[CCCĐ] SG - BMT - PLEIKU - HUẾ - LAVANG - VT17 - HỘI AN - TUY HÒA : 7 Ngày, 2.557km

Nambk

Xe đạp
Biển số
OF-83342
Ngày cấp bằng
20/1/11
Số km
32
Động cơ
412,620 Mã lực
SG - BMT - Pleiku - Huế - La Vang - VT17 - Hội An - Tuy Hòa - SG : 7 Ngày, 2.557km

NGÀY THỨ NHẤT: SG-BMT-BUÔN ĐÔN-BMT-PLEIKU, 610km


Đón năm mới ở nhà xong, không biết làm gì thêm nữa bàn nhau đi sớm cho khoẻ, 0g50 xuất phát!
"Khoẻ" đây là cho vợ cả, F1 và em hằnga, còn 2 thằng tài thì bắt đầu "khổ", ghé đổ đầy bình A95 hết 900k (sau này thấy đúng vì trên đường ít cây xăng có A95, trừ những cây xăng thật lớn ở những đô thị lớn).
Làm tí công tác chính trị: xác định chuyến đi phải vui vẻ, đoàn kết, thoải mái...
Dọt, một lái 1 ngủ, còn lại cũng ngủ nốt...

Qua Ngã 4 Sở Sao rẽ phải, đường tốt, chạy được bi nhiêu chạy vì đoán xxx bận ngủ hoặc không săn bắn ban đêm, rưng mà lâu lâu cũng có 1 trạm làm xe tải. Qua Đồng Xoài, Gia Nghĩa... 3g15 dừng uống cafe ở Đại Nam (cách Gia Nghĩa khoảng 40-50km gì đó), xuống xe trời lạnh 16 độ. Trạm dừng này sạch sẽ, giá cả bình thường.
3g45 đổi tài, tiếp...

7g thức, thấy đường dư này. 8g15 ăn sáng tại quán phở Tráng (cách trung tâm BMT khoảng 5km, bên trái). Quán rất đông, có nhiều quan chức và dân địa phương vào ăn, 25k/tô, sạch sẽ, ngon. Em quên không chụp hình quán này.
9g00 đi buôn Đôn...

Đường vào bản đôn đây, phải dừng 5p để đợi đèn bò!

Bản Đôn (chứ không phải buôn Đôn) cũng có suối, cầu treo, voi, nhà dài, dân tộc... nhưng không bằng Buôn Đôn. Từ đường chính có tấm bảng bên trái vào khu DL này khoảng 2km, đường nhỏ, bụi. Từ BMT vào gặp KDL này trước, cách buôn Đôn khoảng 5km.
Nếu có thời gian em nghĩ các bác cũng nên ghé vì ở đây còn hoang sơ chưa bị độ chế nhiều, của nhà nước nên cũng hay của nhà nước

Cảnh vật còn hoang sơ.

Nhà Dài và voi.

Cầu thang cái.
Khách khi vào Nhà Dài phải lên cầu thang này, hai tay xoa vào 2 cái núm tượng trưng cho bầu ngực căng tròn của người phụ nử Tây nguyên, xoa càng mạnh chủ nhà càng thích!

Trong nhà dài trưng bày cồng chiêng, dụng cụ săn bắt voi và vật dụng sinh hoạt của người dân tộc, được nghe thuyết minh chuyên nghiệp nên phần nào hiểu được 1 phần cuộc sống của người dân tộc vùng này.

Thác và em đây (chụp hơi yếu nên người tối tối).

2 VC nghệ sỹ dân tộc biểu diễn nhạc cụ cổ truyền trong nhà dài.
Chồng 80 vợ 81 mà còn hoành tráng quá, không biết khi mình 60 có được vậy không? Vợ hát nhạc "tự chế" bằng tiếng dân tộc nghe chẳng hiểu gì nhưng cũng thấy là lạ, hay hay. Show này miễn phí nhưng đoàn nào cũng tip 30-50k cho 2 cụ vui.


Cận cảnh.

Tượng phụ nữ Tây nguyên, ngày xưa thì lúc nào cũng cởi trần...

Cầu treo.
Rời Bản Đôn, chạy tiếp khoảng 5km nữa tới Buôn Đôn.



Đây là KDL Buôn Đôn do Công ty Simexco DakLak đầu tư chính, cách BMT 40km.

