Lục lại bộ sưu tập Tung Của, em thấy còn "Trung Hoa thập đại danh khúc"
OFer chẳng hiếm lúc thưởng nhạc, em mượn lời cóp pết đưa đẩy vài dòng cho thêm lâm ly...
Cổ nhạc Tung Của lưu truyền mười nhạc khúc nổi tiếng được xưng tụng “
Trung Hoa thập đại danh khúc”. Đằng sau mỗi nhạc khúc là những giai thoại thú vị.
Nghe nhạc khúc mà không biết nguyên nhân dẫn khởi nhạc khúc tất không thể đi đến tận cùng cái vi diệu của khúc ý. Mỗi nhạc khúc có những câu chuyện lịch sử và văn chương đằng sau chúng. Cần biết để có thêm hứng thú khi thưởng thức nhạc khúc.
1. Cao sơn lưu thuỷ
Cao sơn lưu thuỷ gắn liền với một giai thoại về mối tình tri âm tri kỉ giữa Bá Nha và Chung Tử Kỳ. Ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc( thế kỉ 4 tr.CN), Liệt Ngự Khấu, người nước Trịnh, trong Thang vấn, sách Liệt Tử chép: “Bá Nha chơi đàn tuyệt hay, Chung Tử Kỳ nghe đàn càng giỏi! Bá Nha chơi đàn, chí tại núi cao, Chung Tử Kỳ nói: ‘Hay thay! vời vợi tựa Thái sơn’. Chí để nơi dòng nước chảy, Chung Tử Kỳ nói: ‘Hay thay! mênh mang như sông nước’. Bất luận là chí tại cao sơn hay chí tại lưu thuỷ, Bá Nha trong mỗi khúc nhạc đều biểu hiện chủ đề hoặc ư tưởng của mình, nhờ đó Chung Tử Kỳ có thể lĩnh hội được ư tứ đó. Nghe nhạc vốn dĩ là cảm cái khúc ư mà người chơi gửi gắm, đạo lư này vốn dĩ đă có từ ngàn xưa vậy. Cầm phổ sớm nhất của nhạc khúc này được ghi trong Thần kỳ bí phổ. Giải thích về nhạc khúc này sách viết: “Cao sơn lưu thuỷ ban đầu chỉ có một đoạn, đến đời Đường nó được phân thành hai khúc nhạc giống nhau, không phân đoạn, đến đời Tống người ta mới phân Cao sơn thành 4 đoạn, lưu thuỷ thành 8 đoạn”.
2. Quảng lăng tán
Trong truyện Kiều, khi Kiều đàn cho Kim Trọng nghe tại vườn Thúy, có đoạn:
Kê Khang này khúc Quảng Lăng
Một rằng lưu thủy hai rằng hành vân
Câu đầu chính là để chỉ khúc "Quảng lăng tán". Nhắc đến "Quảng lăng tán", thì phải nhắc đến hai câu chuyện, chuyện của thích khách Nhiếp Chính thời Chiến Quốc và chuyện của Kê Khang. Cha của Nhiếp Chính vì Hàn Vương mà đúc kiếm, do trễ ngày giao kiếm mà bị thảm sát, Nhiếp Chính vì trả thù cha luyện đàn mười năm, nổi tiếng khắp nơi, được Hàn Vương triệu vào đàn. Nhiếp Chính nhân cơ hội này giết chết Hàn Vương rồi hủy dung tự tử để khỏi liên lụy thân nhân. Người đời sau vì cảm khái câu chuyện này mà soạn nên khúc "Quảng lăng tán". Sáu trăm năm sau, đời Ngụy Tấn, có Kê Khang là một nhạc gia nổi tiếng trong nhóm “Trúc Lâm thất hiền” đã phát triển khúc này thành một khúc nhạc tuyệt luân. Đương thời họ Tư Mã đang tiếm quyền Tào Nguỵ, Kê Khang tài giỏi nhưng tính cương liệt, đứng về phía nhà Nguỵ một mực tỏ thái độ không hợp tác với họ Tư Mã. Năm 262 tr.CN Kê Khang vì tội làm loạn triều chính đã bị chặt đầu giữa chợ, trước khi chết ông đã tấu khúc "Quảng lăng tán" một lần cuối cùng rồi thốt lên rằng: "Quảng Lăng Tán từ nay thất truyền!"
