Em thì nghĩ thế kỉ 21 rồi mình nghe các cụ nói lại cái gì cũng nên nghĩ kĩ xem có đúng không chứ em thấy cái câu đấy cứ sai sai.
Người Việt mình bị TQ đồng hoá, nhiễm Nho giáo nhiều nhưng không hiểu tường tận sâu sa mà bị biến hoá theo nghĩa nông cạn.
Theo em hiểu là câu trên của cụ được dịch từ câu: “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại" và ý nghĩa hoàn toàn khác câu các cụ ta nói.
Thời đại trước vì chữ hiếu mà nhiều người khổ lắm rồi, kiểu con cái muốn tự quyết định chuyện hôn nhân nhưng cha mẹ bắt đặt đâu ngồi đấy nên phải lấy người không yêu để làm tròn chữ hiếu, cuối cùng cả đời khổ. Hay con cái muốn học và làm công việc đam mê mà bố mẹ cứ bắt học theo ngành bố mẹ nhắm cuối cùng cả đời sống vật vờ như cái bóng giữa cuộc đời mình.
Em đã là nạn nhân của cả 2 điều ấy, nên giờ em dạy con, quan điểm đơn giản là: Con hiếu thảo có nghĩa là tự chăm sóc, tự lo được bản thân con, không khiến bố mẹ phải phiền lòng. Mà muốn đạt được cái đó đòi hỏi bố mẹ phải rộng rãi, tức là đừng dễ phiền lòng vì con. Đừng áp đặt con phải thế này thế kia giống hay bằng con nhà người ta, đừng thấy con vấp ngã mà buồn khổ quá khiến con mang trong lòng cảm giác tội lỗi với bố mẹ. Nói chung là đừng áp đặt suy nghĩ vì bố mẹ đẻ ra con nên con là của bố mẹ, phải làm theo bố mẹ, trái lời là bất hiếu...Mình đưa con đến cuộc đời này là ý của mình chứ không phải con, nên hãy để con sống cuộc đời của nó một cách thoải mái đi. Miễn là mình đồng hành cùng con thật tốt, em tin là con sẽ có định hướng tốt!