Cầu treo, suối và cây đa cổ thụ.

Đây là màn cỡi voi lội suối, hình như 30k/15p thì phải. Đoàn em không đi vì sợ biết đâu ổng khùng quật cho phát thì toi, nhát quá đi!
F1 rất vui khi thấy mấy chú voi chở người, không biết đến nữa F1 của F1 có thấy mấy ổng nữa không? KDL này có thác, cầu treo, nhà sàn...hoành tráng hơn, đặc biệt là bài thuốc nổi tiếng Amakong của dũng sỹ săn voi Amakong (hiện nay cụ đã trên 80 tuổi, đang sống tại buôn Đôn, mới lấy thêm vợ nữa còn trẻ lắm. Bái phục! bái phục!) bán rất nhiều (50k/thang). Nghe giang hồ đồn Amakong ông uống bà khen, bà không khen thì bà hàng xóm và mấy em teen nó khen! lời khen dư vầy: "......á á, ứ ứ......dữ wá ta!....... mệt muốn chết hà! ......ứ ứ, á á......"

Trạm đón trả khách.

"Sở thú" có 1 chú khỉ ...

... và 1 con trăn !
Tham quan xong phải chạy ngược 40km trở lại BMT để theo QL 14 đi Pleiku.



Tạm biệt Buôn Ma Thuột.

Ăn trưa ở BMT, 14g thêm 650k xăng (vào cây xăng thứ 3 mới có A95), đổi tài và tiếp tục hướng Pleiku. Đường từ BMT đi Pleiku khúc đầu gần BMT đang sửa nên hơi xấu, khoảng 20km, khúc sau thì như trên: hai bên đường nhiều thông giống Dalat, nhiều công nông chở nông sản và người, lâu lâu lại gặp đèn bò...

Đoạn giữa BMT và Pleiku rất vắng.

2 phụ nữ với 7 đứa trẻ !
Không nón mũ, không dép... Chắc khỏi phải chích ngừa định kỳ, khỏi ...?

2 chú bé chăn bò, lao động từ nhỏ.

Đoạn này gần tới TP.Pleiku, Pleiku cũng có núi đôi, có vẻ hơi lớn tuổi rồi, rưng hai cái núm thì teen cũng thua!
17g30 tới Pleiku.
Check in KS, hỏi chú BV khách sạn quán cá đặc sản sông Sê San, 8g đến quán Lộc Vừng (số 3 Bùi Dự) làm tí cá tiến vua anh vũ, tí cá sọc dưa, anh đào, lăng... Quán lịch sự, sạch sẽ, phục vụ chu đáo, giá cả ok: ken chai 18k, anh vũ 400k/kg, oto đậu thoải mái. Em và mọi người kết nhất món anh vũ: tươi, ngon, rẻ. Theo em thì còn ngon hơn cá chìa vôi bên quán Hàng Dương Q.7, 1.900k/kg, mắc thấy ớn! Cá ở đây bắt ở sông Sê San và trong hồ thuỷ điện Ialy, em nghe người bạn thổ địa nói thế, khi vào tham quan thuỷ điện Ialy nghe mấy chú BV cũng nói dưới lòng hồ có nhiều cá rất lớn, cả cá anh vũ...
Mỗi tài vào 5 ken, no say 22g về KS nghỉ để mai còn chiến tiếp. Mai phải nuốt 500km đi Huế, nhất là đèo Lò Xo vì bọn em chưa đi đoạn đường này.
Đêm phố núi yên tĩnh và hơi lạnh, 15 độ. Chắc không có dịp "đi lên đi xuống" để ngắm mấy teen "má đỏ môi hồng" vì mai phải đi sớm rồi.

KẾT THÚC NGÀY THỨ NHẤT: 610km ít hơn kế hoạch 40km, 12g lái xe, mọi người khoẻ, vui.
 
