- Biển số
- OF-53430
- Ngày cấp bằng
- 22/12/09
- Số km
- 9,951
- Động cơ
- 539,195 Mã lực
Đang lúc nông nhàn, lại nghe đồn vẫn còn tranh cãi trong về việc có hợp pháp hóa gái mại dâm hay không. Thôi thì viết một bài về cái sự sex của người La mã cổ đại chơi chơi. Nếu Min, Mod thấy vi phạm thì cứ bem thẳng tay nhé.
Người La mã cổ đại có những quan niêm cực kỳ thoáng về sex và họ theo đa thần giáo ( có nguồn gốc từ Hy lạp) nên mỗi một vị thần phụ trách một mảng riêng. Nên muốn biết khởi thủy nó như thế nào thì ta phải tìm hiểu từ vị thần phụ trách việc: Tình dục, khoái lạc, sinh sản, tình yêu sắc đẹp và bảo vệ nữ quyền. Đó chính là thần Venus
Thần Venus ( Vệ nữ)
Nữ thần này gốc gác từ Hy lạp, tên cũ từ thời Hy lạp là: Aphrodite. Sang La mã đổi tên thành Venus. Ngủ với thần chiến tranh Mars (Ares) đẻ ra thần tình yêu là thần Cupid. Ngoài ra theo thần thoại La mã bà còn đẻ ra Aeneas ( ông tổ của dân La mã). Chính vì thế nên ngay cả Julius Caesar cũng coi bà như là tổ tiên của người La mã vậy.
Nếu bạn đến Foro Romano, đối diện với Colosseum có một bãi đất phẳng cao hơn bình thường. Bên trên chỉ còn những phế tích và một vài hàng cột còn sót lại thì đó chính là đền thờ bà Venus và bà Roma.
Thật ngạc nhiên vị thần xinh đẹp đáng yêu như Venus mà người La mã lại thờ chung với Nũ thần Roma – Nữ thần bảo hộ cho thành Roma với hình dạng nữ chiến binh Amazone mình đồng da sắt trên đầu đội mũ giáp liệu có người La mã có ý là biểu tượng của Roma vừa xinh đẹp dịu dàng vừa dữ dằn khi có chiến tranh không? Nhưng không phải. Nữ thần Venus được cho rằng biểu hiện của tình yêu mà tiếng Latin tình yêu: Amor khi ta lộn ngược chữ AMOR đi thì thành ROMA. Đố là lý do hai bà được đặt canh nhau. Một chi tiết khá thú vụ nữa là chắc do chữ đọc ngược nên nguyên bản ngôi đền này hai bà cũng ngược nhau. Venus nhìn ra hướng Colosseum còn Roma nhìn ra phía cổng Septimius.
Đây là trong những ngôi đền lớn nhất ở vùng Foro Romano. Được xây dung trong 20 năm (121-141) với ba đời Hoàng đế. Nói thế để chúng ta biết nó được làm cẩn thận thế nào. Ngôi đền này cũng trải qua nhiều thăng trầm. Năm 307 nó đã bị cháy và được Hoàng đế Maxentius cho sửa chữa phục hồi. Nhưng đến thế kỷ thứ 9 nó sụp đổ hoàn toàn và năm 850 giáo hoàng Leo IV đã cho xây nhà thờ Santa Maria Nova trên mảnh đất của ngôi đền đó và tồn tại cho đến tận ngày hôm nay.
Người La mã cổ đại có những quan niêm cực kỳ thoáng về sex và họ theo đa thần giáo ( có nguồn gốc từ Hy lạp) nên mỗi một vị thần phụ trách một mảng riêng. Nên muốn biết khởi thủy nó như thế nào thì ta phải tìm hiểu từ vị thần phụ trách việc: Tình dục, khoái lạc, sinh sản, tình yêu sắc đẹp và bảo vệ nữ quyền. Đó chính là thần Venus
Thần Venus ( Vệ nữ)
Nữ thần này gốc gác từ Hy lạp, tên cũ từ thời Hy lạp là: Aphrodite. Sang La mã đổi tên thành Venus. Ngủ với thần chiến tranh Mars (Ares) đẻ ra thần tình yêu là thần Cupid. Ngoài ra theo thần thoại La mã bà còn đẻ ra Aeneas ( ông tổ của dân La mã). Chính vì thế nên ngay cả Julius Caesar cũng coi bà như là tổ tiên của người La mã vậy.
Nếu bạn đến Foro Romano, đối diện với Colosseum có một bãi đất phẳng cao hơn bình thường. Bên trên chỉ còn những phế tích và một vài hàng cột còn sót lại thì đó chính là đền thờ bà Venus và bà Roma.
Thật ngạc nhiên vị thần xinh đẹp đáng yêu như Venus mà người La mã lại thờ chung với Nũ thần Roma – Nữ thần bảo hộ cho thành Roma với hình dạng nữ chiến binh Amazone mình đồng da sắt trên đầu đội mũ giáp liệu có người La mã có ý là biểu tượng của Roma vừa xinh đẹp dịu dàng vừa dữ dằn khi có chiến tranh không? Nhưng không phải. Nữ thần Venus được cho rằng biểu hiện của tình yêu mà tiếng Latin tình yêu: Amor khi ta lộn ngược chữ AMOR đi thì thành ROMA. Đố là lý do hai bà được đặt canh nhau. Một chi tiết khá thú vụ nữa là chắc do chữ đọc ngược nên nguyên bản ngôi đền này hai bà cũng ngược nhau. Venus nhìn ra hướng Colosseum còn Roma nhìn ra phía cổng Septimius.
Đây là trong những ngôi đền lớn nhất ở vùng Foro Romano. Được xây dung trong 20 năm (121-141) với ba đời Hoàng đế. Nói thế để chúng ta biết nó được làm cẩn thận thế nào. Ngôi đền này cũng trải qua nhiều thăng trầm. Năm 307 nó đã bị cháy và được Hoàng đế Maxentius cho sửa chữa phục hồi. Nhưng đến thế kỷ thứ 9 nó sụp đổ hoàn toàn và năm 850 giáo hoàng Leo IV đã cho xây nhà thờ Santa Maria Nova trên mảnh đất của ngôi đền đó và tồn tại cho đến tận ngày hôm nay.
Toàn cảnh đền thờ nhìn từ Colosseum