3. Bình sa lạc nhạn
Thời Minh triều còn có tên Lạc nhạn bình sa, khúc điệu du dương, dìu dập, trong tiếng đàn có tiếng nhạn. Miêu tả chim nhạn đáp xuống giữa không trung, ngoái đầu ngắm cảnh.
Nếu các cụ từng rời xa quê hương, trên bong tàu, trên đỉnh đèo, hay qua ô cửa tàu bay ngoái nhìn non sông bát ngát lùi dần... cụ nghĩ liệu có ngày về? Thiết tha hay ai oán?
4. Mai hoa tam lộng
Nhạc khúc thuộc loại "tá vật vịnh hoài", mượn hình ảnh tinh khiết, sự thơm ngát và sức kiên cường chống chọi với cái lạnh của hoa mai để tán tụng những người có tiết tháo cao thượng. Nửa đầu khúc nhạc giai điệu du dương, thanh u gợi lên sự cao quý và trạng thái tĩnh tại an tường của hoa mai. Nửa đoạn sau vội vàng, hấp tấp biểu hiện động thái bất khuất của hoa mai.Giai điệu tiết tấu hai đoạn đầu và cuối như là bất đồng, tương phản rõ rệt...
5. Thập diện mai phục
Nhạc khúc miêu tả tình cảnh quyết chiến oanh liệt cuối cùng của chiến tranh Sở Hán vào năm 202 trước công nguyên. Trận ấy, tứ diện Sở ca, bốn bề mai phục, Hạng Vũ phải tự tử ở Ô Giang, Lưu Bang giành được thắng lợi. Theo GS Trần Văn Khê thì “Thập diện mai phục” là một trong những bản khó đàn nhất, đặc biệt từ chương Ba đến sau có mấy đoạn khi đàn phải chen ngón giữa của bàn tay trái vào các dây làm âm thanh phát ra đục và giống như tiếng gươm giáo chạm nhau, như Nguyễn Du đã tả khi Kiều đàn cho Kim Trọng nghe khúc này:
Khúc đâu Hán Sở chiến trường
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau.
Đời sau, trên OF này, thấy có người nói thập diện mai phục cũng là tình cảnh của người kiếm cơm trong biên chế...
6. Tịch dương tiêu cổ
Là khúc nhạc trữ tình thịnh khoảng những năm 1920, hình dư gợi những cảm giác hoài niệm về những thứ xưa cũ thời nọ cảnh kia..., có sương đắm trong hồ, có hồng trần duyên kiếp truân chuyên..., dầu dầu ngọn cỏ gió đông, phiêu bồng thiên lý đẫm tình châu rơi...
Trong lúc chờ gấu sắm đồ, hạ rèm ngả ghế lái. Thoáng mấy câu Kiều, đôi đoạn Hồng lâu mộng, nhớ khi trai trẻ cùng giai nhân từng đi chùa nọ đền kia... bao người, dưng nay còn đúng gấu, là một, là riêng, là duy nhất... Than ôi, thời oanh liệt... Không lý gì không nghe trọn khúc Tịch dương tiêu cổ lúc này các cụ nhở!