Chỉnh sửa cuối:

diennuocxaydung

Xe tăng
Biển số
OF-44924
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
1,024
Động cơ
466,786 Mã lực
văn rất chân thực , cụ nên tả và thêm lời bình cho thớt nó hoang dại hơn mới thú vị, như đi xxx km thì gặp yyy tình huống, rồi các tình huống trên đường ví dụ, gặp một đàn bò cụ hãy nói,chướng ngại vật di độngvvvvvv thớt sẽ xôm hơn ạ
 

Nambk

Xe đạp
Biển số
OF-83342
Ngày cấp bằng
20/1/11
Số km
32
Động cơ
412,620 Mã lực
văn rất chân thực , cụ nên tả và thêm lời bình cho thớt nó hoang dại hơn mới thú vị, như đi xxx km thì gặp yyy tình huống, rồi các tình huống trên đường ví dụ, gặp một đàn bò cụ hãy nói,chướng ngại vật di độngvvvvvv thớt sẽ xôm hơn ạ
Cám ơn bác đã góp ý.
Em thấy gì viết đó, nghĩ gì viết đó... Chắc do văn em yếu. Em sẽ cố nhưng không biết có hoang dã thêm tí nào k?
 

Nambk

Xe đạp
Biển số
OF-83342
Ngày cấp bằng
20/1/11
Số km
32
Động cơ
412,620 Mã lực
NGÀY THỨ 2: PLEIKU - KOMTUM - DAKTO - Đ.HCM - ĐÀ NẴNG - HUẾ, 510km.


6g30 check out, ra xe thấy đồng hồ nhiệt độ nó báo dư này, DaLat trong nội ô ít khi xuống 12 độ.
Ai cũng lạnh run, máy sấy trên xe lần đầu được kích hoạt.

Ăn sáng phở Gia truyền Nam Định, sao ở đâu cũng thấy gia truyền NĐ vậy ta?
Đồng giá 18k/tô, đặc biệt 25k. Chắc đây gia truyền thật: sạch, ngon.


Ra khỏi Pleiku khoảng 20km, rẽ trái theo đường Plei Ken Ngo khoảng 15km tới thuỷ điện Ialy, nhà máy thuỷ điện lớn nhất miền Trung và thứ 2 VN. Đường tốt và vắng, đạp thoải mái! Hai bên đường dân Kinh ta ở, dân tộc cứ lùi dần lùi dần...rồi chặt chặt đốt đốt....rồi dân Kinh ta lại ở....dân tộc cứ lùi dần lùi dần...chặt chặt đốt đốt....

Chợ của người dân tộc trước cổng Nhà thờ Ialy.

Cổng nhà máy.
Nhà máy được khởi công năm 1993 và hoàn thành vào năm 2003, công suất thiết kế là 720MW.
Mua vé vào tham quan, 15k/người.

Đập xả.
Nhìn xa vậy...

... lại gần to vật vã, vĩ đại.

Hệ thống ròng rọc nâng cửa xả cũng to đùng.

Miệng đập xả.
Mùa này ít nước nên không xả! Lần trước em đi khoảng tháng 7, thấy xả nước ầm ầm nhìn chóng cả mặt, yếu tim nhìn xuống bủn rủn chân tay.

Hồ chứa nước rộng mênh mông, mùa này ít nước.

Nhà tưởng niệm những người đã nằm xuống khi xây dựng nhà máy, to vầy chắc ...

Cổng vào nhà máy chính.
Trình vé để mấy chú bảo vệ hướng dẫn vào tham quan nhà máy chính sau khi đi qua máy kiểm tra an ninh như ở sân bay.
Trong nhà máy tuyệt đối cấm hút thuốc, phải gởi ngoài phòng BV.

Đường hầm vào nhà máy chính.
Từ cổng vào khoảng 200m, dốc đi âm xuống lòng đất.

Thằng nhóc siêu teen của em đang nhảy hiphop, nó nói khoái được đi chơi xa lắm, vậy là giống ba rồi, mừng quá khỏi thử ADN!
Phía sau là 4 tổ máy phát, thấy rất ít người vận hành, chắc ở trong phòng làm việc.

Bên dưới là đường ống nước, em nghĩ đường kính phải 6m.
Tham quan xong thấy mấy chú Nga ngố tài thiệt! VN nhà mình cũng tài nữa!
Chạy 15km ngược ra QL 14 đi Komtum, khúc QL 14 này cho chạy 50, em nghiêm chỉnh chấp hành luôn <50. Hết đoạn này thì xxx gọi vào nói 85/50, sau thì lại ghi BB 55/50. Xin được "đóng phạt nhanh": 5xị mày! BB lập rồi cũng không sao?! Chắc thấy biển số SG, bó chiếu!



