nên kiểm tra dây phanh tay,tăng phanh sau...nếu không được nên thay phanh sau là ok
Lực phanh tay nếu kéo mạnh cũng ko nhỏ đâu cụ. Em có lần đi Lada, phanh chân bị air, thường thì đạp 2 guốc mới ăn, lúc đó đạp mấy cái vẫn chưa ăn, mà lại có con xe tải nhẹ đang đỗ đèn đỏ phía trước, em bí quá đành giật phanh tay, nó khựng lại luôn !Trước hết phải nói với cụ rõ là cụm từ "phanh tay" là do người việt mình tự nghĩ ra để đặt tên vì khi sử dụng thường dùng tay để kéo. Tuy nhiên cụ để ý xem mấy xe đời mới nó có dùng tay để kéo nữa đâu mà dùng chân trái để đạp đấy cụ ạ (cái Phanh tay mà cụ gọi thì nó lại nằm cạnh vị trí chân côn của xe MT). Hiểu theo nghĩa kỹ thuật thì phải gọi nó là phanh dừng (or phanh đỗ) ((P)) -> Parking. Cái phanh này chỉ phát huy tác dụng khi xe cụ dừng, đỗ lại thôi. Lực giữ của phanh tay chỉ đủ để giữ xe cụ khỏi bị trôi xe khi dừng đỗ ở nơi tương đối bằng phẳng. Lý do là phanh tay chỉ tác động lên má phanh bằng lực đẩy cơ học bình thường. Còn khi dùng phanh chân thì có thêm lực ép của dầu thủy lực nữa, nên cụ đạp phanh chân thì bánh xe dừng lại ngay (tất nhiên lúc đấy xe vẫn còn nổ máy, chứ xe không nổ máy thì phanh chân cũng như phanh tay thôi).
Còn khi cụ để phanh tay mà đi thì đương nhiên sẽ hại xe rồi. Máy móc phải làm việc mệt hơn (vòng tua máy cao hơn), má phanh mài mòn nhanh hơn. Để phanh tay đi lâu sẽ bị cháy má phanh ngay.