[Funland] Sắp đến ngày giỗ Tổ , Đền Hùng xuất hiện "vật thể lạ"

musiclife

Xe tăng
Biển số
OF-82743
Ngày cấp bằng
14/1/11
Số km
1,803
Động cơ
426,968 Mã lực
Lại trò gì của khựa đây
 

Kingvuive

Xe tải
Biển số
OF-177162
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
476
Động cơ
343,530 Mã lực

huyphungtk

Xe tăng
Biển số
OF-10404
Ngày cấp bằng
30/9/07
Số km
1,697
Động cơ
545,752 Mã lực
Theo em cứ mang cho 1 nhát búa tạ :)), hết dị nghị trong dân
 

langtudg

Xe tải
Biển số
OF-144010
Ngày cấp bằng
31/5/12
Số km
437
Động cơ
366,118 Mã lực
Em nghĩ hòn đá đã đc chỉ đạo đê đăt vào đấy, mục đích chắc cũng tốt thôi, có điều về nội dung và tác dụng cứ hầm bà lằng thế nào đấy....
 

dungce912

Xe điện
Biển số
OF-136606
Ngày cấp bằng
31/3/12
Số km
3,028
Động cơ
394,678 Mã lực
Nơi ở
Trên yên xe dưới gốc cây
Cái chữ ngoằn nghoèo màu đen toàn viết trên lá bùa mọi người hay dán trước cửa nhà ấy, chắc để dọa ma ko cho nó phá ấy :)
 

hola

Xe tải
Biển số
OF-66594
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
330
Động cơ
436,695 Mã lực
Em hóng tiếp cao nhân vào chém
 

cargoman

Xe điện
Biển số
OF-98490
Ngày cấp bằng
3/6/11
Số km
3,128
Động cơ
425,644 Mã lực
Em cũng mới đi 2 tuần trước mà sao không thấy cục này nhỉ?
 

phinm

Xe tăng
Biển số
OF-767
Ngày cấp bằng
14/7/06
Số km
1,445
Động cơ
589,545 Mã lực
Nơi ở
Quanh hồ Tây
các cụ rỗi rãi quá ,trấn với yếm đựoc thì khỏi cần war làm gì , tất cả là do con người cả thôi
Đồng quan điểm với cụ, em cũng đã còm rồi cái này là tác phẩm của xuân diêm dúa tiến sĩ háng nôm, chuyên ra xoi mói cái gì liên quan tới anh bạn là hô hoán ầm ĩ. Cụ nào mà xem cái ảnh tay này mặc quần đùi hoa ngồi bới mấy nắm xương ở văn giang thì hiểu ạ. Tóm lại vụ này dẹp đi các cụ ạ, không có gì phải hùa theo cho ầm ĩ lên đâu
 

haisonynx

Xe tăng
Biển số
OF-145587
Ngày cấp bằng
13/6/12
Số km
1,924
Động cơ
379,732 Mã lực
đúng là nhìn thấy quái dị, mà chữ tàu hay chữ nhật trên đó.
 

Khoaauto

Xe hơi
Biển số
OF-40898
Ngày cấp bằng
17/7/09
Số km
100
Động cơ
468,190 Mã lực
Em nhìn như các huyệt trên người ấy, trong phim trưởng hay có kiểu này.. hehe
 

ktphong

Xe tăng
Biển số
OF-109486
Ngày cấp bằng
18/8/11
Số km
1,317
Động cơ
400,718 Mã lực
Mặt trước, là cái bùa của mật tông, vừa tiếng phạn vừa tiếng hán. mặt sau lại có ký hiệu của phật giáo nguyên thủy, lại có thêm đồ hình trận pháp của gia mứt lợn. Ý là bùa này dùng trận pháp để yểm. Cứ như sách tiên hiệp rẻ tiền. Văn hóa phẩm tạp nham, vứt đi chứ để làm gì cái thứ đấy.
 