Đến địa phận Tp.Kom Tum.
Vì không đủ thời gian nên không tham quan Toà Giám Mục và Nhà thờ Gỗ Kom Tum được. Đây là 2 công trình kiến trúc đặc sắc của Kom Tum.

Phố thị Kom Tum.
Phố phường sầm uất như SG vậy. Ghé siêu thị tại KomTum mua đồ ăn trưa trên xe luôn cho đỡ mất thời gian. Ở đây có chả giò bò ăn rất ngon.

Đường từ Kom Tum đi DakTo Tân Cảnh.
Đang sửa nên hơi khó đi chút, khoảng 20km. 2 bên đường vắng, ít người.

Đến Dak To.
Nơi này tháng 4/1972 diễn ra trận đánh lớn giữa VNCH và MB rất ác liệt, hy sinh rất nhiều.
Ghé cây xăng thứ 5 vẫn không có A95, đành làm 200k A92 vậy.

Đây là đồi Charlie trên đường từ KomTum đi Dak To.
Các bác đã nghe qua "Người ở lại Charlie" của cố nhạc sỹ Nhật Trường Trần Thiện Thanh?
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=wE_RwIaS3h
r

Tượng đai chiến thắng trận Dak Tô Tân Cảnh năm 1972.
Chiếc xe tăng này được nhạc sỹ Doãn Nho cảm hứng sáng tác bài hát nổi tiếng "Năm anh em trên một chiếc xe tăng". Nhưng không biết vì sao trên bảng chỉ ghi tên có 4 liệt sỹ? chiến sỹ thứ năm đâu?
http://www.youtube.com/watch?v=Za4vAlOsVOI

Đài tưởng niệm Chiến thắng DakTo Tân Cảnh "Mùa hè đỏ lửa 1972".


Bia tưởng niệm Chiến thắng DakTo Tân Cảnh nằm đối diện.



Qua Plei Kần, bắt đầu vào đường HCM.
 

Nambk

Xe đạp
Biển số
OF-83342
Ngày cấp bằng
20/1/11
Số km
32
Động cơ
412,620 Mã lực
Qua Plei Kần, bắt đầu vào đường HCM.


Đường HCM, đoạn vừa qua Plei Kần.

Trên đường gặp 2 bác thợ săn, súng hơi bị dài!

Đường HCM.
Khúc này mặt đường đổ bê tông. Đường quanh co cứ gọi là chóng mặt, em giành cầm lái vì trên xe có F1.

Dân tộc trên đường HCM, phong cảnh rất đẹp và lãng mạn.

Thác nước bên đường HCM, khúc này du khách hay dừng lại chụp hình.

Nhà dân trên đường HCM.
Nhà xây chắc của dân Kinh... lâu lâu mới gặp.

15g30 thấy cái ngã 4 dư này, xuống hỏi đường người dân tộc không hiểu, mà sao hiểu được? đành lao theo bác 52 chỗ.
Đoạn này chạy khoảng 50km/g, an toàn trên hết! Thấy mấy bố 52 chỗ Bắc Nam đổ đèo kinh hồn, cứ 80-90 mà phang, chóng cả mặt!

3 mẹ con đi nương rẫy về.

Đường HCM khúc qua địa phận Quảng Nam, xuống dốc là chủ yếu.

Đường dốc quanh co, núi non hùng vĩ.

18g tới trạm thu phí hầm Hải Vân.

Miệng hầm Hải Vân.
Tối quá em chụp hơi nhoè, nhìn nhức cả đầu.

Huế về đêm.
Vắng vẻ và yên tĩnh.
19g30 tới Huế, đi ăn các loại bánh của Huế ở quán Hàng Me mẹ đường Võ Thị Sáu (quán Hàng Me con ngay bên cạnh, sạch sẽ lịch sự hơn nhưng lại ít khách hơn. Hình như mấy quán ăn có số má, lâu đời thường phải bẩn bẩn 1 tí ?!), ăn ngấu nghiến vì ai cũng đói quá rồi, mỗi tài cũng vào 4 Huda cho nó mát ruột. Bia HuDa với Huế cũng như Sài Gòn trong SG và Hà Nội ngoài HN. 21g về KS nghỉ sớm. Buổi tối ở Huế lúc này cũng lạnh, khoảng 16 độ.

