bị nhiềuuuuuu
 

Loong Phoong

Xe điện
Biển số
OF-39008
Ngày cấp bằng
24/6/09
Số km
3,113
Động cơ
500,930 Mã lực
ối zời ơi, chết mất thôi =P~
 

Caravat

Xe đạp
Biển số
OF-105165
Ngày cấp bằng
8/7/11
Số km
15
Động cơ
395,550 Mã lực
xe đẹp thiệt nhưng VN cũng chã thua j đâu
 

Nửa_Khoanh_Giò

Xe điện
Biển số
OF-34750
Ngày cấp bằng
6/5/09
Số km
3,955
Động cơ
514,120 Mã lực
Nơi ở
nhà phơi quần áo

benedu

Xe tải
Biển số
OF-89048
Ngày cấp bằng
19/3/11
Số km
480
Động cơ
411,230 Mã lực
Nơi ở
Trên đe dưới búa
tầm châu á thì khủng r
TQ,nhật... chơi thôi roài:D
 

[K]club

Xe tải
Biển số
OF-86244
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
313
Động cơ
412,169 Mã lực
trong mớ này em lấy maserati =P~ sao maserati về việt nam vẫn ít thể nhỉ , chẳng mấy khi gặp
 

Duy Nguyen

Xe tải
Biển số
OF-105293
Ngày cấp bằng
9/7/11
Số km
220
Động cơ
397,500 Mã lực
Sao ko có của vn nhỉ :-bd
 

0976000395

Xe đạp
Biển số
OF-51747
Ngày cấp bằng
28/11/09
Số km
17
Động cơ
454,270 Mã lực
em nghe thắng bạn ở bên sing nói là con ông lý hiển long cũng có một con bugatti, không biết có phải là con ở trên kia không?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top