hungisu

Xe tăng
Biển số
OF-7603
Ngày cấp bằng
31/7/07
Số km
1,215
Động cơ
550,579 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó ở Hà Nội
Website
www.viethaioto.com.vn
VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ HÒN ĐÁ MANG ĐẠO BÙA TẠI ĐỀN HÙNG
Nguyễn Kiên Giang
Đọc được thông tin về nghi vấn: phải chăng Đền Hùng đã bị Tàu trấn yểm bằng một hòn đá
mang đạo bùa? Nhiều khách hành hương về Đất Tổ tỏ ra lo lắng và phản ánh lại, blog Chú Tễu
đăng bài và chia sẻ trên mạng facebook. Tôi rất quan tâm vì thấy đây là vấn đề hệ trọng, nhất là
đối với niềm tin tâm linh của đồng bào hướng về thánh địa thờ phụng Tổ Vương và dư luận cộng
đồng; thuộc lĩnh vực ít được quan tâm và nghiên cứu một cách chính thống. Mong muốn mọi
người cùng giải mã để làm rõ hơn vấn đề.
Sau khi tham vấn những bằng hữu có nghiên cứu, cùng sự hỗ trợ về mặt Hán văn của TS Nguyễn
Xuân Diện, với kiến văn hạn hẹp của mình về lĩnh vực trên, tôi xin chia sẻ một số nhận định sau:
I. Xét bản thân hòn đá:
1. Mặt thứ nhất (hình 1):
a. Dấu ấn: bên trên mặt đá này là một dấu ấn hình vuông chứa bốn chữ Hán “Tổ Vương Tích
Phúc”: có ý ca ngợi và thỉnh cầu.
b. Dòng chữ chạy dọc bên trái mặt đá là chín chữ Phạn “Án Chiếc Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà
Ha”: đây là câu thần chú vi diệu nhất trong Phật Mẫu Chuẩn Đề Thần Chú của Phật giáo mật
tông, trì tụng thần chú này sẽ tăng phúc, giải tội, an gia trạch và trừ quỷ mị. Có thể vẽ chín chữ
ấy thành như cái mặt “Viên minh bố liệc phạm thư đồ” để mỗi đêm thường quán tưởng. (tham
khảo tại: http://www.daibi.vn/2012/09/mat-tong-phat-mau-chuan-de/ )
c. Dòng chữ chạy dọc bên phải mặt đá là Hán tự, bốn chữ không bị khuất là “Bách Giải Tiêu
Tai…”: có thể đó là “Bách Giải Tiêu Tai Phù” (bùa giải tai ách trong một trường hợp) – tên của
đạo bùa (họa tiết lớn màu đen nằm giữa nặt đá) (tham khảo tại: http://www.truyen-thong.org/
so30/77.html)
2. Mặt thứ hai (hình 2): mặt này gồm đa số đồ hình xen kẻ với các ký tự khác nhau
a. Phần trên: gồm các chữ “vãng”, nghĩa là “xa”(dấu thập ngoặc - ngược lại là chữ “Vạn”) nằm
trong một vòng tròn nối nhau thành từng cụm, có một chữ nằm trong hình tam giác. Có thể đây
sự thể hiện đồ hình tinh thần “Viên Dung” (vườn rộng - chứa đựng bao la) của Phật gia, vị trí và
sự kết nối của thành cụm của chúng giống như chỉ dẫn tinh thần và phương hướng cho phần đồ
hình bên dưới.
b. Phần dưới: là một đồ hình gồm các vòng tròn nhỏ nối nhau. Đồ hình này rất giống với “Bát
trận đồ” của Khổng Minh đời Tam Quốc (Trung Hoa) bố trí (hình), có tác dụng bảo vệ vô cùng
vững chắc.
c. Dòng chữ Phạn chạy dọc rìa trái: Sáu chữ cuối chính là Lục tự đại minh chân ngôn “Án Ma Ni
Bát Mê Hồng” – tâm chú của Quán Thế Âm Bồ Tát, câu thần chú lâu đời và quan trọng nhất của
Phật giáo Tây Tạng. Có nghĩa là: Viên ngọc quý bên trong tòa sen (chỉ Phật tâm của con người)!
(tham khảo: http://phatphap.wordpress.com/2008/11/28/y-nghia-cau-chu-om-mani-padme-
hum/
Các phần còn lại thì chưa rõ.
II. Chân đế của hòn đá:
Có hình Bát quái và chứa quẻ Càn (đơn quái), nghĩa là “Trời”, theo Dịch học. Quẻ này cũng hàm
chỉ “vua”. Điều này ứng hợp với vị trí tọa lạc và những ý nghĩa đã bàn đến ở trên.
Điều này cũng vậy: hòn đá (Thạch) trên quẻ Càn (Thiên) ứng với Quẻ được kết hợp bởi Nội quái
là Càn hay Trời và Ngoại quái là Cấn hay Núi. Đó chính là quẻ “Sơn Thiên Đại Súc”, ý ngĩa là
“Tụ dã. Tích tụ. Chứa tụ, súc tích, lắng tụ một chỗ, dự trữ, đựng, để dành. Đồng loại hoan hội chi
tượng: đồng loại hội họp vui vẻ, cục bộ” (tham khảo: http://www.blogphongthuy.com/?p=4573
III. Nhận định sơ bộ:
* Như vậy, nếu xét như trên, đây là một đạo bùa Cát (lành) nhằm ca ngợi và thỉnh cầu phúc đức,
tích tụ linh khí (có thể là của một cá nhân nào đó!).