TỔNG KẾT NGÀY THỨ HAI: 510km, hơn kế hoạch 60km, 11 tiếng chạy xe, mọi người hơi mệt. Ngày mai đi ít,
 

lucky-luke

Xe buýt
Biển số
OF-40050
Ngày cấp bằng
6/7/09
Số km
679
Động cơ
475,400 Mã lực

Đoạn này gần tới TP.Pleiku, Pleiku cũng có núi đôi, có vẻ hơi lớn tuổi rồi, rưng hai cái núm thì teen cũng thua!
Chỗ này là dốc Hàm Rồng cụ ạ! Nếu cụ đi sớm một vài tháng thì hai bên đường này vàng rực hoa dã quỳ đẹp lắm!
Lâu rồi e ko có dịp ăn quán Lộc Vừng đấy, công nhận ngon bổ rẻ cụ nhể? Lúc nãy e bày đường cho ông bạn đi với Xếp vào quán Lộc Vừng đấy ăn xong, nó vừa gọi điện rì pọt và khen nức nở!
Vodka cho cụ thêm hứng khởi nhé!
 
Biển số
OF-80577
Ngày cấp bằng
18/12/10
Số km
57
Động cơ
416,150 Mã lực
Tuổi
45
Kon Tum mà cụ ví như Sài gòn thì PleiKu phải như Paris ơ? Sao cụ không cờ hụp ảnh PleiKu? Tôi yêu PleiKu và Otofun!
 

danang194

Xe điện
Biển số
OF-74061
Ngày cấp bằng
28/9/10
Số km
2,275
Động cơ
440,732 Mã lực
thích nhất là cái núi đôi với 2 cái anten nhà pleiku.
thank kụ và mời cụ tiếp tục
 

Nambk

Xe đạp
Biển số
OF-83342
Ngày cấp bằng
20/1/11
Số km
32
Động cơ
412,620 Mã lực
NGÀY THỨ BA: HUẾ - LA VANG - VĨ TUYẾN 17 - NGHĨA TRANG LSTS - THÀNH CỔ - HUẾ, 250km.




KS Sông Hương em ở.
** nhưng nội thất hơi cũ (công đoàn mà!), giá 250k/phòng 2 giường, chỗ đậu xe thoải mái, phục vụ theo phong cách công đoàn. Xác định đi chơi là chính, nên chỗ ở không quan trọng lắm, an tâm là được.

7g30 ăn sáng bún bò Huế theo địa chỉ tiếp tân KS hướng dẫn, nói quán này ngon và dân Huế ăn nhiều. Em chọn quán bên trái 17 Lý Thường Kiệt vì thấy đông hơn.
Đánh giá: ngon, hợp khẩu vị cả với người trong Nam, sạch sẽ, giá 18k/tô, 25k đặc biệt. Trên bàn có cả chả giò và mấy loại bánh cũng ngon.

Đường QL 1 ra La Vang.
8g đổ 900k đầy bình, khởi hành. Thánh địa La Vang là điểm đến trọng tâm chuyến đi của bọn em. Đường tốt, chạy đúng tốc độ 9g30 tới La Vang.

Đường vào Thánh địa La Vang.
Từ QL 1 có bảng hướng dẫn rẽ trái vào khoảng 3km, đường nhỏ nhưng dễ đi. Nếu ngoài QL 1 chạy thêm khoảng 50m nữa qua cầu rẽ phải sẽ vào khu Di tích Thành cổ Quảng Trị, nổi tiếng với trận đánh 81 ngày đêm...

Cổng chính Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang.

Chuẩn bị cho Đại lễ Bế mạc Năm Thánh Giáo hội VN 2010 sẽ diễn ra trong 2 ngày 04 và 05/01/2011.

Sự tích Đưc Mẹ hiện ra tại La Vang, năm 1798.

Đền thờ Đức Mẹ La Vang.

Trên tường còn rất nhiều vết đạn.

Chú thích Đền Thờ Đức Mẹ La Vang.

Nơi Đức Mẹ hiện ra năm 1798.

Tượng Đức Mẹ mới bằng đá cẩm thạch rất đẹp, màu sắc của tượng cũng chính là màu đá.

Tượng Đức Mẹ La Vang mới.

Khu vực chuẩn bị cho Đại lễ sẽ diễn ra tại đây.
Em thấy có rất đông bà con giáo dân khắp cả nước hành hương về tham dự.

