- Biển số
- OF-152356
- Ngày cấp bằng
- 11/8/12
- Số km
- 4
- Động cơ
- 355,530 Mã lực
Thông tin đây ạ, mới cập nhất lúc 16h18 phút
http://giadinh.net.vn/xa-hoi/ha-noi-sap-mua-lon-2015073116181444.htm
Dự báo trong 30 phút đến 1 giờ tới, sẽ xuất hiện mưa dông tại các huyện Gia Lâm, Đông Anh, sau đó mưa có khả năng lan sang các quận nội thành của Thủ đô Hà Nội.
Vào lúc 15h40 phút, Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương cảnh báo mưa dông tại khu vực Hà Nội.
Trung tâm này cho biết, qua theo dõi ảnh mây vệ tinh, thiết bị định vị sét và ảnh radar thời tiết cho thấy một vùng mây đối lưu đang di chuyển từ phía các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Duơng về phía các huyện phía đông của Hà Nội (huyện Đông Anh, Gia Lâm).
Hà Nội, mưa lớn, ngập lụt
Ảnh minh họa
Dự báo trong 30 phút đến 1 giờ tới, vùng mây này sẽ gây mưa dông cho khu vực các huyện Gia Lâm, Đông Anh, sau đó có khả năng sẽ lan sang các quận nội thành. Mưa lớn vào lúc tan tầm, người dân Thủ đô cũng có khả năng phải đối phó với tình trạng tắc đường.
Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương thông tin thêm về tình hình mưa lớn trong những ngày tới.
Cụ thể, từ hôm nay (31/7) đến ngày 3/8, ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to diện rộng, có nơi mưa rất to (phổ biến 100-300mm cả đợt, cục bộ có nơi lớn hơn 400mm).
Khu vực mưa lớn tập trung ở các tỉnh Đông Bắc và từ đêm nay vùng mưa lớn sẽ mở rộng thêm ra khu vực Việt Bắc và Tây Bắc. Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, giật 7-8, sóng biển cao từ 1.5-2.5m, biển động.
Do mưa lớn, mực nước trên sông Thái Bình sẽ lên; đến 7 giờ ngày 1/8 mực nước sông Thương tại Phủ Lạng Thương có khả năng lên mức 4,6m (trên báo động 1 là 0,3m), sông Cầu, sông Lục Nam còn dưới mức báo động 1, sông Kỳ Cùng sẽ tiếp tục xuống chậm. Từ ngày 1 đến 4/8, trên các sông khác thuộc hệ thống sông Hồng-Thái Bình sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3 đến 5 mét, ở hạ lưu từ 2 đến 3 mét.
Ngoài ra, người dân cũng nên đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở tất cả các tỉnh vùng núi phía Bắc (đặc biệt là: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La) và ngập úng ở các vùng trũng, thấp, ven sông suối, ngập lụt đô thị ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.
http://giadinh.net.vn/xa-hoi/ha-noi-sap-mua-lon-2015073116181444.htm
Dự báo trong 30 phút đến 1 giờ tới, sẽ xuất hiện mưa dông tại các huyện Gia Lâm, Đông Anh, sau đó mưa có khả năng lan sang các quận nội thành của Thủ đô Hà Nội.
Vào lúc 15h40 phút, Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương cảnh báo mưa dông tại khu vực Hà Nội.
Trung tâm này cho biết, qua theo dõi ảnh mây vệ tinh, thiết bị định vị sét và ảnh radar thời tiết cho thấy một vùng mây đối lưu đang di chuyển từ phía các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Duơng về phía các huyện phía đông của Hà Nội (huyện Đông Anh, Gia Lâm).
Hà Nội, mưa lớn, ngập lụt
Ảnh minh họa
Dự báo trong 30 phút đến 1 giờ tới, vùng mây này sẽ gây mưa dông cho khu vực các huyện Gia Lâm, Đông Anh, sau đó có khả năng sẽ lan sang các quận nội thành. Mưa lớn vào lúc tan tầm, người dân Thủ đô cũng có khả năng phải đối phó với tình trạng tắc đường.
Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương thông tin thêm về tình hình mưa lớn trong những ngày tới.
Cụ thể, từ hôm nay (31/7) đến ngày 3/8, ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to diện rộng, có nơi mưa rất to (phổ biến 100-300mm cả đợt, cục bộ có nơi lớn hơn 400mm).
Khu vực mưa lớn tập trung ở các tỉnh Đông Bắc và từ đêm nay vùng mưa lớn sẽ mở rộng thêm ra khu vực Việt Bắc và Tây Bắc. Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, giật 7-8, sóng biển cao từ 1.5-2.5m, biển động.
Do mưa lớn, mực nước trên sông Thái Bình sẽ lên; đến 7 giờ ngày 1/8 mực nước sông Thương tại Phủ Lạng Thương có khả năng lên mức 4,6m (trên báo động 1 là 0,3m), sông Cầu, sông Lục Nam còn dưới mức báo động 1, sông Kỳ Cùng sẽ tiếp tục xuống chậm. Từ ngày 1 đến 4/8, trên các sông khác thuộc hệ thống sông Hồng-Thái Bình sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3 đến 5 mét, ở hạ lưu từ 2 đến 3 mét.
Ngoài ra, người dân cũng nên đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở tất cả các tỉnh vùng núi phía Bắc (đặc biệt là: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La) và ngập úng ở các vùng trũng, thấp, ven sông suối, ngập lụt đô thị ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.