* Tuy nhiên, không loại trừ các trường hợp sau:
- Nếu, những chi tiết chưa rõ khác của hòn đá có thể làm đổi ngược lại công dụng như đã nhận
định, thì bản thân hòn đá này cũng không đủ “pháp lực” để gây tổn hại đáng kể cho một nơi có
khí thiêng hùng hậu như thánh địa thờ tự Tổ Vương được, trừ khi còn có những sự sắp đặt khác
xung quanh (sự trấn yểm phải dùng lực ngang bằng và trả giá ngang bằng!).
- Nếu, hòn đá mang đạo bùa có công dụng như nhận định, nhưng có sự sắp đặt xung quanh
nhằm triệt chính công dụng của nó (nơi tích tụ linh khí) thì đó cũng là một cách trấn yểm.
* Vậy, muốn nhận định chính xác hơn, ngoài việc giải mã hết những chi tiết chưa rõ của bản thân
hòn đá, còn cần phải xác định:
- Nó từ đâu?
- Vị trí của nó trong đền?
- Có hay không các “vật nghi vấn” xung quanh nó?
- …
Theo thiển kiến cá nhân tôi, nếu hòn đá được cơ quan chức năng (được sự cho phép của Ban
quản lý di tích) đặt ở đấy nhằm mục đích tạo ảnh hưởng tốt cho Đền Hùng về lĩnh vực tâm linh
thì phải lý giải có cơ sở thuyết phục cho đồng bào được rõ. Còn nếu không phải vậy, mà do “ai
đó” mang vào đặt ở đấy, bảo là tặng Đền, trong khi Ban quản lý không hiểu rõ về nó thì ngay lập
tức di dời, trả lại cho Đền tình trạng trước đó.
Đền Hùng không phải là nơi để “ai đó” đặt bùa cầu an, cầu phúc, lộc… cho bản thân và gia tộc!
N.K.G
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,106
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
- Theo em được biết thì đá là một dạng vật chất hấp thụ năng lượng, tinh khí của trời đất. Còn theo ý nghĩa từ xa xưa của cha ông để lại là một kiểu giao thoa giữa những dòng linh khí trong không gian. Quá khứ – hiện tại – tương lai. Điều này hoàn toàn được đúc kết từ các nghiên cứu về lịch sử của mình. Nếu ai vô thần, vô thánh thì nghĩ hòn đá chỉ bình thường như cục gạch xây nhà. Nhưng thực chất nó là một dạng năng lượng tự nhiên được hấp thụ. Chính vì thế mình hay chọn là những đồ vật mang tính vĩnh cửu, mang tính trấn trong phong thuỷ hay giải trấn, tạo dựng các hình thù mang ý nghĩa tâm linh như tượng đá, chó đá, voi đá các con vật bằng đá thể hiện tĩnh vĩnh hằng của một sự tích hay một giá trị văn hóa nào đấy. Cái này thì các cụ biết nhiều vì ở mình nhiều ngôi đình, chùa, miếu hay những tượng các vĩ nhân, danh nhân mà cha ông để lại đều dùng bằng tạc từ đá nguyên khối. Nên cái này em cho đấy là nét văn hóa. Ví dụ như cột đá ở chùa dạm bắc Ninh, Cột đá linga. Hoặc ở các mộ cổ, những nơi lăng tẩm thì đá là phương tiện thể hiện tâm linh, nơi có thể nói chuyện được giữa người sống và người chết. Đấy là cơ bản về việc sử dụng đá trong văn hóa việt nam mà em biết. Nên hòn đá ở trên cũng là một phần cho cái đấy. Nó là một dạng đá ngọc xanh nguyên khối, được đánh bóng qua. Những viên đá này thường được lấy từ các núi đá tự nhiên, ở nơi có núi lửa. Món này ở thằng Achentina hay braxin rất nhiều. Nếu lấy từ nơi có núi lửa thì rất tốt. Các viên đá tự nhiên đấy rất hiếm. Vì nó được tích tụ có thể tính theo niên đại hàng nghìn năm mới có. Nên vô giá lắm các cụ ợ. Vừa rồi ở mình vừa hoàn thành tượng phật Trần Nhân Tông cũng bằng đá nguyên khối tạc nên ở chùa trong Huế. Nên các cụ đừng cho rằng nó vô giá trị, đấy là nét văn hóa của Việt Nam mình
- Riêng về việc hình vẽ thì em không bàn nhiều. Mặt trước là hình gì thì các cụ cũng biết ở cmt trên. Còn mặt sau dựa trên lôgic của hai đồ hình quan trọng là Hà Đồ và Lạc Thư trong Kinh Dịch của mình. Thực chất, đã có nhiều nghiên cứu thì Kinh Dịch chính là xuất phát từ văn hóa Âu Lạc của các Vua Hùng chứ không phải của khựa các cụ ợ. Còn tại sao lại từ văn hóa Âu Lạc thì nói hơi dài dòng. Nhưng em xin post hai hà đồng hình cho các cụ nghía ợ.