Giáo dân nghỉ ăn trưa.



Vài nét về Thánh địa La Vang.

11g30 ra lại QL1 đi sông Bến Hải, cầu Hiền Lương.



Cầu Thạch Hãn.

Sông Thạch Hãn.
Cựu chiến sĩ Quân Giải Phóng Miền Nam trong lần quay lại Thành cổ Quảng Trị kết bè hoa thả xuống dòng Thạch Hãn, con sông đang chứa trong lòng nó hàng trăm linh hồn liệt sĩ đồng đội, đã bật lên từ đáy lòng:
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm

Chợ Đông Hà.

12g30 ăn trưa tại chợ Đông Hà.
Trong chợ phía sau bán rất nhiều đồ ăn bình dân, cơm 15k/dĩa, chè 5k/ly... vào để được giao lưu với người dân địa phương, nghe giọng QT lạ lạ hay hay...
Phía trước chợ có mấy người nữ bịt mặt bán đồ chơi xxx, đủ cả các loại...

Đường vào Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn, rẽ trái 20km.

Di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương Bến Hải.
Nơi chia cắt đất nước một thời gian dài.

Cầu Hiền Lương (phục chế), nơi diễn ra "cuộc chiến màu sắc".

Thanh sắt giữa cầu là ranh giới phân chia 2 miền Nam Bắc.

Tượng đài "Khát vọng thống nhất" (ở bờ Nam).


Địa điểm Cột cờ Chính quyền Sài Gòn.

Đến đây thì máy chụp hình em hết pin!
Trên đường về em có ghé thắp hương cho các liệt sỹ ở Nghĩa trang LSTS, tham Thành cổ QT, nơi diễn ra trận đánh 81 ngày đêm của "Mùa hè đỏ lửa 1972".
Theo thống kê thì Mỹ "tặng" cho mỗi người dân QT 7 tấn bom đạn, kinh khủng!

18g30 về lại tới Huế.
 

tamquangnam

Đi bộ
Biển số
OF-19924
Ngày cấp bằng
14/8/08
Số km
9
Động cơ
501,290 Mã lực

Chỗ này là ngã Làng Hồi thuộc huyện Phước Sơn Quảng Nam .Nếu bạn đi từ KonTum về Đà Nãng thì :
Đi thẳng là QL 14B đường HCM ra Đà Nẵng
Rẽ phải là QL 14E cũng ra QL1 nhưng về Tp Tam Kỳ Quảng Nam .
Rẽ trái là BQL Dự Án thủy điện Dakmi4 . Nếu bạn rẽ phải đi thêm 1 tý nữa là tới công trình thủy điện Dakmi4 đang xây dựng .
 
Chỉnh sửa cuối:

Nambk

Xe đạp
Biển số
OF-83342
Ngày cấp bằng
20/1/11
Số km
32
Động cơ
412,620 Mã lực
NGÀY THỨ TƯ : THAM QUAN HUẾ - ĐÀ NẴNG : 180km


7g30 rời KS, sau khi hội ý: lại BBH, chỗ cũ cho lành.

GPS con nhà nghèo, vậy chứ không có em nó cũng khổ.

Điểm tham quan đầu tiên là Lăng Tự Đức.
Tự Đức (1829-1883) là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883.
Lăng được xây dựng vào năm 1864 và hoàn thành vào năm 1867 trên diện tích 475ha.
Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng.

Lăng Tự Đức là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn.
Ông vua thi sĩ Tự Đức (1848-1883) đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, phù hợp với sở thích và nguyện vọng của con người có học vấn uyên thâm và lãng tử bậc nhất trong hàng vua chúa nhà Nguyễn.

Nhà Thuỷ Tạ.

Lăng Tự Ðức là một bài thơ tuyệt tác, một bức tranh sơn thủy hữu tình, gợi cho du khách một “hồn êm thơ mộng” (une douce rêve). Lăng vua Tự Đức được xây dựng trong một bối cảnh lịch sử cực kỳ khó khăn của đất nước và của chính bản thân nhà vua.


Trong Lăng Tự Đức.

Trong Lăng Tự Đức.

Trong Lăng Tự Đức, Tường cổ rêu phong.
Đang tham quan ngon lành thì F1 bỗng dưng muốn i..., dẫn vào WC ở đây nhất định không chịu đòi phải giống trong KS hoặc ở nhà cơ! Đành bỏ dở dẫn ra mấy quầy lưu niệm gần đó có cái "giống ở nhà". BM mày, người lính tính quan.



