Lý Quang Diệu "Tôi chưa bao giờ quan tâm hay bị ám ảnh bởi các cuộc thăm dò dư luận"
Hãy đừng lầm tưởng số đông mới là chân lý
Trích từ "Diễn đàn các nhà báo trẻ"
Anh Lý Quang Diệu là nhà độc tài kỹ trị, không có nhu cầu trưng cầu dân ý.
Câu kết cuối bài viết rất hay:"Một đất nước có vỏn vẹn 5,7 triệu dân như Singapore cùng năng suất lao động cao, nền kinh tế có hàm lượng công nghệ lớn (tức là có thể sản xuất hiệu quả mà không dựa quá nhiều vào việc tập trung nhân lực tại một địa điểm, hoặc qua tiếp xúc vật lý, hoặc qua di chuyển) mà còn không dám đóng cửa trường. Nước ta có 95 triệu dân phải chăm lo, năng suất lao động thấp, nguồn lực dự phòng kém cỏi, liệu có thể tiếp tục sống sót nhờ những lời khen phòng dịch hiệu quả từ WHO và các mạng xã hội?"
Nguyen Kim Ngoc
12 hrs
TẠI SAO NÊN MỞ CỬA TRƯỜNG NGAY BÂY GIỜ
Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, hiện đã lan ra 70 quốc gia trên toàn cầu, tâm lý chung của phụ huynh Việt Nam là lo sợ và không sẵn sàng cho con đi học, dù tính tới thời điểm này, chính phủ Việt Nam đã thực hiện tốt công tác kiểm soát dịch. Tính đến nay, học sinh cả nước đã nghỉ được hơn 1 tháng (từ 3/2/2020) và dự kiến sẽ còn phải nghỉ đến ít nhất là giữa tháng 3.
Bên cạnh không khí cảnh giác và đề phòng chung, càng ngày càng xuất hiện nhiều ý kiến của các nhà lãnh đạo và chuyên gia cho rằng đóng cửa trường là biện pháp có phần cực đoan và sẽ để lại hậu quả lớn cho cả giáo dục lẫn kinh tế. Nhóm phụ huynh mong muốn con được trở lại trường tuy chiếm thiểu số nhưng cũng đang ngày càng tăng, xuất phát từ nhiều nguyên do: gia đình không thể nào bố trí được nhân lực trông nom các cháu nữa (bố mẹ cạn ngày nghỉ phép), các con tỏ ra trì trệ và việc học tập ở nhà không hiệu quả như mong đợi, thái độ tin tưởng ngày càng tăng đối với năng lực kiểm soát dịch của chính phủ…
Cuối tuần vừa rồi, với tư cách là phụ huynh của hai bé, mình cũng phải tham gia bỏ phiếu về vấn đề có đồng ý cho con trở lại trường không. Tỉ lệ không đồng ý/đồng ý ở lớp hai cháu lần lượt là 41/3 (lớp cháu nhỏ) và 24/7 (lớp cháu lớn). Tỉ lệ này phản ánh đúng thực tế là con càng nhỏ, phụ huynh càng không sẵn sàng cho cháu trở lại trường. Tuy nhiên, mình nghĩ đây là thời điểm các nhà trường có thể và nên mở cửa trở lại.
Mở cửa trở lại không có nghĩa là ép 100% học sinh đến trường, vì chắc chắn còn nhiều phụ huynh vẫn quyết tâm là trường có mở thì tôi vẫn cho con nghỉ ở nhà. Mở cửa trường trở lại tức là cho phép các gia đình đủ tự tin hoặc do hoàn cảnh quá bức bách được đưa con đến trường, còn bộ có thể cho phép các học sinh chọn nghỉ trong vòng 1-2 tháng dịch này được tiếp tục học ở nhà (như trong 1 tháng vừa qua) và không bị trừ điểm chuyên cần.