- Đồ hình Lạc Thư thật ra là một magic matrix vuông 3x3. Đồ hình này khá đơn giản về mặt Toán học và thiết nghĩ từ xa xưa, mọi dân tộc trên thế giới này đều có thể lập nên ma phương này một cách đơn giản.

- Đồ hình Hà Đồ gồm bốn (nếu xét do đồ hình này mà có thể thiết lập ra bát quái thì chỉ cần bốn bộ số ngoài mà thôi) bộ số 1-6, 2-7, 3-8, 4-9. Nếu sắp xếp vào hình vuông theo nguyên tắc số lẻ đứng lại, số chẵn ra đi theo chiều ngược kim đồng hồ, ta có thể được hình như sau:
- Bốn bộ số của Hà đồ đều có một số chẵn và một số lẻ, hiệu của hai số luôn bằng 5. Tuy nhiên có hai bộ bắt đầu từ con số lẻ 1-6, 3-8 và hai bộ số từ số chẵn: 2-7, 4-9. Sư cân bằng chẳn lẻ khá chuẩn: 2+4+6+8=20 và 1+3+7+9=20.
- Nếu xét về khía cạnh Toán học (trong việc tìm ra bát quái) thì Hà Đồ và Lạc Thư hoàn toàn giống nhau, bởi vì cả hai đều thuộc cụm số nằm lại là lẻ và là số to, còn số ra đi về bên phải là số chẵn và luôn nhỏ hơn số nằm lại là 5. Chính từ hai hình của Hà Đồ và Lạc thư mới ra hình Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương





