- Biển số
- OF-415243
- Ngày cấp bằng
- 7/4/16
- Số km
- 145
- Động cơ
- 223,418 Mã lực
Cuối tuần rồi, đọc báo giúp các cụ tí cho nó sảng khoái:
Tàu hỏa mới chỉ dừng lại nhường xe máy vài lần, đâu có gì ghê gớm. Thế mà dân mạng đã làm ầm lên, thật chẳng ra sao!
Sao không đặt câu hỏi ngược lại: Tại sao xe máy lại phải nhường tàu hỏa, thật bất công?
Ai cũng biết xe máy nhỏ nhắn và yếu đuối. Xe máy chỉ có hai bánh, nếu đi trên một hành trình dài, xe máy sẽ rất cô đơn.
Khi đi giữa trời nắng, xe máy sẽ rất nắng, rất bụi và mệt mỏi. Vì vậy xe máy phải tranh thủ từng giây từng phút, chỗ nào có đường là phải chen vào, chen thật nhanh, thật quyết liệt, nhanh được phút nào hay phút ấy.
Ai cũng biết tàu hỏa bao nhiêu năm nay được ưu tiên quá mức, một mình một đường. Bây giờ đã là thế kỷ bao nhiêu rồi mà còn tồn tại những bất công quá lớn như vậy?
Xe máy không thích nhẫn nhịn nữa, xe máy không thích nhường, dù có phải chết thì cũng sẽ tiến lên, vượt qua.
Nhiều người rất không hiểu sẽ nói xe máy thế này thế kia, nhưng nếu không dám làm những việc khác thường, sẽ chẳng ai biết đến bạn?
Đã bao năm qua, xe máy cố để người khác nhớ đến mình. Vượt đèn đỏ bây giờ tầm thường quá, lấn làn của ô tô, đi ngược chiều, đi vào cao tốc… tất cả đều chẳng là gì.
Cuộc cách mạng của xe máy đang thành công vang dội bằng dấu mốc vượt và chặn tàu hỏa.
Sắp tới xe máy sẽ chặn, dừng cả máy bay. Chỉ nghĩ đến viễn cảnh đó thôi đã thích mê đi.
Xe máy đã vươn lên chứng tỏ mình thì chẳng có lý do gì mà ô tô lại chấp nhận ở thế yếu, phải nhường nhịn ai cả.
Vì vậy, trời ơi, ô tô cũng phải làm một điều gì đó thật sự ấn tượng.
Chạy quá tốc độ, chở quá tải, chèn ép xe máy, giương đèn pha trong đô thị, quyết tâm cắt ngang đoàn tàu… tất cả đã nhàm chán lắm rồi. Ô tô thi thoảng sẽ điên lên, sẽ nổi loạn, sẽ ôm tất cả mọi người vào lòng.
Còn nữa, ô tô sẽ đi ngược chiều trên cao tốc. Nhà thơ nào đó đã viết, em ngược đường ngược nắng để yêu anh, ngược phố tan tầm, ngược chiều gió thổi đấy là gì. Cảm giác nhìn các xe khác phải kinh hồn bạt vía cầu mong tử thần ngủ quên thật xúc động.
Xe máy, ô tô đã không nhường tàu hỏa thì sà lan cũng tuyệt đối không nhường cầu Ghềnh hay cầu An Thái.
Như đã nói ở trên. Cầu lúc nào cũng tấp nập người đi lại, cầu ở ngay gần thị trấn, thành phố còn sà lan cứ lênh đênh, lủi thủi một mình trên sông nước.
Người lái sà lan rất buồn, sà lan cũng buồn. Buồn như thế nên có đêm người lái sà lan đã bỏ sà lan về với vợ, để lại sà lan một mình trên sông nước mênh mông, cô quạnh.
Thế là sà lan cứ lùi lũi đi, không muốn tránh ai nữa, không muốn nhường ai nữa. Đêm hôm ấy, sà lan và cầu đổ ập vào nhau.
Có nhiều người rơi cả xuống sông. Thực ra, sà lan không định làm người đi xe máy rơi xuống sông, sà lan muốn gặp tàu hỏa. Nhưng tàu hỏa lại không đến kịp.
Sẽ là thiếu thốn nếu nói đến chuyện nhường nhịn mà lại quên không nhắc đến người đi bộ.
Người đi bộ bao năm qua đã chấp nhận những thiệt thòi quá mức rồi.
Vì thế người đi bộ cũng không muốn nhường nhịn gì nữa, phải đi xuống lòng đường, quên cái cầu vượt dành cho người đi bộ đi.
Sao phải chui lủi, vòng vèo lên cái cầu dành riêng ấy, thật yếu đuối. Người đi bộ sẽ dọa cho ô tô, xe máy sợ chết khiếp lên. Tất nhiên sẽ có những lúc không dọa được nhưng cũng không còn quan trọng nữa, vì khi đó người đi bộ cũng chẳng còn biết gì nữa rồi.
Tất cả sẽ đều nhất trí cùng ký tên vào đơn kiến nghị, nên bỏ từ nhường nhịn/chờ đợi hay những từ đại loại như vậy ra khỏi từ điển.
Thật buồn cười, thế kỷ bao nhiêu rồi mà còn nhường nhịn với chờ đợi. Rõ là vớ vẩn!