Điểm thứ hai là Lăng Khải Định (còn gọi là Ứng Lăng) cách Lăng tự Đức khoảng 5km.
Vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn lên ngôi năm 1916 ở tuổi 31.
Lăng khởi công ngày 4 tháng 9 năm 1920, kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất.

Cổng Lăng. Thoạt nhìn, lăng Khải Định giống như một toà lâu đài ở châu Âu, vì được xây dựng bằng bê tông trên một sườn núi.


Tuy nhiên, tất cả núi đôi, khe suối của một vùng rộng lớn quanh lăng đều đã được dùng làm các yếu tố phong thủy, tạo cho lăng Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ.


Giống như một toà lâu đài ở châu Âu.

Để thực hiện các công trình kiến trúc và trang trí tốn kém ở lăng Khải Định, nhà nước bấy giờ đã tăng thuế điền trên toàn quốc lên 30%.Kinh phí lớn nhất là phải mua vật liệu từ nước ngoài.

Pho tuợng ngồi này được thực hiện ở Paris vào năm 1920.
Trong lòng tượng rỗng nên không nặng lắm, sau khi chở về đến Huế mới mạ vàng bên ngoài.

Pho tuợng đứng này được thực hiện ngay tại Huế do một người lính thợ, quê ở Quảng Nam thực hiện.
Thấy một em gái hay hay, chụp luôn cho ngài ở dưới đỡ buồn!

Cận cảnh.
Tay nghề của người lính xứ Quảng năm xưa cao quá!

3 vòng hoa này nghe nói có từ những năm 30 của thế kỷ trước, nay vẫn tồn tại.
Không biết có độ chế không nữa?!

Cận cảnh.

Trần nhà được vẽ hoa văn rất đẹp.
Mấy chục năm rồi mà không có mạng nhện bám, chắc tụi nó nhìn chóng mặt quá rớt hết rồi.

Tượng chầu trước Lăng.

Gần hơn.


11g, Trên đường về lại KS ghé ngang Đàn Nam Giao.
Ở đây không phải mua vé tham quan, mà cũng chỉ thấy có mình bọn em!
Nhân tiện vụ vé tham quan em nói thêm tí : Huế không tha cho tài xế, phải mua vé tất.

Đàn Nam Giao được xây dựng vào năm 1806 thời vua Gia Long.
Theo quan niệm xưa "Vua là Thiên tử" (con trời) nên chỉ có vua mới được quyền cúng tế trời đất (cha mẹ của vua), cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, tạ ơn trời đất. Lễ Tế Giao đầu tiên dưới thời Nguyễn được tổ chức năm 1807 và từ đó trở đi được tổ chức vào mùa xuân hàng năm cho đến thời Thành Thái, vào năm 1907, thì đổi lại 3 năm một lần.



12g về KS trả phòng, ghé Đập Đá làm tí cơm hến cho biết mùi, mồi người làm 2 tô nhưng vẫn đói. Đây là món ăn chơi thôi, có 6k/tô.
Vợ nghe nói mắn tôm chua Thiên Hương chất lượng nên mua về làm quà.
Vụ mắm này phải gói kỹ vì phải sống chung với nó trên xe vài ngày nữa.

Em ngồi ngoài xe, thấy nhà bên cạnh có 2 mệ nhìn mưa dư này.

Ngoài trời mưa khủng khiếp, đúng là Huế. May cho em có cơ hội được biết thế nào là mưa Huế.
Ở Huế có 2 mùa: mùa mưa và mùa...mưa ít.

Qua cầu Đập Đá, thấy cầu Tràng Tiền nó dư này.
 

Nambk

Xe đạp
Biển số
OF-83342
Ngày cấp bằng
20/1/11
Số km
32
Động cơ
412,620 Mã lực

13g30, Điểm tham quan thứ ba là Đại Nội.
Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng.

Trời vẫn mưa, tuy nhỏ hơn.

Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ...

...làm sao em biết bia đá không đau?...


Phía sau Điện Thái Hoà, thấy cái ấn to quá không biết để đóng vào đâu?

Cá chép trong Hồ Thái Dịch.

