Khám phá vô lăng 50.000 USD ở giải đua F1
Sẽ không còn là giải đua F1 nếu thiếu vắng những cú va chạm liên tiếp giữa các tay đua hay các đội đua chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, sự hấp dẫn của mùa giải năm nay còn bởi sự góp mặt của loại vô-lăng rắc rối và phức tạp hơn cả khoang lái trên một chiếc phi cơ 747.
Vô-lăng là trang bị duy nhất bên trong khoang lái của xe đua F1. Được kết hợp cùng tính năng an toàn và công nghệ đua tân tiến, loại vô-lăng này đương nhiên sở hữu rất nhiều nút điều khiển.
Vô-lăng F1 không có còi, không có túi khí nhưng đổi lại, các tay đua có thể điều chỉnh được nhiều tính năng của động cơ và của xe, trong đó có một số tính năng mà bạn không thể điều chỉnh nổi trên những mẫu xe hơi thương mại, kể cả khi mang xe vào ga-ra và tháo tung ra.
Được chế tác bằng sợi các-bon, mỗi chiếc vô-lăng có thể trị giá tới 50.000 USD - đắt tương đương một chiếc xe sang hiệu Mercedes.
Ca-bin xe đua vốn chật chội nên mỗi khi chui ra chui vào, các tay đua đều phải tháo vô-lăng khỏi trục lái. Trong những trường hợp khẩn cấp, loại vô-lăng này có thể tháo rời trong chưa tới 5 giây.
Mỗi đội đua F1 đều có cách thiết kế vô-lăng riêng, thậm chí mỗi tay đua sẽ sở hữu một kiểu vô-lăng riêng của mình, sao cho phù hợp với phong cách cá nhân nhất.
Nhưng tựu chung lại, một chiếc vô-lăng F1 sẽ "thửa" những đặc điểm cơ bản sau. Các nút bấm và điều khiển khớp chuyển có chức năng tắt-mở, đặc biệt từ mùa giải năm nay đã được tích hợp thêm chức năng điều chỉnh cánh gió đuôi.
Các nút bấm và đĩa số có thể hiệu chỉnh momen xoắn, vi sai, phanh, khớp ly hợp, giới hạn vòng quay động cơ và nói chung mọi thứ mà các kĩ sư có thể nghĩ ra chỉ để tay đua của họ tiết kiệm thêm vài phần mười giây.
Mô hình một chiếc vô-lăng của xe đua F1
Vô-lăng cũng cho phép các tay đua nhận lời nhắn từ các kĩ sư và quản lý của đội thông qua nút bấm "radio", nút "giải khát" cho phép các tay đua có thể tiếp thêm đồ uống khi đang chạy xe... Nick Heidfeld - đội trưởng đội đua Lotus Renault đã dùng cụm từ "chơi đàn piano khi đang chạy" để mô tả về vô-lăng của xe đua F1.
Khi còn tham gia F1, Michael Schumacher luôn thích thay đổi tỷ lệ chia lực phanh ra trục trước và trục sau trong khi vào cua và vì thế, Ferrari đã phải thiết kế nút xoay điều khiển lực phanh ở vị trí thuận tiện nhất cho Schumi.
Tương tự như vậy, khi Jarno Trulli chuyển từ Renault sang Toyota, anh đã xin phép đội đua cũ mang theo bản vẽ kỹ thuật của vô-lăng để các kỹ sư Toyota dựa vào đó chế tạo cho anh một chiếc vô-lăng có các loại nút và cách bố trí giống hệt....
Một vài mẫu vô-lăng của các đội đua F1: