<p>Chính quyền tỉnh Giang Tây, đông nam Trung Quốc đã ra quy định 'chỉ hỏa táng' nhằm bảo vệ tài nguyên đất. Tuy nhiên, chính sách cứng rắn này đã bị chỉ trích mạnh từ giới truyền thông.</p>
vietnamnet.vn
2018 Phá hủy quan tài, TQ cải cách mai táng
Trung Quốc đang ép người dân phải vứt bỏ quan tài trong một chiến dịch gây tranh cãi nhằm khuyến khích một mô hình mai táng thân thiện hơn với môi trường.
Theo trang tin điện tử The Paper, vào ngày 23/6 hơn 5.000 cư dân ở tỉnh Giang Tây phải vứt bỏ quan tài, theo một số báo cáo, nhiều người đã "ép buộc" phải làm như vậy.
Truyền thông địa phương đăng tải hình ảnh các cỗ quan tài gỗ bị chất đống lên xe, và được chuyển đi khỏi thành phố Gao'an.
Trung Quốc đang cố gắng thay đổi nhận thức của công chúng về việc chôn cất truyền thống, và khuyến khích hỏa táng, để giải quyết vấn đề tài nguyên đất đang khan hiếm của họ.
Trung Quốc tảo mộ 'ảo'
Trung Quốc thu mua không khí sạch
Skype bị xóa tại Trung Quốc
Theo truyền thống, người Trung Quốc tin rằng chôn cất là "cách thích hợp nhất để an táng người chết".
Người dân Trung Quốc đầu tư mạnh vào đám tang và quan tài, tin rằng làm như vậy là một cách thể hiện lòng hiếu thảo đối với tổ tiên của họ.
Chiến dịch 'cải cách mai táng'
Theo trang tin The Paper, những chiếc xe ba bánh có thể được nhìn thấy đến và đi khỏi thị trấn Gao'an cuối tuần trước, thu thập quan tài từ nhà của người dân.
NGUỒN HÌNH ẢNH,NEIL BECKERMAN
Chụp lại hình ảnh,
Việc chôn cất vẫn được ưa thích hơn việc hỏa táng ở Trung Quốc
Tin cho hay một người dân 94 tuổi bị bệnh lãng tai, và không biết chuyện gì đang xảy ra cho đến khi ông nhận được mảnh giấy khi rằng chính sách an táng trong khu vực đã thay đổi.
Sau đó, ông "ngay lập tức bàn giao quan tài của mình, mà ông đã lưu trữ trong nhiều năm," The Paper nói.
Tờ báo Global Global Times nói rằng người dân được bồi thường khoảng 2.000 nhân dân tệ (khoảng 7 triệu VND) cho mỗi chiếc quan tài.
Tuy nhiên khoản tiền này ít hơn đáng kể so với chi phí 3000 tệ mà người dân địa phương thường phải chi trả để làm một cỗ quan tài.
Đây là một điều bình thường ở một số vùng nông thôn, nơi nhiều người chuẩn bị quan tài trước cho chính mình.
Đài Beijing News cho biết thêm rằng những người người dân cố tình giữ lại quan tài sẽ phạt tiền.
Trường hợp đó xảy ra vào tháng Tư, khi hơn 1.000 quan tài gỗ đã bị phá hủy ở thành phố Shangrao gần đó, theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo đưa tin.
'Đau lòng'
Nhiều người dùng Sina Weibo đã lên tiếng trước việc cải cách án táng ở tỉnh Giang Tây.
NGUỒN HÌNH ẢNH,BEIJING NEWS
Chụp lại hình ảnh,
Băng rôn viết "Cả nước đang tiến hành cải cách mai táng - cấm chôn chất và luôn luôn hỏa táng."
Tuần trước, hàng ngàn người đã chỉ trích chiến dịch này là không có lòng từ bi đối với cảm xúc của người dân, vì với nhiều người, việc lấy đi quan tài của họ tác động rất lớn đến tâm lý.
"Trong con mắt của chính quyền, người Hán không phải là người," một người nói, ám chỉ đến nhóm dân tộc lớn nhất của Trung Quốc.
Một người khác nói đó là chuyện "đau lòng" và một người khác nữa nói, "Tôi đã đọc tin tức trong nhiều năm và không có gì khiến tôi cảm thấy bất xức hơn điều này".
'100% vào cuối năm 2020'
Trung Quốc đang gặp một vấn đề khan hiếm đất để an táng người chết.
Vào tháng Tư 2016, Tân Hoa Xã cho biết vấn đề này đã xảy ra ở thủ đô Bắc Kinh. "Hầu hết các nghĩa trang không còn chỗ, vì vậy việc chôn cất ở thành phố lân cận đã trở nên phổ biến. Khoảng 80% số lô trong nghĩa trang tại các thành phố của Hà Bắc đã được bán cho người dân Bắc Kinh."
Nhưng chính quyền đã có một kế hoạch 5 năm để giải quyết vấn đề tài nguyên đất cho việc chôn cất.
Trong năm 2016, chín cơ quan Trung ương của Trung Quốc ban hành hướng dẫn chung về cách đất nước khuyến khích mô hình mai táng thân thiện hơn với môi trường để tiết kiệm tài nguyên đất vào năm 2020.
Chính phủ tích cực khuyến khích cách mai táng ở biển hoặc mai táng cây, trong trường hợp này thi thể được hỏa táng và sau đó cây sẽ được trồng từ đống tro.
Tại các khu vực đô thị đông dân cư, chính quyền cũng khuyến khích chôn cất theo tầng với các ngôi mộ nhỏ hơn và người thân có thể dùng chung một ngôi mộ.
Mục đích cuối cùng là để khuyến khích người dân từ bỏ chôn cất và chuyển sang hỏa táng.
Bộ Nội vụ Trung Quốc nói chiến dịch "nhắm vào mục tiêu tỷ lệ hỏa táng là gần 100% vào cuối năm 2020".