Bi hài các chương trình thi đấu kỳ lạ và những môn siêu dị ở các kỳ SEA Games (sưu tầm)
Tại các kỳ SEA Games, nước chủ nhà đưa vào những môn thế mạnh để chiếm ưu thế trên BXH huy chương tranh ngôi nhất toàn đoàn là điều dễ hiểu. Thế nhưng, không thiếu chủ nhà đã vung tay quá xa... Nguyên nhân là do các chủ nhà thường đưa vào chương trình thi đấu những môn kỳ dị, lạ lẫm và quá xa lạ đối với các đối thủ!
Kẻ đầu têu cho trò này ắt hẳn phải tính cho
Malaysia, khi giới thiệu netball (tiền thân của bóng rổ) vào chương trình thi đấu
SEA Games 2001.
Đến SEA Games
2003,
Việt Nam cũng làm các đối thủ ngỡ ngàng với lặn vòi hơi chân vịt, và đặc biệt là đá cầu chinh!
Philippines cũng không chịu thua tại SEA Games
2005 ! Họ đưa ngay môn võ truyền thống arnis (mới giới thiệu trước đó 2 năm cho các nước láng giềng tập luyện) vào chương trình thi đấu với 6 bộ huy chương để lấy 3 Vàng. Ngoài ra chủ nhà Philippines còn gây sốc khi truyền bá vào làng thể thao Đông Nam Á những môn khá xa lạ như bóng chày và bóng mềm?
Có lẽ tức tối mấy ông láng giềng láu cá,
Thái Lan cũng chơi đòn hiểm khi quy định dùng cầu bằng cao su thay cho cầu bằng sợi mây trong môn cầu mây tại SEA Games
2007 khiến các đối thủ rất lúng túng. Nhờ đó, Thái Lan vét sạch 8 HCV của môn này.
Vientiane
2009 là khoảnh lặng hiếm hoi tại các kỳ SEA Games gần đây chứng kiến chủ nhà
Lào không lạm dụng quyền hạn để bổ xung môn thi đấu có lợi cho mình!
Indonesia thật sự đã gây bão tại SEA Games
2011. Trước hết, họ quyết định hủy mọi nội dung đồng đội của môn bóng bàn. Đây là điều vô cùng khó hiểu và chẳng thể đưa ra lý do thuyết phục. Kế đến, họ giảm nhiều nội dung của bắn súng. Không chỉ như vậy, Indonesia giới thiệu hàng loạt môn mới tại SEA Games kỳ đó: Đánh bài bridge (kiểu như đánh tá lả, chắn cạ ở Việt Nam), quyền kenpō, thi dù lượn, và leo tường. Tất nhiên là họ lấy tất huy chương vàng ở các môn này!
Hai năm sau khi Indonesia nổi loạn,
Myanmar nhẹ nhàng đem Chinlone (tâng bóng nghệ thuật) vào chương trình thi đấu SEA Games
2013 để chiếm 6 trong tổng số 8 HCV ở môn này. Người Myanmar còn giới thiệu môn là Sittuyin - môn cờ truyền thống mà có lẽ chỉ dân nước này mới biết chơi.
Chủ nhà
Singapore cũng không lép vế. Tại SEA Games
2015 Singapore giới thiệu các môn rất hiện đại, đắt tiền nhưng ít người dám chơi trong khu vực như đua thuyền buồm, cưỡi ngựa, bóng bầu dục 7 người, 3 môn phối hợp và lướt ván.
Nhưng đỉnh của đỉnh xem ra vẫn phải tính cho
Malaysia, nước chủ nhà khởi xướng đưa môn lạ vào chương trình thi đấu cho trông có vẻ "dị". Bởi ở SEA Games
2017, lần đầu tiên trong lịch sử, chương trình thi đấu Đại hội Thể thao Đông Nam Á có những môn thuộc Olympic Mùa đông như trượt băng nghệ thuật, trượt băng tốc độ và khúc côn cầu trên băng. Malaysia đã đưa các môn thể thao mùa đông đến với khu vực nóng ẩm, nhiệt đới gió mùa, hiếm thấy băng đá và tuyết rơi! Chưa kể họ còn bồi thêm môn cricket thời thượng của khối Liên hiệp Anh?
Có lẽ do thấy người Malaysia tung ra ý tưởng đi quá xa tới không ngờ như vậy,
Philippines tin rằng mọi sự kỳ lạ ở SEA Games đã không còn giới hạn! Do đó năm
2019, chủ nhà Philippines đã đưa ra hàng loạt môn mới như bóng ném bãi biển, hai môn phối hợp, jiu-jitsu, kickboxing, kurash, sambo, trượt ván, lướt sóng, lướt ván và cả khúc côn cầu dưới nước?
Hình ảnh 1 số môn thể thao đã từng thi đấu ở Seagames:
Đá cầu chinh (Việt Nam)
View attachment 7078973
Võ gậy Arnis Philippines:
View attachment 7078986
Đánh bài Indonesia:
View attachment 7078974
Chilnone - tâng bóng nghệ thuật Myanmar:
View attachment 7078994
Cờ
Sittuyin Myanmar
View attachment 7078976
Khúc côn cầu trên băng Malaysia: Trận derby Malay vs Singapore (có lẽ thuê Tây về chơi)
View attachment 7078979
Trượt băng tốc độ Malaysia:
View attachment 7078980
Khúc côn cầu dưới nước Philippines:
View attachment 7078992