Tác giả: Việt Hoàng
Nguồn: Tri thức trẻ, Soha
Tàu hỏa mới chỉ dừng lại nhường xe máy vài lần, đâu có gì ghê gớm. Thế mà dân mạng đã làm ầm lên, thật chẳng ra sao!
Sao không đặt câu hỏi ngược lại: Tại sao xe máy lại phải nhường tàu hỏa, thật bất công?
Ai cũng biết xe máy nhỏ nhắn và yếu đuối. Xe máy chỉ có hai bánh, nếu đi trên một hành trình dài, xe máy sẽ rất cô đơn.
Khi đi giữa trời nắng, xe máy sẽ rất nắng, rất bụi và mệt mỏi. Vì vậy xe máy phải tranh thủ từng giây từng phút, chỗ nào có đường là phải chen vào, chen thật nhanh, thật quyết liệt, nhanh được phút nào hay phút ấy.
Ai cũng biết tàu hỏa bao nhiêu năm nay được ưu tiên quá mức, một mình một đường. Bây giờ đã là thế kỷ bao nhiêu rồi mà còn tồn tại những bất công quá lớn như vậy?
Xe máy không thích nhẫn nhịn nữa, xe máy không thích nhường, dù có phải chết thì cũng sẽ tiến lên, vượt qua.
Nhiều người rất không hiểu sẽ nói xe máy thế này thế kia, nhưng nếu không dám làm những việc khác thường, sẽ chẳng ai biết đến bạn?
Đã bao năm qua, xe máy cố để người khác nhớ đến mình. Vượt đèn đỏ bây giờ tầm thường quá, lấn làn của ô tô, đi ngược chiều, đi vào cao tốc… tất cả đều chẳng là gì.
Cuộc cách mạng của xe máy đang thành công vang dội bằng dấu mốc vượt và chặn tàu hỏa.
Sắp tới xe máy sẽ chặn, dừng cả máy bay. Chỉ nghĩ đến viễn cảnh đó thôi đã thích mê đi.
Xe máy đã vươn lên chứng tỏ mình thì chẳng có lý do gì mà ô tô lại chấp nhận ở thế yếu, phải nhường nhịn ai cả.
Vì vậy, trời ơi, ô tô cũng phải làm một điều gì đó thật sự ấn tượng.
Chạy quá tốc độ, chở quá tải, chèn ép xe máy, giương đèn pha trong đô thị, quyết tâm cắt ngang đoàn tàu… tất cả đã nhàm chán lắm rồi. Ô tô thi thoảng sẽ điên lên, sẽ nổi loạn, sẽ ôm tất cả mọi người vào lòng.
Còn nữa, ô tô sẽ đi ngược chiều trên cao tốc. Nhà thơ nào đó đã viết, em ngược đường ngược nắng để yêu anh, ngược phố tan tầm, ngược chiều gió thổi đấy là gì. Cảm giác nhìn các xe khác phải kinh hồn bạt vía cầu mong tử thần ngủ quên thật xúc động.
Xe máy, ô tô đã không nhường tàu hỏa thì sà lan cũng tuyệt đối không nhường cầu Ghềnh hay cầu An Thái.
Như đã nói ở trên. Cầu lúc nào cũng tấp nập người đi lại, cầu ở ngay gần thị trấn, thành phố còn sà lan cứ lênh đênh, lủi thủi một mình trên sông nước.
Người lái sà lan rất buồn, sà lan cũng buồn. Buồn như thế nên có đêm người lái sà lan đã bỏ sà lan về với vợ, để lại sà lan một mình trên sông nước mênh mông, cô quạnh.
Thế là sà lan cứ lùi lũi đi, không muốn tránh ai nữa, không muốn nhường ai nữa. Đêm hôm ấy, sà lan và cầu đổ ập vào nhau.
Có nhiều người rơi cả xuống sông. Thực ra, sà lan không định làm người đi xe máy rơi xuống sông, sà lan muốn gặp tàu hỏa. Nhưng tàu hỏa lại không đến kịp.
Sẽ là thiếu thốn nếu nói đến chuyện nhường nhịn mà lại quên không nhắc đến người đi bộ.
Người đi bộ bao năm qua đã chấp nhận những thiệt thòi quá mức rồi.
Vì thế người đi bộ cũng không muốn nhường nhịn gì nữa, phải đi xuống lòng đường, quên cái cầu vượt dành cho người đi bộ đi.
Sao phải chui lủi, vòng vèo lên cái cầu dành riêng ấy, thật yếu đuối. Người đi bộ sẽ dọa cho ô tô, xe máy sợ chết khiếp lên. Tất nhiên sẽ có những lúc không dọa được nhưng cũng không còn quan trọng nữa, vì khi đó người đi bộ cũng chẳng còn biết gì nữa rồi.
Tất cả sẽ đều nhất trí cùng ký tên vào đơn kiến nghị, nên bỏ từ nhường nhịn/chờ đợi hay những từ đại loại như vậy ra khỏi từ điển.
Thật buồn cười, thế kỷ bao nhiêu rồi mà còn nhường nhịn với chờ đợi. Rõ là vớ vẩn!
Tác giả: Việt Hoàng
Nguồn: Tri thức trẻ, Soha