Do vậy cái đế sẽ phải dùng hình bát giác cho phù hợp với việc dùng Hà Đồ Và Lạc Thư. Hà Đồ dùng để mã hoá Bát Quái này chứ không phải từ Hà Đồ để suy luận ra một Bát quái nào khác.


- Còn để giải mã Hà Đồ và Lạc Thư cho các cụ nghe thì em e rằng ở thớt này không đủ để giải thích. Nhưng nói sơ qua là với dạng hình trên thì nó là một phần của Kinh Dịch. Mà kinh dịch bắt nguồn từ nền văn hóa Âu Lạc. Do vậy tại sao viên đá này lại để ở đền Hùng mà không ở các nơi khác là vì thế. Còn sơ đồ trên hòn đá vẽ và thể hiện gì thì em chưa rõ, phải nghiên cứu nhiều hơn. Nhưng cách giải thích sơ bộ cho các cụ theo hiểu biết của em là như vậy.

- Còn viên đá này em khẳng định là phải do cá nhân để và cúng tiến. Theo ý nghĩa về mặt tâm linh thì việc đấy sẽ làm cho gia chủ có được sự giao thoa giữa trời và đất ở vùng đất thiêng của các vua Hùng, nhằm cầu tài, cầu lộc... Nói chung là muốn điều may mắn đến với mình.

- Còn tại sao nó được nằm ở đấy thì chỉ có người ở đấy biết chứ em chịu không chém được.
Có thể cái phân tích của em chỉ dựa trên những kiến thức mà em mày mò, nếu có gì sai các cụ bỏ qua cho vì em không chuyên môn món này lắm ợ. Chém cho vui thôi:D


 

banhcay

Xe hơi
Biển số
OF-98183
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
131
Động cơ
400,190 Mã lực
Em dự là cụ chủ biết rõ nhất nên mới giật tit dư lậy
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,106
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Đồng quan điểm với cụ, em cũng đã còm rồi cái này là tác phẩm của xuân diêm dúa tiến sĩ háng nôm, chuyên ra xoi mói cái gì liên quan tới anh bạn là hô hoán ầm ĩ. Cụ nào mà xem cái ảnh tay này mặc quần đùi hoa ngồi bới mấy nắm xương ở văn giang thì hiểu ạ. Tóm lại vụ này dẹp đi các cụ ạ, không có gì phải hùa theo cho ầm ĩ lên đâu
chuẩn cụ ợ. Riêng ông Xuân Diện em thấy có nhiều điểm hơi lố. Nhất là món phán.....Người ta nói nhìn mặt mà bắt hình rong quả không sai tý nào
 

hdq

Xe buýt
Biển số
OF-174240
Ngày cấp bằng
29/12/12
Số km
783
Động cơ
347,969 Mã lực
Nơi ở
Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội
Nếu hòn đá đặt ở chùa , đền, miếu thì khác, đằng này lại đặt ở nơi Tổ của người Việt.

.
Em không hiểu các bác tỉnh PT nghĩ thế nào khi cứ ra rả đây là đất Tổ của người Việt, đền thờ Tổ của người Việt. Thế mà con cháu về thăm đất Tổ, về thắp hương cho Tổ tiên mà lại phải mất tiền mua vé???
 

mykim

Xe tải
Biển số
OF-136180
Ngày cấp bằng
28/3/12
Số km
484
Động cơ
372,770 Mã lực
Nhà đền cho đặt thì mới đưa được vào chứ ạ, nhưng nên có một lời chú thích cho du khách, để đoán già đoán non thế này làm mất sự tôn nghiêm và cung kính.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top