Điểm tiếp theo chúng em sang Bảo tàng quốc gia.
Bảo tàng quốc gia ở Phnom Penh, thủ đô của CPC, là bảo tàng khảo cổ và văn lịch sử hàng đầu của CPC. Ở đây có các hiện vật là bộ sưu tập nghệ thuật Khmer lớn nhất thế giới dù cho trung tâm lịch sử của Khmer có xu hướng bị che khuất bởi quần thể Angkor và các bảo tàng liên quan ở Siem Riep. Bảo tàng được xây năm 1917-1920 bởi chính quyền thực dân Pháp theo phong cách kiến trúc Kmer với ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Bảo tàng quốc gia Campuchia được George Groslier và Ecole des Arts Cambodgiens thiết kế, xây dựng vào năm 1917 theo phong cách truyền thống Khmer và được nhà vua Sisowat khánh thành vào năm 1920.Bảo tàng này là nơi trưng bày những bộ sưu tập, những đồ khảo cố học, tôn giáo và nghệ thuật lớn nhất thế giới của Khmer cổ từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13. Bảo tàng quốc gia Campuchia là một những kiến trúc lịch sử xuất hiện trên bộ tem phát hành chung tại 10 quốc gia thuộc khối ASEAN, có chủ đề “Kiến trúc cổ kính và hiện đại” để kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) (1967 – 2007).
(Nguồn từ Vikipedia)
Hoa hoét tí ạ. Sen trong Bảo tàng đấy các bác ạ
Một điểm ấn tượng trong chuyến đi này mà em cũng muốn biết là
Bảo Tàng diệt chủng Tungsleng.
Đến đây với tâm trạng bàng hoàng và ghê rợn
nên không có bức ảnh nào được chụp nơi đây các bác ạ.
“S21 có diện tích 600x400m và đã từng giam hơn 17000 người, chỉ có 14 người còn sống sót. Nhà tù bao gồm 4 dãy nhà chính và một số ngôi nhà xung quanh, vốn là trụ sở, phòng tra hỏi và tra tấn tù nhân của chính quyền Khmer đỏ. Năm 1962, S21 vốn là trường trung học Ponhea Yat. Đến thời kỳ chế độ Lon Nol, một chế độ cộng hoà được chính phủ Mỹ hậu thuẫn vào những năm 1970, trường được đổi tên thành Trường trung học Toul Svay Prey. Đến tháng 5.1976, trường được chính quyền Khmer đỏ cải hoán thành nhà tù với tên gọi Nhà tù an ninh S21.
Theo các tài liệu mà Trung tâm Tư liệu Campuchia tìm được, S21 được thiết kế đặc biệt để dành cho việc tra hỏi và tiêu diệt các phần tử "phản bội".Trong suốt 4 năm cầm quyền của mình , nơi đây giam giữ tổng cộng 10.499 nghìn người (chưa tính khoảng 2.000 trẻ em bị giết) gồm nhiều quốc tịch như Việt Nam, Lào,Thái, Ấn Độ, Pakistan, Anh, Mỹ, Canada, New Zealand, Australia, nhưng phần lớn là người Campuchia…….”
“Với giá trị bằng hình ảnh, hiện vật cùng với các tư liệu,.v...v bảo tàng hiện nay thu hút đông đảo du khách đến từ khắp nơi trên thế giới .Tuy nhiên, xét về góc độ , du khách vẫn còn e dè với bảo tàng do quá ghê rợn và chính những điều mà du khách nhìn thấy, khiến họ ghê sợ.”
(Trích từ Vikipedia)
Điểm tiếp đến là
cánh đồng chết (Choeung Ek)
Choeung Ek vốn là những vườn cây ăn quả thuộc xã Choeung Ek, quận Dang Kor, tỉnh Kandal, Campuchia. Sau cuộc lật đổ Chính phủ Cộng hòa Khmer, trong những năm 1975-1979, chính quyền Khmer Đỏ đã biến xã Choeung Ek thành cánh đồng giết chóc tàn bạo và dã man nhất. Có lẽ em không muốn viết thêm một lời nào ở khu vực này nữa
. Thật khủng khiếp và căm giận.8o|
Chúng tôi lặng lẽ thắp nén hương tại tháp tưởng niệm nơi đang luu giữ hơn 8000 xương sọ của những nạn nhân. Mong những linh hồn siêu thoát.
Lên đường đi thành phố biển Shihanuk Ville mà cả đoàn em với tâm trạng buồn buồn u uất, khó tả sau khi thăm 2 điểm trên.
Sau 230km thì chúng em cũng đến TP Shihanuk ville lúc 8h00 tối, - Khách sạn Golden Sand
Xin trở lại với các bác với bài viết về
Shihanuck Ville và Công viên QG Ream vào bài tiếp theo! Cảm ơn bác đã Vodka động viên em nhá!