Đọc vụ PHT đạo thơ mấy ngày qua, định thở dài một tiếng rồi quay ra không comments gì nhưng đọc qua pic này tôi cũng nếu một số quan điểm cá nhân:
PHT dù được học chính quy ĐHTH Văn nhưng cái tâm với nghề không có, đọc qua mấy bài thơ của cô này thấy ngôn từ rối rắm, lủng củng, không vần, không điệu, ý thơ thô tục.
http://www.thivien.net/Phan-Huyền-Thư/author-29z-vSTTaJWK6cncSnfGow
Thưừng mỗi người làm việc gì cũng cần yêu nghề, tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc Tổ nghề truyền lại như nghề thuốc, hát, nghề gia truyền... Nghề thơ & sáng tác nghiêm cấm sự ăn cắp ý tưởng và lặp lại ý tưởng vì không tạo được sự mới mẻ cho tác phẩm. Riêng "đạo sĩ" PHT đã phạm không chỉ một lần quy định nghề là sự sao chép cố ý, "đạo sĩ" tay to này không để não có nếp nhăn mà tay hoạt động bấm phím hết công suất "copy" & "paste".
"Lập thân tối hạ thì văn chương". Nếu không yêu nghề thì tập trung làm nghề khác, cô PHT cố đánh bóng bản thân bằng danh hiệu thi sĩ mà cô cố tôn mình lên bằng sự vay mượn câu từ của những nhà thơ khác. Lời xin lỗi kiểu thách thức người bị ăn cắp & thách thức dư luận.
Sau hai lần tái phạm với lỗi lặp, đề nghị Hội NV VN làm biên bản tống cổ cô PHT ra khỏi nền nghệ thuậ nước nhà để răn đe những nghệ sĩ sáng tác bằng tay mà không dùng cái đầu cùng tâm hồn để cảm nhận cuộc sống tạo ra đứa con tinh thần.
Xuất phát từ gia đình nghệ sĩ nhưng ko thừa hưởng được chất nghệ sỹ từ cha và giọng ca chua loét từ mẹ, PHT được nền nghệ thuật mậu dịch nhào nặn & trở thành nạn nhân của chính bản thân mình. Có lẽ vì hư danh và cơm áo gạo tiền nên cô PHT mới dùng thủ đoạn "đạo sĩ" này.
Sau vụ lùm xùm của hội NV VN gần đây với 20 nhà văn tách ra lập Văn Đoàn Độc lập ta thấy sự cảnh bảo với nền nghệ thuật văn học nước nhà xuống cấp trầm trọng, tác phẩm gò bó về đề tài, ngôn từ và nội dung. Hơn nữa, ta thấy được sự đổi mới tư duy của một lớp người muốn cháy hết mình với nghệ thuật, hướng đến các tác phẩm vì con người "Nghệ thuật vị nhân sinh". Mấy năm nay đi mua sách ở các hiệu sách HN tôi thấy có mấy tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư theo cá nhân là tác phẩm sạch, hướng tới con người và đáng để đọc còn gần như tuổi trẻ hiện nay bị tiêm nhiễm nhiều vì sách ngôn tình TQ.
Tóm lại: PHT nên chuyển sang nghề đánh máy thuê tại các tiệm photocopy để mưu sinh vì ở đây họ rất cần năng khiếu Control C và Control P của cô.
Bản thân tôi là người yêu Văn học và thích đọc thơ, cuộc sống bản thân tôi cảm nhận tinh tế hơn nhờ thơ văn, điểm thi Đại học văn các trường đều 8 và 9 nhờ đọc rất nhiều tác phẩm Kinh điển của Trung Quốc và các loại sách, truyện thời bao cấp & thâm tâm tôi biết ơn sự chỉ dạy của thầy Thanh - giáo viên ĐH SP Văn thời gian luyện thi Văn tại Cửa Bắc. Sau này ở trường Đời, tôi thường dùng các công thức Toán học vì kết quả chính xác và tính logic của môn học này. Tôi rất ngưỡng mộ các bạn có tư duy Toán học nổi trội, họ quyết đoán và chính xác tuyệt đối.
Để tâm hồn hướng lên trên những khát vọng tầm thường, xin phép nhà thơ Nguyễn Bính gửi tới mọi người bài thơ đẹp câu từ và ý tứ thơ như này:
Bóng Người Trên Sân Ga
Tác giả:
Nguyễn Bính
Những cuộc chia lìa khởi từ đây
Cây đàn sum họp đứt từng dây
Những đời phiêu bạt, thân đơn chiếc
Lần lượt theo nhau suốt tháng ngày
Có lần tôi thấy hai cô gái
Sát má vào nhau khóc sụt sùi
Hai bóng chung lưng thành một bóng
- "Đường về nhà chị chắc xa xôi?"
Có lần tôi thấy một người yêu
Tiễn một người yêu một buổi chiều
ở một ga nào xa vắng lắm
Họ cầm tay họ bóng xiêu xiêu
Hai người bạn cũ tiễn đưa nhau
Kẻ ở sân toa kẻ dưới tàu
Họ giục nhau về ba bốn bận
Bóng nhòa trong bóng tối từ lâu
Có lần tôi thấy vợ chồng ai
Thèn thẹn chia tay bóng chạy dài
Chị mở khăn trầu anh thắt lại
- Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi!
Có lần tôi thấy một bà già
Đưa tiễn con đi trấn ải xa
Tàu chạy lâu rồi bà vẫn đứng
Lưng còng đổ bóng xuống sân ga
Có lần tôi thấy một người đi
Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
Một mình làm cả cuộc phân ly
Những chiếc khăn màu thổn thức bay
Những bàn tay vẫy những bàn tay
Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt
Buồn ở đâu hơn ở chốn này
Tôi đã từng chờ những chuyến xe
Đã từng đưa đón kẻ đi về
Sao nhà ga ấy sân ga ấy
Chỉ để cho lòng dấu biệt ly
Hà Nội 1937
Sự tầm từ web:
http://poem.tkaraoke.com/10620/Bong_Nguoi_Tren_San_Ga.html