7. Ngư tiều vấn đáp
Bày tỏ niềm an vui tự tại của “ngư tiều” giữa chốn rừng xanh núi biếc (thanh sơn lưu thuỷ). Nhạc khúc dùng phương thức đối thoại giữa “ngư giả” và “tiều giả”, những lúc mà nhạc khúc lên cao chính biểu đạt câu hỏi, lúc mà giai điệu thấp xuống thì biểu thị câu trả lời. Toàn khúc phiêu dật tiêu sái, biểu hiện thần thái thong dong tự tại của "ngư tiều"…
Hạp với cụ nào chán cảnh xô bồ thành thị, cuối tuần rong ruổi miền núi vắng thăm người bạn ẩn. Dừng ngựa sắt đầu dốc xa ngoài ngõ, thong thả buông giầy, nâng gấu áo, tọa cùng bạn trên thềm, tựa gối châm trà, song nhân lặng thinh đối ẩm. Quên chai rượu để ngoài cốp xe...
8. Hồ gia thập bát phách
Hồ gia thập bát phách kể về về cố sự “Văn Cơ quy Hán”. Trong khung cảnh chiến loạn thời mạt Hán, Thái Diễm (Thái Văn Cơ) lưu lạc ở đất Hung Nô 20 năm. Nàng thân tuy là sống bên cạnh của nhà vua, nhưng lòng thì luôn hoài niệm về cố hương. Lúc Tào Tháo phái người đón nàng về cố hương, nàng không nỡ rời xa hai đứa con nhỏ, niềm vui hồi hương bị nỗi đau cốt nhục chia ly bao phủ làm tâm tình nàng cực kỳ mâu thuẫn… Có thể nói đây chính là khúc bi ai nhất trong “Trung Hoa thập đại danh khúc”.
Đối với Ofer, có lẽ hạp với cụ nào vì hoàn cảnh khó khăn mà phải gả vợ hai sang nhà khác...
9. Hán cung thu nguyệt
Kể lại tâm tình của cung nữ thời xưa thường bị áp bức, khóc lóc thê lương, gợi nên sự đồng cảm. Năm 17 tuổi, thiếp đã bị bán sang đại lục. Năm 18, hoàng đế chiêu tuyển phi tần từ khắp đất nước, thiếp có số được sống trong nhung lụa, giàu sang nhưng hỡi ôi... Mảnh tình này biết tỏ cùng ai, người anh hùng nào cứu vớt phận gái thuyền quyên. Chỉ có ánh nguyệt kia cùng dạ lan nọ thấm đượm tình ta...
Khác nào Ếch nữ XLT, hai cầu, thon đẹp, sinh ra để nhí nhảnh nô đùa offroad mà rơi vào bộ sưu tập của nhà Tổng Giám đốc bụng phệ suốt năm tất bật cưỡi sedan...
10. Dương xuân bạch tuyết.
Dương xuân bạch tuyết dùng tiếng đàn miêu tả cảnh mùa xuân sang, tuyết đang tan ra. Ở thời điểm giao mùa vẫn còn cái hơi lạnh của mùa đông nhưng đã có cái ấm áp của mùa xuân. Tiếng đàn trầm bổng khoan hòa, nhẹ nhàng như nước chảy bên tai, làm người nghe quên cả trời đất, cảm thấy trong lòng nhẹ nhàng sảng khoái, mơ màng như thấy có những tia nắng ấm áp lan tỏa lên thân mình, xa xa những lớp tuyết đang từ từ tan ra trên một cành mai gầy...
Gặp nàng tim thổn thức. Mưa nắng thất thường không biết vì sao nàng con giận, bỗng thôi còn đồng ý cho đón lúc tan trường. OFer gan lớn chí bền, ngày ngày vẫn cắm cây si dừng ngựa sắt chờ nàng. Bỗng một buổi nhận được SMS số của nàng: “Em dang o truong, muon roi, anh den cho em di”... Lúc ấy tay đặt trên vô lăng, ngón đi di miết miết, lòng dạ xốn xang mà ngổn ngang; tĩnh được tâm lại, thì bên tai nhạc khúc Dương xuân bạch tuyết, thật không còn gì hạp hơn...
Link download:
http://www.mediafire.com/?3xemdvmgvd1