Nhà báo ngu như bò, cây phong là cây ôn đới xứ lạnh, đến mùa đông là nó rụng hết lá để bảo toàn sự sống cho cây, hạn chế tối đa quá trình trao đổi lưu chuyển chất dinh dưỡng. Bộ gien nó quy định như thế rồi, ở các nước khác có cây phong bây giờ còn cành không thôi, làm gì còn cái lá nào.
Lá phong đẹp nhất là vào mùa thu, khi lá chuyển sang màu vàng và màu đỏ khi cuối thu vào đông. Còn khí hậu ở Việt Nam nó ra màu gì thì .... phải trồng mới biết chứ
Chỗ đậm đậm nên dành cho chủ còm!
Nên nhớ loài phong trước khi rụng lá sẽ đạt đỉnh màu lá vàng/ đỏ trong khoảng 2-3 tuần rồi mới trút lá. thời điểm trút lá cuối thu tùy thuộc vào độ lạnh của thời tiết, nơi nào càng lạnh muộn thì lá càng chuyển màu vàng/ đỏ muộn. Ngay như trong nước Nhật, thời điểm lá chuyển màu kéo dài từ bắc xuống nam, vùng phía bắc Hokkaido giá lạnh cuối t9 lá đã bắt đầu chuyển màu, cứ thế dần dần tới kéo xuống vùng Kansai, Kyoto nằm ở phía nam tới tận cuối tháng 11, đầu tháng 12 lá mới chuyển màu đỏ/ vàng.
Tiếp tục như thế, ở vùng núi bắc Việt Nam lạnh muộn hơn nữa, nên những dạng cây sau/ sâu (lá như lá phong) ở Cao Bằng, Chí Linh (Hải Dương) phải đến cuối tháng 12 lá mới chuyển màu vàng/đỏ. Do đó cuối t12, đầu t1 mới là thời điểm lá câu sau/ bàng chuyển màu trước khi trút lá!
Còn cây "phong đỏ" ở NCT chưa kịp chuyển màu đã đen quoắt và trút lá.
07:48 12-01-2019
Mùa cây đổ lá vàng ở Cao Bằng
Những hàng cây chuyển màu lá khắp các sườn núi đồi, gợi nhớ rừng phong ở các nước ôn đới.
Cao Bằng là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, khí hậu ôn hòa dễ chịu, với 90% diện tích là núi rừng. Đây là cửa ngõ đón gió mùa đông bắc từ Trung Quốc tràn sang vào mùa đông và chịu ảnh hưởng của gió mùa đông nam vào mùa hè. Những ngày đầu năm, khắp các dãy núi đang điểm tô bởi rừng cây lá vàng, lá đỏ.
Người dân địa phương cho biết, giống cây mang lại màu sắc lạ mắt cho vùng núi gọi là cây sâu, một số tỉnh khác gọi là cây sau sau.
Cây sâu có thể cao tới 10 m, mọc san sát nhau trên các sườn đồi núi.
Lá của cây có ba cánh ngả sắc cam, đỏ giống màu của cây phong ở những nước có khí hậu ôn đới.
Vào mùa đông, cây đổi màu lá tạo nên cảnh quan sống động cho núi rừng. Mùa xuân khi tiết trời mát mẻ, lá vàng sẽ rụng và cây đâm chồi mới.
Giống cây này mọc hoang ở bất kỳ nơi nào có đất thịt, phân bố chủ yếu ở Cao Bằng và Lạng Sơn. Khi cây nảy lộc, người dân hái ngọn về làm thức ăn. Vị của lá non chua chát, ăn kèm với canh chua thịt băm.
Thời điểm này, vùng Đông Bắc đang vào giai đoạn mưa phùn ẩm, lá của cây nhanh chóng đổ vàng, xen lẫn những đám mây luồn qua tạo cảnh sắc mờ ảo.