Hihi. Em cũng thích nghĩ như hai cụ trên. Nhưng thực tế nó lại ko diễn ra như thế.
Anh Quảng anh ấy công khai những gì anh ấy làm thì chắc chắn sẽ đc rất nhiều người ủng hộ. Tuy nhiên, anh ấy lại lấp la lấp liếm dẫn đến mất niềm tin ở người tiêu dùng.
Nếu là em, em sẽ chạy quảng cáo ghi trọn vẹn các công đoạn sx ra cái đt đó, từ khâu thiết kế đến khâu sx. Mình gia công ở tàu thì cứ nhận mịa nó ở tàu. Như anh apple có ai chửi đâu.
Cái cách anh Quảng sx điện thoại không phải phục vụ cho đa số người Việt. Bằng chứng là máy anh ấy bán ra giá rất cao. Nên cụ so sánh bảo Samsung nó sx lúc đầu cũng lỗi này nọ nhưng người Hàn vẫn châp nhận là ko đúng. Vì Samsung đc đặt ra mục tiêu rõ ràng, đó là sx những cái nhu câù thiết yếu như tivi, quạt điện,... Với cái giá đó, người ta sẵn sàng bỏ ra để mua 1 cái iphone, vừa thời thượng, vừa bền. Hihi. Lại còn luận điệu yêu nước khi mua bphone, rõ là nực cười. Mà thôi, em lại lan man chuyện ai cũng biết rồi.
Quan điểm của em, đó là chúng ta làm đc cái gì, chúng ta nói cái đó. Tuy nhiên, có những cái nên làm, có những cái ko nên làm. Ví dụ smartphone mình không nên làm. Căn bản chúng ta có sx đc đt cũng không thể cạnh tranh đc với những hãng lớn như samsung. Thay vì đó, tập trung phát triển những sản phẩm phần mềm. Ví dụ cụ Hà Đông làm flapby bird, hoặc làm phần cứng thì làm như Tosy. Em nghĩ, người ta đua nhau làm đt chẳng qua chạy theo thành tích, nó giống như cái medal trang sức. Thay vì chạy theo ảo tưởng hãy làm những cái thực tế hơn. IoT chẳng hạn. Hihi.