Super teen tạo dáng trước Điện Thái Hoà.
Điện Thái Hoà là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế. Điện cùng với sân chầu là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Trong chế độ phong kiến cung điện này được coi là trung tâm của đất nước. Điện được xây dựng vào năm 1805 thời vua Gia Long. Năm 1833 khi vua Minh Mạng quy hoạch lại hệ thống kiến trúc cung đình ở Đại Nội, trong đó có việc cho dời điện về mé nam và làm lại đồ sộ và lộng lẫy hơn.

Kỳ Đài (còn gọi là Cột cờ) nằm chính giữa mặt nam của kinh thành Huế thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh cũng là nơi treo cờ của triều đình. Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807) cùng thời gian xây dựng kinh thành Huế. Đến thời Minh Mạng, Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Trong lịch sử, kỳ đài thường là nơi đánh dấu các sự kiện quan trọng và sự thay đổi thể chế chính quyền ở Huế.


Sơ đồ các công trình trong Hoàng thành Huế:
1. Ngọ Môn 2. Hồ Thái Dịch 3. Cầu Trung Đạo 4. Sân Đại Triều 5. Điện Thái Hoà 6. Đại Cung môn 7. Tả vu, Hữu vu 8. Điện Cần Chánh 8a. Điện Võ Hiển 8b. Điện Văn Minh 9a. Điện Trinh Minh 9b. Điện Quang Minh 10. Điện Càn Thành 11. Điện Khôn Thái 11a. Viện Thuận Huy 11b. Viện Dưỡng Tâm 12. Lầu Kiến Trung 13. Thái Bình Lâu 14. Vườn Ngự Uyển 15. Vườn Cơ Hạ 16.Phủ Nội Vụ 17. Triệu Miếu 18. Thái Miếu 19. Cung Trường Sanh 20. Cung Diên Thọ 21. Điện Phụng Tiên 22. Hưng Miếu 23. Thế Miếu 24. Cửu Đỉnh 25. Hiển Lâm Các 26. Cửa Hiển Nhơn 27. Cửa Hoà Bình 28. Cửa Chương Đức 29. Ngự Tiền Văn phòng 30. Lục Viện 31. Điện Minh Thận.



15g30 tạm biệt Đại Nội, trên đường tham quan Chùa Thiên Mụ trời lại mưa.

Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên - Nguyễn Hoàng.Dưới thời chúa Quốc -Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn. Năm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền... mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Chúa Quốc còn đích thân viết bài văn,khắc vào bia lớn (cao 2m60,rộng 1m2) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây,việc cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng Kinh, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm - người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp.

Tháp Phước Duyên.
Là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo.Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi).

Cổng Chùa.

Chính Điện.

Tường rào Chùa rêu phong cổ kính, trầm mặc.

Nhìn ra sông Hương núi Ngự.

Đò chiều, buồn man mác.



4g30 Vòng ra QL1, ngược ra đi đường tránh Huế cho biết.

Cảnh vật 2 bên đường dư này, vẫn buồn man mác...

19g30 tới Đà Nẵng.
Dàn đèn màu rất đẹp, màu xanh đặc trưng của Heineken.

Ghé quán Trần, số 4 Lê Duẫn (gần chân cầu sông Hàn) ăn bánh tráng cuốn thịt luộc.
Quán này hình như dành cho du khách và tầng lớp hơi dư dữ một tí (hơi dư dữ thôi) của ĐN. Giá cả gần giống như Hoàng Ty trong SG nhưng có vẻ sạch sẽ hơn, phục vụ rất nhiệ tình.
Bị màu xanh trên đường lúc nãy ám ảnh, tuy ăn bánh tráng cuốn nhưng 2 tài cũng vào 3 ken.
21g về KS nghỉ, lại chọn công đoàn cho nó lành.

TỔNG KẾT NGÀY THỨ TƯ: 180km, 5g trên xe, mọi người khoẻ, rất vui vì được tham quan nhiều nơi.
 

tuanvx38

Xe tăng
Biển số
OF-33729
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
1,419
Động cơ
490,028 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội tỉnh - Ba Đình quận
Thôi, em xin lỗi Bác vì đã ké mấy cái ảnh vào thớt của Bác nhé, em vốt ka Bác rồi nhé. Mà Bác nhớ là đi đường sông cũng bị xxx bùm đấy nhé.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top