Còn về lý do tại sao mở cửa trường, thì mình xin trình bày những nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, một trong những vấn đề gây đau đầu nhất của bộ giáo dục nói riêng và chính phủ nói chung hiện nay là làm sao để cho các con quay lại trường một cách an toàn. Các trường vẫn chưa thống nhất được một bộ quy tắc ứng xử chuẩn cho học sinh trong giai đoạn nhạy cảm này: Khi đi học các con có phải đeo khẩu trang không, các con cần được kiểm tra thân nhiệt bao nhiêu lần/ngày, cần rửa tay vào những lúc nào, khi có học sinh có biểu hiện ho, sốt thì phải xử trí ra sao? Chính vì chưa xác định được rõ bộ quy tắc ứng xử này, nên lại càng cần phải mở trường. Khi trường mở lại trong giai đoạn này, số học sinh đi học lại sẽ rất thấp. Nhóm học sinh này sẽ là nhóm quan trọng giúp các trường thử nghiệm bộ quy tắc ứng xử tại trường học trong giai đoạn dịch bệnh. Ta có thể hiểu nó như một động thái mở cống xả từ từ. Nếu như các em học sinh này đi học và dịch không phát, thì một là các trường có thể hoàn thiện và tự tin về quy trình phòng dịch của mình, hai là dần dần các phụ huynh đang cho con nghỉ ở nhà có thể dần lấy lại cảm giác an tâm để đưa con mình từng bước trở lại trường. Còn nếu như dịch phát ra tại trường học trong giai đoạn này, thì do số lượng học sinh thấp hơn bình thường nên việc cách li xử lý sẽ dễ dàng hơn so với khi các em có mặt đủ 100%.
Thứ hai, giáo dục là một bộ phận quan trọng của xã hội, không chỉ có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực thay thế trong tương lai, mà còn đảm bảo các mắt xích sản xuất khác trong xã hội được vận hành trơn tru. Trong một tháng vừa qua các em nghỉ, đồng nghĩa với việc trường không được phép thu một đồng học phí nào, mặc dù các thầy cô giáo vẫn có nghĩa vụ phải giao bài cho các con làm ở nhà. Đối với trường công thì các phụ huynh có thể lập luận là vì trường vẫn nhận được nguồn ngân sách nhà nước, nhưng với các trường tư thục, chắc chắn họ không có nguồn này và mình cũng chưa thấy bài báo nào nói về việc chính phủ trợ cấp cho các trường tư thục trong giai đoạn cam go này.
Đó là chưa kể tới việc hiện nay bản thân chính phủ cũng phải gồng mình lên để kiểm soát dịch bệnh trong khi nguồn thu sụt giảm nghiêm trọng vì sản xuất đình đốn. Và mình không biết chắc chính phủ có thể cầm cự bao lâu bởi Việt Nam không phải là một nền kinh tế mạnh và có thặng dư ngân sách cao. Việc mở trường vào lúc này chính là động tác hà hơi thổi ngạt tạm thời có ý nghĩa sống còn đối với các trường học, giải quyết cả vấn đề sinh kế cho một bộ phận lao động quan trọng nhưng trước nay ít được quan tâm đúng mức, đó là các thầy cô giáo. Đừng để đến khi dịch tạm yên, các con quay trở lại trường để học nhưng nhiều thầy cô giáo và trường tư thục đã không chờ đợi nổi và chuyển sang ngành nghề khác, lúc đó một cuộc khủng hoảng thiếu nhân lực giáo dục khác sẽ lại nổi lên, khiến xã hội ta càng tụt hậu hơn.
********* **************** đã phát biểu rất chính xác là “phải chống dịch như chống giặc.” Một đất nước đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh như Việt Nam chắc chắn thấu hiểu điều này hơn ai hết. Không phải chỉ chống dịch như chống giặc, mà còn phải coi nó là một cuộc trường kì kháng chiến, bởi vì dịch không biết tới lúc nào mới hết, địch không biết tới lúc nào mới bại. Nếu đã là một cuộc trường kì kháng chiến thì phải dần chấp nhận nó như một phần của cuộc sống. Một cuộc chiến lâu dài không thể chiến thắng bằng việc tấn công tổng lực trong thời gian ngắn, mà phải dựa trên nền tảng phân chia nguồn lực xã hội, một bên sản xuất để duy trì đời sống nhân dân và cung cấp vật chất lâu dài cho cuộc chiến, còn bên kia là tiền tuyến chiến đấu trực tiếp với địch. Một đất nước có vỏn vẹn 5,7 triệu dân như Singapore cùng năng suất lao động cao, nền kinh tế có hàm lượng công nghệ lớn (tức là có thể sản xuất hiệu quả mà không dựa quá nhiều vào việc tập trung nhân lực tại một địa điểm, hoặc qua tiếp xúc vật lý, hoặc qua di chuyển) mà còn không dám đóng cửa trường. Nước ta có 95 triệu dân phải chăm lo, năng suất lao động thấp, nguồn lực dự phòng kém cỏi, liệu có thể tiếp tục sống sót nhờ những lời khen phòng dịch hiệu quả từ WHO và các mạng xã hội?
h
View attachment 4415918